SKKN: Ứng dụng CNTT vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài là Vận dụng CNTT trong dạy học nhằm cải tiến phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, việc tích cực vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại là nhân tố có tác động quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong thời gian qua.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Ứng dụng CNTT vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS
- Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS A. PHẦN MỞ ĐẦU I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Khi công nghệ thông tin ( CNTT) càng phát triển thì việc phải ứng dụng CNTT vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, CNTT bước đầu đã được ứng dụng trong công tác quản lý, một số nơi đã đưa tin học vào giảng dạy, học tập. Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục ở các trường nước ta còn rất hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiệp vụ quản lý, chúng ta không nên từ chối những gì có sẵn mà lĩnh vực CNTT mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công cụ hiệu quả cho công việc của mình, mục đích của mình. Hơn nữa, đối với Giáo dục và Đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới “xã hội học tập”. Mặt khác, Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu “đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng dẫn học CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn”. Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Bộ giáo dục – Đào tạo và của Sở giáo dục Đào tạo Bình Thuận, tôi nhận thức được rằng, việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học và chắc chắn sẽ được sử dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông trong một vài năm tới, tôi đã mạnh dạn học tập và đưa CNTT vào giảng dạy ba năm nay. Nhưng làm thế nào để ứng dụng CNTT hiệu quả trong các tiết dạy, đặc biệt là đối với bộ môn Vật lí đó là vấn đề mà bất cứ một giáo viên nào cũng gặp phải khi có ý định đưa CNTT vào giảng dạy. Trong sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng CNTT vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS”, tôi sẽ đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân mình đã thử nghiệm trong thời gian vừa qua để cùng các bạn đồng nghiệp thảo luận tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những tiết dạy của mình và các hoạt động ngoại khóa của bộ môn Vật lí. II MỤC ĐÍCH: Sáng kiến kinh nghiệm “Ứng dụng CNTT vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS, giúp: Vận dụng CNTT trong dạy học nhằm cải tiến phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo. Trong đó, việc tích cực vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại là nhân tố có tác động quan trọng nhất đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong thời gian qua. Đinh Dương Khương Trường THCS Thuận Qúy
- Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS Vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học ở trường phổ thông, qua thực tế của trường THCS Thuận Qúy, đã chứng minh đều có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo rõ rệt. B NỘI DUNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN: Trong thời đại ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ thông tin, làn sóng vĩ đại của công nghệ đang tổ chức lại một cách cơ bản đời sống xã hội của con người về mọi mặt từ kinh tế đến văn hoá. Việc đào tạo ra những con người có năng lực, có trình độ nhận thức cao đang là mục tiêu hàng đầu của nhân loại trong thế kỉ XXI. Xu thế chung đã đưa Giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, thành lĩnh vực được nhiều quốc gia chú trọng đầu tư. Đảng và nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ của giáo dục là nhằm “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài xây dựng những con người mới năng động sáng tạo”. Cùng với những cuộc cải cách toàn diện về kinh tế, xã hội yêu cầu cải cách giáo dục cũng đã được đặt ra. Người ta đề cập nhiều đến chất lượng giáo dục, đến chương trình sách giáo khoa cho các cấp, đến đổi mới phương pháp dạy học. Nghị quyết TW 2, khoá VIII đã xác định mục tiêu của việc đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo là nhằm: “khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học.” Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học các môn nói chung, phương pháp dạy học Vật lí nói riêng đã được đặt ra và thực hiện một cách cấp thiết cùng với xu hướng đổi mới giáo dục chung của thế giới. Luật giáo dục sửa đổi đã chỉ rõ: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Trong một thập niên trở lại đây, nhiều quan niệm, phương pháp dạy học mới đã và đang được nghiên cứu, áp dụng ở trường phổ thông như: dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, dạy học theo dự án, dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ… . Tất cả đều nhằm mục đích tích cực hoá hoạt động của học sinh, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Đặc biệt việc sử dụng công nghệ tin học để xây dựng bài giảng điện tử (hay giáo án điện tử) các môn nói chung, dạy học Vật lí nói riêng, được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu qủa tích cực trong việc đổi mới việc dạy và học. Đinh Dương Khương Trường THCS Thuận Qúy
- Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS II CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trường THCS Thuận Quý nằm ở vùng ven biển, phần đông học sinh là con em các gia đình làm nghề biển và nông nghiệp, điều kiện kinh tế cũng ngày càng khá giả. Do vậy, phụ huynh học sinh rất quan tâm đầu tư cho con em, nhiều nhà đã mua máy vi tính cho con em phục vụ học tập. Trường THCS Thuận Quý luôn được cấp trên và các mạnh thường quân quan tâm. Hiện nay trường có một phòng máy vi tính gồm 10 máy, một máy chiếu đa năng và trên 50% giáo viên có Laptop riêng nên thuận lợi trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Từ năm học 20082009, nhà trường đã tiến hành dạy nghề môn Tin học cho học sinh. Qua việc tiếp cận CNTT tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các bạn, đồng nghiệp cũng như tìm hiểu về tư liệu CNTT. Đặc biệt làm thế nào để ứng dụng trong dạy học có hiệu quả. Dưới sự chỉ đạo của Phòng GDĐT, Ban giám hiệu nhà trường tôi đã mạnh dạn và cố gắng áp dụng CNTT trong dạy học. Trong năm học vừa qua tôi đã sử dụng CNTT vào hội thi giáo viên giỏi huyện và đạt được kết quả tốt, nên phần nào cũng phấn khởi trong việc sử dụng CNTT vào giảng dạy. III SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ: 1/ Ý nghĩa của việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lí: Hiện nay CNTT đang phát triển với tốc độ như vũ bão. Các nhà bác học khẳng định: Chưa có một ngành khoa học công nghệ nào lại phát triển nhanh chóng, sâu rộng và có nhiều ứng dụng như tin học. Việc ứng dụng tin học trong nhà trường rất đa dạng và phong phú, tin học trong dạy học có thể tiếp cận nhiều phương tiện, là công cụ tiện ích trong các môn học nói chung và môn Vật lí nói riêng. Trên thế giới ứng dụng CNTT vào giáo dục đã trở thành mối ưu tiên hàng đầu của nhiều nước. a/ Trực quan hóa: Trực quan hóa là biểu diễn thông tin có tính cấu trúc dưới dạng có thể nhìn thấy được. Trực quan hóa tăng cường khả năng tư duy của học sinh khi tiếp nhận với những tri thức trừu tượng. Ví dụ: Chuyển động quay của trái đất quanh mặt trời, sự chuyển động của các electron tự do tro dây dẫn… Nhờ CNTT mà khi đưa ra mô hình giáo viên có thể phóng to, thu nhỏ, làm nhanh, làm chậm để học sinh thấy rõ được bản chất của quá trình. Do đó CNTT giúp học sinh hiểu sâu hơn về bản chất của các quá trình và đặc biệt là nắm vững những khái niệm trừu tượng trong Vật lí. b/ Kích thích tính tò mò và hứng thú của học sinh: Đinh Dương Khương Trường THCS Thuận Qúy
- Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS Để kiểm tra bài cũ, giáo viên có thể đưa ra ô chữ liên quan đến những kiến thức đã học và tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi một cách bổ ích. Tạo tình huống có vấn đề bằng các đoạn phim ngắn, kích thích tính tò mò của học sinh, đặt ra nhiệm vụ theo dõi bài học để giải quyết tình huống. Trong quá trình dạy có thể có những hình ảnh động mang tính hài hước liên quan đến bài học nhằm giải toả tâm lý căng thẳng trong giờ học. c/ Quản lý và xử lý thông tin: Khi làm việc trên máy tính học sinh có cơ hội để đọc và thu thập dữ liệu, rèn luyện tư duy. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tra cứu tài liệu trên mạng và xử lý thông tin một cách có trọng tâm. Cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác với nhiều hình thức khác nhau. Giáo viên có thể quản lý tài liệu một cách có trật tự và theo ý muốn của mình. Khi cần, tra cứu và lấy thông tin rất nhanh. d/ Điều chỉnh hoạt động học tập: Khi tiếp xúc với CNTT hiện đại, buộc học sinh phải điều chỉnh lại cách nhận thức và học tập của mình. Với những hình ảnh sống động thể hiện ngay trên máy tính làm cho học sinh hứng thù và tò mò để phát hiện ra các kiến thức mới. Với sự giúp đỡ của máy tính học sinh dễ dàng trắc nghiệm lại kiến thức của mình sau đó tự điều chỉnh lại cho phù hợp. e/ Mô hình hoá: Không phải mọi quá trình vật lí xảy ra trong tự nhiên đều dễ dàng quan sát, có những hiện tượng, quá trình v quá ật lí không thể quan sát bình thường, có quá trình xảy ra nhanh, có quá trình xảy ra chậm, có đối tượng quan sát rất nhỏ... Vì vậy, trong dạy học cần phải phóng đại, làm nhanh, làm chậm lại các quá trình đó, do đó cần phải có mô hình và máy tính can thiệp. Ví dụ quá trình hoạt động trong nguyên tử, từ trường, điện trường, vật ném xiên, ném ngang.... f/ Thiết kế: Bài giảng điện tử là các bài giảng được soạn và giảng trên máy tính kết hợp máy chiếu, nó có nhiều ưu điểm: Giờ giảng hiệu quả hơn: dễ hiểu, hấp dẫn, kiến thức toàn diện hơn. Phát huy được các ưu điểm của phương pháp truyền thống. Có thể tự động hoá công việc dạy học hoặc một khâu nào đó trong quá trình dạy học, làm cho giáo viên có nhiều thời gian quan tâm hơn đến học sinh. Bài giảng được lồng ghép với thí nghiệm ảo, các đoạn phim minh hoạ các hiện tượng vật lí xảy ra trong thưc tế làm tăng thêm sự hấp dẫn của bài giảng. Cùng một thời gian khối lượng kiến thức được truyền đạt nhiều hơn. g/ Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh: Nếu sử dụng đúng cách, CNTT có thể có tầm ảnh hưởng làm biến đổi hệ thống giáo dục, nó có xu hướng đánh giá lại vai trò của giáo viên và học sinh. Đinh Dương Khương Trường THCS Thuận Qúy
- Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS Phương pháp giáo dục hiện đại thì người giáo viên là người hướng dẫn và cộng tác viên, không còn đơn thuần là người truyền đạt thông tin. Học sinh dựa trên các đề án, tự học, tự tìm hiểu, tự quản lý và có trách nhiệm đối với chất lượng học tập của mình. Vì vậy mở rộng được không gian học tập ra phạm vi ngoài lớp học. Giúp học sinh tích cực chủ động và không thụ động trong học tập. h/ Kiểm tra đánh giá khách quan: CNTT đặc biệt là máy tính có thể sử dụng các phần mền để làm các câu hỏi trắc nghiệm, các phần mềm phân tích và đánh giá các kiểm tra. Trong kiểm tra trắc nghiệm máy tính có thể đóng vai trò vừa là thiết bị kiểm tra vừa là thiết bị đánh giá, tổng hợp, thống kê… 2/ Sử dụng phần mềm PowerPoint vào việc xây dựng bài giảng điện tử môn vật lí ở trường THCS: a/ Giới thiệu khái quát về phần mềm PowerPoint: Để thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học các bộ môn ở trường phổ thông, giáo viên có thể chọn lựa nhiều phần mềm khác nhau như: Flash, PowerPoint, Violet (tiếng Việt)… kết hợp với các phần mềm bổ trợ khác. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng, yêu cầu của bộ môn Vật lí cũng như khả năng tiếp cận của giáo viên, việc lựa chọn phần mềm PowerPoint qua thực tế sử dụng đã khẳng định được ưu thế so với các phần mềm khác. PowerPoint là phần mềm đồ họa diễn hình có trong bộ Microsoft Office. Phần mềm PowerPoint hầu như đã hiện diện sẵn trong hầu hết máy tính của người sử dụng Việt Nam và giao diện của nó cũng rất quen thuộc khi phần lớn giáo viên biết sử dụng Word để đánh văn bản. Phần mềm PowerPoint có thể đáp ứng tốt nhiều yêu cầu khác nhau trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông: từ việc xây dựng bài giảng điện tử nghiên cứu kiến thức mới, cho đến khâu củng cố, ôn tập, sơ kết, tổng kết, kiểm tra đánh giá và cả hoạt động ngoại khóa. Xây dựng bài giảng điện tử bằng PowerPoint đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức nhưng khi tiến hành bài giảng điện tử trên lớp lại rất dễ dàng, thuận tiện. Giáo viên chỉ cần dùng remote của máy chiếu điều khiển, click chuột, nhấn phím Enter hay phím Ò là có thể trình chiếu lần lượt nội dung của bài giảng đã được thiết kế trước đó trên PowerPoint. Điều này cho phép giáo viên trình bày nội dung bài học một cách đa dạng, phong phú, sinh động nhưng vẫn tiết kiệm được thời gian mà giáo viên bỏ ra cho việc ghi chép, kẻ, vẽ.… trên bảng đen theo lối dạy truyền thống. Chú ý: Sử dụng bài giảng thiết kế trên PowerPoint nâng cao được hiệu quả giờ dạy. Sự hỗ trợ của hình ảnh, âm thanh và nghệ thuật giảng dạy của người thầy làm bài giảng sinh động hơn. Tuy nhiên khi ứng dụng tiện ích của PowerPoint vào việc thiết kế bài giảng điện tử người giáo viên cần phải chú ý đến những hạn chế dễ mắc phải, đó là: Đinh Dương Khương Trường THCS Thuận Qúy
- Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS Không nên quan niệm trong tiết dạy sử dụng giáo án điện tử là không cần sử dụng bảng, phấn. Những phần trình chiếu chỉ là phương tiện hỗ trợ giáo viên điều khiển tiến trình dạy học trên lớp có hiệu quả hơn, phần ghi bảng của thầy luôn giúp học sinh hệ thống được kiến thức bài giảng. Cần bố cục mỗi trang trình diễn hợp lý về cỡ chữ, màu chữ, màu nền. Thông thường với phòng học sáng thì nên dùng nền sáng và chữ màu tối. Không nên lạm dụng các hiệu ứng hiển thị, điều này gây mất tập trung của học sinh vào nội dung bài giảng. Diễn giảng không nên nhanh quá, khi đưa ra các tình huống trên máy chiếu cần có đủ thời gian để học sinh suy nghĩ. Không nên thay thế trình diễn thí nghiệm ảo bởi thí nghiệm học sinh phải tiến hành trên lớp để hình thành kiến thức. Vật lí học là bộ môn khoa học thực nghiệm, hình thành phương pháp thực nghiệm, rèn luyện những kỹ năng thực hành cho học sinh là một trong những mục tiêu của môn học Một hạn chế khác mà giáo viên thường hay mắc phải là ít chú ý tính hệ thống của kết cấu bài giảng (cách trình bày bảng đen truyền thống thường bảo đảm được yêu cầu này cho đến khi kết thúc tiết học), nội dung trình bày trên các slide gần như độc lập nên khi trình chiếu sang một đề mục mới thì các đề mục trước đó hầu như không còn xuất hiện nữa khiến cho nhận thức của học sinh dễ rơi vào sự tản mạn thiếu tính hệ thống. b/ Qui trình xây dựng một bài giảng điện tử: Để đạt được một bài học Vật lí hiệu quả, GV cần tuân thủ quy trình xây dựng bài giảng điện tử gồm các bước sau: Xây dựng giáo án: bao gồm chuẩn bị nội dung, sưu tập tài liệu điện tử. Xác định rõ mục đích yêu cầu của bài học Xác định những kiến thức cơ bản, trọng tâm học sinh cần nắm trong tiết học. Sưu tầm, chọn lọc các phần mềm, tranh ảnh, băng ghi âm có liên quan đến những kiến thức cơ bản đã được xác định. Xử lý, số hoá các tài liệu đã chọn lọc sau đó đóng gói vào trong một Folder và đặt file name phù hợp để dễ tìm. Thiết kế bài giảng: sử dụng phần mềm PowerPoint để thiết kế bài giảng. Xây dựng kế hoạch thiết kế cụ thể của các Slide trình diễn. Dự kiến số slide thích hợp với số lượng đối tượng được lựa chọn để trình diễn và tương ứng với kế hoạch cụ thể mà giáo án lên lớp đã xác định. Kiểm định sự hoàn thiện của bài giảng: trình chiếu thử, phát hiện lỗi. Tiến hành thiết kế và chạy thử từng phần rồi toàn bộ các slide (có đối chiếu với trình tự các hoạt động được trình bày trong giáo án), chỉnh sửa nội dung, hình thức các slide, kiểu và thứ tự trình bày các hiệu ứng… cho hợp lý hơn với mục tiêu, kế hoạch sư phạm mà giáo án đề ra. Ghi lại tập tin PowerPoint của bài giảng điện tử lên đĩa CD, USB, thẻ nhớ… để lưu trữ, sử dụng trên lớp và phòng tránh tình trạng máy tính có tập tin lưu trữ bị Đinh Dương Khương Trường THCS Thuận Qúy
- Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS gặp sự cố. (Lưu ý: phải ghi lại các tập tin có liên kết, nhất là các tập tin âm thanh, video có sử dụng trong bài giảng điện tử.) 3/ Khai thác tài nguyên trên Internet phục vụ bài giảng vật lí: Những tài nguyên được lựa chọn sẽ làm cho bài giảng trở nên phong phú, sống động, hấp dẫn hơn, học sinh sẽ tiếp thu bài giảng một cách tự nhiên. Internet là một thành tựu có tính đột phá của nhân loại cuối thế kỷ XX mà lịch sử sẽ ghi nhận có vai trò tương đương với việc phát minh ra lửa, máy hơi nước, điện năng hay năng lượng hạt nhân, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc khai thác tài nguyên phục vụ cho các bài giảng Vật lí. a/ Một số yêu cầu và điều kiện để khai thác Internet: Là một công cụ rất hiệu quả và một kho thông tin vô tận, nhưng Internet cũng đòi hỏi giáo viên phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng và những điều kiện nhất định. Điều cần thiết đầu tiên là ngoại ngữ. Tuy các nội dung tiếng Việt đang phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng nguồn thông tin lớn nhất và phong phú nhất trên Internet là bằng tiếng Anh, tiếng Nga và tiếng Trung Quốc. Nếu không có ngoại ngữ, giáo viên bị hạn chế khá nhiều. Thứ hai, những hiểu biết cơ bản dù chỉ ở mức đại cương như truy cập vào Internet thế nào? làm thế nào để sử dụng những công cụ tra cứu tìm kiếm?.... sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tìm kiếm tài nguyên. Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, việc liên lạc trực tiếp bằng thư tín điện tử (email) với các đồng nghiệp ở xa, các viện nghiên cứu có thể tìm thấy trên Internet có thể giúp cung cấp những tài nguyên quý. Điểm cuối cùng cũng rất quan trọng đó là muốn khai thác Internet thì cần phải truy cập được vào Internet bằng cách nào đó. Vấn đề này đã trở nên dễ dàng hơn với các điểm truy cập Internet được mở ở nhiều nơi, và hầu hết các trường cũng đã kết nối mạng Internet. Dễ dàng tìm kiếm được những tư liệu Vật lí cần thiết trên Internet Đinh Dương Khương Trường THCS Thuận Qúy
- Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS b/ Lựa chọn tài nguyên như thế nào cho phù hợp với nội dung bài giảng: Khi tìm kiếm: lựa chọn tài nguyên cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù hợp, liên quan đến nội dung bài giảng; có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh,...) và được chọn lọc; lượng thông tin bổ sung vừa đủ không ít quá, cũng không nhiều quá làm loãng nội dung. Về nội dung: tài nguyên phải liên quan đến nội dung bài giảng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm hướng tư duy học sinh đến các nhận định, bài học. Về hình thức: nếu đã có một tài nguyên là văn bản hay kiến thức thì tài nguyên khác nên được cung cấp dưới dạng ảnh. Về dung lượng: hiển nhiên thông tin và tài nguyên chỉ được chiếm một tỷ lệ vừa đủ cả về thông tin và thời gian cung cấp thông tin. Tài nguyên không thể lấn át nội dung chính của bài giảng mà nó bổ sung, làm cho kiến thức được cung cấp được hấp thụ dễ dàng và toàn diện hơn. 4/ Giới thiệu một số Website: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo: http://www.edu.net.vn Website hỗ trợ giáo viên: http://www.giaovien.net.vn Thư viện bài giảng Bài giảng điện tử: http://www.baigiang.bachkim.vn Thư viện Vật lí: http://www.thuvienvatly.com Vật lí và tuổi trẻ: http://www.vatlytuoitre.com Vật lí sư phạm: http://www.vatlysupham.hnue.edu.vn Viện Vật lí và Điện tử: http://www.iop.vast.ac.vn Viện khoa học Vật lí Việt Nam: http://www.vatlyvietnam.org Tra cứu thiên văn: http://www.thienvanvietnam.com Trường đại học sư phạm Hà Nội: http://www.dhsphn.edu.vn Thư viện trường đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh: http://lib.hcmup.edu.vn IV MINH HOẠ MỘT SỐ PHẦN SOẠN GIẢNG TRÊN POWERPOINT: 1. Hình ảnh được trình chiếu trên PowerPoint khác với một tranh tĩnh, bên cạnh sự phong phú của những lựa chọn phù hợp, còn có thể mô tả chi tiết và đưa ra lần lượt những chỉ dẫn cần thiết minh hoạ cho bài giảng. Đinh Dương Khương Trường THCS Thuận Qúy
- Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS Cấu tạo của chuông điện 2. Sử dụng PowerPoint để mô phỏng quá trình Vật lí mà tranh ảnh thường không thể diễn tả được bản chất của hiện tượng. Ví dụ về sự điều tiết của mắt, có thể thiết kế để quan sát được sự thay đổi đồng thời vị trí của vật khi tiến dần tới mắt người quan sát với sự thay đổi độ tụ của thuỷ tinh thể để ảnh của vật vẫn hiện trên võng mạc. Hình ảnh động mô tả sự điều tiết của mắt 3. Một trong những ưu điểm của PowerPoint là có thể đưa vào những đoạn video, ảnh flash dùng mô tả hiện tượng Vật lí mà không thể hoặc khó thực hiện thí nghiệm trên lớp như hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, chuyển động Browno, tương tác của các vật mang điện, hiện tượng sét, sự dịch chuyển của ảnh qua thấu kính... Đoạn video về hiện tượng nhật thực 4. Đặt câu hỏi nêu vấn đề cho bài giảng, hay những câu hỏi tình huống để hình thành kiến thức thì sự Đinh Dương Khương Trường THCS Thuận Qúy
- Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS kết hợp của kênh chữ, hình ảnh và âm thanh trên trang trình diễn sẽ tập trung được sự chú ý của học sinh hơn. 5. Trò chơi ô chữ thường được đưa ra sau mỗi chương ở sách giáo khoa Vật lí THCS nhằm hệ thống kiến thức theo hình thức mới. 6. Trong các tiết thực hành Vật lí, giáo viên có thể sử dụng những trang trình diễn để mô tả các bước thực hành cho học sinh, những lưu ý khi tiến hành thí nghiệm, cách xử lý số liệu đo và đặt câu hỏi cho học sinh về nội dung bài thí nghiệm... Đinh Dương Khương Trường THCS Thuận Qúy
- Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS V KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Nhà trường đã tổ chức chuyên đề cho mọi người cách sử dụng các thiết bị hiện đại, sử dụng phần mềm PowerPoint và một số phần mềm khác theo đặc trưng của từng bộ môn. Tùy theo đặc trưng của mỗi bộ môn và khả năng của từng giáo viên mà nhấn mạnh hướng dẫn các nội dung khác nhau của CNTT, hoặc các tiện ích khác nhau của các thiết bị dạy học. Kết quả là đến nay, tất cả giáo viên đã soạn giáo án vi tính, hầu hết thầy cô có thể dùng PowerPoint kết hợp cùng nhiều phần mềm khác để tự soạn giáo án điện tử. Nhiều giáo viên đã biết scan và xử lý ảnh tốt, biết vào Internet tìm kiếm thông tin, hình ảnh, hình mẫu đưa vào minh họa trong bài giảng... Bắt đầu từ năm học 20102011 trường đã đưa vấn đề soạn giảng bằng điện tử vào xếp loại thi đua cuối năm, mỗi học kì mỗi thầy cô giáo soạn giảng ít nhất 2 tiết bài giảng điện tử thao giảng, chuyên đề. Các tổ chức đoàn thể sử dụng máy chiếu, bài soạn điện tử vào các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt… Tuy chuẩn bị cho một tiết dạy bằng giáo án điện tử tốn nhiều thời gian và công sức hơn nhưng giáo viên ở tất cả các bộ môn đều hăng hái đăng ký. Kết quả từ đầu năm học đến nay đã có rất nhiều tiết dạy bằng phương pháp dạy học mới với việc vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại ở hầu hết các môn học. Trong thực tế, việc dạy học theo phương pháp hiện đại cũng còn có nhiều vấn đề phải bàn bạc. Có môn học, có bài học thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Nhưng cũng có môn học, có tiết học khó khăn, đạt hiệu quả thấp. Tuy nhiên, nhà trường đã mạnh dạn để cho tất cả mọi người, mọi môn học tích cực thực hiện việc dạy học theo phương pháp này, cốt để giáo viên thành thạo, vượt qua được những e ngại ban đầu. Khi mọi người đều đã có thực tế trong giảng dạy, nhà trường sẽ tổ chức rút kinh nghiệm. Khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu qua mang lại chỉ có 50%, trong khi hiệu quả của phương pháp multêmedia (nhìn nghe) lên đến 80%. Phần lớn học sinh đều thích những giờ học dạy bằng giáo án điện tử với rất nhiều hình ảnh, âm thanh minh họa đẹp mắt, sinh động đã làm cho các em hứng thú, say mê học tập. Cùng một thời lượng như nhau nhưng số lượng kiến thức và kỹ năng các em thu nhận được lại nhiều hơn, cụ thể, sinh động, sâu sắc và chắc chắn hơn. Số lượng bài tập thực hành của các em cũng được rèn luyện nhiều hơn, thành thục hơn. Hầu như tất cả các giờ học được dạy theo phương pháp này không có một học sinh nào tỏ ra chán nản, lười biếng học tập hoặc học với tâm trạng đối phó, thụ động, mà ngược lại các em đều rất thích thú. Rõ ràng học tập đối với các em đã trở thành một niềm vui lớn. C KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ: I KẾT LUẬN: Đinh Dương Khương Trường THCS Thuận Qúy
- Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS Sự bùng nổ của CNTT nói riêng và Khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền giáo dục phổ thông đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo. Đối với giáo dục và đào tạo, CNTT có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức dạy và học. CNTT là phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”. Mặt khác, giáo dục và đào tạo đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của CNTT thông qua việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Bộ Giáo dục Đào tạo cũng đã yêu cầu: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng CNTT như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập ở tất cả các môn học” Vận dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp dạy học đối với tất cả các môn học ở trường phổ thông, qua thực tế đã chứng minh đều có tác dụng nâng cao chất lượng đào tạo rõ rệt. II KIẾN NGHỊ: Ứng dụng CNTT vào dạy học nói chung và môn Vật lí ở trường phổ thông nói riêng là công phu thật. Có lẽ vì thế mà một số trường đã thực hiện nhưng chỉ mang tính hình thức và dừng lại ở các tiết học thao giảng, chuyên đề. Phải chăng có nhiều rào cản trong việc áp dụng phương pháp mới này? Đó là do cơ së vật chất hay do sự ngại ngùng của một số giáo viên khi làm quen với các kỹ thuật tin học để phục vụ cho môi trường giảng dạy mới? Vì vậy tôi xin có kiến nghị như sau: Thứ nhất, với đội ngũ giáo viên Tin học hiện có trong nhà trường, chỉ cần tổ chức một số buổi chuyên đề về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập các hiệu ứng trong PowerPoint cho toàn thể các giáo viên các bộ môn để họ có thể tự mình thiết kế cho mình một giáo án điện tử riêng cho mình. Thứ hai, Phòng GDĐT nên khuyến khích và hổ trợ kinh phí cho các trường để mua máy tính, máy chiếu đa năng, Trường nên kết nối mạng Internet và đảm bảo đường truyền tốt để khai thác tối đa CNTT áp dụng vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng. Thứ ba, trong các đợt tập huấn chuyên đề nên lồng ghép tập huấn cho giáo viên làm quen với việc ứng dụng CNTT của từng bộ môn, từng phương pháp dạy học mới. Thứ tư, Phòng GDĐT cần có kế hoạch tổ chức thi thiết kế giáo án điện tử ở tất cả các bộ môn để khuyến khích và đẩy mạnh phong trào dạy học bằng CNTT và làm tư liệu bài giảng hay để giáo viên tham khảo và học tập. Đinh Dương Khương Trường THCS Thuận Qúy
- Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS Thuận Qúy, ngày 18 tháng 05 năm 2012 Người viết ĐINH DƯƠNG KHƯƠNG Ý kiến đánh giá, xếp loại của HĐKH trường ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Xếp loại:……………………. CHỦ TỊCH HĐKH Lưu Văn Lâm Ý kiến đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng Giáo dụcĐào tạo ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ..……………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………. ..……………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………. Xếp loại:………………….. CHỦ TỊCH HĐKH Đinh Dương Khương Trường THCS Thuận Qúy
- Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS Ý kiến đánh giá, xếp loại của HĐKH huyện ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Xếp loại:…………………….. CHỦ TỊCH HĐKH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Tin học (NXB Đại học sư phạm Hà Nội 2003) 2. Hướng dẫn thiết kế bài giảng trên máy vi tính (NXB Giáo dục 2006) 3. Công nghệ thông tin với việc đổi mới phương pháp dạy học (Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Đức – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học) Đinh Dương Khương Trường THCS Thuận Qúy
- Ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào giảng dạy Vật lí ở trường THCS 4. Tài liệu: tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lí ở trường THCS ( Hoàng Phụng Hịch – Phan Anh – Nguyễn Văn Tuấn – Vương Ngọc Hiếu. 11/2007) 5. Tìm kiếm thông tin trên Internet (Vụ Trung học phổ thông Bộ GDĐT) 6. http://www.edu.net.vn (Website của Bộ GDĐT) 7. http://www.giaovien.net.vn (Website hỏ trợ giáo viên) 8. Phương pháp dạy học Vật lí ở trường THCS 9. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Vật lí (Bộ GD ĐT, NXB Giáo dục) Đinh Dương Khương Trường THCS Thuận Qúy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - Tp. Biên Hòa - Đồng Nai
19 p | 967 | 145
-
SKKN: Ứng dụng CNTT vào dạy học môn GDCD lớp 9 ở trường THCS Sơn Thuỷ
18 p | 947 | 127
-
SKKN: Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn Địa lí lớp 5
13 p | 850 | 124
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy phân môn Thường thức Mĩ thuật
10 p | 888 | 92
-
SKKN: Ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn Âm nhạc ở bậc THCS
44 p | 765 | 86
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường
26 p | 262 | 76
-
SKKN: Ứng dụng CNTT trong soạn giảng giáo án điện tử để nâng cao hiệu quả dạy học Địa lý lớp 12 THPT
21 p | 268 | 52
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy trong trường học
16 p | 455 | 51
-
SKKN: Một số giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong chỉ đạo dạy học và quản lý ở trường Mầm non
14 p | 335 | 47
-
SKKN: Ứng dụng CNTT & TT kết hợp sách bài tập để đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT
127 p | 215 | 42
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4
16 p | 368 | 41
-
SKKN: Ứng dụng CNTT trong dạy Ngữ Văn ở trường THCS Tuân Đạo
19 p | 226 | 38
-
SKKN: Chỉ đạo, quản lý việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy
21 p | 176 | 24
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non
25 p | 180 | 21
-
SKKN: Tổ chức triển khai ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong nhà trường của Hiệu trưởng trường THPT
44 p | 113 | 15
-
SKKN: Ứng dụng phần mềm Lecture Macker vào soạn giảng một số tiết Toán ở lớp 9
7 p | 117 | 14
-
SKKN: Tính hiệu quả trong việc úng dụng CNTT vào giảng dạy môn lịch sử
0 p | 148 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn