SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
<br />
Mã SKKN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một số bài tập với bóng<br />
nhằm phát triển thể chất cho học sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lĩnh vực: Thể Dục<br />
Cấp: Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Năm học 2016- 2017<br />
<br />
<br />
<br />
1/12<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1<br />
B. NỘI DUNG 2<br />
1. MỤC ĐÍCH<br />
2<br />
2. NHIỆM VỤ<br />
3. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 2<br />
4. THỰC HIỆN 4<br />
4.1 Dạng trò chơi phát triển sức nhanh 4<br />
4.2 Dạng trò chơi phát triển sức bền- tốc độ 6<br />
4.3 Dạng trò chơi phát triển sức bền 8<br />
5. KẾT QUẢ 10<br />
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 10<br />
1. KẾT LUẬN 10<br />
2. KHUYẾN NGHỊ 11<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2/12<br />
A - PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
TDTT là một bộ phận không thể thiếu được của nền văn hoá nói chung, là<br />
sự tổng hợp các thành tựu khoa học của xã hội. Việc áp dụng các biện pháp<br />
chuyên môn nhằm nâng cao sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ và phát triển các yếu tố<br />
thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo..<br />
Chúng ta đều biết Bóng đá được coi là môn thể thao vua. Từ người già đến<br />
trẻ em từ người giàu đến người nghèo, từ nông thôn đến thành thị, hàng triệu<br />
người trên thế giới đều yêu thích mê say. Nó như món ăn tinh thần hâm nóng<br />
mọi bầu không khí làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn.<br />
Bóng đá là môn thể thao có tác dụng giáo dục con người về mọi mặt cả về<br />
ý chí, nhân cách lẫn thể chất con người. Mặt khác nó còn làm tăng cường tính<br />
hữu nghị và sự hiểu biết giữa các tập thể, các quốc gia và các dân tộc.<br />
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có các giải vô địch quốc gia và có<br />
các giải thi đấu quốc tế từ các giải khu vực, đến các giải châu lục và cao nhất là<br />
các kỳ World cup … Cho dù giải lớn hay nhỏ thì những ánh mắt nụ cười, những<br />
giọt nước mắt sung sướng vì hạnh phúc, nhưng cũng có lúc gục ngã vì sự nuối<br />
tiếc của những pha bóng hay, tất cả, tất cả… chỉ có thể là bóng đá.<br />
Với HS tiểu học dù lứa tuổi còn rất nhỏ nhưng trái bóng đã có sức cuốn hút<br />
các em đến kỳ lạ, nhiều lúc nó có thể chiếm hết tình cảm tâm trí của các em, làm<br />
các em say mê chơi với trái bóng. Dù có năng khiếu hay không thì điều đó<br />
không quan trọng chỉ miễn sao các em được chơi với nó…Chính vì sự yêu thích<br />
của các em học sinh và do đặc thù của môn thể thao vua này là môn thể thao tập<br />
thể nên chúng ta có thể thông qua nó để giáo dục, rèn luyện cho các em những<br />
đức tính cần thiết trong cuộc sống như: Tinh thần tập thể, tính đoàn kết , trí<br />
thông minh sáng tạo, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm, sự quyết đoán... Không<br />
những thế mà qua tập luyện môn thể thao vua này còn giúp các em có một thân<br />
thể khỏe mạnh, phát triển tốt các tố chất thể lực…<br />
Như vậy GDTC trong trường học là một bộ phận tất yếu không thể thiếu<br />
được trong hoạt động giáo dục toàn diện nhằm thực hiện mục tiêu “Giáo dục để<br />
đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao,<br />
thể, mỹ để hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách<br />
và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh những hành trang tốt nhất trước<br />
khi bước vào cuộc sống”.<br />
Với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và thi đấu thể dục thể thao<br />
trong trường Tiểu học, đáp ứng mục tiêu sức khỏe cho học sinh, tôi mạnh dạn<br />
lựa chọn nội dung SKKN “Một số bài tập với bóng nhằm phát triển thể chất<br />
cho học sinh”.<br />
3/12<br />
A. NỘI DUNG<br />
<br />
1. MỤC ĐÍCH<br />
Với tinh thần “Học mà chơi – chơi mà học” đưa ra các trò chơi vận động<br />
vào giờ học sẽ tạo hưng phấn, kích thích niềm say mê, yêu thích và phát huy<br />
tính tích cực của học sinh tạo ra một giờ học thoải mái, bổ ích, ly kỳ và hấp dẫn<br />
đối với học sinh.<br />
<br />
Các môn TDTT Trò chơi vận động<br />
<br />
<br />
Tìm kiếm và bồi dưỡng Tạo hưng phấn, sự thoải<br />
năng khiếu mái trước và sau mỗi giờ<br />
học căng thẳng, phát<br />
triển các tố chất<br />
<br />
Mục đích chủ yếu là: nhằm hình thành và hoàn thiện dần các tố chất thể lực<br />
cho học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn thể dục chính khóa và<br />
ngoại khóa tại trường tiểu học<br />
2. NHIỆM VỤ<br />
- Cho học sinh chơi các trò chơi với bóng (đặc biệt là bóng đá) nhằm phát<br />
triển các tố chất thể lực.<br />
- Đưa ra một số trò chơi mới với bóng đá.<br />
Các trò chơi này phải phù hợp với đặc điểm của từng trường (sân bãi,<br />
dụng cụ…)<br />
3. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH<br />
* Thuận lợi<br />
Đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy môn thể dục của trường có trình độ<br />
chuyên môn vững vàng, thời gian công tác lâu năm đã đúc kết được nhiều kinh<br />
nghiệm trong quá trình giảng dạy, đó là vấn đề thuận lợi cho quá trình hướng<br />
dẫn, giúp đỡ học sinh tập luyện thể dục thể thao.<br />
* Khó khăn<br />
Tuy nhiên trường có 32 lớp mà chỉ có 2 giáo viên thể dục, phải dạy nhiều<br />
tiết trong một tuần nên không tránh khỏi những lúc có tâm lý mệt mỏi và chỉ<br />
muốn dạy đúng, dạy đủ .Do số lượng học sinh trong mỗi lớp đông, thường<br />
xuyên có hai lớp cùng học thể dục trùng nhau, nên một lớp thì học trong nhà thể<br />
chất, một lớp học ngoài trời. Khi thời tiết xấu thì vẫn bị ảnh hưởng đến luyện<br />
tập của các em, vì nhà thể chất không đủ cho cả hai lớp tập.<br />
<br />
4/12<br />
Cho nên, để dạy được một tiết thể dục gây được nhiều hưng phấn, thích<br />
thú, giáo viên phải thật sự tâm huyết, yêu trẻ yêu nghề. Trong môn thể dục, để<br />
có một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú tập luyện,<br />
nắm vững được nội dung bài học, đảm bảo tốt chất lượng môn học giáo viên cần<br />
sử dụng nhiều biện pháp, hình thức thực hiện phong phú.<br />
4. THỰC HIỆN<br />
Trong hệ thống giáo dục thể chất ở trường học phổ thông ngày nay, mục<br />
đích chung là phải hoàn thiện thể chất liên tục ở mỗi giai đoạn, lứa tuổi của học<br />
sinh và đảm bảo khi kết thúc thời gian học tập phải đạt được mức độ cần thiết về<br />
trình độ thể lực toàn diện, về các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức<br />
bền, mềm dẻo và khéo léo. Trong một chừng mực nhất định các tố chất đó sẽ<br />
được hoàn thiện dần theo chương trình học tập thể dục thể thao ở trường học.<br />
Song sự tác động có chủ đích đối với từng tố chất thể lực lại được ưu tiên theo<br />
từng lứa tuổi.<br />
Hiện nay, trong trường phổ thông, bộ môn giáo dục thể chất đó được quan<br />
tâm nhiều hơn trước, từ 1 tiết/tuần nay là 2 tiết/ tuần, cơ sở vật chất đã được cải<br />
thiện…<br />
Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đó luôn luôn quan tâm đến hoạt động thể<br />
dục thể thao phong trào ở lứa tuổi học sinh như: tổ chức các giải thi đấu, các<br />
môn thể thao như bóng đá, bóng ném, đá cầu, bóng bàn, điền kinh … Hội khỏe<br />
Phù Đổng cũng đã được triển khai thường xuyên, vừa tạo nên sức hút đối với<br />
học sinh, vừa có tác dụng thiết thực rèn luyện thể chất và phát hiện, bồi dưỡng<br />
nhân tài cho đất nước.<br />
Ngoài ra việc luyện tập thể dục thể thao theo đúng chương trình bắt buộc<br />
trong trường học thì các em có phần dè dặt do yêu cầu tổ chức, kỷ luật cao cũng<br />
như nội dung tập luyện đơn điệu đó là đặc điểm các môn thể thao mang tính chu<br />
kì như chạy, nhảy, ném và thể dục cơ bản. Hầu hết các môn thể thao không chu<br />
kì và các môn thể thao đối kháng các em tham gia tập luyện một cách tích cực.<br />
Đa phần các em học sinh nam thích vận động hơn các em học sinh nữ. Vì vậy,<br />
vấn đề đặt ra ở đây là khi giảng dạy, bên cạnh những nội dung bắt buộc của<br />
chương trình thì người giáo viên cần phải tổ chức các trò chơi vận động nhằm<br />
kích thích tính hưng phấn, niềm say mê, yêu thích của các em trong mỗi giờ học,<br />
đặc biệt là các trò chơi với bóng.<br />
Bên cạnh đó, khi giảng dạy các lớp khác nhau cần phải căn cứ vào đặc<br />
điểm của từng đối tượng mà giáo viên đưa ra những phương pháp phù hợp cũng<br />
như thay đổi hình thức tập luyện sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của<br />
<br />
<br />
5/12<br />
đối tượng để bài tập không đơn điệu, gây được hứng thú học tập trong học sinh<br />
để giờ học đạt hiệu quả tốt.<br />
Điều đặc biệt là khi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi, người giáo viên cần<br />
quan tâm, chú ý chia đều nhóm các em có năng khiếu tốt, nhanh nhẹn và các em<br />
có năng khiếu trung bình, giúp các em càng phát huy được hết năng lực của<br />
mình cũng như dần hoàn thiện, nâng cao kĩ thuật, động tác. Còn đối với nhóm<br />
các em có năng khiếu chưa tốt, có thể yêu cầu kĩ thuật đơn giản hơn giúp các em<br />
hình thành kĩ năng vận động.<br />
Ở lứa tuổi này, các em rất hiếu động, hoạt động thần kinh hưng phấn chiếm<br />
ưu thế nhiều hơn nhất là các hoạt động mang tính thi đua. Các em tham gia rất<br />
tích cực và có khả năng bắt chước tốt nhưng khả năng tư duy còn chưa cao nên<br />
sự chú ý rất dễ bị phân tán, chóng mệt mỏi.<br />
Nổi bật ở lứa tuổi này, các em tiếp thu cái mới nhanh hơn nhưng lại rất<br />
chóng chán, chóng quên và rất ngại hoạt động (do sự thay đổi về tâm sinh lí).<br />
Các em rất dễ bị môi trường bên ngoài tác động, tạo nên sự đánh giá quá cao<br />
vào khả năng của mình. Nhất là khi thành công một việc gì đó, các em thường tỏ<br />
ra kiêu căng, tự mãn. Ngược lại nếu chỉ thất bại tạm thời một lần thì lại tự ti, dễ<br />
bỏ cuộc. Sự đánh giá quá cao đó sẽ gây tác dụng không tốt trong tập luyện thể<br />
dục thể thao.<br />
Vì vậy, khi tiến hành công tác giáo dục thể dục thể thao cho lứa tuổi này,<br />
chúng ta cần uốn nắn, nhắc nhở, chỉ bảo và động viên nhẹ nhàng các em để các<br />
em hoàn thành tốt bài tập khi tiếp thu bài chậm. Từ đó mà các em không cảm<br />
thấy chán nản, có định hướng đúng và hiệu quả bài tập được nâng cao giúp các<br />
em tự tin trong tập luyện.<br />
Do vậy, để phát triển các tố chất của học sinh ở lứa tuổi này đòi hỏi người<br />
giáo viên phải đưa ra những bài tập, lượng vận động sao cho phù hợp.<br />
4.1 Dạng trò chơi phát triển sức nhanh<br />
- Trò chơi “Tiếp sức qua đường hầm”<br />
Chia làm 2, 3, 4 nhóm, mỗi đội đứng thành hàng dọc sát nhau, chân mở<br />
rộng.<br />
Khi có hiệu lệnh em đầu hàng lăn bóng qua đường hầm (do chân đồng đội<br />
dạng rộng), em cuối hàng nhận bóng, dẫn bóng vòng sang bên phải của hàng<br />
mình lên đầu hàng.<br />
Tiếp tục lăn dọc “đường hầm” trong khi em đứng đầu hàng lúc trước mở<br />
rộng chân. Cứ thế, các đội thi đua với nhau, đội nào có em cuối cùng thực hiện<br />
xong trước, đội đó thắng.<br />
<br />
<br />
6/12<br />
- Trò chơi “Ném bóng tiếp sức”<br />
Mỗi đội đứng thành một hàng dọc trước mỗi hàng khoảng 8m có một em<br />
đứng cầm bóng. Khi có hiệu lệnh em này ném bóng cho em đầu hàng (ném bóng<br />
bằng 2 tay). Em này nhận bóng và nhanh chóng ném bóng trả lại rồi chạy về<br />
cuối hàng… Cứ thế tiếp tục chơi, đội nào trở về đội hình đầu tiên nhanh nhất thì<br />
đội đó thắng.<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
- Trò chơi “Dẫn bóng qua mốc”<br />
Em đầu hàng có bóng, khi nghe thấy hiệu lệnh, lập tức dẫn bóng qua các<br />
mốc, sau đó dẫn bóng vòng về vạch xuất phát, giao bóng cho bạn tiếp theo…<br />
Tiếp tục chơi cho đến hết, nhóm nào có em cuối cùng thực hiện xong trước,<br />
nhóm đó thắng.<br />
<br />
<br />
<br />
- Trò chơi “Ai nhanh, ai khéo”<br />
Đứng thành hàng dọc, người đầu hàng có bóng. Khi nghe thấy hiệu lệnh<br />
dẫn bóng lên đến điểm cố định, dừng bóng và sút vào cầu môn, sau đó chạy thật<br />
nhanh về đập tay vào người tiếp theo. Bạn này có nhiệm vụ chạy thật nhanh lên<br />
lấy bóng ra khỏi cầu môn và dẫn bóng về giao cho bạn tiếp theo… Tiếp tục chơi<br />
như vậy, nhóm nào có em cuối cùng thực hiện xong trước, nhóm đó thắng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Trò chơi “Tiếp sức với bóng”<br />
Em đầu hàng có bóng, khi nghe thấy hiệu lệnh lập tức dẫn bóng vượt qua<br />
các chướng ngại vật. Sau đó dẫn bóng thẳng về giao bóng cho bạn tiếp theo...<br />
Cứ tiếp tục thực hiện như vậy, hàng nào có người cuối cùng thực hiện xong<br />
trước hàng đó thắng.<br />
<br />
<br />
7/12<br />
<br />
- Trò chơi “Chuyền bóng tiếp sức”<br />
Các em tham gia chơi chia thành 2, 3, 4 đội. Các em mỗi đội nằm sấp liên<br />
tiếp sát nhau, tạo thành hàng dọc, em cuối cùng có bóng. Khi nghe thấy hiệu<br />
lệnh em cuối cùng nhổm dậy cầm bóng chạy lên đầu hàng và hô “cao lên”, lập<br />
tức các em trong hàng chống tay thẳng lên và hom mông tạo thành “hành lang”<br />
để em cầm bóng lăn dọc “hành lang” xuống cuối hàng. Sau khi lăn bóng xong,<br />
em này cũng nằm sấp bên cạnh đồng đội, cũn em cuối hàng nhận được bóng lại<br />
tiếp tục cầm bóng chạy lên… Cứ tiếp tục như vậy. Đội thắng là đội có em cuối<br />
cùng làm xong động tác nhanh nhất.<br />
- Trò chơi “Chuyền bóng”<br />
Sân hình chữ nhật, được chia làm 2 phần đều nhau bằng lưới cao 1m50.<br />
Cầu thủ mỗi bên được chuyền bóng cho nhau bằng đầu, chân, đùi, tối đa 3 lần<br />
trước khi bóng sang sân đối phương. Bóng chạm đất sang sân đối phương hoặc<br />
đối phương đỡ hỏng bóng thì được tính điểm (cách tính điểm tương tự như môn<br />
bóng chuyền).<br />
4.2 Dạng trò chơi phát triển sức bền- tốc độ<br />
- Trò chơi “Dẫn bóng nhanh tiếp sức”<br />
Người đầu tiên có bóng, khi nghe thấy hiệu lệnh lập tức dẫn bóng nhanh<br />
đến mốc số 3, vòng về vạch xuất phát, dẫn lên mốc số 2, vòng về vạch xuất phát,<br />
dẫn lên mốc số 1, vòng về vạch xuất phát, chuyền bóng cho người tiếp theo…<br />
Cứ thực hiện như vậy, đội nào có người cuối cùng thực hiện xong trước, đội đó<br />
thắng.<br />
<br />
<br />
1 2 3<br />
<br />
(Mỗi mốc cách nhau 3m)<br />
<br />
- Trò chơi “Tiếp sức với bóng”<br />
Chia thành 2 – 3 – 4 đội, các em từng đội đứng sát nhau, chân mở rộng, em<br />
đầu hàng cầm bóng. Khi nghe thấy hiệu lệnh, lập tức lăn bóng qua “hành lang –<br />
chân của đồng đội” cho em sau cùng. Em này nhận bóng dẫn bóng lên trước,<br />
<br />
8/12<br />
vòng qua vật chuẩn, trở về đầu hàng và lấy tay lăn bóng về cuối hàng cho đồng<br />
đội… Cứ tiếp tục thực hiện như trên, đội nào có em cuối cùng thực hiện xong<br />
trước, đội đó thắng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Trò chơi “Đá bóng trúng đích”<br />
Đứng thành hàng dọc, em đầu hàng có bóng. Khi nghe thấy hiệu lệnh, lập<br />
tức dẫn bóng vượt qua các mốc đến vòng tròn qui định thì dừng bóng lại và sút<br />
bóng vào cầu môn. Sau đó nhanh chóng chạy lên nhặt bóng và ôm bóng chạy về<br />
đúng theo đường đó đi về tới vạch xuất phát, giáo bóng lại cho người tiếp<br />
theo… Cứ tiếp tục chơi như vậy, bên nào có em cuối cùng thực hiện xong trước<br />
và có nhiều điểm nhất, đội đó thắng (mỗi quả bóng đá vào trúng gôn được tính<br />
bằng 1 điểm).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Trò chơi “Nào ta cùng đi”<br />
Chia thành hai bên, mỗi bên bảo vệ 2 cầu môn. Khi có hiệu lệnh, các em<br />
trong đội của mình chuyền bóng cho nhau bằng tay, đưa bóng vào gôn của đối<br />
phương (gôn nào cũng được tính bằng 1 bàn thắng). Sau khoảng thời gian qui<br />
định, đội nào được nhiều điểm, đội đó thắng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9/12<br />
4.3 Dạng trò chơi phát triển sức bền<br />
- Trò chơi “Đừng mắc câu”<br />
Thi đấu gió 2 đội. Cầu thủ mỗi đội đứng tạo thành vòng tròn, có đường<br />
kính (tuỳ thuộc vào số cầu thủ nhiều hay ít) từ 5 – 8m mỗi đội chọn lấy một<br />
người đánh cá (đi câu) đứng giữa vòng tròn. Đội đối phương với một câu quăng<br />
là một sợi dây thừng dài 5 – 8m. Ở cuối đầu dây có buộc một quả bóng chắc<br />
chắn trong túi lưới. Người đánh cá ngồi xổm và bắt đầu quăng dây vòng tròn cao<br />
là là mặt đất (không được cao quá đầu gối) cầu thủ đứng quanh vòng tròn phải<br />
phán đoán và bật nhảy đúng lúc, sao cho không chạm vào dây câu. Cầu thủ của<br />
đội nào bị chạm vào bóng, đội đó bị phạt 1 điểm. Chơi trong khoảng thời gian<br />
qui định, đội nào ít điểm hơn, đội đó thắng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- Trò chơi “Tiếp sức vượt chướng ngại vật”<br />
Người đầu tiên mỗi hàng có bóng. Khi nghe thấy hiệu lệnh, lập tức dẫn<br />
bóng thật nhanh vượt qua các mốc tới điểm qui định thì dừng bóng và sút bóng<br />
vào cầu môn. Sau đó chạy thật nhanh lên lấy bóng, ôm bóng và chạy về theo<br />
đúng đường đó đi giao bóng cho bạn tiếp theo… Cứ tiếp tục như vậy, độ thắng<br />
là đội có người cuối cùng thực hiện xong nhanh nhất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trò chơi 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10/12<br />
- Trò chơi “Nào ta cùng sút”<br />
Người đầu tiên có bóng, khi nghe thấy hiệu lệnh, lập tức dẫn bóng lên đến<br />
điểm giới hạn thì sút bóng vào gôn. Sau khi sút bóng xong, người tiếp theo lại<br />
dẫn bóng. Đội nào sút vào gôn được nhiều , đội đó sẽ thắng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Gôn<br />
<br />
Điểm giới hạn<br />
<br />
<br />
- Trò chơi “Chuyền nhanh – chuyền nhanh”<br />
(Tương tự trò chơi “bóng ma”)<br />
Đội chuyền bóng được chia làm 2 nhóm, đứng 2 bên.<br />
Đội săn bóng gồm 5 người có nhiệm vụ chặn bóng của đội chuyền bóng. Ai<br />
săn được bóng, người đó trở thành người chuyền bóng, người bị cắt đường<br />
chuyền, trở thành người săn bóng.<br />
<br />
<br />
<br />
Đội săn bóng<br />
<br />
Đội chuyền bóng<br />
Giới hạn di chuyển<br />
Đường bóng đi<br />
Bóng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11/12<br />
5. KẾT QUẢ<br />
Thông qua các trò chơi vận động được lồng ghép với các môn thể thao<br />
(nhất là các môn thể thao mà các em yêu thích). Sau một thời gian tập luyện và<br />
vui chơi, thể lực của các em (được tập luyện) đã được nâng lên, trình độ đối với<br />
môn thể thao mà các em được tập luyện cũng được cải thiện. Nhất là sự hứng<br />
thú, tập trung, yêu thích, thoải mái hiện rõ trên từng gương mặt các em trước và<br />
sau mỗi giờ học.<br />
Qua đó, người giáo viên có thể nhìn ra những em có năng khiếu về môn thể thao<br />
đó (bóng đá) để có thể đưa vào đội tuyển của trường, của Quận, rồi giới thiệu lên trung<br />
tâm thể thao và ở đó, các em có thể phát huy hết được năng khiếu của mình.<br />
Như vậy, sự khác biệt giữa các lớp được giảng dạy với phương pháp cũ và<br />
lớp thực hiện phương pháp mới bước đầu đã có những chuyển biến theo hướng<br />
tích cực hơn, có hiệu quả hơn.<br />
Qua quá trình luyện tập cho học sinh tại trường tôi thấy:<br />
- Học sinh tập luyện rất hưng phấn.<br />
- Tiếp thu kĩ thuật chính xác và đạt kết quả cao trong tập luyện.<br />
- Rèn luyện được cho các em những đức tính cần thiết như: tính tổ chức, kỉ<br />
luật, tinh thần tập thể cao.<br />
- Phát hiện ra nhiều học sinh có năng khiếu về bóng đá, để bồi dưỡng đội<br />
tuyển TDTT tham gia thi đấu các cấp.<br />
Đặc biệt, với các bài tập với bóng nhằm phát triển thể chất cho học sinh,<br />
giáo viên đã giúp học sinh hình thành niềm đam mê với trái bóng và trải nghiệm,<br />
thủ sức cùng các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ. Thành tích với đội bóng rổ<br />
nam của nhà trường đạt được là giải Nhì cấp Quận vừa qua, đội bóng rổ nữ<br />
nhiều năm đều có mặt tại vòng chung kết Cup Milo Thành phố. Với môn thể<br />
thao vua là bóng đá, đội bóng nhà trường trong 9 năm qua đã vô địch tới 4 lần, 2<br />
lần á quân, 1 lần đứng thứ ba. Đặc biệt hơn là thành tích 3 lần vô địch liên tiếp.<br />
Điều đó chứng minh hiệu quả của các bài tập với bóng đã mang lại thành tích<br />
cho TDTT nhà trường nói chung và của Quận nói riêng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12/12<br />
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:<br />
1. KẾT LUẬN<br />
Tóm lại việc tập luyện kết hợp với chơi các trò chơi vận động trong các tiết học<br />
thể dục ở trường tiểu học là một điều kiện quan trọng để góp phần hoàn thiện về<br />
mặt thể chất và tinh thần ngoài ra còn có tác dụng tích cực đến việc thúc đẩy các<br />
mặt giáo dục khác phát triển. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta phải trao dồi kiến<br />
thức, tự hoàn thiện mình, luôn trăn trở tìm ra những phương pháp soạn giảng,<br />
tập luyện phù hợp khắc phục những khó khăn để đưa chất lượng giáo dục thể<br />
chất ngày càng phát triển. Đào tạo cho xã hội thế hệ tương lai là những con<br />
người toàn diện có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng, dũng khí kiên<br />
cường để tiếp tục học tập, rèn luyện và có một sống cuộc sống vui tươi lành<br />
mạnh.<br />
2. KHUYẾN NGHỊ<br />
* Đối với BGH cần tiếp tục tạo điều kiện cho phong trào TDTT nhà trường<br />
phát triển, ưu tiên sân bãi, đầu tư làm sân bóng đá mini bằng sỏ nhân tạo<br />
- Bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ môn học vì đó là điều kiện cơ<br />
bản để giáo viên phát huy tính tích cực của học sinh, tính hấp dẫn của giờ học.<br />
- Cần có chế độ nhiều hơn nữa đối với giáo viên thể dục, thưởng, ưu tiên<br />
cho học sinh đạt giải về thể dục thể thao các cấp.<br />
Nếu được thì năm học tới thỏa thuận với phụ huynh mua đồng phục TDTT<br />
cho con để giúp học sinh có trang phục thoải mái khi tập luyện.<br />
* Với GVCN cần tiếp tục tạo điều kiện để các con học sinh được xuống<br />
tập thể dục đầy đủ, đúng giờ.<br />
<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng trong giảng dạy cho<br />
học sinh của tôi. Rất mong được đồng nghiệp đóng góp ý kiến, bổ xung để tôi có<br />
thêm kinh nghiệm và biện pháp mới hay hơn, sát thực hơn với thực tiễn và từng<br />
đối tượng học sinh. Xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,<br />
không sao chép nội dung của người khác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13/12<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
1. Sách thể dục lớp 1 đến lớp 5<br />
2. Sinh lý học thể dục thể thao<br />
3. Lý luận giáo dục thể chất<br />
4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thể dục<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14/12<br />
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN<br />
<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15/12<br />
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16/12<br />
17/12<br />
18/12<br />
19/12<br />