SKKN: Số hóa thiết bị dạy học - Một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng thiết bị dạy học
lượt xem 48
download
Bên canh việc dạy và học thì việc bảo quản thiết bị dạy học cũng quan trọng không kém. Thiết bị dạy học là một phần trong quá trình dạy và học giữa giáo viên - học sinh. Dưới đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý thiết bị dạy học. Mời các bạn tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Số hóa thiết bị dạy học - Một biện pháp nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng thiết bị dạy học
- ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỐ HÓA THIẾT BỊ DẠY HỌC- MỘT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Nhiệm vụ của đề tài 3. Phương pháp tiến hành: Tìm hiểu, thống kê, đối chiếu 4. Cơ sở và thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1 Các văn bản chỉ đạo của ngành 1.2. Quá trình tiếp cận kiến thức của học sinh 1.3. Thực tiển quản lý và sử dụng TBDH của nhà trường 2. Số hóa thiết bị dạy học 2.1. Giải pháp Số hóa thiết bị dạy học 2.1.1. Quán triệt trong giáo viên: 2.1.2. Số hóa thiết bị dạy học Yêu cầu của số hóa TBDH Các bước tiến hành 2.2. Qui trình mượn TBDH 2.3. Kết quả mượn TBDH của các Tổ bộ môn 3. Những bài học kinh nghiệm III- PHẦN KẾT LUẬN 1. Những lợi ích mà số hóa TBDH đã mang lại 2.Ứng dụng 1
- ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỐ HÓA THIẾT BỊ DẠY HỌC- MỘT BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thiết bị dạy học (TBDH) là công cụ, phương tiện không thể thiếu trong quá trình dạy học, giúp thầy giáo lựa chọn phương pháp dạy học tối ưu nhất để đem lại hiệu quả cao trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh, thiết bị dạy học luôn song hành cùng thầy giáo trong đổi mới phương pháp dạy học. Vấn đề đặt ra đối với Lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà trường là : + Làm thế nào để quản lý tốt TBDH. +Tránh lãng phí (không sử dụng) TBDH sẵn có và khai thác tối đa TBDH tối thiểu sẵn có trong nhà trường. + Tạo thành thói quen trong giáo viên việc mượn TBDH trong các giờ lên lớp. + Lãnh đạo nhà trường theo dõi được việc mượn TBDH của giáo viên trong các tiết lên lớp. 2. Nhiệm vụ của đề tài Giúp GV tạo thành thói quen mượn và sử dụng TBDH . Giúp cán bộ quản lý TBDH dễ dàng quản lý TBDH, cho GV mượn nhanh chóng ít mất thời gian. Kho chứa TBDH tối thiểu, phòng thực hành bộ môn sắp xếp có khoa học , thẩm mỹ. Lãnh đạo nhà trường dể dàng kiểm tra việc quản lý TBDH của cán bộ quản lý TBDH và mượn TBDH của giáo viên ; nắm bắt được tiết học nào GV lên lớp bắt buộc phải chuẩn bị TBDH. 3. Phương pháp tiến hành: Tìm hiểu, thống kê, đối chiếu. 4. Cơ sở và thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài Địa điểm nghiên cứu đề tài: Trường trung học phổ thông số 1 Phù Cát. Thời điểm nghiên cứu: Từ năm học 2008-2009 đến nay. II. PHẦN NỘI DUNG 2
- 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1.1 Các văn bản chỉ đạo của ngành - Quyết định số 17/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 10; - Quyết định số 15/2007/QĐ-BGDĐT ngày 08/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 11; - Quyết định số 15/2008/QĐ-BGDĐT ngày 10/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 12 - Thông tư số 01/2010/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 5 năm 2010 của bộ Giáo dục- Đào tạo. (Thông tư ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thông) 1.2. Quá trình tiếp cận kiến thức của học sinh Quá trình tiếp cận kiến thức của học sinh đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tương. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục, tỉ lệ phần trăm kiến thức được nhớ lại sau 24 giờ của người học tùy thuộc vào cách tiếp cận kiến thức mới thông qua phương pháp truyền đạt (PPDH) của giáo viên, cùng với công cụ hỗ trợ dạy học, trong đó có TBDH . Tỉ lệ phần trăm kiến thức được ghi nhớ tăng dần như sau: Tháp học tập (tỉ lệ nhớ sau 24 giờ của người học) Bài giảng 5% ( học sinh thụ động, một chiều) Bài đọc 10% Nghe nhìn 20% (nhạy cảm) Thực hiện 30% (thông hai chiều) Thảo luận 50% ( GV hướng dẫn + học sinh nghe nhìn) Thực hành 75% ( HS ứng dụng và thực hành) Dạy các hữu ích khác trong học tập: 90% ( Kết hợp nhiều hình thức, sử dụng nhiều nguồn đầu vào tỉ lệ ghi nhớ càng cao). 1.3. Thực tiển quản lý và sử dụng TBDH của nhà trường Từ năm học 2006-2007 trở về trước, nhà trường chưa có cán bộ quản lý TBDH chuyên trách, cán bộ quản lý TBDH là giáo viên kiêm nhiệm. Thiết bị dạy học hằng năm được mua sắm bổ sung để phục vụ dạy học. Hầu hết các trường phổ thông hiện nay (kể cả trường THPT số 1 Phù Cát), cán bộ quản lý TBDH là giáo viên kiêm nhiệm, số tiết kiêm nhiệm từ 2 đến 3 tiết tùy theo từng trường. Giáo viên kiêm nhiệm hầu hết dạy từ 17 tiết/tuần, lo đầu tư việc dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay, ít có thời gian đầu tư quản lý phòng thiết bị. 3
- Thiết bị dạy học mua về, vào sổ, nhập kho để ngổn ngang, thiếu khoa học thiếu thẩm mỹ. Giáo viên bộ môn, lâu nay quen với cách dạy truyền thống, chỉ truyền thụ kiến thức một chiều, các thí nghiệm trong bài học thường được mô tả bằng hình vẽ, bắt buộc học sinh chấp nhận kết quả thí nghiệm mà không hề có ý kiến phản biện, cứ thế thể hiện vào bài kiểm tra hoặc bài thi. Giáo viên ít quan tâm đến TBDH, ngại mượn TBDH vì mất nhiều thời gian khi mượn, cán bộ quản lý TBDH phải lục tìm mất 15 đến 20 phút hoặc lâu hơn nữa. Giáo viên bộ môn lên lớp không cần sử dụng TBDH (mặc dù thiết bị dạy học đã có trong kho) vì cho rằng Lãnh đạo nhà trường nhiều việc không có thời gian theo dõi (mượn hay không mượn TBDH là tùy giáo viên bộ môn). Có thiết bị dạy học từ khi mua về đến khi hư hỏng phải thanh lý chưa hề được sử dụng bao giờ; sự lãng phí sử dụng là vô cùng lớn. 2. Số hóa thiết bị dạy học 2.1. Giải pháp Số hóa thiết bị dạy học 2.1.1. Quán triệt trong giáo viên: Để việc Số hóa thiết bị dạy học tiến hành thực hiện và đưa vào quản lý, sử dụng có hiệu quả Lãnh đạo nhà trường đã quán triệt từ Lãnh đạo, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn, cán bộ quản lý TBDH phải tiến hành Số hóa TBDH: + Phải sắp xếp lại phòng thiết bị có khoa học, thẩm mỹ. + Việc mượn và trả TBDH thuận lợi, ít mất thời gian; giáo viên bộ môn không ngại khó khi mượn TBDH. + Theo các văn bản chỉ đạo của ngành phải khai thác tối đa TBDH tối thiểu đã được trang bị trong nhà trường, tránh lãng phí. + Giáo viên bộ môn lên lớp phải có TBDH là điều kiện bắt buộc là trách nhiệm của giáo viên (trừ trường hợp không có TBDH cho tiết học đó). + Số hóa TBDH giúp cán bộ TB dễ quản lý TBDH: mượn, trả của giáo viên, kiểm kê đột xuất, định kỳ. 2.1.2. Số hóa thiết bị dạy học Số hóa TBDH là dùng mẫu tự A, B, C, ..., a,b,c,..., các chữ số 0, 1, 2, 3, ..., các ký hiệu ., /, ( ) tạo thành một chuỗi kí tự gán cho một TBDH tương ứng để tiện quản lý và mượn sử dụng. Vấn đề đặt ra Số hóa TBDH như thế nào để tiện việc cho mượn, quản lý, kiểm kê đột xuất, kiểm kê định kỳ; số hóa không mang tính hình thức, áp đặt, người mượn sử dụng và cán bộ quản lỳ TBDH có thể chấp nhận được. 4
- Yêu cầu của số hóa TBDH: + TBDH đó thuộc bộ môn nào? + Sử dụng cho khối lớp nào? Trong tiết học nào của PPCT? + TBDH đó mang số thứ tụ mấy trong sổ danh mục TBDH tối thiểu của bộ môn? + TBDH cùng tên số lượng bao nhiêu? TBDH này là thiết bị thứ mấy? ( Số giáo viến dảy cùng 1 tiết của cùng một khối lớp có thể mượn được TBDH). + TBDH này có thể dùng chung cho 3 khối lớp hay không? Trong các yêu cầu trên ưu tiên đặc trưng bộ môn, khối lớp và dạy tiết mấy của PPCT. Các bước tiến hành: Trên cơ sở danh mục TBDH tối thiểu của từng khối lớp đã được BGDĐT ban hành ( các Quyết định đã nêu ở trên), nhà trường tiến hành số hóa TBDH theo các bước sau: B1: GVBM nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa, phân phối chương trình của Sở GDĐT cả 3 khối 10,11,12. B2:Thống kê thực tế TBDH hiện có trong kho (TBDH tối thiểu đã được trang bị theo qui định của Bộ GDĐT). B3: Lập danh mục gắn TBDH theo tiết PPCT của Sở GDĐT Bình Định theo từng khối lớp, theo từng ban hoặc có thể dùng chung cho Ban cơ bản và Ban nâng cao hoặc dùng chung cho cả 3 khối lớp 10, 11 ,12. B4:Căn cứ vào danh mục tiến hành Số hóa TBDH ( mỗi TBDH được gắn một mã số). B5- Lập bản danh mục TBDH đã được số hóa lưu phòng TBDH, gửi GVBM, gửi BGH theo dõi thực hiện. Với cách Số hóa TBDH ở trên đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đã đem lại hiệu quả thiết thực trong quản lý, khai thác sử dụng TBDH nâng chất lượng tiết học, phát huy và kích hoạt tính tích cực của học sinh (phụ lục số hóa kèm theo) 5
- 2.2. Qui trình mượn TBDH Mỗi GVBM đã có sẵn Danh mục thiết bị dạy học đã được số hóa, khi chuẩn bị thiết kế bài giàng trên lớp, giáo viên tra cứu vào danh mục TBDH biết được tiết học cần chuẩn bị những TBDH nào để phục vụ tiết dạy. Sáng thứ hai đầu tuần CB quản lý TBDH dán bảng đăng ký mượn TBDH cho tuần tiếp theo. Căn cứ nội dung chương trình tiết dạy, GVBM tự đăng ký (từ thứ 2 đến thứ 6). Nội dung đăng ký như sau: DANH SÁCH GIÁO VIÊN ĐĂNG KÝ MƯỢN THIẾT BỊ DẠY HỌC Tuần: ....... từ ngày........................đến ngày........... TT Họ và tên GV Ngày mượn Ngày trả Mã số TBDH Ghi chú 1 Nguyễn văn A 4/2/2011 4/02/2011 H.10.05.01 2 Phù Cát, ngày tháng năm (Cán bộ QLTBDH) (Danh sách này được lưu vào hồ sơ của cán bộ quản lý TBDH) Cán bộ quản lý TBDH lưu danh sách GV mượn TBDH vào Sổ theo dỏi, chuẩn bị sẵn TBDH cần mượn của GV theo mã số đã đăng ký (thời gian cho mượn mất không quá 5 phút). Sau khi sử dụng xong, GVBM có trách nhiệm trả lại TBDH. 2.3. Kết quả mượn TBDH của các Tổ bộ môn Từng học kỳ, cán bọ quản lý TBDH tổng hợp kết quả mượn TBDH của giáo viên và báo cáo cho Lãnh đạo phụ trách (có nêu các trường hợp đặc biệt số lần mượn TBDH chênh lệch giữa hai giáo viên dạy cùng môn và dạy cùng một khối lớp). Qua báo cáo của CB quản lý TBDH kết quả số lượt mượn TBDH của các tổ bộ môn như sau ( thống kê theo số lượng giáo viên hiện có trong năm học 2010-2011). 6
- Năm học Mượn TBDH- Sử dụng máy chiếu BQ 3 BQ 1 BQ 3 BQ 1 2008-2009 2009-2010 2010-2011 Ba năm năm năm năm năm SL Sử Sử BỘ MÔN GV dụng dụng hiện Mượn máy máy có TBDH Mượn chiếu chiếu TB Máy TB Máy TB Máy TB Máy lượt/G TBDH lượt/G lượt/G DH chiếu DH chiếu DH chiếu DH chiếu V lượt/GV V V VĂN 8 5 15 12 102 15 118 32 235 4 1.3 29.4 9.8 SỬ 4 165 0 195 1 227 0 587 1 146.8 48.9 0.3 0.1 ĐỊA 3 225 0 250 7 300 1 775 8 258.3 86.1 2.7 0.9 CÔNG DÂN 2 0 0 0 3 0 3 0 6 0.0 0.0 3.0 1.0 ANH VĂN 8 981 20 767 22 813 47 2561 89 320.1 106.7 11.1 3.7 TOÁN 13 0 0 8 2 14 1 22 3 1.7 0.6 0.2 0.1 LÝ 9 280 17 337 34 270 25 887 76 98.6 32.9 8.4 2.8 HÓA 7 198 5 228 15 221 18 647 38 92.4 30.8 5.4 1.8 SINH 5 213 11 251 56 285 101 749 168 149.8 49.9 33.6 11.2 TIN 4 249 22 240 22 348 64 837 108 209.3 69.8 27.0 9.0 KTCN 2 18 0 34 0 27 2 79 2 39.5 13.2 1.0 0.3 KTNN 1 21 0 0 0 0 0 21 0 21.0 7.0 0.0 0.0 GDTC 4 291 0 235 0 204 0 730 0 182.5 60.8 0.0 0.0 GDQP 2 230 0 180 0 227 0 637 0 318.5 106.2 0.0 0.0 Tổng cộng 72 2876 90 2737 264 2951 380 8564 734 118.9 39.6 10.2 3.4 Qua kết quả thống kê cho thấy: Mượn TBDH nhiều nhất là bộ môn Tiếng Anh: 106,7 lượt/GV/năm. Sử dụng máy chiếu projector nhiểu nhất là bộ môn Sinh học: 11,2 lượt/GV/năm. Bình quân sử dụng máy chiếu projector của GV nhà trường 3,4 lượt/GV/năm; một số giáo viên vật lý, hóa học sử dụng thành thạo phầm mềm các thí nghiệm ảo thông qua máy chiếu. 3. Những bài học kinh nghiệm Phái có sự quyết tâm của Lãnh đạo nhà trường, của tập thể cán bộ giáo viên về việc Số hóa TBDH. Cán bộ quản lý TBDH phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, Số hóa kịp thời các TBDH được bổ sung. 7
- III- PHẦN KẾT LUẬN Số hóa TBDH dạy học đã đem lại hiệu quả thiết thực, đã tránh được lãng phí TBDH sẵn có, Lãnh đạo nhà trường nắm bắt được tình hình mượn TBDH của GV, có giải pháp chỉ đạo kịp thời (chẳng hạn năm học 2010-2011 bộ môn vật lý, hóa học số lượt mượn TBDH ít hơn năm học 2009-2010). Những lợi ích mà số hóa TBDH đã mang lại: 1/ Thời gian đầu bắt buộc GVBM lên lớp phải có TBDH biểu diễn khi trong tiết học đó có TBDH tối thiểu. Mượn TBDH khi lên lớp đã trở thành thói quen của giáo viên. 2/ GVBM không ngại mượn TBDH vì qui trình mượn đơn giản, không mất nhiều thời gian. Tiết học tiếp theo mượn TBDH nào? (đã có trong danh sách Số hóa TBDH). GVBM học tập và sử dụng thành thạo TBDH sẵn có tronh nhà trường. 3/ Cán bộ quản lý TBDH không vất vả khi cho mượn TBDH hoặc phát hiện TBDH đã bị mất là TBDH có tên gọi là gì? Mất lúc nào? Tại sao? Tất cả đã có sẵn thông tin của TBDH. 4/ Khi Lãnh đạo , GV dự giờ: Nếu trong tiết dạy,có thiết bị dạy học tối thiểu mà GVBM không sử dụng thiết học đó đánh giá xếp loại tối đa đạt yêu cầu. 5/ Tiết học GV có sử dụng TBDH tối thiểu, học sinh dễ tiếp cân kiến thức mới, lớp học sôi nổi, học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, tự học phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. 6/ Qua 3 năm thực hiện, việc mượn TBDH của GV đã trở thành thói quen và là việc làm không thể thiếu. 7/ Thiết bị dạy học đẵ dược số hóa, sắp xếp vào vào vị trí cố định, theo từng khối lớp, theo số thứ tự của thiết bị; hằng ngày người CBQL thiết bị dễ dàng phát hiện TBDH nào bị mất. Ứng dụng : Số hóa TBDH đơn giản, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng. Có thể Số hóa TBDH trong nhà trường phổ thông. 8
- Kết luận: Ngôn ngữ dạy học của giáo viên nhiều khi không thể diễn tả hết ý tưởng khoa học cốt lõi của một định luật vật lý, của một phản ứng hóa học, của một bài học lịch sử..., TBDH là công cụ hỗ trợ đác lực giúp người thầy truyền thụ kiến thức cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất, phát huy được tính tích cực của học, một yêu cầu bắt buộc của đổi mới phương pháp dạy học; tạo cho giáo viên thói quen sử dụng thiết bị dạy học, xem việc sử dụng TBDH trong tiết học là một yêu cầu không thể thiếu. Giáo viên ngại sử dụng TBDH mà nguyên nhân sâu xa là ngại suy nghĩ trong tiết học này sử dụng TBDH nào ? TB này có sẵn trong kho không? mượn có nhanh không? Trách nhiệm của nhà quản lý trường học tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo viên sử dụng, khai thác tối đa TBDH góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Số hóa TBDH mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Số hóa TBDH là một trong những giải pháp giúp GV đổi mới phương pháp dạy học. Số hóa TBDH nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TBDH trong nhà trường phổ thông. Tháng 5/2011 Lê Ngọc Ẩn 9
- Thông tư ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thông Số tư liệu: 01/2010/TT-BGDĐT Ngày ban hành:18-01-2010 Nguồn: Đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT Tệp đính kèm: 01-2010-TT-BGDDT.zip BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em; Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông. Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 3 năm 2010 và thay thế cho các quyết định: - Quyết định số 17/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 10; - Quyết định số 15/2007/QĐ-BGDĐT ngày 08/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 11; - Quyết định số 15/2008/QĐ-BGDĐT ngày 10/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 12; Các quy định trước đây, trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ. Điều 3. Căn cứ vào Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư này, các sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, tự làm, sưu tầm, sử dụng và bảo quản thiết bị phục vụ dạy học tại các trường Trung học phổ thông. Điều 4. Chánh Văn phòng; Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học; Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo và Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG - VP Chủ tịch nước (để b/c); THỨ TRƯỞNG - VP Chính phủ (để b/c); - Ban TGTW (để b/c); - Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, TP trực Nguyễn Vinh Hiển thuộc TW (để phối hợp); - Bộ trưởng; - Các Thứ trưởng; - Công báo; - Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp); - Như điều 4; - Website của Chính phủ; 10
- - Website của Bộ GDĐT; - Lưu: VT, Cục CSVCTBTH, Vụ GDTrH, Vụ KHCNMT, Vụ PC. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - Tp. Biên Hòa - Đồng Nai
19 p | 968 | 145
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh yếu kém môn Hóa học
7 p | 435 | 120
-
SKKN: Chỉ đạo sử dụng thiết bị dạy học và nghiên cứu tài liệu tham khảo nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt lớp 4,5
19 p | 228 | 20
-
SKKN: Sử dụng phương tiện hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy thực hành Địa lý ở trung tâm giáo dục thường xuyên
17 p | 132 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn