SKKN: Sử dụng tài liệu môn Văn học, Địa lí ở trường THPT trong việc dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12
lượt xem 345
download
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng tài liệu môn Văn học, Địa lí ở trường THPT trong việc dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12” sẽ góp một phần nhỏ vào việc hệ thống lại những mảnh rời rạc ấy, tìm tòi nội dung giao thoa giữa các môn học, bổ sung cho nhau, làm sáng tỏ hơn những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi môn. Áp dụng việc dạy học liên môn sẽ nâng cao chất lượng học tập và làm tăng thêm hiệu quả dạy học lịch sử. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Sử dụng tài liệu môn Văn học, Địa lí ở trường THPT trong việc dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 12
- SỞ GDĐT TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ LỊCH SỬ “SỬ DỤNG TÀI LIỆU MÔN VĂN HỌC, ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT TRONG VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12” GIÁO VIÊN: ĐINH VĂN LONG NĂM HỌC 2010 – 2011
- PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài Trong những năm gần đây, dạy sử và học sử đang thu hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy, chúng tôi – những giáo viên dạy môn lịch sử luôn trăn trở về việc dạy của mình. Làm sao để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, làm sao để các em học sinh yêu thích môn học này… II. Lý do chọn đề tài Cũng như các môn học khác, môn học lịch sử có nhiệm vụ và khả năng góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ môn lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành… Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học. Người giáo viên trong dạy học lịch sử đa số chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội dung sách giáo khoa, lại càng khó khăn hơn trong việc phát triển bài giảng được soạn trên cở sở sách giáo khoa. Như vậy, bài giảng không thể gây hứng thú cho học sinh học tập, gây nhàm chán trong tâm lý dạy - học của cả giáo viên lẫn học sinh Đa số học sinh coi bộ môn lịch sử là “môn phụ”, dễ học. Vì vậy, các em ít chú ý nghe giảng. Các em ghi chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì đã được ghi trong vở - không biết kết hợp với sách giáo khoa và lại càng không biết tìm hiểu tại sao các môn học Văn - Sử - Địa lại
- liên quan với nhau... Các em lười suy nghĩ, không biết phân tích vấn đề, hay nhớ nhầm lẫn giữa nội dung này với nội dung khác, càng không biết nêu vấn đề để bàn bạc - thảo luận và tìm hiểu. Nhằm thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực - chủ động của học sinh; những năm gần đây các trường phổ thông đã chú ý đến việc đổi mới soạn - giảng ở giáo viên và tổ chức học tập ở học sinh, trong đó coi trọng vị trí, vai trò của người học - vừa là đối tượng - vừa là chủ thể. Thông qua quá trình học tập, dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải tích cực, chủ động cải biến chính mình. Phương pháp dạy học liên môn, gây hứng thú cho học sinh trong từng tiết học là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Dạy học liên môn Văn học, Địa lí trong dạy học Lịch sử làm cho học sinh nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục thống nhất, khắc phục tình trạng nắm kiến thức lịch sử một cách rời rạc. Bản thân là một giáo viên dạy sử nhiều năm, cũng đi dạy nhiều nơi và được dự nhiều tiết dạy của các thầy cô có nhiều kinh nghiệm, tôi nhận ra những khó khăn cũng như những cái hay mà thầy cô áp dụng trong từng tiết dạy. Từ đó, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “SỬ DỤNG TÀI LIỆU MÔN VĂN HỌC, ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT TRONG VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12”. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Trong phạm vi bài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên cứu áp dụng cho học sinh lớp 12 trong phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 – 2000. Quý thầy cô và học sinh lớp 9 ở cấp THCS cũng có thể đọc, tham khảo.
- IV. Mục đích nghiên cứu Nhằm góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử trong trường phổ thông, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kì hội nhập, đổi mới dạy học lịch sử trở thành một yêu cầu cấp thiết góp phần thay đổi nhận thức của xã hội về vị trí cũng như tầm quan trọng của bộ môn lịch sử đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Tuy nhiên, với việc lạm dụng những phương tiện dạy học hiện đại một cách quá mức không những không tăng thêm hiệu quả cho bài học mà còn làm giảm sút chất lượng dạy học lịch sử. Giáo viên nên kết hợp nhiều phương pháp dạy học trong một bài học sẽ làm thay đổi được tâm lí, tạo sự bất ngờ, không làm cho học sinh bị nhàm chán. Sử dụng phấn trắng bảng đen cũng như việc trình bày miệng là phương pháp dạy truyền thống nhưng vẫn có ý nghĩa vô cùng to lớn và việc áp dụng dạy học liên môn Văn - Sử - Địa ở trường phổ thông là một minh chứng vì nó sẽ làm tăng thêm hiệu quả dạy học lịch sử. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu Trong những năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa ra ý tưởng dạy học liên môn và việc dạy này đã được áp dụng ở một số nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng. Tuy nhiên việc áp dụng cụ thể trong từng môn học, trong từng bài học thì vẫn còn lẻ tẻ, rời rạc. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “SỬ DỤNG TÀI LIỆU MÔN VĂN HỌC, ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT TRONG VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12” sẽ góp một phần nhỏ vào việc hệ thống lại những mảnh rời rạc ấy, tìm tòi nội dung giao thoa
- giữa các môn học, bổ sung cho nhau, làm sáng tỏ hơn những kiến thức mà học sinh được học trong mỗi môn. Áp dụng việc dạy học liên môn sẽ nâng cao chất lượng học tập và làm tăng thêm hiệu quả dạy học lịch sử. PHẦN NỘI DUNG I. SỬ DỤNG TÀI LIỆU VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Tài liệu văn học là nguồn tư liệu quan trọng đối với dạy học lịch sử, nó có ý nghĩa to lớn trong giáo dục, giáo dưỡng và phát triển học sinh. Bằng những hình ảnh cụ thể, các tài liệu, hình tượng văn học có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của người đọc. Văn học trình bày những nét đặc trưng, điển hình về kinh tế, chính trị, xã hội…do đó giữa văn học và sử học có mối quan hệ khăng khít với nhau. Trong Lịch sử 12, trang 76, khi giảng về những chuyển biến mới về tình hình kinh tế xã hội nước ta, giáo viên có thể nhắc đến truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam hay tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng (Ngữ văn 11) để thấy được hình ảnh nông thôn và thành thị nước ta trước Cách mạng tháng Tám. Giảng về giai cấp nông dân Việt Nam bị bần cùng hóa không lối thoát, ta có thể nhắc đến hình ảnh chị Dậu, hay “Chí Phèo” – người nông dân hiền lành lương thiện bị xã hội đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh. Giáo viên giảng phần II: Phong trào dân tộc dân chủ…trang 79 khi nhắc đến hoạt động của Phan Bội Châu, giáo viên có thể cho học sinh liên hệ, nhớ lại bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” của ông.
- Trong bài 12, bài 13: Giáo viên cũng nhắc lại đôi nét về tác phẩm Vi hành của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp đăng trên báo Nhân Đạo (năm 1923). Tác phẩm vạch trần bản chất bù nhìn, tay sai của vua Khải Định… Trong bài 15 Phong trào Dân chủ 1936 – 1939.. Sách Ngữ văn 11 còn một số tác phẩm như “Tinh thần thể dục” của tác giả Nguyễn Công Hoan, giáo viên dạy lịch sử cũng biết và nhắc lại cho học sinh thấy được tính chất bịp bợm của phong trào này. Bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng Đảng. Bài 16 Cách mạng tháng Tám… Giáo viên dạy lịch sử nhắc lại trong Sách Ngữ văn 11, học sinh đã học bài “Chiều tối”, “Lai Tân” trích trong tập “Nhật kí trong tù”. Sách Ngữ văn 12 đã dạy và cho học sinh tìm hiểu về Bản tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh – đây là văn kiện lịch sử quan trọng đánh dấu kỉ nguyên độc lập tự do của nước Việt Nam. Giáo viên dạy sử trong bài này tốt nhất là cho học sinh nghe lại lời đọc của Bác. Bài 17, Nước Việt nam dân chủ cộng hòa… Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám: khi nói đến nạn đói năm 1945, người giáo viên dạy sử nhắc lại học sinh liên tưởng đến các nhân vật như Chị Dậu hoặc hỏi về tác phẩm “Vợ Nhặt” của nhà văn Kim Lân; tác phẩm “Một bữa no” của Nam Cao…và đặc biệt là phải nói đến đoạn trích trong Hồi kí “Những năm tháng không thể nào quên” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bài 18: Những năm đầu toàn quốc kháng chiến:
- Khi giáo viên giảng về sự giúp đỡ của nhân dân Việt nam với nước bạn Lào, bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng sẽ làm cho học sinh rất chăm chú nghe giảng… Bài 19, 20 Giáo viên dạy sử có thể liên hệ với bài “Việt Bắc” của Tố Hữu. Bài thơ này nhắc lại rất nhiều kỉ niệm trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc ta. Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi hay bài “Dọn về làng” của Nông Quốc Chấn cũng là một bài thơ hay nói về cuộc kháng chiến này. Về văn xuôi, giáo viên có thể nói về truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Trong bài 21, 22, 23: Miền Bắc xây dựng XHCN thì bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên là một ví dụ liên hệ tuyệt vời. Ở miền Nam, đấu tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược, truyện “Rừng xà nu” của Nguyên Ngọc; “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi… Giáo viên cho học sinh hiểu rõ về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta chống lại kẻ thù mạnh nhất từ xưa đến nay. Tình yêu gia đình, tình yêu đất nước đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn giúp dân tộc ta chiến thắng bất kì một kẻ thù hung hãn nào. I. SỬ DỤNG TÀI LIỆU ĐỊA LÍ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Môn Địa lí cũng liên quan rất nhiều đến môn lịch sử. Một cuộc họp, hội nghị, một trận đánh… đều diễn ra ở một địa điểm nhất định. Để học sinh hiểu bài học hơn thì việc dạy học lịch sử kết hợp với việc sử dụng bản đồ là cực kì cần thiết. Bởi vì, bản đồ có khả năng phản ánh sự phân bố và những mối liên hệ các đối tượng địa lí trên bề mặt Trái Đất một cách cụ thể mà không một
- phương tiện nào khác có thể làm được. Bản đồ được coi là phương tiện trực quan, một cuốn sách giáo khoa thứ hai. Để sử dụng bản đồ có hiệu quả, người giáo viên phải có kiến thức cơ bản về bản đồ. Lâu nay, bản đồ trong sách giáo khoa ít được chú ý. Nhiều người cho rằng bản đồ chỉ có tính chất minh họa cho bài viết. Thực tế không đơn giản như vậy. Trong mỗi cuốn sách giáo khoa đều có phần hình và phần chữ. Hình có khi chỉ là yếu tố minh họa cho chữ, song cũng có khi nó bổ sung nội dung mà phần chữ không thể trình bày được. Những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định bộ não chúng ta ghi nhớ hình ảnh lâu hơn là chữ, vì thế sử dụng tài liệu môn Địa lí, nhất là sử dụng bản đồ trong dạy học Lịch sử là rất cần thiết. Hiện nay, hầu hết thư viện trường nào cũng có bản đồ để dùng trong việc dạy lịch sử. Việc này là rất tốt vì giúp học sinh chăm chú hơn, hình dung ra các địa điểm, trận đánh, chiến dịch trên bản đồ… từ đó, học sinh ghi nhớ lâu hơn. Việc sử dụng bản đồ càng gây ấn tượng tốt hơn khi giáo viên vẽ được lược đồ nước ta thật nhanh trên bảng, rồi cho học trò điền lại các thông tin… Thầy giáo không chỉ giảng hay khi kết hợp với môn Văn học mà còn vẽ đẹp thì càng thu hút học trò hơn, đó cũng là góp một phần nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả của bài học Lịch sử.
- III. KẾT LUẬN Việc viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm “SỬ DỤNG TÀI LIỆU MÔN VĂN HỌC, ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THPT TRONG VIỆC DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12”, theo kinh nghiệm của bản thân cũng như việc tham khảo ý kiến của nhiều đồng nghiệp khác, đó là một việc làm rất có hiệu quả nhằm gây hứng thú cho học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi việc học, tự tìm hiểu lịch sử đang có nhiều hướng giảm sút, xuống cấp. Xã hội ngày càng phát triển đi lên về kinh tế, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, lối suy nghĩ, cách sống thực dụng đang tác động mạnh mẽ đến từng học sinh cùng với sự thái độ dạy học đối phó, qua loa, đại khái của không ít giáo viên đã và đang là những trở ngại không nhỏ đối với việc giảng dạy nói chung và dạy bộ môn Lịch sử nói riêng. Trong đề tài này, tôi bước đầu mạnh dạn tìm hiểu sự giao thoa giữa ba môn học Văn - Sử - Địa, đúc kết thành những phần cụ thể kèm theo từng bài của Sách giáo khoa Lịch sử 12, Chương trình cơ bản. Trong quá trình nghiên cứu và viết, chắc chắn đề tài sáng kiến kinh nghiệm này còn có những hạn chế, tôi mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp, bạn bè để đề tài này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn ! ‘
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc
15 p | 856 | 147
-
SKKN: Phương pháp sử dụng sách giáo khoa Lịch sử lớp 6, lớp 7 nhằm phát triển tư duy học sinh bậc THCS
44 p | 381 | 78
-
SKKN: Câu Tiếng Việt và phương pháp chữa lỗi câu Tiếng Việt cho học sinh
19 p | 661 | 72
-
SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học phân môn luyện từ và câu lớp 4
29 p | 612 | 65
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc chuẩn bị tài liệu, tổ chức ôn tập môn Sinh học, học kì I, cho học sinh lớp 12 - Ban KHTN ở trường THPT Sông Ray
7 p | 220 | 48
-
SKKN: Ứng dụng CNTT trong dạy Ngữ Văn ở trường THCS Tuân Đạo
19 p | 233 | 38
-
SKKN: Cách sử dụng Geometer’s Sketchpad 5.0
17 p | 294 | 34
-
SKKN: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy - học Địa lí
11 p | 172 | 32
-
SKKN: Chỉ đạo sử dụng thiết bị dạy học và nghiên cứu tài liệu tham khảo nâng cao chất lượng giờ dạy Tiếng Việt lớp 4,5
19 p | 231 | 20
-
SKKN: Biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý hệ thống câu hỏi trong giảng dạy phân môn tập đọc sách Tiếng Việt 5
17 p | 117 | 19
-
SKKN: Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào trong bài giảng Lịch sử Việt Nam lớp 12 giai đoạn 1954 -1965
37 p | 86 | 10
-
SKKN: Phương pháp giải một số dạng bài tập về kiểu dữ liệu xâu trong đề thi HSG môn Tin học
32 p | 72 | 6
-
SKKN: Xây dựng hệ thống bài tập với Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học phần Địa lí tự nhiên lớp 12 Trung học phổ thông
39 p | 68 | 4
-
SKKN: Một số thủ thuật sử dụng máy tính cầm tay Casio để định hướng nhanh cách giải các bài toán hệ phương trình trong kì thi THPT Quốc Gia
20 p | 81 | 4
-
SKKN: Hướng dẫn Học sinh lớp 10 sử dụng nhân liên hợp để giải phương trình vô tỉ
19 p | 49 | 3
-
SKKN: Vận dụng kiến thức cơ bản giải nhanh một số bài toán trắc nghiệm số phức hay và khó luyện thi THPT Quốc gia 2017
20 p | 46 | 2
-
SKKN: Sử dụng tài liệu văn học giúp học sinh hứng thú học tập Lịch sử Việt Nam lớp 11
39 p | 49 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn