1<br />
<br />
<br />
1. Tên đề tài: “MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO <br />
HỌC SINH LỚP 9”.<br />
2. Đặt vấn đề: <br />
Thể dục thể thao ra đời cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã <br />
hội loài người . Những đặc điểm của nền sản xuất và những quan hệ xã <br />
hội thời sơ cổ đã quyết định sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục thể chất <br />
với ngay quá trình lao động và các hình thức giáo dục khác. Cùng với quá <br />
trình lao động sản xuất, TDTT đã góp phần biến cải vượn người thành <br />
người cổ đại và từ cổ đại thành con người hiện đại ngày nay. Đối với tiến <br />
trình tồn tại và phát triển của xã hội TDTT đã trở thành một trong những <br />
phương tiện quan trọng để tồn tại xã hội và phát triển xã hội .<br />
Phát triển sức mạnh cho học sinh trung học cơ sở là tạo nền tảng <br />
ban đầu cũng là cơ sở để phát triển và hoàn thiện thể chất bởi ở lứa tuổi <br />
này đang trong quá trình diễn biến phát triển mạnh mẽ về thể hình, dần <br />
hoàn thiện các chức năng, phát triển các tố chất thể lực nhằm nâng cao <br />
năng lực học tập và làm việc. Cũng trong giai đoạn này các em bước đầu <br />
tiếp xúc với các môn thi đấu thể thao trong các kỳ hội khoẻ phù đổng các <br />
cấp.<br />
Đã từ lâu con người coi thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn <br />
hoá nhằm hoàn thiện con người. Với quan điểm vận động là sức khoẻ, là <br />
sự sống. Các nhà triết học cổ đại cho rằng “Trong sáng về mặt đạo đức, <br />
phong phú về mặt tinh thần, hoàn thiện về mặt thể chất” (Platon) do thể <br />
dục thể thao mang lại. “Không có gì huỷ hoại sức khoẻ bằng thiếu sự vận <br />
động” (Arixton). Chính vì vậy muốn có một thân thể cường tráng, muốn <br />
học tập lao động tốt thì phải tập thể dục thể thao.<br />
Nhận thức được vai trò to lớn và tầm quan trọng của thể dục thể <br />
thao đối với việc trồng người, đối với dân tộc Việt Nam sau cách mạng <br />
tháng 8 năm 1945 thành công. Trong lúc chính quyền còn non trẻ, còn đứng <br />
trước vô vàn khó khăn. Đất nước vừa phải chống, giặc đói, giặc dốt, giặc <br />
ngoại xâm. Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.<br />
Qua lời kêu gọi của Người trong toàn dân đã giấy lên phong trào <br />
“Khoẻ vì nước” và cũng trong thời gian này Bác đã có lời dạy tâm đắc của <br />
mình với toàn dân “Muốn lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì <br />
phải cần có sức khoẻ, muốn giữ được sức khoẻ thì phải tập luyện thể dục <br />
thể thao” đây là nguồn cổ vũ lớn lao cho sự nghiệp thể dục thể thao nước <br />
ta.<br />
Công tác thể dục thể thao đã đem lại hiệu quả tích cực góp phần <br />
nâng cao sức khoẻ nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần, tạo thêm <br />
niềm phấn khởi tự hào trong nhân dân, thu hút thanh thiếu niên vào hoạt <br />
động rèn luyện vui chơi lành mạnh.<br />
2<br />
<br />
<br />
Ngày nay trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất <br />
nước, mở rộng quan hệ quốc tế. Công tác thể dục thể thao lại càng có vai <br />
trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc.<br />
Dưới chế độ của chúng ta việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, <br />
tăng cường thể chất của nhân dân được coi là một nhiệm vụ quan trọng <br />
của Đảng và Chính phủ. Nhiệm vụ xây dựng nước nhà và bảo vệ tổ quốc <br />
đòi hỏi nhân dân ta phải có sức khoẻ dồi dào, thể chất cường tráng. Công <br />
tác thể dục thể thao là một phương pháp tốt có hiệu quả để tăng cường lực <br />
lượng lao động sản xuất và lực lượng quốc phòng, của cán bộ và nhân dân <br />
ta. Tăng cường dũng khí và nghị lực của mỗi người dân. Hơn nữa, vận <br />
động thể dục thể thao còn là một trong những phương pháp tốt để giáo dục <br />
nhân dân về tính tổ chức, kỷ luật và đoàn kết quần chúng đông đảo chung <br />
quanh Đảng và Chính phủ.<br />
3. Cơ sở lý luận:<br />
Sức mạnh là khả năng sinh ra lại cơ học bằng sự nỗ lực cơ bắp, sức <br />
mạnh tốc độ là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh, sức mạnh này <br />
một mặt phụ thuộc vào đặc tính sinh lý cơ của động tác mặt khác phụ <br />
thuộc vào mức độ hoạt động của từng nhóm có riêng biệt và sự phối hợp <br />
giữa chúng.<br />
Điền kinh là một môn thể thao bao gồm các nội dung đi bộ, chạy, <br />
nhảy, ném đẩy và nhiều môn phối hợp. Chạy ngắn là nội dung điển hình <br />
của sự phát triển về tốc độ, có cường độ và biên độ cực lớn hội tụ đầy đủ <br />
các yếu tố Nhanh Mạnh – Bền trong thể thao. Đồng thời còn có tác động <br />
tốt tới các cơ quan chức năng của cơ thể, thông qua nội dung chạy ngắn để <br />
rèn luyện ý chí vươn lên, sự nỗ lực của bản thân cho học sinh trong học <br />
tập, lao động.<br />
Sức nhanh là tổ hợp các thuộc tính chức năng của con người, có quy <br />
định chủ yếu và trực tiếp đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản <br />
ứng vận động.<br />
Tốc độ là khả năng thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất, <br />
yếu tố quyết định của tốc độ là kinh hoạt của quá trình thần kinh và tốc độ <br />
co cơ được chia làm 4 yếu tố.<br />
Xuất hiện hưng phấn trong cơ quan cảm thụ.<br />
Dẫn truyền vào hệ thần kinh trung ương.<br />
Truyền tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương tới cơ.<br />
Hưng phấn cơ vào hoạt động tích cực.<br />
Trong thể dục thể thao, điền kinh là một môn có lịch sử lâu đời nhất, <br />
được ưa chuộng và phổ biến rộng rải trên toàn thế giới với nội dung phong <br />
phú và đa dạng, chiếm vị trí quan trọng trong chương trình thi đấu Olimpic <br />
quốc tế và trong đời sống văn hoá nhân loại. Vì thế các nhà thể thao mệnh <br />
danh môn bóng đá là thể thao “Vua” còn điền kinh là môn thể thao“Nữ <br />
3<br />
<br />
<br />
hoàng”. Từ lâu điền kinh được phát triển rộng rải trên thế giới và được <br />
phát triển không ngừng, luôn vươn tới đỉnh cao giới hạn thể chất con <br />
người.<br />
Ở nước ta điền kinh thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện. <br />
Với nội dung phong phú, dể tập luyện đối với tất cả mọi lứa tuổi. Chính vì <br />
vậy điền kinh được phổ biến trong các trường phổ thông và được coi là <br />
môn học chính nhằm phát triển các tố chất thể lực chung, năng lực làm <br />
việc trong lao động và học tập. Bên cạnh đó nhà trường còn là nơi góp <br />
phần phát hiện bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước.<br />
Do đặc điểm của học sinh lứa tuổi THCS tính hiếu động, ít tập <br />
trung, ít chú ý, nhất là khi lên lớp ngoài trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm <br />
ảnh hưởng. Do vậy trong phần mở đầu giáo viên nên sử dụng một số trò <br />
chơi thường được các em ưa thích, để gây sự tập trung và hứng thú trước <br />
khi vào phần cơ bản. Hoặc cho cả lớp vỗ tay hát chung một bài hát để tạo <br />
sự thoả mái phấn khởi bước đầu cho quá trình tập luyện. Trong tiết học <br />
thể dục không nhất thiết phải tuân theo qui định khuôn khổ mà phải luôn <br />
luôn thay đổi thêm vào một số tình tiết mới dễ gây hứng thú cho học sinh. <br />
Như thông qua một số biện pháp trò chơi, thi đua khen thưởng, tăng độ khó.<br />
Vì vậy muốn có một sức khoẻ dồi dào đáp ứng nhu cầu đời sống xã <br />
hội thì hoạt động TDTT là một hoạt động không thể thiếu được. Nó vô <br />
cùng phong phú và đa dạng, nó có ở khắp nơi, có tác dụng mạnh mẽ đến <br />
các mặt khác như đức dục, trí dục, mỹ dục. Căn cứ vào mục đích, tác dụng, <br />
nội dung cụ thể thì Đảng ta đã xác định bộ môn điền kinh là một trong <br />
những môn cơ bản của TDTT, là một môn học để vận dụng tất cả các đối <br />
tượng học sinh, sinh viên tham gia tập luyện, nó là một bộ phận cơ bản <br />
chủ yếu cấu thành tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, điền kinh có vai trò quan <br />
trọng trong việc giáo dục phát triển tố chất vận động: Sức nhanh, sức <br />
mạnh, sức bền, sự khéo léo.<br />
Ngày nay điền kinh trở thành một môn mũi nhọn, phong trào tập <br />
luyện và thi đấu điền kinh phát triển rầm rộ khắp nơi, thu hút mọi người <br />
tham gia tập luyện. Vì thế đòi hỏi người thầy giáo dạy thể dục cần phải <br />
có phương pháp và kiến thức cần thiết để giảng dạy và huấn luyện, không <br />
chỉ nâng cao chất lượng đại trà mà còn phải nâng cao chất lượng các môn <br />
điền kinh nói chung và môn chạy bền nói riêng, góp phần xây dựng đội <br />
tuyển của trường và của phòng tham gia thi đấu hội khoẻ các cấp .<br />
4. Cơ sở thực tiễn:<br />
Trong các tố chất thể lực chung đó thì phát triển sức mạnh tốc độ rất <br />
quan trọng, cần thiết cho học sinh lứa tuổi 14 15. Ở lứa tuổi này cơ thể <br />
các em đang phát triển để đi đến hoàn thiện, nhưng quá trình phát triển đó <br />
chưa toàn diện, dể mất cân đối. Việc giảng dạy điền kinh ở các trường <br />
trung học cơ sở trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, kỹ thuật chưa <br />
4<br />
<br />
<br />
đầy đủ, phương tiện tập luyện chưa có. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là <br />
nghiên cứu lựa chọn và vận dụng một nhóm bài tập để xắp xếp nội dung <br />
học tập nào cho phù hợp với khả năng của các em và điều kiện thực tế <br />
nhằm phát triển tốt chất sức mạnh tốc độ giúp các em việc nâng cao thành <br />
tích nhảy cao trong chương trình giảng dạy. Môn nhảy cao nằm trong 4 <br />
môn phối hợp (chạy 60m, ném bóng, nhảy cao, chạy 500m nữ, chạy 800m <br />
nam) thi đấu của học sinh trung học cơ sở. Ngoài việc nâng cao còn đưa <br />
tổng số điểm 4 môn phối hợp lên, trong đó tố chất sức mạnh tốc độ có ảnh <br />
hưởng trực tiếp đến hiệu quả nâng cao thành tích môn nhảy cao. <br />
Việc áp dụng một số bài tập nhằm nâng cao sức mạnh tốc độ là <br />
điều kiện cần thiết phát triển con người toàn diện, trực tiếp góp phần nâng <br />
cao hiệu quả học tập. Nhảy cao là một môn điền kinh mà chúng tôi nghiên <br />
cứu để phần nào nâng cao thành tích cho các em để có thể sánh vai cùng <br />
với các trường trong khu vực thành phố. <br />
Thực tế giảng dạy môn Thể dục ở các trường THCS vấn đề dụng <br />
cụ, sân bãi còn đơn giản nhưng để có được thành tích trong tập luyện và thi <br />
đấu đòi hỏi quá trình giảng dạy giáo viên phải hướng dẫn học sinh tuân <br />
thủ nghiêm túc các nguyên tắc quy định, giúp các em nắm bắt và thực hiện <br />
kỹ thuật động tác một cách chính xác, thuần thục.<br />
Các em học sinh cần đạt mức cần thiết về trình độ chuẩn bị thể <br />
lực toàn diện (Sức nhanh, sức mạnh, sức bền; mềm dẻo, khéo léo) để có <br />
đủ sức khoẻ học tập, lao động và tham gia các hoạt động xã hội quan trọng <br />
bên cạnh đó còn cần phải phát hiện bồi dưỡng một số học sinh có năng <br />
khiếu ở môn TT nào đó vào các đội tuyển TT.<br />
Từ lý do trên và thực tiễn cũng căn cứ vào khả năng của mình. Chúng <br />
tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu là :<br />
“MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC SINH <br />
LỚP 9”.<br />
5/ Nội dung nghiên cứu:<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích tổng hợp số liệu thu thập <br />
được qua quá trình quan sát, phỏng vấn, nghiên cứu lựa chọn để xác định <br />
đúng các bài tập sức mạnh tốc độ có tác dụng tốt, phù hợp với học sinh <br />
nam lứa tuổi 14 15 trường THCS.<br />
Từ những bài tập được nghiên cứu, lựa chọn chúng tôi tiến hành áp <br />
dụng vào học sinh nam lứa tuổi 14 15 trường THCS để đánh giá khách <br />
quan các bài tập đó.<br />
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đề tài đặt ra, chúng tôi đi sâu vào <br />
giải quyết các nhiệm vụ sau :<br />
Nhiệm vụ 1 : Tìm hiểu về thực trạng giảng dạy và đặc điểm của <br />
học sinh nam lứa tuổi 14 15 trường trường THCS.<br />
5<br />
<br />
<br />
Nhiệm vụ 2 : Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển sức <br />
mạnh tốc độ cho học sinh nam lứa tuổi 14 15 trường trường THCS.<br />
5.1 Giải quyết nhiệm vụ 1: <br />
Tìm hiểu thực trạng giảng dạy và cơ sở để lựa chọn một số bài <br />
tập giáo dục sức mạnh tốc độ :<br />
5.1.1 Thực trạng giảng dạy của trường THCS <br />
Trong trường có 28 lớp từ lớp 6 đến lớp 9, với 04 giáo viên thể <br />
dục, theo chương trình của Bộ 2 tiết / 1 tuần của bộ môn thể dục cho mỗi <br />
lớp.<br />
Đối với môn thể dục trong trường do điều kiện cơ sở vật chất <br />
thiếu thốn, thời gian hạn chế nên các thầy giáo chưa áp dụng được các bài <br />
tập bổ trợ và các bài tập phát triển các tố chất thể lực cho các em nên các <br />
năng lực tố chất chưa được phát huy tối đa. Ở đó trong quá trình học chủ <br />
yếu là kỹ thuật, chưa khai thác được thành tích của các em nên trong quá <br />
trình học của các em không có động lực để kích thích các em hoạt động <br />
một cách tích cực có hiệu quả. Đặc biệt đối với môn nhảy cao, điểm để <br />
kích thích các em hoạt động tích cực là nâng cao dần mức xà nhưng do điều <br />
kiện trang thiết bị dụng cụ không đảm bảo nên chỉ cho các em nhảy ở mức <br />
xà thấp đảm bảo độ an toàn trong quá trình kiểm tra chỉ chấm điểm kỹ <br />
thuật.<br />
* Đặc điểm tâm sinh lý, giải phẩu cho học sinh lứa tuổi 14 15:<br />
Ở lứa tuổi này các em có một đặc điểm nổi bật là chuẩn bị bước vào <br />
thời kỳ dậy thì gây nên những thay đổi đột ngột trong hoạt động sống của <br />
cơ thể, cơ sở của sự thay đổi đó là quá trình phát triển phức tạp các hệ <br />
thống cơ quan trong cơ thể biểu hiện.<br />
+ Về giải phẩu sinh lý :<br />
Các em ở lứa tuổi 14 15 cơ thể phát triển nhanh nhưng vẫn chưa <br />
hoàn thiện như người lớn, đây là thời kỳ dài người lần thứ 2 với sự tăng <br />
nhanh về chiều cao, tứ chi dài ra, nội quan phát triển mạnh cụ thể.<br />
Hệ xương: Bộ xương của các em lớn lên một cách đột ngột cả về <br />
chiều dài lẫn bề dày. Tuy nhiên sự phát triển đó không đều, hệ sụn ở các <br />
khớp đang đòi hỏi điều kiện tốt nhất để phát triển và tồn tại, các xương <br />
cột sống, xương tứ chi phát triển nhanh trong khi xương lồng ngực lại phát <br />
triển chậm do vậy lồng ngực hẹp so với chiều cao, đàn tính xương giảm, <br />
độ giản của xương tăng do hàm lượng canxi, phốt pho, magiê trong xương <br />
tăng.<br />
Hệ cơ : Hệ cơ cũng tăng nhanh nhưng chậm hơn so với hệ xương. <br />
Khối lượng và đàn tính của cơ tăng lên, chủ yếu là cơ dài và cơ nhỏ. Do sự <br />
mất cân đối hệ cơ và xương nên các em ở lứa tuổi này khả năng phối hợp vận <br />
động bị giảm sút.<br />
6<br />
<br />
<br />
Thời kì này sức mạnh của cơ bắp tăng lên nhưng chưa kèm theo sự <br />
phát triển sức bền. Sự không trùng hợp này thường trở thành nguyên nhân <br />
căng thẳng cơ bắp quá mức khi tập luyện với lượng vận động lớn, dễ dẫn <br />
đến mệt mỏi.<br />
Hệ thần kinh: Mặc dù hệ thần kinh giai đoạn này đã có sự biến đổi <br />
về chất nhưng chức năng của nó chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa có khả <br />
năng chịu đựng những kích thích mạnh đơn điệu kéo dài, lúc này số lượng <br />
và độ phức tạp liên hợp giữa các bộ phận khác nhau của nảo tăng lên, các <br />
trung khu ngôn ngữ đọc, viết tiếp tục phát triển, hưng phấn chiếm ưu thế <br />
vì vậy khi học tập các em dễ tập trung tư tưởng nhưng nếu thời gian kéo <br />
dài, hình thức hoạt động đơn điệu sẽ làm thần kinh chóng mệt mỏi dẫn <br />
đến phân tán sự chú ý.<br />
Hoạt động thần kinh linh hoạt là điều kiện dễ dàng để hình thành phản xạ <br />
có điều kiện do vậy nội dung tập luyện phải phong phú, giảng giải và làm <br />
mẫu phải có trọng tâm chính xác, đúng lúc đúng chỗ.<br />
Hệ tuần hoàn : Đang phát triển mạnh, nhịp độ phát triển của tim <br />
vượt nhịp độ phát triển của toàn thân. Công suất hoạt động của tim vượt <br />
khả năng chịu đựng của các khoang động mạchvẫn còn chưa phát triển <br />
lắm. Vì vậy khi hoạt động cơ bắp huyết áp tăng lên một cách đáng kể.<br />
Do đặc điểm nêu trên trẻ em lứa tuổi này không nên sử dụng các bài tập <br />
sức mạnh quá mức. Cần lưu ý nguyên tắc tăng dần lượng vận động, tránh <br />
tăng đột ngột gây nguy hiểm đến chức năng và sự phát triển của hệ tuần <br />
hoàn.<br />
Hệ hô hấp : Phổi chưa phát triển toàn diện, thế nang còn nhỏ, dung <br />
lượng phổi còn bé, cơ hô hấp còn yếu vì vậy khi hoạt động các em thở <br />
nhiều nhanh nên chóng mệt mỏi.<br />
+ Về mặt tâm lý: Ở lứa tuổi này các em xuất hiện biểu tượng hình <br />
như mình không còn bé nữa. Đó là sự dự báo một thời kỳ mới “Cảm giác <br />
trưởng thành thời kỳ này đem lại cho các em những cảm xúc, ý nghĩa hứng <br />
thú và tính cách mới mẻ mà thường bản thân các em không ý thức được “.<br />
Do ảnh hưởng của giáo dục và học tập cũng như sự phát triển của <br />
hệ thần kinh nên vai trò của hệ thống tín hiệu 2 được nâng cao rõ rệt dẫn <br />
đến khả năng tư duy trừu tượng và lập luận phát triển mạnh. Bên cạnh đó <br />
sự thay đổi đột ngột và không đồng đều của các bộ phận, cơ quan trong cơ <br />
thể là nguyên nhân làm cho các em dễ có cảm xúc mệt mỏi hoạt động phản <br />
xạ ức chế không ổn định. Có lúc quy trình hưng phấn mạnh hơn ức chế <br />
khiến cho các em không tự chủ được, thiếu sự kiềm chế, hung hăng, mất <br />
thăng bằng. Trong hoạt động vận động thường có những động tác thừa, <br />
lóng ngóng, vụng về, khả năng phối hợp kém.<br />
Do vậy nếu chúng ta nắm bắt được tâm lý của tuổi dậy thì thì chúng <br />
ta có thể khắc phục được những biểu hiện tiêu cực và có thể khơi dậy <br />
7<br />
<br />
<br />
những yếu tố tích cực trong hoạt động thể chất và tâm hồn của các em, <br />
giúp các em giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống.<br />
Cũng ở lứa tuổi này trí nhớ của các em có nhiều biến đổi căn bản, <br />
năng lực ghi nhớ có chủ định tăng lên rõ rệt, hiệu quả ghi nhớ nâng cao. <br />
Ngoài ra sự thay đổi trong các mối quan hệ dần dần hình thành tính cách <br />
của các em. Quan hệ với người lớn các em đã được tin cậy hơn, có khuynh <br />
hướng học tập người lớn về vốn hiểu biết và cách cư xử với bạn bè, thích <br />
hoạt động và sống tập thể, chú trọng danh dự và tự hào về tập thể, tính <br />
độc lập phát triển nhanh.<br />
Tuy vậy các em cũng có thể bị môi trường bên trong tác động, đôi khi <br />
dẫn đến những xúc động quá mạnh như : Vui quá trớn ... và đa số các <br />
trường hợp ở tuổi thiếu niên thường đánh giá cao hơn những phẩm chất <br />
của mình.<br />
Từ những cơ sở tâm lý nêu trên nên trong quá trình giảng dạy các bài <br />
tập thể chất cần phải hình thành động tác thật chính xác bởi các em tiếp <br />
thu kỹ thuật rất nhanh. Giờ lên lớp cần phải luôn chú ý theo dõi sao cho các <br />
em không thực hiện vượt mức lượng vận động đã định. Nội dung giảng <br />
dạy cần phải phong phú để duy trì sự hưng phấn của các em, khơi dậy tinh <br />
thần tập thể qua các cuộc thi đấu.<br />
Trên đây là phần sơ lược tất cả các đặc điểm tâm sinh lý, giải phẩu <br />
của các em lứa tuổi 14 15 có liên quan đến các vấn đề nghiên cứu, là cơ <br />
sở quan trọng để chúng tôi lựa chọn một số bài tập cơ bản nhằm phát triển <br />
sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy trong môn nhảy cao.<br />
5.1.2 Cơ sở lý luận của việc lựa chọn một số bài tập phát triển <br />
sức mạnh tốc độ :<br />
Sức mạnh là năng lực khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề <br />
kháng lại nó bằng sự nổ lực cơ bắp, sức mạnh tốc độ là hình thức biểu <br />
hiện của sức mạnh là khả năng hệ thống tuần hoàn thần kinh cơ bắp khắc <br />
phục sự đề kháng với tốc độ co duỗi lớn nhất của cơ bắp. Theo các nhà lý <br />
luận chuyên ngành điền kinh cho rằng : Muốn phát triển sức mạnh tốc độ <br />
cho lứa tuổi trẻ trước hết cần phát triển hệ thống dẫn truyền vận động và <br />
hệ cơ tính linh hoạt của quá trình thiết lập sự ổn định của hệ thống thần <br />
kinh tạo điều kiện tốt cho sự phát triển sức mạnh tốc độ có cơ sở khoa học <br />
chúng tôi đã đi sâu tìm hiểu nghiên cứu cơ chế sinh lý của tố chất sức <br />
mạnh.<br />
Lực tối đa mà con người có thể sinh ra một mặt phụ thuộc vào đặc <br />
tính sinh cơ của động tác, khả năng thu hút các nhóm cơ lớn nhất hoạt <br />
động, mức độ hoạt động của cơ bị quy định bởi 2 yếu tố :<br />
Xung động từ các nơron thần kinh vận động trong sừng trước tuỷ <br />
sống đến cơ.<br />
8<br />
<br />
<br />
Phản ứng cơ : Tức là lực do nó sinh ra để đáp lại xung động thần <br />
kinh phản ứng của cơ phụ thuộc vào thiết diện sinh lý và đặc điểm cấu <br />
trúc của nó ảnh hưởng dinh dưỡng của thần kinh trung ương thông qua hệ <br />
thống Adrenalin giao cảm. Độ dài của cơ tại thời điểm đó kích thích và <br />
một nhân tố khác, cơ chế chủ đạo cho phép thay đổi tức thời, mức độ hoạt <br />
động của cơ là đặc điểm của xung động li tâm. <br />
Sự thay đổi mức độ hoạt động của cơ được hoạt động bằng hai <br />
cách:<br />
Huy động số lượng khác nhau các đơn vị vận động và hoạt động.<br />
Thay đổi tần số xung động ly tâm trong căng cơ tối đa trong đó cơ <br />
thể 5 6 đến 5 40 xung đột.<br />
Nếu lực do cơ phát huy chỉ vào khoảng 20 80% khả năng tối đa của <br />
nó thì cơ chế điều hoà số lượng sợi cơ có ý nghĩa cơ bản, điều đó có nghĩa <br />
lực kích thích nhỏ (trọng lượng nhỏ) thì chỉ số ít sợi cơ hoạt động tích cực <br />
trong trường hợp lực do cơ phát huy đạt giá trị tối đa, cơ thể xảy ra một <br />
cách điều hoà thứ ba đồng bộ hoá hoạt động của các sợi cơ ở những người <br />
không tập luyện không quá 2% xung đột đồng bộ với nhau. Cùng với sự <br />
phát triển của trình độ tập luyện, khả năng đồng bộ tăng lên rất nhiều.<br />
Từ cơ sở trên cho ta thấy việc lựa chọn những bài tập nhằm giáo dục sức <br />
mạnh tốc độ là vô cùng quan trọng.<br />
Qua nghiên cứu chúng tôi đã tìm ra những bài tập vận dụng nhằm <br />
phát triển sức mạnh tốc độ.<br />
Bật cao bằng hai chân lên cao về trước.<br />
Ném hoặc đẩy bằng hai tay với tạ bóng nhồi.<br />
Động tác gập duỗi nhanh của tay, chân, thân mình có thêm trọng <br />
lượng nhẹ.<br />
Các bài tập với phụ tải.<br />
Các bài tập bổ trợ chuyên môn: Chạy ngắn, nhảy ném, đẩy, như <br />
xuất phát thấp, đạp sau, nhảy dây, ném đẩy bằng hai tay.<br />
Tổ lặp lại thường xuyên ở những bài tập cơ bản của những môn <br />
này bài toán thời điểm giậm nhảy, động tác ném đẩy.<br />
Những bài tập vận dụng theo phương pháp lặp lại mang ý nghĩa như:<br />
Cường độ cao.<br />
Khối lượng thấp.<br />
Quãng nghỉ ngắn.<br />
Thời gian thực nghiệm ngắn.<br />
Đối với từng thành phần sức mạnh tốc độ đánh giá theo hướng dưới <br />
đây:<br />
+ Phát triển sức mạnh ném đẩy :<br />
9<br />
<br />
<br />
Số lần lặp lại từ (8 12) lần / tổ, tổng số lần lặp lại 80 120 lần. <br />
Thời gian thực hiện là khoảng 20 phút, quãng nghỉ giữa các tổ 1 đến 2 phút, <br />
phân nhỏ trong khi thực hiện các bài tập 1 đến vài giây.<br />
+ Phát triển sức mạnh nhảy:<br />
Số lần lặp lại từ (2 6) lần / tổ. Tổng số 80 100 l ần l ặp l ại ở th ời <br />
gian thực hiện bài tập khoảng 20 phút, quãng nghỉ giữa các tổ khoảng 1 2 <br />
phút. Phân nhỏ trong khi thực hiện các bài tập 1 đến vài giây.<br />
Bài tập phát triển sức nhanh.<br />
Bài tập chạy biến tốc 50m nhanh 50m chậm.<br />
Thông thường những bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ <br />
thường sử dụng những bài tập động lực với trọng lượng khoảng 20 30% <br />
trọng lượng tối đa , cường độ xử dụng rất cao có khi tới giới hạn tối đa. <br />
Thời gian thực hiện được chia theo tổ với người tập không quá 4 tổ trong <br />
các bài tập giữa mỗi tổ có quãng nghỉ 2 3phút. Thực hiện các bài tập nhẹ <br />
nhàng, thả lỏng, khối lượng mỗi buổi tập phụ thuộc vào mục đích và <br />
nhiệm vụ phát triển sức mạnh tốc độ thì thời gian thực hiện động tác bật <br />
cao tại chỗ liên tục 20 30 lần với khối lượng lớn, quãng nghỉ dài. Nếu <br />
hoạt động tính tổng thời gian trong một giáo án tối đa là 20 phút là hợp lý <br />
nhất. Vì vậy muốn phát huy hết khả năng một lần bật nhảy mạnh, nhanh <br />
được biểu hiện hợp lý giữa thả lỏng và co cứng. Tính nhịp điệu thả lỏng <br />
của tần số, biên độ bước nhảy và kỹ thuật chạy đúng là vô cùng quan <br />
trọng trong việc nâng cao hiệu quả phát triển sức mạnh tốc độ.<br />
Để giúp cho việc lựa chọn áp dụng tốt những bài tập giáo dục sức <br />
mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích cho môn nhảy cao của học sinh lứa <br />
tuổi 14 15 chúng tôi đã nghiên cứu các bài tập sức mạnh tốc độ rồi liệt kê <br />
các bài tập đó vào phiếu phỏng vấn và lấy ý kiến trả lời đánh giá mức độ <br />
tác động của các bài tập sức mạnh tốc độ đối với học sinh lứa tuổi 14 15 <br />
thông qua ý kiến trả lời của các giáo viên đã qua thực tiễn giảng dạy và <br />
huấn luyện môn điền kinh, đặc biệt là môn nhảy cao chúng tôi đã thu được <br />
kết quả phỏng vấn trên 10 giáo viên, huấn luyện viên và chúng tôi lựa chọn <br />
những bài tập sức mạnh tốc độ có tác dụng tốt phù hợp với học sinh lứa <br />
tuổi 14 15 với số phiếu chiếm 50% trở lên.<br />
Kết quả phương pháp phỏng vấn<br />
Để giúp chúng tôi lựa chọn được những bài tập phát triển tốc độ<br />
chúng tôi đã dựa trên nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi 14-<br />
15, tài liệu chuyên môn, tiến hành phỏng vấn và hỏi ý kiến 20 giáo<br />
viên dạy TDTT có thâm niên công tác tại các trường THCS của huyện<br />
Số lượng hỏi 20<br />
TT Nội dung bài tập áp dụng Trả lời %<br />
1 Bài tập chạy tốc độ cao thực hiện 5 lần , nghỉ 20 100<br />
giữa các lần 5’<br />
10<br />
<br />
<br />
2 Bài tập đứng lên ngồi xuống cõng người 1 5<br />
3 Bài tập đạp sau nhanh thực hiện 5 lần , nghỉ giữa 2 10<br />
các lần 34’<br />
4 Bài tập chạy biến tốc 50m nhanh 50m chậm 5 25<br />
5 Bài tập bật nhảy trên cát tại chỗ 20 lần x 3 tổ , nghỉ 6 30<br />
giữa các tổ 4’<br />
6 Bài tập chạy nâng cao đùi tại chỗ 5 lần có tín 20 100<br />
hiệu chạy nhanh1015 mét ( thực hiện 10 lần) <br />
nghỉ giữa các lần 34’<br />
7 Bài tập nhảy 3 bước không đà thực hiện 5 lần x 2 4 20<br />
tổ , nghỉ giữa các lần 3’<br />
8 Bài tập chạy 2060m tốc độ cao , thực hiện 5 lần 19 95<br />
x 2 tổ , nghỉ giữa các lần 58’, giữa các tổ 12’<br />
9 Bài tập với tín hiệu: nghe tín hiệu chạy nhanh 8 15 75<br />
10m rồi chậm lại chờ nghe tín hiệu tiếp , thực <br />
hiện 1015 lần x 2 tổ , nghỉ giữa các lần 58’, <br />
giữa các tổ 5’<br />
1 Trò chơi vận động( chia 2nhóm, 10 người/nhóm) <br />
0 thi đấu các nội dung ở cự li 2025m , nghỉ giữa 18 90<br />
các lần 810’ :<br />
Đi: nâng cao đùi ; về : chạy nhanh<br />
Đi: chạy đạp sau ; về :chạy nhanh<br />
Đi : chạy gót chạm mông ; về :chạy <br />
nhanh<br />
Đi : chạy lò cò ; về :chạy nhanh<br />
1 Bài tập gánh tạ đạp sau 30m , thực hiện 5 lần nghỉ 6 30<br />
1 giữa các lần 3’<br />
1 Bài tập chạy tốc độ cao 2x(15+25+25+15m) thực 19 95<br />
2 hiện 5 lần x 2 tổ , nghỉ giữa các lần 58’, giữa các <br />
tổ 12’<br />
1 Bài tập nhảy đổi chân ở độ cao 2030cm , 15 lần 5 25<br />
3 x 3 tổ , nghỉ giữa các tổ 4’<br />
1 Bài tập chạy xuất phát cao 40m thực hiện 3 lần x 17 85<br />
4 3 tổ, nghỉ giữa các lần 5’ , giữa các tổ 15’<br />
1 Bài tập chạy với người chạy nhanh hơn 50m , 18 90<br />
5 thực hiện 34 lần nghỉ giữa các lần 5’<br />
<br />
1 Bài tập chạy lặp lại cảm giác tốc độ 5 x 80m 7 35<br />
6 nghỉ giữa 34’<br />
1 Bài tập nhảy lò cò 20m thực hiện 5 lần , nghỉ 5 25<br />
7 giữa 34’<br />
11<br />
<br />
<br />
1 Bài tập chạy đạp sau tại chỗ tay vịn hàng rào với 12 60<br />
8 tần suất tối đa 810’ x 4 5 lần , nghỉ giữa 5’<br />
1 Bài tập chạy lặp lại cảm giác tốc độ 5 x 120m 9 45<br />
9 nghỉ giữa 56’ <br />
2 Bài tập bật nhảy qua rào (810 rào) x 4 – 6 lần , 8 40<br />
0 nghỉ giữa 3’ .<br />
<br />
Qua kết quả phiếu phỏng vấn thu được, chúng tôi đã lựa chọn những <br />
bài tập được nhiều giáo viên sử dụng ( 85% trở lên) để áp dụng vào giáo <br />
dục cho đội tuyển điền kinh nam của trường THCS như sau :<br />
<br />
Số lần Quãng <br />
TT Nội dung bài tập lặp lại nghỉ Mục đích yêu cầu<br />
1 Bài tập chạy tốc độ cao 5 lần 5’ nhanh nhưng không <br />
30m giật cục<br />
2 Bài tập chạy nâng cao 10 34’ khi nghe tín hiệu <br />
đùi tại chỗ 5 lần có tín chính xác > phản ứng <br />
hiệu chạy nhanh1015 ngay lập tức .<br />
mét <br />
3 Bài tập chạy 2060m 5 lần 58’, nhanh nhưng không <br />
tốc độ cao giữa giật cục<br />
tổ 12’<br />
4 Trò chơi vận động thi 2nhóm, 810’ Yêu cầu tham gia <br />
đấu các nội dung ở cự li 10 chơi tích cực thả lỏng <br />
2025m người/nh các bộ phận không <br />
óm) tham gia hoạt động<br />
5 Bài tập chạy tốc độ cao thực hiện 58’, Chạy với tốc độ tối <br />
2x(15+25+25+15m) 5 lần x 2 giữa đa<br />
tổ tổ 12’<br />
6 Bài tập chạy xuất phát thực hiện 5’, khi nghe tín hiệu xuất <br />
cao 40m 3 lần x 3 giữa phát > phản ứng <br />
tổ tổ 15’ ngay lập tức và chạy <br />
với tốc độ tối đa<br />
7 Bài tập chạy với người 34 lần 5’ Chạy với tốc độ tối <br />
chạy nhanh hơn 50m đa<br />
<br />
5.2 Giải quyết nhiệm vụ 2:<br />
Đề xuất một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao <br />
hiệu quả giậm nhảy trong môn nhảy cao cho học sinh lứa tuổi 14 15 <br />
trường trung học cơ sở <br />
12<br />
<br />
<br />
Sau khi lựa chọn và xác định hệ thống bài tập dựa trên thực trạng về <br />
cơ sở vật chất (sân bãi, dụng cụ) cũng như hoạt động TDTT của trường <br />
trường THCS , cùng với sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô, huấn <br />
luyện viên về các bài tập nêu trên chiếm tỷ lệ khá cao để sử dụng vào việc <br />
giáo dục sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu quả giậm nhảy để nâng cao <br />
thành tích trong môn nhảy cao và từ thực tiễn các thầy cô đã nhận xét đánh <br />
giá qua phiếu phỏng vấn, chúng tôi thấy các bài tập ấy phù hợp với đặc <br />
điểm tâm sinh lý lứa tuổi và trong giáo dục tố chất sức mạnh tốc độ cho <br />
các em sử dụng các bài tập này là hợp lý. Mong rằng các thầy cô khi giảng <br />
dạy lưu ý sử dụng các bài tập này để huấn luyện viên giảng dạy cho các <br />
em đạt kết quả tốt.<br />
6. Kết quả thực hiện:<br />
Việc thực hiện nội dung học theo “MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN <br />
SỨC NHANH CHO HỌC SINH LỚP 9” trong giờ học có chất lượng đáp <br />
ứng yêu cầu về phát triển thể lực của học sinh thì phải chuẩn bị đầy đủ <br />
các thiết bị cần thiết. Mỗi nội dung học đều phải mang hình thức thi đấu <br />
thì mới gây hưng phấn và mới phát huy tính tự giác tích cực, tính sáng tạo <br />
và sự quyết tâm của các em. Chính và vậy đã tạo nên khí thế thi đua sôi nỗi <br />
giữa các tổ<br />
Từ những thực tế qua giảng dạy trên lớp mà tôi đã phân tích, tổng hợp về <br />
phương pháp dạy học tích cực, cũng như sự kết hợp tổ chức các trò chơi <br />
thi đấu giữa các nhóm được vận dụng trong mỗi tiết học là rất cần thiết và <br />
bổ ích. Mặc dù thực trạng các trường còn gặp rất nhiều khó khăn về sân <br />
tập và dụng cụ chưa được giải quyết kịp thời. Song đó mới chỉ là tạm thời, <br />
tôi tin rằng nếu chúng ta cố gắng tìm ra biện pháp khắc phục thì sẽ vượt <br />
qua tất cả.<br />
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu thông qua quá trình phỏng <br />
vấn toạ đàm, quan sát sư phạm cho phép chúng tôi rút ra những kết quả <br />
sau:<br />
Việc tập luyện phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao hiệu <br />
quả giậm nhảy và yếu tố cần thiết để nâng cao thành tích môn nhảy cao <br />
vừa nâng cao trình độ thể lực góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con <br />
người phát triển toàn diện.<br />
Ở lứa tuổi 14 15 là giai đoạn phù hợp để phát triển sức mạnh tốc <br />
độ, việc lựa chọn các bài tập phù hợp góp phần vào quá trình giảng dạy <br />
TDTT cho học sinh trung học cơ sở sẽ đem lại hiệu quả tốt.<br />
a. Về phía học sinh :<br />
Mức Nội dung Nam Nữ<br />
kiểm tra 8/1 8/2 8/3 8/4 8/1 8/2 8/3 8/4<br />
Đạt 1.Chạy60m(s 10.5 10.0 10.5 10.0 11.2 11.0 11.5 11.3<br />
) 205 200 205 200 170 175 170 175<br />
13<br />
<br />
<br />
2. Bật xa(cm) 10 9 8 8 5 4 5 5<br />
3. Nhảy cao <br />
Khá 1.Chạy60m(s 9.5 9.7 9.6 9.5 10.8 10.5 10.5 10.4<br />
) 215 210 210 220 185 180 180 182<br />
2. Bật xa(cm) 14 15 14 13 7 7 6 7<br />
3. Nhảy cao <br />
Giỏi 1.Chạy60m(s 9.0 9.2 8.5 8.3 9.8 9.8 10.0 9.7<br />
) 215 210 210 220 195 195 190 190<br />
2. Bật xa(cm) 18 17 16 18 8 8 9 9<br />
3. Nhảy cao <br />
Kết quả kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của khối 8 năm học <br />
2014 – 2015<br />
Tổng số học sinh 4 lớp 8 : 93 học sinh<br />
Trong đó : Đạt mức giỏi: 39 em tỉ lệ <br />
Đạt mức khá: 43 em tỉ lệ <br />
Đạt mức đạt: 11 em tỉ lệ <br />
b. Về giáo viên :<br />
Bản thân tôi sau khi nghiên cứu, áp dụng đề tài. Tôi thấy đa số các <br />
tiết dạy của mình đều đạt được mục tiêu đề ra, học sinh hứng thú học tập, <br />
tích cực làm mẫu, nhận xét thích được thầy bạn khen. Khi tiết dạy kết thúc <br />
giáo viên thấy nhẹ nhàng nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. <br />
7/ Kết luận:<br />
Sau một thời gian nghiên cứu nghiên cứu tài liệu chuyên môn và thực <br />
tiễn chúng tôi đi đến kết luận sau để nâng cao thành tích cho đội nam điền <br />
kinh trường THCS, cần lựa chọn các bài tập : <br />
Bài tập chạy tốc độ cao 30m <br />
Bài tập chạy nâng cao đùi tại chỗ 5 lần có tín hiệu chạy <br />
nhanh1015 mét <br />
Bài tập chạy 2060m tốc độ cao<br />
Trò chơi vận động thi đấu các nội dung ở cự li 2025m <br />
Bài tập chạy tốc độ cao 2x(15+25+25+15m) <br />
Bài tập chạy xuất phát cao 40m <br />
Bài tập chạy với người chạy nhanh hơn 50m <br />
Dựa vào những số liệu cụ thể trên và bằng vốn kinh nghiệm qua <br />
những năm giảng dạy môn thể dục, bản thân tôi cùng với các đồng nghiệp <br />
đi đến một số kết luận như sau:<br />
Các bài tập bổ trợ phải được gắn liến với nội dung trò chơi để kích <br />
thích tinh thần học tập của học sinh.<br />
Phương pháp dạy học tích cực có mối quan hệ hữu cơ với mục tiêu <br />
nội dung và cách đánh giá cả một quá trình về cấu trúc và nội dung, đổi <br />
14<br />
<br />
<br />
mới về nhận thức của mỗi giáo viên, cần coi đây là một việc cần làm, và <br />
cũng đặc ra cho mình một sự quyêt tâm làm bằng được.<br />
Phải coi việc đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ chính của <br />
mình để cố gắng vươn lên tìm tòi sáng tạo, tìm đọc tư liệu tham gia các lần <br />
thao giảng, dự giờ xây dựng tiết dạy để trao đổi kinh nghiệm với nhau, <br />
nhằm học hỏi chức tổ chức lớp học, nắm phương pháp dạy học mới. <br />
Không ngừng nâng cao chất lượng bài soạn ,đúc kết kinh nghiệm <br />
qua thực tế từ đó dần dần cải tiến được phương pháp dạy học mới một <br />
cách hiệu quả nhất .<br />
Tăng cường hoạt động nhóm bằng hình thức thi đấu trò chơi <br />
nhằm kích thích tinh thần thi đua và phát huy tính tích cực tự giác trong học <br />
tập của học sinh<br />
Cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi xen kẽ trong tiết học nhằm tạo <br />
hứng thú trong học tập.<br />
Việc nhận xét, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện thể chất trong <br />
từng buổi học, nội dung học cần chặt chẽ và cụ thể hơn.<br />
Để đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học góp phần <br />
thắng lơi mục tiêu “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân <br />
tài” cho quê hương đất nước, đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp công <br />
nghiệp hóa hiện đại hóa thì mỗi giáo viên chúng ta cần nâng cao hơn nữa ý <br />
thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp. Chúng ta phải không ngừng học <br />
tập nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn, tích cực đổi mới phương <br />
pháp dạy học, tích lũy kinh nghiệm và áp dụng những sáng kiến của đồng <br />
nghiệp để từng bước nâng cao hiệu quả giờ dạy cũng như chất lượng môn <br />
học.<br />
Mỗi môn học có một đặc thù, riêng môn học thể dục hầu hết là tiết <br />
học thực hành ngoài trời, nếu giáo viên không thường xuyên thay đổi hình <br />
thức phương pháp tập luyện thì sẽ tạo cho học sinh sự nhàm chán dẫn đến <br />
học sinh thiếu hứng thú trong việc lĩnh hội kiến thức mới, tập luyện trong <br />
trạng thái thiếu tập trung, thiếu tự giác, khó khăn trong việc thực hiện kỹ <br />
thuật động tác, hình thành kỹ năng kỹ xảo. Công tác tổ chức quản lý lớp <br />
học sẽ trở nên khó khăn hơn cho giáo viên. Do đó chất lượng tiết học sẽ <br />
không cao. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là công tác đúc <br />
rút, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào quà trình giản dạy của giáo viên <br />
nói chung và giáo viên bộ môn thể dục nói riêng là một việc làm cần thiết, <br />
cần được duy trì thường xuyên<br />
Từ các phương pháp nêu trong đề tài này có ưu điểm không ép buộc <br />
nên các em tập luyện một cách tự giác, tích cực, có ý thức kỷ luật cao hơn. <br />
Đồng thời còn giúp cho mối quan hệ giữa thầy chò trở nên gần gũi hơn, <br />
học trò tôn trọng thầy cô hơn. Việc tổ chức đội hình có khoa học sẽ mang <br />
15<br />
<br />
<br />
lại hiệu quả cao trong các giờ học giảm tối đa chấn thương thường xảy xa <br />
trong giờ học.<br />
Quá trình dạy học môn thể dục trong giáo dục thể chất đòi hỏi người <br />
dạy phải có lòng yêu nghề. Chỉ có yêu nghề mới phát huy tốt các năng lực <br />
của mình. Từ các năng lực đó sẽ đem lại hiệu quả cao trong giáo dục thể <br />
chất. Đó là nâng cao sức khỏe cho người học, bồi dưỡng những phẩm chất <br />
tốt đẹp.<br />
Áp dụng tốt các bài học này giúp người dạy và người học mang lại <br />
hiệu quả cao phù hợp với xu thế đổi mới nội dung và phương pháp dạy <br />
học hiện nay.<br />
Với tinh thần đó tôi luôn có ý thức không ngừng học hỏi, áp dụng <br />
sáng kiến kinh nghiệm vào quá trình dạy học. Trong đó “MỘT SỐ BÀI <br />
TẬP PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC SINH LỚP 9 ” trong thời gian <br />
qua tôi thấy tâm đắc nhất nên tôi đã đem áp dụng và mang lại kết quả khả <br />
quan.<br />
Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi về “MỘT SỐ BÀI TẬP <br />
PHÁT TRIỂN SỨC NHANH CHO HỌC SINH LỚP 9 ” ngoài những vấn <br />
đề trên chúng ta cần tạo trong lớp một tâm lý tốt thi đua, quyết tâm trong <br />
giờ học để phương pháp này có hiệu quả khi áp dụng phương pháp đòi hỏi <br />
người giáo viên phải thường xuyên thay đổi về hình thức thi đua phù hợp <br />
với nội dung giờ dạy, tạo điều kiện cho tất cả học sinh được tập luyện và <br />
thi đua bằng cách sử dụng nhiều hình thức thi đua giữa các tổ đánh giá việc <br />
thi đua của học sinh phải công bằng và khách quan. Có như vậy mới góp <br />
phần giáo dục rèn luyện và nâng cao được sức khoẻ cho học sinh, góp <br />
phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển <br />
một cách toàn diện.<br />
8. Đề nghị :<br />
Từ thực tiễn giảng dạy và kết quả lựa chọn các bài tập trên chúng <br />
tôi có một số đề nghị sau :<br />
Để đạt được những thành tích cao trong các cuộc thi thể thao thì <br />
nên tổ chức thành các đội, nhóm năng khiếu cho các môn thể thao khác <br />
nhau để từ đó có thể tuyển chọn và tập luyện và bồi dưỡng cho các em <br />
được tốt hơn.<br />
Trường cần quan tâm bổ sung và trang bị thêm sân bãi, dụng cụ tài <br />
liệu cũng như các điều kiện cần thiết cho giảng dạy chính khoá và ngoại <br />
khoá của học sinh.<br />
Phải không ngừng phát hiện các em có tố chất, năng khiếu bộ môn <br />
thể dục để xây dựng kế hoạch huấn luyện cụ thể cho từng môn, phù hợp <br />
với lứa tuổi, giới tính và trình độ thể lực của từng học sinh.<br />
16<br />
<br />
<br />
Phải phát triển môn thể thao yêu thích của từng học sinh gây hứng <br />
thú, say mê, tự giác, chịu khó tập luyện TDTT kiên trì. Từ đó giáo viên <br />
hướng dẫn thêm các bài tập ở nhà một cách khoa học để phát triển các tố <br />
chất riêng lẽ bổ sung và hoàn thiện kỹ thuật chạy bền. <br />
Đối với lứa tuổi 14 15 trường THCS các giáo viên thể thao cần <br />
quan tâm đến các biện pháp nhằm phát triển thể lực chung cho các em. <br />
Trong đó đặc biệt chú ý phát triển sức mạnh tốc độ là một trong tố chất <br />
cần thiết trong giai đoạn này. Về lứa tuổi này cần phát triển các tố chất <br />
thể lực chung cho các em đòi hỏi phải có thời gian dài trong khi đó thời gian <br />
học chính khoá môn thể dục của các em lại rất hạn chế, chỉ có 2 giờ/tuần <br />
để việc giảng dạy đạt hiệu quả hơn cần phải tăng thêm số giờ tập cho các <br />
em bằng cách tổ chức hoạt động ngoài giờ.<br />
10. Tài liệu tham khảo :<br />
TT Tên sách Tác giả Nhà XB Năm XB<br />
Lý luận và phương <br />
01 Nguyễn Toán TDTT 1993<br />
pháp TDTT<br />
02 Toán học thống kê Phạm Danh Tốn TDTT 1987<br />
Một số văn kiện nghị <br />
quyết của ngành <br />
03 1990 1995<br />
TDTT đối với giáo <br />
dục và đào tạo<br />
04 Bác Hồ với TDTT PGS. Lê Bữu TDTT 1995<br />
PGS.PTS.Dương Nghiệp Chí<br />
PGS.PTS.Nguyễn Kim Minh<br />
PGS.PTS.Phạm Khắc <br />
Học<br />
05 Điền kinh PTS.Võ Đức Phùng TDTT 1996<br />
PTS.Nguyễn Đại Dương<br />
GV.Nguyễn Văn Quảng<br />
GV.Nguyễn Quang <br />
Hưng<br />
PGS.Trần Đức Dũng<br />
Tuyển tập nghiên PGS.Phạm Danh Tốn<br />
06 TDTT 1994<br />
cứu khoa học PGS.PTS.Nguyễn Xuân Sinh<br />
PGS.Lưu Quang Hiệp<br />
Phạm Ngọc Viễn<br />
Lê Văn Xem<br />
07 Tâm lý học TDTT TDTT 1992<br />
Mai Văn Muôn<br />
Nguyễn Thanh Nữ<br />
08 Sinh lý học TDTT PTS.Lưu Quang Hiệp TDTT 1995<br />
17<br />
<br />
<br />
<br />
Phạm Thị Uyên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11/ Mục lục:<br />
TT TÊN TIÊU ĐỀ TRANG<br />
1 Tên tiêu đề 1<br />
2 Đặt vấn đề 12<br />
3 Cơ sở lý luận 23<br />
4 Cơ sở thực tiễn 34<br />
5 Nội dung nghiên cứu 411<br />
6 Kết qủa nghiên cứu 1112<br />
7 Kết luận 1214<br />
8 Đề nghị 1415<br />
9 Tài liệu tham khảo 16<br />
10 Mục lục 17<br />
<br />
<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
Lê Văn Hùng<br />
18<br />