BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN<br />
<br />
Trong quá trình học tập tại khoa hóa trường ĐHKHTN ĐHQG Hà Nội đồng <br />
thời trong thời gian làm luận văn tại Viện Hóa Học Viện Khoa học và Công nghệ <br />
Việt Nam đã giúp tôi hiểu thêm được công việc vất vả mà các nhà nghiên cứu khoa <br />
học đã cống hiến để tìm tòi và tổng hợp ra vật liệu mới nhằm nâng cao chất lương <br />
cuộc sống và sự văn minh của nhân loài. Sáng kiến của tôi được thu gọn trong một <br />
phần thạc sỹ khoa học của tôi, được sự giúp đỡ sâu sắc của cô Phan Thị Ngọc Bích <br />
Viện Hóa Học Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cũng như ban lãnh đạo Viện <br />
Hoá học đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận trong quá trình học tập và bảo vệ tốt <br />
nghiệp. Tôi tin rằng ngoài những kinh nghiệm, sáng tạo của các thầy cô đang trực tiếp <br />
giảng dậy và làm công tác quản lý sẽ có rất nhiều thầy cô còn đam mê trong lĩnh vực <br />
nghiên cứu khoa học.<br />
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP<br />
<br />
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến<br />
<br />
Quá trình hình thành nitrate là một giai đoạn không thể thiếu trong vòng tuần hoàn <br />
của nitơ trong tự nhiên. Thực phẩm và đồ uống có chứa một lượng nitrate thấp thì không <br />
hại cho sức khỏe. Cây cối hấp phụ nitrate trong đất để lấy dưỡng chất và có thể tạo ra <br />
một lượng dư nhỏ trong lá và quả. Do tính cơ động cao, nitrate dễ dàng thấm vào nguồn <br />
nước ngầm, hơn nữa nitrate là chất không màu, không mùi, không vị nên ta khó nhận biết <br />
được. Nếu con người và động vật uống phải nước có nhiều nitrate sẽ dễ bị mắc các <br />
bệnh về máu, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Nitrate hình thành khi vi sinh vật chuyển hóa <br />
phân bón, phân hủy xác động thực vật. Nếu cây cối không kịp hấp thụ hết lượng nitrate <br />
này thì nước mưa và nước tưới sẽ làm cho nó ngấm vào lòng đất, làm ô nhiễm nguồn <br />
nước ngầm. Rất tiếc là con người lại chính là thủ phạm tạo ra nguồn ô nhiễm nitrate lớn <br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
nhất thông qua các hoạt động nông nghiệp: sử dụng phân bón hóa học hoặc hữu cơ, chăn <br />
nuôi, thải nước và rác không qua xử lý, hệ thống bể phốt. <br />
<br />
Do đó nghiên cứu và phát triển các vật liệu có khả năng xử lý ô nhiễm môi trường <br />
nước là rất cần thiết. Hydrotalcite (HT) là loại vật liệu có khả năng loại được nitrate. HT <br />
là một loại vật liệu có cấu trúc lớp tồn tại trong khoáng vật trong tự nhiên cũng như <br />
trong các pha tổng hợp. Tính đa dạng của vật liệu này có thể được điều chế bằng cách <br />
thay đổi bản chất, tỷ lệ của các cation kim loại và anion trong lớp xen kẽ. <br />
<br />
HT đã được biết đến từ rất lâu nhưng được quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần <br />
đây do những tiềm năng, ứng dụng rất lớn. Do đặc điểm cấu tạo HT có cấu trúc dạng <br />
lớp, diện tích bề mặt lớn, kích thước hạt nhỏ nên có khả năng trao đổi ion và hấp phụ. <br />
Sau khi nung cấu trúc lớp bị thu bớt lại và hình thành oxit. Trong dung dịch các oxit này có <br />
khả năng tái tạo lại cấu trúc với các anion khác. Chính đặc tính này làm HT sau nung <br />
(HTC) có khả năng hấp phụ tốt hơn HT khi chưa nung nên có khả năng hấp phụ rất tốt. <br />
<br />
Cũng đã có một vài công trình nghiên cứu về hydroxyte cấu trúc lớp kép loại Mg/Al<br />
CO3 như Nguyễn Thị Dung đã làm về Điều chế xúc tác trên chất mang MgAlO <br />
hydrotalcite hay Nguyễn Thị Mơ làm về khảo sát khả năng hấp thụ của vật liệu hydrxyte <br />
đối với RO12. Tôi chọn đề tài nghiên cứu tổng hợp ba loại vật liệu MgAl/CO 3 (như các <br />
nghiên cứu đã được công bố), MgCuAl/CO3 và MgAl/Cl (loại này khó tổng hợp được <br />
vì trong không khí có nhiều khí CO2, CO2 hòa tan trong môi trường kiềm vì vậy dễ tạo ra <br />
loại Mg/AlCO3, hai loại vật liệu sau chưa có công trình nghiên cứu ở Việt Nam được <br />
công bố tính đến tháng 5 2016). Sau đó tôi sơ bộ đánh giá khả năng loại NO3 của các <br />
vật liệu đã tổng hợp được. Đây chính là những đặc tính thuận lợi để ứng dụng vào xử lý <br />
môi trường nên chúng tôi đã chọn đề tài: “Tổng hợp và xác định các đặc trưng của <br />
một số hydroxyte cấu trúc lớp kép ứng dụng trong xử lý môi trường loại NO3”.<br />
<br />
2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến<br />
<br />
<br />
2<br />
Nội dung báo cáo gồm 4 chương: Tổng quan; Thực nghiệm; Kết quả và thảo <br />
luận; Kết luận<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN<br />
<br />
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HYDROXIDE CẤU TRÚC LỚP KÉP (HYDROTALCITE) <br />
<br />
Các hydroxide cấu trúc lớp kép (layered double hydroxide LDH) đã được biết <br />
đến từ hơn 150 năm trước đây. Công thức chung của các LDH là: <br />
<br />
[M2+1xM3+x(OH)2]x+[(An)x/n. mH2O]x<br />
<br />
Trong đó M2+ và M3+ là các cation kim loại hóa trị 2 và 3 tương ứng và An là <br />
anion. Chúng còn được gọi là vật liệu giống hydrotalcite hay đơn giản là vật liệu <br />
hydrotalcite (HT) theo tên gọi của một khoáng trong họ, tồn tại trong tự nhiên với công <br />
thức chính xác là Mg6Al2(OH)16CO3.4H2O. Một tên nữa của họ hợp chất này là khoáng <br />
sét anion, để nhấn mạnh đến sự so sánh với các khoáng sét cation rất phổ biến trong <br />
tự nhiên. Vì vậy để đơn giản trong cách gọi tên trong sáng kiến này chúng tôi gọi <br />
hydroxide cấu trúc lớp kép là hydrotalcite [11]. Hình 1.1 là hình ảnh về khoáng sét HT <br />
trong tự nhiên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1.1: Khoáng sét HT [11]<br />
<br />
3<br />
1.1.1. Đặc điểm cấu trúc của hydrotalcite [11, 13, 44]<br />
<br />
Công thức HT <br />
<br />
Khoáng sét anion có công thức tổng quát là [M2+1xM3+x(OH)2]x+[(An)x/n.mH2O]x. Trong <br />
đó:<br />
<br />
M2+ là cation kim loại hóa trị 2 như Mg, Zn, Ca, Fe, Ni...<br />
<br />
M3+ là cation kim loại hóa trị 3 như Al, Cr, Fe...<br />
<br />
An là các anion rất đa dạng có thể là phức anion, anion hữu cơ, các polyme có <br />
khối lượng phân tử lớn, các halogen hay SO42, CO32...<br />
<br />
x là tỉ số nguyên tử M3+/(M2+ + M3+), x thường nằm trong khoảng 0,20 x <br />
0,33, cũng có một số tài liệu đã công bố HT có thể tồn tại với 0,1 x 0,5.<br />
<br />
Cấu tạo HT<br />
<br />
HT được cấu tạo dạng lớp bao gồm:<br />
<br />
Lớp hydroxit (lớp brucite): là hỗn hợp của các hydroxit của kim loại hóa trị 2 và <br />
hóa trị 3, tại đỉnh là các nhóm OH, tâm là các kim loại hóa trị 2 và 3, có cấu trúc tương <br />
tự như cấu trúc brucite trong tự nhiên. Cấu trúc này được sắp đặt theo dạng M(OH) 6 <br />
bát diện. Những bát diện này dùng chung cạnh kế cận để hình thành nên các lớp không <br />
giới hạn. Các lớp hydroxit này có dạng [M2+1xM3+x(OH)2]x+ trong đó một phần kim loại <br />
hóa trị 2 được thay thế bằng kim loại hóa trị 3 nên lớp hydroxit mang điện tích dương.<br />
<br />
Lớp xen giữa: [Anx/n] là các anion mang điện tích âm nằm xen giữa các lớp <br />
hydroxit, trung hòa điện tích dương của lớp hydroxit. Ngoài anion, các phân tử nước <br />
cũng được định vị ở lớp xen giữa những lớp hydroxit kim loại. Chỉ có các liên kết yếu <br />
tồn tại giữa các ion và phân tử này với lớp cơ bản. Điều này dẫn đến một trong những <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
đặc điểm chủ yếu của họ vật liệu này là khả năng trao đổi anion của các anion lớp <br />
xen giữa.<br />
<br />
Cấu trúc lớp của HT được đưa ra trên hình 1.2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1.2: Hình dạng cấu trúc lớp của HT<br />
<br />
Tương tác tĩnh điện giữa các lớp hydroxit kim loại với các anion ở lớp xen giữa <br />
và liên kết hydro giữa các phân tử nước làm cho cấu trúc của hydrotalcite có độ bền <br />
vững nhất định.<br />
<br />
Các anion và các phân tử nước trong lớp xen giữa được phân bố một cách ngẫu <br />
nhiên và có thể di chuyển tự do không có định hướng, có thể thêm các anion khác vào <br />
hoặc loại bỏ các anion trong lớp xen giữa mà không làm thay đổi đáng kể cấu trúc của <br />
HT.<br />
<br />
<br />
5<br />
Tùy thuộc vào bản chất của các cation và anion mà mật độ lớp xen giữa và kích <br />
thước hình thái của chúng thay đổi tạo cho vật liệu có những đặc tính riêng. <br />
<br />
L là khoảng cách giữa 2 lớp hydroxit L = 34 Å, được xác định bởi kích thước <br />
của các anion, giá trị L phụ thuộc vào:<br />
<br />
Bán kính của các anion: anion có bán kính càng lớn thì khoảng cách lớp xen giữa <br />
L sẽ lớn (hình 1.3).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1.3: Giá trị L phụ thuộc vào bán kính anion<br />
<br />
Công thức cấu tạo không gian của anion: Ví dụ anion NO 3 xen giữa lớp <br />
hydroxit với cấu tạo không gian khác nhau nên L có các giá trị khác nhau (hình 1.4) <br />
[33].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Hình 1.4: Giá trị L phụ thuộc vào dạng hình học của anion<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1.1.2. Tính chất của hydrotalcite [13, 23, 24, 28, 31]<br />
<br />
1.1.2.1. Độ bền hóa học<br />
<br />
Độ bền hóa học là rất quan trọng đối với nhiều ứng dụng của HT, chẳng hạn <br />
như khi HT được dùng làm bể chứa các ion kim loại phóng xạ từ các chất thải hạt <br />
nhân. Độ bền hóa học của các HT tăng theo thứ tự Mg2+ I đối với <br />
anion hóa trị 1. Bởi vì NO3 được trao đổi dễ dàng nhất, nên các HT chứa NO3 <br />
(HT/NO3) thường được sử dụng như tiền chất để trao đổi ion.<br />
<br />
Môi trường trao đổi<br />
<br />
Khoảng cách lớp xen giữa của HT có khả năng mở rộng đến mức độ nào đó <br />
trong môi trường dung môi phù hợp tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi ion. Ví dụ trao <br />
đổi anion vô cơ diễn ra thuận lợi trong môi trường nước, trong khi các dung môi hữu <br />
cơ lại thích hợp cho các anion hữu cơ trao đổi.<br />
<br />
Giá trị pH<br />
<br />
Đối với các anion như terephthalate hoặc benzoate là các bazơ liên hợp của các <br />
axit yếu, pH của dung dịch phản ứng càng thấp, tương tác giữa các lớp và anion ở lớp <br />
xen giữa càng yếu. Vì vậy, một giá trị pH thấp thuận lợi cho sự giải phóng của anion <br />
“chủ” là một axit liên hợp và sự kết hợp các anion bazơ yếu từ dung dịch. Tuy nhiên, <br />
giá trị pH không nên thấp hơn 4 vì khi đó các lớp HT bắt đầu bị hòa tan.<br />
<br />
Thành phần hóa học của lớp brucite<br />
<br />
Thành phần hóa học của lớp HT ảnh hưởng đến mật độ điện tích của các lớp và <br />
trạng thái hydrat hóa, do đó làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi ion. <br />
<br />
Một vài yếu tố khác như nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi ion. <br />
Nhiệt độ càng cao thuận lợi cho việc trao đổi ion, tuy nhiên nếu nhiệt độ quá cao có <br />
thể ảnh hưởng bất lợi đến tính toàn vẹn cấu trúc của HT.<br />
<br />
15<br />
Phương pháp trao đổi ion đặc biệt được sử dụng để điều chế HT không chứa <br />
cacbonat. Một số lớn các anion hữu cơ và vô cơ có thể đi vào lớp xen giữa của các HT <br />
nhờ sử dụng quá trình trao đổi ion. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1.2.3. Phương pháp xây dựng lại cấu trúc<br />
<br />
Các HT được tạo thành bằng phương pháp này với số lượng lớn các anion hữu <br />
cơ và các anion vô cơ như: OOC(CH2)4COO, S4O62, Fe(CN)63,Cr2O72,…<br />
<br />
Trong phương pháp này HT được nung ở nhiệt độ cao (khoảng 5000C) để loại bỏ <br />
nước, các anion trong lớp xen giữa và các nhóm hydroxit, do tạo thành hỗn hợp các oxit <br />
kim loại đã không đạt được bằng phương pháp cơ học. Sau khi nung, HT có khả năng <br />
tái tạo lại cấu trúc lớp khi nó được tiếp xúc với nước và các anion. Nước được hấp <br />
thụ để hình thành lại lớp hydroxit và các anion và nước đi vào lớp xen giữa. Anion này <br />
không nhất thiết phải là anion trong vật liệu HT ban đầu, vì vậy đây là một phương <br />
pháp quan trọng để tổng hợp các HT với các anion vô cơ và hữu cơ mong muốn cho <br />
những ứng dụng xác định.<br />
<br />
Phương pháp này thường được dùng khi anion “khách” là các anion lớn. Nó <br />
cũng ngăn ngừa được sự xâm nhập sự cạnh tranh của các anion vô cơ từ nguồn muối <br />
kim loại. Tuy nhiên, cách tiến hành là phức tạp hơn phương pháp đồng kết tủa hay <br />
phương pháp trao đổi ion và thường tạo ra đồng thời các pha vô định hình. Cần chú ý <br />
rằng nhiệt độ nung và thành phần hóa học của các lớp HT có ảnh hưởng đáng kể đến <br />
quá trình xây dựng lại cấu trúc. “Hiệu ứng nhớ” bị giảm khi tăng nhiệt độ nung của <br />
HT ban đầu (gốc), bởi vì khi tăng nhiệt độ nung do có sự khuếch tán ở trạng thái rắn <br />
của cation hóa trị 2 vào vị trí tứ diện, dẫn đến hình thành các pha spinel bền thay vì các <br />
oxit.<br />
<br />
1.2.4. Phương pháp muối – oxit<br />
<br />
16<br />
Boelm, Steink và Vieweger là những người đầu tiên sử dụng phương pháp tổng <br />
hợp này để điều chế hydroxit lớp kép Zn–Cr/ Cl và CuCr/Cl, chúng khó tạo thành <br />
bằng phương pháp đồng kết tủa. Tác giả cho kẽm oxit ở dạng huyền phù phản ứng <br />
với lượng dư dung dịch CrCl3 ở nhiệt độ phòng trong vài ngày và đã thu được một <br />
thành phần hóa học duy nhất tương ứng với công thức Zn2Cr(OH)6Cl.12H2O đặc trưng <br />
cho hợp chất HT. Lal và Howe (1981) đã điều chế được loại vật liệu tương tự bằng <br />
cách cho CrCl3 vào ZnO ở dạng bùn lỏng sệt và khuấy trộn trong 10 giờ. Điều kiện <br />
này đã được mô phỏng trong thí nghiệm Matériau đã thu được [ZnCr/Cl] có độ trật tự <br />
kém.<br />
<br />
De Roy, Besse và Bendot (1985); De Roy (1990) đã phát triển phương pháp này <br />
để điều chế hợp chất khác nhau từ kim loại hóa trị II, hóa trị III và các anion, đặc biệt <br />
là [ZnCr/Cl], [ZnCr/NO3], [ZnAl/Cl] và [ZnAl/NO3] với phương trình của phản ứng <br />
lý thuyết:<br />
<br />
MIIO+xMIII +(n+1)H2O (OH)2 +xMII +xMIII<br />
<br />
Do bản chất của các chất tham gia phản ứng nên dẫn đến tên gọi của quá trình <br />
tổng hợp này là “phương pháp muối oxit”.<br />
<br />
1.2.5. Phương pháp thủy nhiệt<br />
<br />
Khi cần đưa các anion có ái lực thấp vào lớp xen, thì phản ứng trao đổi anion <br />
dùng HT như tiền chất hoặc phương pháp đồng kết tủa dùng các muối kim loại hòa <br />
tan như clorua và nitrat là không thích hợp. Phương pháp thủy nhiệt là hiệu quả trong <br />
những trường hợp như vậy bởi các hydroxit không tan, ví dụ như Mg(OH)2, Al(OH)3 <br />
có thể sử dụng như các chất nguồn vô cơ, đảm bảo các anion mong muốn chiếm được <br />
khoảng không lớp xen giữa vì không có anion cạnh tranh nào khác có mặt (trừ hydroxit <br />
mà hydroxit có ái lực rất thấp). Phương pháp thủy nhiệt cũng được sử dụng để kiểm <br />
soát kích thước hạt và sự phân bố của nó, khi các muối tan của nhôm và magiê được <br />
<br />
17<br />
sử dụng cùng với dung dịch kiềm để điều chế MgAl/CO3, đặc biệt có ích khi HT <br />
được điều chế bằng cách sử dụng vật liệu ban đầu ở dạng bột.<br />
<br />
1.3. ỨNG DỤNG HYDROTALCITE VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NITRATE TRONG <br />
MÔI TRƯỜNG <br />
<br />
1.3.1. Ứng dụng HT [14, 18, 20, 22, 43]<br />
<br />
Các vật liệu HT, ở dạng vừa tổng hợp cũng như sau khi xử lý nhiệt, là những vật <br />
liệu hứa hẹn cho rất nhiều lĩnh vực ứng dụng như xúc tác, hấp phụ, dược học, quang <br />
học, điện hóa, …. Điều này là do chúng khá dễ dàng được tổng hợp với giá thành <br />
thấp, linh động trong thành phần và khả năng linh hoạt tạo ra các tính chất xác định <br />
nhằm đáp ứng các yêu cầu ứng dụng cụ thể.<br />
<br />
1.3.1.1. Ứng dụng trong xúc tác <br />
<br />
Làm chất mang xúc tác:<br />
<br />
Nhiều loại HT chưa nung và sau nung là những chất mang hiệu quả cho các xúc tác <br />
kim loại quý, kim loại chuyển tiếp, cố định các enzyme,…<br />
<br />
Xúc tác trong các phản ứng hữu cơ quan trọng<br />
<br />
Đã có rất nhiều bài báo công nhận việc sử dụng HT chưa nung trong một số lớn <br />
các phản ứng xúc tác, bao gồm phản ứng epoxidation của styren sử dụng HT Mg/Al, <br />
ngưng tụ Knoevenagel bằng cách sử dụng HT Ni/Al, hoặc HT có chứa florua, hydroxyl <br />
hóa phenol trên các HT Co/Ni/Al và cacbonyl hóa pha lỏng methanol thành metyl axetat <br />
được xúc tác nhờ HT Ni(Sn)/Al…. Trong tất cả các trường hợp đều có hoạt tính tính <br />
chọn lọc rất tốt. HT cũng là tiền chất thích hợp cho việc tạo ra các xúc tác dị thể chứa <br />
kim loại chuyển tiếp. Gần đây, hiệu quả sử dụng HT trong tổng hợp carbon nanotube <br />
nhờ lắng đọng pha hơi có xúc tác cũng đã được thông báo.<br />
<br />
Xúc tác trong môi trường <br />
<br />
18<br />
Các HT sau nung được xem là vật liệu tiềm năng để khử SOx và NOx thải ra từ <br />
các nhà máy lọc dầu. Corma và các đồng nghiệp đã nghiên cứu được hỗn hợp oxit thu <br />
được từ tiền chất HT MgCuAl đặc biệt hiệu quả khi xúc tác cho quá trình oxi hóa <br />
SO2 thành SO42 và khử SO42 thành H2S, rồi thu hồi trong môi trường khử của vùng <br />
cracking. Nung HT MgCuAl và HT MgCoAl sau đó hoạt hóa bằng cách nung nóng <br />
trong điều kiện có H2, đồng thời có thể loại bỏ được SOx và NOx.<br />
<br />
1.3.1.2. Ứng dụng trong trao đổi ion và hấp phụ<br />
<br />
Hiện nay đã có nhiều quan tâm đáng kể trong việc sử dụng các HT để loại bỏ <br />
các phần tử tích điện âm bằng cả hấp phụ bề mặt và trao đổi ion. Mức độ hấp thu cao <br />
các anion có thể nhờ diện tích bề mặt lớn và dung lượng trao đổi anion (AEC) cao và <br />
tính linh động của khoảng cách lớp xen giữa. Các HT có thể chứa các vật liệu rất đa <br />
dạng như chất gây ô nhiễm từ đất, trầm tích, nước. Khả năng trao đổi anion HT bị <br />
ảnh hưởng bởi bản chất của anion lớp xen giữa ban đầu và mật độ điện tích lớp (tức <br />
là tỉ lệ M(II) : M(III) trong lớp brucite). Khi mật độ điện tích cao thì phản ứng trao đổi <br />
có thể trở nên khó khăn. HT có ái lực lớn đối với các anion đa hóa trị hơn là đối với <br />
anion hóa trị I. <br />
<br />
HT có thể hấp thu anion từ dung dịch bằng ba cơ chế khác nhau: hấp phụ bề <br />
mặt, trao đổi anion lớp xen giữa và xây dựng lại cấu HT nung nhờ “khả năng nhớ”. <br />
“Khả năng nhớ” của HT là một trong những tính năng hấp dẫn nhất của họ này như là <br />
chất hấp phụ các loại anion. Quá trình nung cho phép quay vòng và tái sử dụng của các <br />
chất hấp phụ với việc loại bỏ các chất gây ô nhiễm hữu cơ. Ưu điểm chính so với các <br />
loại nhựa trao đổi anion truyền thống là giá trị dung lượng trao đổi anion cao hơn khả <br />
năng chịu nhiệt ở nhiệt độ cao của HT.<br />
<br />
Tóm lại chất có thể được hấp phụ bởi HT là những chất có đặc trưng anion, vô <br />
cơ cũng như hữu cơ. Một số phân tử hữu cơ phân cực cũng có khả năng kết hợp chặt <br />
chẽ trong lớp xen giữa. Các anion vô cơ có thể là các oxoanion như NO3, AsO43, <br />
<br />
19<br />
Cr2O72, cũng có thể là các anion đơn nguyên tử như Cl, Br, …. Các loại chất hữu cơ <br />
có thể kể đến là các phenol, các chất mang màu, các chất hoạt động bề mặt loại anion <br />
(như natri dodecylbenzensulfonate), một số loại thuốc trừ sâu,… Chúng đều có thể <br />
được hấp thu trên nhiều loại HT sau nung và chưa nung.<br />
<br />
1.3.1.3. Ứng dụng trong y sinh học<br />
<br />
Các ứng dụng y học sớm nhất của HT chủ yếu là làm giảm độ axit trong dạ dày <br />
và các chất kháng nguyên và dự kiến trong tương lai nhu cầu tăng trong lĩnh vực này. <br />
Hơn nữa, họ đề xuất loại bỏ anion photphat từ thuốc dạ dày với mục đích phòng ngừa <br />
chứng tăng photphat. Gần đây, các HT đã được tìm thấy các ứng dụng trong y học <br />
quan trọng đặc biệt khác, đặc biệt là trong các công thức bào chế dược phẩm. Các <br />
nghiên cứu gần đây tập trung vào sự xâm nhập và giải phóng có kiểm soát các hoạt <br />
dược từ các vật liệu HT, nhờ lợi thế về tính tương thích sinh học, thành phần hóa học <br />
có khả năng biến đổi và khả năng lưu giữ các dược phẩm dạng anion.<br />
<br />
Xu hướng hiện nay trong công nghiệp dược phẩm yêu cầu khả năng duy trì nồng <br />
độ thuốc có hoạt tính dược lý trong thời gian dài. Khu vực lớp xen giữa của HT có thể <br />
được xem là các “bình chứa” rất nhỏ trong đó thuốc được lưu trữ một cách có thứ tự <br />
để duy trì tính toàn vẹn của nó, và bảo vệ khỏi tác động của ánh sáng và oxy. Thuốc <br />
có thể được giải phóng thông qua quá trình trao đổi ion hoặc phản ứng thay thế. Một <br />
hệ thống dẫn truyền thuốc như vậy có thể làm giảm tác dụng phụ và kéo dài thời gian <br />
hiệu quả của thuốc.<br />
<br />
Do vậy trong những năm gần đây, đã có những quan tâm đáng kể đến việc đưa <br />
các phân tử sinh học hoặc các tác nhân thuốc vào vật liệu hydrotalcite chẳng hạn như <br />
các amino axit, axit deoxyribonucleic (DNA), các vitamin (A, C, E).<br />
<br />
1.3.2. Ảnh hưởng của nitrate trong môi trường và vai trò của hydrotalcite trong <br />
việc loại nitrate<br />
<br />
20<br />
Những năm gần đây quan tâm về vấn đề xử lý nitrate trong nước ăn uống trên <br />
thế giới cũng như trong nước ngày càng tăng do độc tính cao của nó.<br />
<br />
Các hợp chất chứa nitơ trong nước có thể tồn tại dưới dạng các hợp chất hữu <br />
cơ, nitrite, nitrate, và amoni. Sự hình thành nitrate là một giai đoạn không thể thiếu <br />
trong vòng tuần hoàn của nitơ trong tự nhiên, nitrate là sản phẩm cuối cùng của quá <br />
trình oxy hoá các hợp chất nitơ. Hàm lượng nitrate cao trong nước có thể gây ra các <br />
bệnh về hồng cầu, tạo ra chứng thiếu vitamin và có thể kết hợp với các amin để tạo <br />
nên những nitrosamin, là tác nhân gây ung thư. Trẻ sơ sinh đặc biệt nhạy cảm với <br />
nitrate lọt vào sữa mẹ, hoặc qua nước dùng để pha sữa. Sau khi lọt vào cơ thể, nitrat <br />
chuyển hóa nhanh nhờ vi khuẩn đường ruột thành nitrite còn nguy hiểm hơn đối với <br />
sức khỏe con người. Khi tác dụng với các amin hay alkyl cacbonate trong cơ thể người <br />
chúng có thể tạo thành các hợp chất chứa nitơ gây ung thư. <br />
<br />
Do quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người, nồng độ các hợp chất chứa <br />
nitơ đặc biệt là amoni trong các nguồn nước tăng nhanh trong vài thập kỉ gần đây. <br />
Riêng tại Hà Nội, theo kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài đã và đang thực hiện, <br />
nước ngầm tại hầu hết các khu vực đều nhiễm amoni, nhiều khu vực nhiễm nặng <br />
như: Pháp Vân, Định Công, Kim Giang, Bạch Mai, Bách Khoa, Kim Liên, Quỳnh Mai, <br />
trong đó cao nhất là khu vực Pháp Vân, Định Công (~ 20 mg/l). Hàm lượng nitrate và <br />
nitrite thường không cao. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, xử lý và lưu trữ nước, <br />
amoni chuyển hoá thành nitrite và nitrate (20mg amoni tương đương với khoảng 70mg <br />
nitrate). Hàm lượng nitrate trong nước ăn uống theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng <br />
nước (QCVN 01:2009/BYT) là 50 mg/l. Như vậy, vấn đề ô nhiễm nước bởi các hợp <br />
chất nitơ là đã rõ ràng, từ đó cũng thấy được sự cấp thiết của việc nghiên cứu các <br />
phương pháp xử lí ô nhiễm nitơ nói chung, nitrate nói riêng, ở nước ta.<br />
<br />
Một số phương pháp xử lý nitrate thường được sử dụng là trao đổi ion, thẩm <br />
thấu ngược, khử bằng phương pháp sinh học (nhờ một số loại vi khuẩn) và quá trình <br />
<br />
21<br />
khử xúc tác chọn lọc nitrate thành nitơ. Các hydrotalcite là những vật liệu nhiều hứa <br />
hẹn để xử lý nitrate cả trong quá trình hấp phụ trao đổi ion cũng như xúc tác cho quá <br />
trình khử chọn lọc nitrate thành nitơ.<br />
<br />
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐẶC TRƯNG CỦA VẬT LIỆU <br />
<br />
1.4.1. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) [2,30]<br />
<br />
Phương pháp nhiễu xạ tia X dùng để nghiên cứu cấu trúc tinh thể của vật liệu, <br />
cho phép xác định nhanh, chính xác các pha tinh thể, định lượng pha tinh thể và kích <br />
thước tinh thể với độ tin cậy cao.<br />
<br />
Kỹ thuật nhiễu xạ tia X được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp bột hay <br />
phương pháp Debye. Trong kỹ thuật này, mẫu được tạo thành bột với mục đích có <br />
nhiều tinh thể có tính định hướng ngẫu nhiên để chắc chắn rằng có một số lớn hạt có <br />
định hướng thỏa mãn điều kiện nhiễu xạ Bragg.<br />
<br />
Bộ phận chính của nhiễu xạ kế tia X là : Nguồn tia X, mẫu, detector tia X. Chúng <br />
được đặt nằm trên chu vi của vòng tròn (gọi là vòng tròn tiêu tụ). Góc giữa mặt phẳng <br />
mẫu và tia tới X là – góc Bragg. Góc giữa phương chiếu tia X và tia nhiễu xạ là 2 . <br />
<br />
Phương pháp bột cho phép xác định thành phần pha và nồng độ các pha có trong <br />
mẫu. Mỗi pha cho một hệ vạch tương ứng trên giản đồ nhiễu xạ. Nếu mẫu gồm <br />
nhiều pha nghĩa là gồm nhiều loại ô mạng thì trên giản đồ sẽ tồn tại đồng thời nhiều <br />
hệ vạch độc lập nhau. Phân tích các vạch ta có thể xác định được các pha có trong <br />
mẫu – đó là cơ sở để phân tích pha định tính.<br />
<br />
Phương pháp phân tích pha định lượng dựa trên cơ sở sự phụ thuộc cường độ <br />
tia nhiễu xạ vào nồng độ pha. Bằng cách so sánh số liệu nhận được từ giản đồ XRD <br />
thực nghiệm với số liệu chuẩn trong sách tra cứu. Ta tính được tỷ lệ nồng độ các pha <br />
trong hỗn hợp. <br />
<br />
22<br />
Sd phương trình Vulff – Bragg, ta xác định được thông số mạng của từng pha có <br />
trong mẫu:<br />
<br />
nλ = 2d.sin θ<br />
<br />
Trong đó: n là bậc nhiễu xạ (n có giá trị nguyên n = 1, 2, 3), λ là chiều dài bước sóng <br />
tia X, d là khoảng cách giữa hai mặt tinh thể.<br />
<br />
Đối với tinh thể hydrotalcite, khoảng giữa các mặt mạng tinh thể được tính <br />
theo công thức sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong đó: h, k, l là các chỉ số Miller; a, c: hằng số mạng.<br />
<br />
Ngoài ra bằng phương pháp nhiễu xạ tia X còn có thể định lượng pha tinh thể <br />
và kích thước tinh thể với độ tin cậy cao.<br />
<br />
Kích thước tinh thể được xác định qua độ rộng của vạch nhiễu xạ. Một cách <br />
định tính, mẫu có các tinh thể với kích thước hạt lớn thì độ rộng vạch nhiễu xạ càng <br />
bé và ngược lại. Để định lượng có thể tính toán kích thước hạt trung bình của tinh thể <br />
theo phương trình Scherrer:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Dt.b là kích thước hạt tinh thể, θ là góc nhiễu xạ, B là độ rộng vạch đặc trưng <br />
(radian) ở độ cao bằng nửa cường độ cực đại (tại vị trí góc 2θ = 11,3; đối với vật liệu <br />
HT), λ = 1,5406 Å là bước sóng của tia tới, k là hằng số Scherrer phụ thuộc vào hình <br />
dạng của hạt và chỉ số Miller của vạch nhiễu xạ (đối với hydrotalcite, k = 0,89) [31].<br />
<br />
Độ tinh thể Ctt(%) được tính theo phương pháp phân giải pic, với công thức: <br />
<br />
Ctt = 100% <br />
<br />
23<br />
Độ tinh thể của hydrotalcite được xác định theo công thức trên với Y là chiều <br />
cao của vạch đặc trưng (thường chọn vạch có chỉ số Miller 006), X là chiều cao chân <br />
vạch tại vị trí thấp nhất giữa hai vạch có chỉ số Miller 003 và 006.<br />
<br />
1.4.2. Phương pháp hồng ngoại (FTIR) [3]<br />
<br />
Phổ hấp thụ hồng ngoại dùng trong xác định cấu trúc phân tử của chất cần <br />
nghiên cứu. Dựa vào vị trí và cường độ các giải hấp thụ trong phổ hồng ngoại người <br />
ta có thể phán đoán trực tiếp về sự có mặt các nhóm chức, các liên kết xác định trong <br />
phân tử chất nghiên cứu.<br />
<br />
Khi chiếu một chùm tia đơn sắc có bước sóng nằm trong vùng hồng ngoại (50<br />
10.000 cm1) qua chất nghiên cứu, một phần năng lượng bị chất hấp thụ làm giảm <br />
cường độ của tia tới. Sự hấp thụ này tuân theo định luật LambertBeer:<br />
<br />
Io<br />
A log *l *C<br />
I<br />
<br />
Trong đó: ε là hệ số hấp thụ phân tử, C là nồng độ dung dịch (mol/L), l là độ dày <br />
truyền ánh sáng (cm), A là độ hấp thụ quang.<br />
<br />
Phân tử hấp thụ năng lượng sẽ thực hiện dao động (xê dịch các hạt nhân nguyên <br />
tử xung quanh vị trí cân bằng) làm thay đổi độ dài liên kết và các góc hoá trị tăng giảm <br />
tuần hoàn, chỉ có những dao động làm biến đổi moment lưỡng cực điện của liên kết <br />
mới xuất hiện tín hiệu hồng ngoại. Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của độ <br />
truyền quang vào bước sóng là phổ hấp thụ hồng ngoại. Mỗi nhóm chức hoặc liên kết <br />
có một tần số (bước sóng) đặc trưng thể hiện bằng pic trên phổ hồng ngoại. Như <br />
vậy, căn cứ vào các tần số đặc trưng này có thể xác định được các liên kết giữa các <br />
nguyên tử hay nhóm nguyên tử, từ đó xác định được cấu trúc của chất phân tích.<br />
<br />
1.4.3. Phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) <br />
<br />
24<br />
Hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscopy, SEM) là công cụ để quan <br />
sát vi cấu trúc bề mặt của vật liệu với độ phóng đại và độ phân giải lớn gấp hàng <br />
nghìn lần so với kính hiển vi quang học. Độ phóng đại của SEM có thể đạt đến <br />
100000 lần, độ phân giải khoảng vài trăm angstrom đến vài nanomet. Ngoài ra SEM <br />
còn cho độ sâu trường ảnh lớn hơn so với kính hiển vi quang học.<br />
<br />
Khi dùng một chùm điện tử hẹp quét trên bề mặt mẫu, chúng tương tác với các <br />
nguyên tử của mẫu và phát ra các bức xạ thứ cấp trình bày ở hình 1.6.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1.6: Các loại điện tử phát ra khi chiếu chùm tia điện tử lên mẫu<br />
<br />
Tùy theo detector thu loại tín hiệu nào mà ta có được thông tin tương ứng về mẫu <br />
nghiên cứu. Việc thu điện tử thứ cấp là chế độ ghi ảnh thông dụng nhất của kính hiển <br />
vi điện tử quét. Chùm điện tử thứ cấp có năng lượng thấp nên chủ yếu là các điện tử <br />
phát ra từ bề mặt mẫu với độ sâu chỉ vài nanomet, do đó chúng tạo ra ảnh hai chiều <br />
của bề mặt mẫu.<br />
<br />
1.4.4. Phương pháp phân tích nhiệt (TA)<br />
<br />
Để xác định đặc trưng liên quan đến sự thay đổi nhiệt độ của mẫu vật liệu <br />
thường dùng 2 phương pháp phân tích nhiệt là phân tích nhiệt vi sai quét (DTA) và <br />
phân tích nhiệt trọng lượng (TGA). Là phương pháp đo sự thay đổi nhiệt độ (đối với <br />
25<br />
DTA) hay sự thay đổi khối lượng vật liệu (đối với TGA) khi tác động chương trình <br />
nhiệt độ lên mẫu. Giản đồ phân tích nhiệt thể hiện sự phụ thuộc khối lượng mẫu <br />
theo thời gian (đường TGA) hay sự phụ thuộc nhiệt độ theo thời gian (đường DTA).<br />
<br />
Các thông tin nhận được cho phép xác định thành phần khối lượng các chất có <br />
mặt trong mẫu, các dạng chuyển pha, độ bền nhiệt, độ bền oxi hoá của vật liệu, xác <br />
định được độ ẩm, hơi nước, ảnh hưởng của môi trường lên vật liệu và một số thông <br />
tin khác.<br />
<br />
1.4.5. Phương pháp xác định thành phần nguyên tố (EDX)<br />
<br />
Phổ tán sắc năng lượng tia X hay phổ tán sắc năng lượng (Energy dispersive X<br />
ray spectroscopy, EDX hay EDS) là kỹ thuật phân tích thành phần hóa học của vật rắn <br />
dựa vào việc ghi lại phổ tia X phát ra từ vật rắn do tương tác với các bức xạ (mà chủ <br />
yếu là chùm điện tử có năng lượng cao trong các kính hiển vi điện tử).<br />
<br />
Kỹ thuật EDX chủ yếu được thực hiện trong các kính hiển vi điện tử ở đó, ảnh <br />
vi cấu trúc vật rắn được ghi lại thông qua việc sử dụng chùm điện tử có năng lượng <br />
cao tương tác với vật rắn. Khi chùm điện tử có năng lượng lớn được chiếu vào vật <br />
rắn, nó sẽ đâm xuyên vào nguyên tử vật rắn và tương tác với các lớp điện tử bên trong <br />
của nguyên tử. Tương tác này dẫn đến việc tạo ra các tia X có bước sóng đặc trưng tỉ <br />
lệ với nguyên tử số (Z) của nguyên tử theo định luật Mosley:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có nghĩa là tần số tia X phát ra là đặc trưng với nguyên tử của mỗi chất có mặt <br />
trong chất rắn. Việc ghi nhận phổ tia X phát ra từ vật rắn sẽ cho thông tin về các <br />
nguyên tố hóa học có mặt trong mẫu đồng thời cho các thông tin về tỉ phần các nguyên <br />
tố này.<br />
<br />
<br />
<br />
26<br />
CHƯƠNG II: MỤC ĐÍCH, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ <br />
THỰC NGHIỆM<br />
<br />
2.1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Tổng hợp được một số hydroxide cấu trúc lớp kép (hydrotalcite) có khả năng <br />
loại NO3 từ dung dịch nước, ứng dụng trong xử lý môi trường.<br />
<br />
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Nghiên cứu tổng hợp 3 loại vật liệu: MgAl/CO3, MgCuAl/CO3, MgAl/Cl.<br />
<br />
Xác định các đặc trưng của vật liệu tổng hợp bằng các phương pháp XRD, <br />
SEM, FTIR, TA, EDX.<br />
<br />
Sơ bộ đánh giá khả năng loại NO3 của các vật liệu tổng hợp được.<br />
<br />
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM<br />
<br />
2.3.1. Dụng cụ hoá chất<br />
<br />
Dụng cụ thí nghiệm:<br />
<br />
<br />
Máy khuấy từ Cốc các loại Bình cầu 2 cổ 1000ml<br />
<br />
Máy đo pH Máy siêu âm Lò nung<br />
<br />
Máy li tâm Tủ hút Cân phân tích<br />
<br />
Tủ sấy Phễu nhỏ giọt Bình định mức:1000 ml, 100 ml<br />
<br />
Hoá chất:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
27<br />
Mg(NO3)2.6H2O; Al(NO3)3.9H2O; Cu(NO3)2.3H2O; MgCl2.6H2O; AlCl3.6H2O; <br />
NaCl; KNO3; Na2CO3 và các hóa chất thông dụng khác như: NaOH, HCl, … đều là loại <br />
tinh khiết của Trung Quốc.<br />
<br />
Khí argon<br />
<br />
2.3.2. Phương pháp tổng hợp vật liệu<br />
<br />
2.3.2.1. Tổng hợp vật liệu MgCuAl/CO3<br />
<br />
Chuẩn bị 100ml dung dịch hỗn hợp A gồmMg(NO3)21,5M; Cu(NO3)2 0,2M; <br />
Al(NO3)3 0,3M. Cân chính xác 38,4g Mg(NO3)2.6H2O; 4,84g Cu(NO3)2.3H2O; 11,25g <br />
Al(NO3)3.9H2O cho vào bình định mức 100 ml, thêm nước cất đến khoảng nửa bình rồi <br />
lắc cho tan hết. Tiếp tục thêm nước cất đến vạch định mức thì thu được hỗn hợp <br />
dung dịch có nồng độ cần pha chế.<br />
<br />
Chuẩn bị 100ml dung dịch B gồm NaOH1,65M và Na2CO3 0,5M. Cân chính xác <br />
6,6g NaOH và 5,3g Na2CO3 cho vào bình định mức 100 ml, thêm nước cất vào bình rồi <br />
lắc cho tan hết. Tiếp tục thêm nước cất đến vạch định mức thì thu được hỗn hợp <br />
dung dịch có nồng độ cần pha chế. <br />
<br />
Cho hỗn hợp dung dịch A vào bình cầu. Nhỏ từ từ dung dịch Bvào dung dịch A <br />
vớitốc độ 23 ml/phút đồng thời khuấy bằng máy khuấy từ. Phản ứng được thực hiện <br />
ở nhiệt độ phòng, pH của dung dịch được duy trì khoảng trên 10 bằng cách thêm dung <br />
dịch NaOH 2M. Sau khi thêm hết dung dịch B, hệ tiếp tục được khuấy trong khoảng <br />
thời gian 4 giờ. Kết tủa tạo thành được gạn rửa với nước cất nhiều lần đến khi pH <br />
đạt trung tính. Sản phẩm thu được sau khi ly tâm được sấy khô ở 90 0C trong 15 giờ <br />
(mẫu thu được kí hiệu là HT/CO3), một phần nung ở 2000C (mẫu HT/CO3200) và <br />
5000C (mẫu HT/CO3500) trong không khí với thời gian l