intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

264
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến “Ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường” đề xuất một số biện pháp để ứng dụng CNTT trong trường THPT Xuân Lộc có hiệu quả hơn trong các năm học sắp tới nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Xuân Lộc trong thời gian tới. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường

  1. BM 01-Bia SKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Xuân Lộc Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NHÀ TRƯỜNG Người thực hiện: TRẦN THỊ KIM TÂN Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Ngữ văn  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: .......................................................  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012 - 2013
  2. BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: TRẦN THỊ KIM TÂN 2. Ngày tháng năm sinh: 25/7/1962 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Trường THPT Xuân Lộc 5. Điện thoại: (CQ)/ 0613751698 (NR); ĐTDĐ: 0933525801 6. Fax: E-mail: kimtanl@gmail.com 7. Đơn vị công tác: THPT Xuân Lộc II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ - Năm nhận bằng: 2011 - Chuyên ngành đào tạo: Lý luận và phương pháp giảng dạy Văn - Tiếng việt III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: - Số năm có kinh nghiệm: 27 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Sơ đồ hóa trong dạy học văn học sử ở trường THPT + Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Tiếng Việt ở trường THPT
  3. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ tri thức khoa học và công nghệ. Để có thể vươn lên kịp thời đại, đất nước Việt Nam cần những người lao động có tri thức, có tư duy sáng tạo. Tình hình đó đòi hỏi nền giáo dục của nước nhà phải đổi mới một cách toàn diện nhằm đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu. Để góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục theo quan điểm trên, Chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT của Bộ GD-ĐT ngày 30 tháng 9 năm 2008 đã nhấn mạnh “Công nghệ thông tin (CNTT) là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước”, nhiệm vụ trọng tâm các cấp quản lý, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành là “Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức ở các cấp quản lý giáo dục, nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về vai trò, vị trí và sự cần thiết của CNTT trong giáo dục. Thủ trưởng các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp để đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn và quản lý”. Ngoài ra Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01 tháng 06 năm 2009 của thủ tướng chính phủ cũng đề ra mục tiêu phát triển đến năm 2015 là “Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tin học cho các cơ sở giáo dục phổ thông, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy và trong quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học. 65% số giáo viên có đủ khả năng ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho công tác giảng dạy, bồi dưỡng” và “ đẩy mạnh việc phổ cập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT. Đảm bảo đa số cán bộ, công chức, viên chức; được đào tạo về ứng dụng CNTT trong công việc của mình”. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, những năm gần đây các Sở giáo dục đã chỉ đạo các trường ứng dụng CNTT trong quản lý giảng dạy . Điều này đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, năm học 2012- 2013 Sở GD&ĐT Đồng Nai có công văn số 1801/SGDĐT-VP ngày 25/9/2012 hướng dẫn cụ thể việc thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT về giảng dạy và quản lý trong năm học. - Lý do về lý luận Công nghệ thông tin, viết tắt là CNTT là một ngành ứng dụng công nghệ vào quản lý xã hội, xử lý thông tin, là cách sử dụng máy tính và các phương tiện truyền thông để thu tập, truyền tải, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền thông tin. Có nhiều cách hiểu về CNTT. Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của Chính phủ Việt Nam như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”. Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển xã hội nói chung và giáo dục nói riêng. Công nghệ thông tin đã và đang tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong kinh tế xã hội nói chung và giáo dục nói riêng.
  4. Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý, công tác giảng dạy của đội ngũ thầy cô giáo và cả trong quá trình học tập của học sinh... Việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong năm học cần được làm một cách cẩn thận, tỉ mỉ, xác định cách tiếp cận và đạt tới mục tiêu giúp hiệu trưởng đề ra các biện pháp hiệu quả nhất trên cơ sở sử dụng các nguồn lực sẵn có một cách hợp lý nhất và tạo ra nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Nếu nhà quản lý xây dựng tốt kế hoạch ứng dụng CNTT trong nhà trường đảm bảo tính khả thi và đáp ứng yêu cầu thực tiễn thì sẽ nâng cao nhiều lần hiệu quả sự phát triển của giáo dục hiện nay. - Lý do thực tiễn Do tính chất quan trọng và cấp bách đòi hỏi phải ứng dụng sâu rộng CNTT trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, dựa trên các văn bản hướng dẫn của Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT, ngay từ đầu năm hiệu trưởng Trường THPT Xuân Lộc đã thực hiện việc xây dựng kế hoạch năm học, trong đó có kế hoạch ứng dụng CNTT. Kế hoạch được xây dựng khoa học, rõ ràng, có phân công cụ thể người thực hiện, thời gian thực hiện. Tuy nhiên do đặc điểm đội ngũ, một phần các giáo viên lớn tuổi ngại tiếp cận với CNTT, phần khác nhiều giáo viên chưa thật sự đầu tư đổi mới trong giảng dạy nên việc triển khai thực hiện kế hoạch trong thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn. Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng CNTT chưa được thực hiện một cách hợp lý, còn hình thức, giáo viên chỉ ứng dụng CNTT ở một số giờ dạy trong các buổi hội giảng, không áp dụng trong thực tế hàng ngày. - Tính cấp thiết Xuất phát từ cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận, chúng tôi nhận thấy việc ứng dụng CNTT trong nhà trường có vai trò rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc ứng dụng CNTT trong trường THPT Xuân Lộc còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu để đánh giá thực trạng việc ứng dụng CNTT ở trường THPT Xuân Lộc là cần thiết và cấp bách để từ đó đề ra phương hướng trong việc xây dựng kế hoạch Ứng dụng CNTT trong các năm học tới hiệu quả hơn. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong nhà trường” cụ thể là việc ứng dụng CNTT trong dạy học năm học 2012- 2013 tại trường THPT Xuân Lộc. 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Từ sự luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của ứng dụng CNTT ở trường THPT theo hướng tích cực hóa chúng tôi đề xuất đề xuất một số biện pháp để ứng dụng CNTT trong trường THPT Xuân Lộc có hiệu quả hơn trong các năm học sắp tới nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường THPT Xuân Lộc trong thời gian tới. 2..2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Bài viết nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận có liên quan đến vấn đề ứng dụng CCNTT trong trường học để làm cơ sở cho các giải pháp đề xuất. - Điều tra khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý ở trường THPT Xuân Lộc, dựa vào điều kiện thực tiễn về đội ngũ, cơ sở vật chất của trường đề xuất những biện pháp ứng dụng CNTT trong nhà trường theo hướng
  5. phát huy tính tích cực của công tác dạy học và quản lý. - Thăm dò ý kiến Giáo viên và học sinh, kiểm tra giáo án, dự các tiết dạy có ứng dụng CNTT theo hướng đề xuất và tổ chức dạy học thực nghiệm ở một số lớp, kiểm tra để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đưa ra. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Bài viết nghiên cứu quá trình ứng dụng CNTT ở trường THPT Xuân Lộc năm học 2012-2013, trong đó tập trung tìm kiếm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong nhà trường. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện và thời gian nghiên cứu, chúng tôi chỉ tập trung vào khảo sát, nghiên cứu một số ứng dụng CNTT trong nhà trường như ứng dụng CNTT trong soạn thảo giáo án, trong thiết kế bài giảng điện tử, trong khai thác dữ liệu của giáo viên và việc tự đánh giá của học sinh trong quá trình dạy học ở trường THPT Xuân Lộc năm học 2012-2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi có sử dụng một số các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp Chúng tôi sử dụng PP này để thu thập nguồn tư liệu về lịch sử vấn đề, cơ sở lí luận của bài viết. 4.2. Phương pháp quan sát, điều tra Phương pháp này được sử dụng để tiến hành điều tra nắm bắt thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học, quá trình quản lý. 4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp này dùng trong quá trình thăm dò, tổ chức dạy thực nghiệm, đánh giá hoạt động dạy học để xác định tính hợp lí, khoa học của các biện pháp Ứng dụng CNTT đã đề xuất, từ đó khẳng định tính khả thi của sáng kiến. 4.4. Phương pháp thống kê Chúng tôi dùng phương pháp này nhằm để xử lí các số liệu đã thu thập được trong quá trình điều tra, khảo sát cũng như quá trình thực nghiệm. 4.5. Một số phương pháp khác Ngoài 4 phương pháp chủ yếu trên, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp nhằm giúp cho việc triển khai đề tài thuận lợi như phương pháp so sánh đối chiếu, sơ đồ hóa hoặc mô hình hóa… 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ tháng 10 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Cơ sở lý luận 1.1. Công nghệ thông tin “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”.
  6. (Theo Nghị quyết 49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT của Chính phủ Việt Nam). Luật Công nghệ thông tin của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 67/2006/ Ngày 29 Tháng 6 Năm 2006 đã giải thích “ Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”. Như vậy CNTT là một ngành ứng dụng công nghệ vào quản lý xã hội, xử lý thông tin, là hệ thống các phương pháp khoa học công nghệ, phương tiện công cụ gồm máy tính, mạng truyền thông, hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức lưu trữ, truyền dẫn, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong các lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội nói chung và trong giáo dục, trong nhà trường nói riêng. Trong Chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường của tài liệu bồi dưỡng Cán bộ quản lý trường Phổ thông, thầy Phan Tấn Chí cũng khẳng định “ hiện nay, việc ứng dụng CNTT và truyền thông vào mọi hoạt động của nhà trường không còn là việc phải vận động, phải phấn đấu để thực hiện mà đã trở thành nhiệm vụ, một nội dung quản lý của người quản lý nhà trường”. 1.2.Tác động của công nghệ thông tin đối với giáo dục Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội, trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trong sự phát triển kinh tế, xã hội, trong quản lý xã hội. Tốc độ phát triển vũ bảo của công nghệ làm cho việc luân chuyển thông tin trở nên cực kỳ nhanh chóng và vai trò của thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của CNTT đã có tác động to lớn và toàn diện đến xã hội loài người và hiển nhiên cũng tác động mạnh mẽ trực tiếp đến giáo dục. 1.2.1. Thay đổi mô hình giáo dục Theo cách tiếp cận thông tin, tại “Hội nghị Paris về GDĐH trong thế kỷ 21” do UNESCO tổ chức 10/1998 người ta có tổng kết 3 mô hình giáo dục: Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ cơ bản Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio Thông tin Người học Chủ động P. chiếu Tri thức Nhóm Thích nghi P. chiếu + mạng Trong các mô hình đã nêu, mô hình “tri thức” là mô hình giáo dục hiện đại nhất, hình thành khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của CNTT và truyền thông là mạng Internet. Mô hình mới này đã tạo nên nhiều sự thay đổi trong giáo dục. 1.2.2. Thay đổi chất lượng giáo dục CNTT được ứng dụng trong giáo dục đã làm thay đổi lớn về chất lượng giáo dục. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý giúp các nhà quản lý nắm thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, đáng tin cậy từ đó các nhà quản lý kịp thời ra được
  7. các quyết định quản lý chính xác, phù hợp. Mặt khác những ứng dụng CNTT trong dạy học giúp GV nâng cao chất lượng giảng dạy, người họcdễ dàng tiếp nhận những kiến thức mới. Ngoài ra, mạng internet cũng là phương tiện giúp học sinh tra cứu, tìm hiểu, cập nhật tri thức và tự kiểm tra trình độ của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Do tầm quan trọng của CNTT trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, Chỉnh phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quan tâm chỉ đạo, định hướng việc ứng dụng CNTT trong trường học từ rất sớm. Ngày 10/04/2007, Chính phủ đã có Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Sau đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản gửi các cơ sở giáo dục và đào tạo yêu cầu thực hiện tốt nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, giai đoạn 2008 – 2012, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Từ năm học 2007 – 2008, căn cứ nhiệm vụ năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học về CNTT. Đặc biệt năm học 2008 – 2009 được Bộ GD&ĐT lấy làm năm học Công nghệ thông tin. Một trong những nhiệm vụ về CNTT năm học 2011 – 2012 là “Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT”. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong những năm qua các Sở giáo dục đã chỉ đạo các trường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo 1.2.3. Thay đổi hình thức đào tạo Công nghệ thông tin phát triển đã tạo nên những thay đổi lớn về giáo dục và đào tạo. Nhiều hình thức đào tạo mới đã xuất hiện như Đào tạo từ xa nghĩa là hoạt động dạy học diễn ra một cách gián tiếp theo phương pháp dạy và phương pháp học từ xa, Đào tạo trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là một loại hình học tập sử dụng mạng máy tính và internet. Hình thức học tập này có tác dụng kích thích ý thức tự học của học sinh, giúp học sinh có điều kiện tiếp cận với những nguồn thông tin phong phú hơn so với các bài giảng trên lớp của giáo viên. 2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong Trường THPT Xuân Lộc năm học 2012-2013 2.1. Trường Trung Học Phổ Thông (THPT) Xuân Lộc đóng trên địa bàn vùng sâu, vùng xa. Đây là một huyện trung du miền núi, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Học sinh ( HS) của trường đa số là con em nông dân vùng kinh tế mới, một phần là con em dân tộc, kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhưng với quan điểm
  8. giáo dục là quốc sách hàng đầu, năm học 2012-2013 Trường THPT Xuân Lộc được đầu tư xây dựng thêm Hội trường và một dãy lầu kiên cố với 13 phòng. Hiện nay nhà trường có 38 phòng học và đầy đủ các phòng chức năng. Đặc biệt trường có 4 phòng trình chiếu, 3 bảng tương tác thông minh, 78 máy tính phục vụ việc học tập của học sinh(HS), tại thư viện có 9 máy tính được nối mạng phục vụ cho việc tìm kiếm tư liệu của HS, một phòng CNTT với 7 máy tính nối mạng phục vụ cho việc tìm kiếm tư liệu phục vụ giảng dạy cho giáo viên, phòng BGH, phòng đoàn, văn phòng đều có máy tính riêng phục vụ cho công tác. Nhìn chung cơ sở vật chất của trường đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy, học tập của GV và HS theo yêu cầu của giáo dục thời kỳ đổi mới. Năm học 2012- 2013, ngoài tổ Tin, GV toàn trường thực hiện 311 tiết dạy ứng dụng CNTT( Tóan: 14 tiết, Lý- CN: 87 tiết, sử -địa- GDCD: 56 tiết, tổ văn: 48 tiết, Tổ Hóa – Sinh: 93 tiết, Tổ Anh văn:13 tiết). 2 .2. Điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn 2.2.1. Điểm mạnh Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến việc ứng dụng CNTT trong nhà trường, động viên và tạo điều kiện cho GV thực hiện việc ƯDCNTT nhằm thúc đẩy việc đổi mới giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục góp phần xây dựng uy tín thương hiệu của trường, củng cố niềm tin của học sinh và phụ huynh đối với chất lượng của trường. Đội ngũ GV của trường100% đạt chuẩn trong đó có hơn 4% trên chuẩn, hơn 50 % giáo viên ở vào độ tuổi nghề từ dưới 5 năm đến 10 năm dễ dàng tiếp cận xu hướng giáo dục hiện đại, phần lớn trong số này biết sử dụng CNTT như một công cụ đắc lực để hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Tập thể sư phạm trong nhà trường đoàn kết đồng lòng, sẵn sàng hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ cũng như mục tiêu hoạt động của nhà trường. 2.2.2. Điểm yếu Một số GV tuy còn trẻ nhưng chưa nhiệt tình trong việc ƯD CNTT trong dạy học, chỉ mới ứng dụng CNTT đơn thuần trong soạn giáo án ngoài ra chưa thật sự đầu tư công sức thời gian trong thực hiện bài giảng điện tử hay tìm kiếm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy. Một số GV do hoàn cảnh lịch sử nên dù có thâm niên công tác nhưng hiệu quả làm việc chưa cao, ngại khó trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, cách ứng dụng công nghệ thông tin. 2.2.3.Thuận lợi
  9. Từ năm học 2011 – 2012, Bộ đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục một số nội dung liên quan đến công tác quản lý: + Thiết lập và sử dụng hệ thống e-mail đối với giáo viên và học sinh + Khai thác website và cung cấp nội dung cho website của Bộ GD – ĐT + Xây dựng website của Sở, của Phòng và các trường + Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác điều hành và quản lý hành chính tại Sở GD & ĐT, các Phòng GD & ĐT và các trường học. 2.2.4.Khó khăn Việc ứng dụng CNTT trong nhà trường đòi hỏi phải có sự đầu tư về công sức, trí tuệ trong học tập để nâng cao trình độ về tin học, trong tìm tòi, thiết kế bài giảng nhưng thực tế mức lương hiện nay của giáo viên so với mặt bằng xã hội tương đối thấp, ngoài giờ lên lớp nhiều giáo viên còn làm thêm các công việc khác để tăng thu nhập nên chưa toàn tâm toàn ý với công tác giảng dạy. Điều này ảnh hưởng không ít đến việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của giáo viên. 2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong trường THPT năm học 2012-2013 2.3.1. Ứng dụng trong soạn thảo giáo án Một trong những ứng dụng của CNTT trong dạy học của GV trong trường là soạn thảo giáo án. Nhờ các phần mềm soạn thảo văn bản, GV soạn thảo giáo án trên máy vi tính rồi in ra sử dụng. Ưu điểm của giáo án này là trình bày sạch, đẹp, đỡ tốn thời gian chép tay vì chỉ cần soạn một năm, các năm sau chỉnh sửa, bổ sung thêm là có bộ giáo án mới. Với cách thức này, giáo viên có tâm huyết, có tinh thần học hỏi sẽ có nhiều thời gian dành cho việc tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên, việc sử dụng giáo án in vi tính cũng có một số hạn chế như một số GV lợi dụng sự thuận lợi này không tự soạn giáo án trong giảng dạy, khi nhà trường có đợt kiểm tra thì sao chép giáo án của nhau hoặc tải các giáo án có sẵn từ các trang mạng để đối phó. Năm học 2012-2013, hầu hết các GV trong trường Xuân Lộc đều có những bộ giáo án được in vi tính rất đẹp kể cả những giáo viên chưa quen soạn thảo văn bản trên máy vi tính, trong số đó có những bộ giáo án chưa đạt yêu cầu, chưa thể hiện sự nghiêm túc trong soạn giáo án với mục đích phục vụ cho giảng dạy. 2.3.2. Ứng dụng trong thực hiện bài giảng Trong năm học 2012- 2013, nhiều giáo viên trong trường sử dụng bài giảng điện tử cùng các trang thiết bị khác như máy tính, máy chiếu (projector) như một phương tiện dạy học tích cực. Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là những công cụ dạy học đa năng có tác dụng thay thế cho các công cụ dạy học
  10. truyền thống như tranh vẽ, bản đồ, mô hình…hay các công cụ hiện đại như cassette, ti vi, đầu video, giáo viên không thể không sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Công nghệ thông tin còn cung cấp cho chúng ta những phương tiện dạy học hiện đại khác như smart board (bảng thông minh), mạng nội bộ, các phần mềm dạy học, các trang web… Ưu điểm của việc thiết kế bài giảng điện tử và giảng dạy trên máy tính là, tiết học trở nên sinh động hơn, GV tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần một số thao tác trên máy tính, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh, giúp học sinh tiếp thu bài giảng dễ dàng. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Tuy nhiên, do trình độ về CNTT của GV trong trường không đồng đều việc ứng dụng vẫn còn nhiều hạn chế như muốn ứng dụng CNTT trong dạy học, GV phải có những hiểu biết nhất định về CNTT, phải sử dụng thành thục máy tính. Nhiều GV ứng dụng CNTT một cách hình thức, không có sự chọn lọc cho đúng tính chất, nội dung bài học. Vì thế có những tiết dạy có ứng dụng CNTT còn nặng tính chất trình diễn với nhiều hình ảnh, hiệu ứng rối mắt thái quá làm giờ học trở nên nặng nề và hiệu quả không như mong muốn. Cách sử dụng màu chữ và hình nền chưa khoa học. Hiện nay có không ít GV lạm dụng công nghệ thông tin, trong giờ dạy đưa quá nhiều hiệu ứng, tranh ảnh không đúng lúc khiến cho giờ dạy biến thành giờ triển lãm ảnh nên không phát huy được tính tích cực của HS trong giờ học. Mặt khác khi thiết kế bài giảng, GV không phân định rạch ròi giữa nội dung giảng và nội dung cần ghi chép. Trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, một số giáo viên thao tác quá nhanh, học sinh không kịp chép bài, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và mức độ hiểu bài của các em không cao. Việc soạn giảng với các phần mềm mất rất nhiều thời gian, một tiết dạy 45 phút có khi phải chuẩn bị trước vài ngày thậm chí cả tháng, đến giờ lên lớp máy tính trục trặc, phần mềm bị lỗi …tất cả ảnh hưởng không nhỏ đến giờ dạy của GV. Một số tiết học có ứng dụng CNTT, HS còn gặp khó khăn trong việc ghi chép bài: không biết lựa chọn thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc ghi không đầy đủ… Cuối cùng tiết dạy không đảm bảo được các yêu cầu cần đạt. 2.3.3. Ứng dụng trong khai thác dữ liệu Internet là một thư viện khổng lồ, một kho tài nguyên tri thức vô tận về mọi lĩnh vực và luôn được cập nhật từng ngày. Để GV có thể khai thác nguồn tài
  11. nguyên phong phú này trong soạn giảng nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường đã dành một phòng CNTT với 7 máy tính được nối mạng phục vụ cho việc truy cập, tìm kiếm, khai thác tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy của GV. Tuy vậy không phải GV nào cũng biết tận dụng điều kiện thuận lợi này, trong tất cả các giờ phòng CNTT luôn có giáo viên nhưng có không ít GV chỉ đến để đọc báo, để nghe nhạc hoặc xem phim giải trí vào những tiết trống. 3.2.4. Ứng dụng trong đánh giá, trong học tập của học sinh Tại thư viện nhà trường bố trí 9 máy tính được nối mạng để học sinh có thể tìm kiếm, tra cứu tài liệu học tập trên mạng internet, tham gia các lớp học qua mạng. Học sinh cũng có thể tự đánh giá kiến thức của mình bằng những phần mềm trắc nghiệm trong các cuộc thi trực tuyến (online), để từ đó tự bổ sung, hoàn thiện kiến thức hoặc chia sẻ thông tin với giáo viên, bạn bè qua các diễn đàn. Một số học sinh còn đến phòng thư viện để chơi game, xem các chương trình giải trí chưa nghiêm túc học tập. III.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Để việc ứng dụng CNTT trong nhà trường thật sự có hiệu quả, với vai trò là nhà quản lý chúng tôi đã căn cứ vào các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo, văn bản của Sở giáo dục và Đào tạo để xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT ngay từ đầu năm học. Việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT vào nhà trường được thực hiện theo các nguyên tắc và trình tự của một kế hoạch. Trước hết là phần thu thập thông tin (chương trình năm học, đội ngũ giáo viên, thực trạng ứng dụng CNTT trong nhà trường năm học vừa qua), sau khi thu thập đủ thông tin, tiếp tục phân tích tình hình để chỉ ra những cái làm được, chưa làm được của năm học trước về ứng dụng CNTT, nguyên nhân; những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn, mục tiêu, giải pháp thực hiện CNTT trong năm học mới. Trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường về việc ứng dụng CNTT, hiệu trưởng yêu cầu lập kế hoạch của tổ và của từng cá nhân. Kế hoạch tổ chuyên môn được xây dựng cụ thể, có chỉ tiêu phấn đấu, phân công trách nhiệm, trong kế hoạch cá nhân, mỗi người tự xây dựng kế hoạch cá nhân về việc thực hiện ứng dụng CNTT vào công việc mình phụ trách,kế hoạch đó thông qua tổ chuyên môn và được tổ trưởng giám sát, hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. 1. Ứng dụng trong soạn thảo giáo án Hiện nay có nhiều phần mềm soạn thảo giúp cho giáo viên soạn thảo giáo án, trong đó phần mềm thông dụng nhất hiện nay là MS Word trong bộ Officce của Microsoft. Tuy nhiên, để sử dụng MS word một cách hiệu quả, ngoài thao tác cơ bản, giáo viên được các đồng nghiệp có chuyên môn hỗ trợ thêm cách sử dụng một
  12. số tính năng nâng cao: Chèn tự động đoạn văn bản, lưu vết, trộn thư, tạo thẻ đoạn mục lục, vẽ hình đơn giản để giáo án trở nên rõ ràng, khoa học hơn. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chỉ đạo việc khai thác, sử dụng bộ phần mềm Open Office Org trong soạn thảo giáo án, nhà trường phân công một giáo viên dạy vi tính chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn cho giáo viên sử dụng. Qua những buổi tập huấn hướng dẫn, bước đầu giáo viên có thể biết một số phần mềm bổ trợ túy theo đặc thù môn học như - Các phần mềm hỗ trợ giáo án môn Toán: Mathcad, Sketpad, Latex - Phần mềm hỗ trợ soạn thảo giáo án môn Lý, Hóa, Sinh: Novoasoft Science Word 6.0. Để tránh trường hợp giáo viên sao chép giáo án, trong các đợt kiểm tra định kỳ Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn đã kết hợp cùng tổ trưởng chuyên môn kiểm tra kỹ từng giáo án để kịp thời điều chỉnh, ngăn chặn những lệch lạc theo hướng tích cực. 2.Ứng dụng trong thực hiện bài giảng Để thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong nhà trường, mỗi giáo viên thực hiện ít nhất hai tiết có ứng dụng CNTT trong một học kỳ. * Các phần mềm soạn bài giảng điện tử Phần mềm CNTT được GV sử dụng phổ biến nhất hiện nay là phần mềm Powerpoint. Đây là phần mềm đơn giản, dễ thiết kế trình chiếu và có tác dụng tích cực, rõ nét nhất. Khi giới thiệu, trình bày và khái quát nội dung bài học, mỗi slide được coi là một bộ phận cũng là một hệ thống con trong hệ thống các nội dung mà bài học cần thể hiện. Ở mỗi slide, giáo viên có thể chọn hiệu ứng, đưa các tư liệu (phim, ảnh, nhạc, bài đọc tác phẩn …) làm cho bài giảng sinh động lôi cuốn hơn. Bên cạnh Powerpoint là phần mềm Violet, phần mềm thiết kế bài giảng điện tử của Công ty Bạch Kim, với giao diện trực quan, dễ dùng, ngôn ngữ giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Việt rất thuận lợi cho giáo viên. Phần mềm này cũng cung cấp một hệ thống các công cụ soạn thảo giúp giáo viên soạn bài giảng nhanh chóng. Trong quá trình soạn giáo án, Violet còn cung cấp sẵn nhiều mẫu bài tập chuẩn thường được sử dụng trong sách giáo khoa, sách bài tập (như bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ, bài tập kéo thả chữ/kéo thả hình ảnh …), ngoài ra Violet còn hỗ trợ nhiều module cho từng môn học giúp giáo viên tạo được những trang bài giảng chuyên nghiệp. Sau khi soạn thảo xong, phần mềm cho phép xuất bài giảng ra thành một sản phẩm chạy độc lập có thể copy vào đĩa mềm, USB hoặc CD để chạy trên các máy tính khác mà không cần chương trình Violet .… Ngoài ra GV còn có thể sử dụng phần mềm Minmap để trình bày các nội dung giảng dạy một cách đơn giản, trực quan bằng cách xây dựng sơ đồ, hình ảnh. Khi
  13. sử dụng MM để học hay ghi chép, HS dùng các từ khoá. rút ra được các từ then chốt, HS cần phải chú ý và tham gia vào bài học, qua đó nắm .được nội dung cơ bản của bài học, tăng khả năng hiểu bài và ghi nhớ. Như vậy, ưu điểm nổi bật của MM là đem đến cho HS những lợi ích cụ thểtrong quá trình học tập: nắm được những nội dung cơ bản của bài học, hệ thống nội dung kiến thức và biểu thị bằng sơ đồ, ghi nhớ nội dung học tập một cách sâusắc, rèn luyện kỹ năng lập dàn bài khi đọc SGK. Từ việc sử dụng sơ đồ, HS dễdàng nắm vững vấn đề, biểu thị bằng sơ đồ các biện pháp giải quyết. Ban đầu sẽ gặp khó khăn khi tập cho HS xây dựng MM nhưng khi đã thành thói quen, HS sẽ rất thích thú sử dụng trong học tập và hình thành thói quen tốt trong làm việc sau này. Ví dụ sử dụng Mindmap trong giảng dạy tiếng Việt 11, bài Đặc điểm loại hình tiếng Việt Việc GV lập MM về nội dung các bài Tiếng Việt trong chương trình giúp HS có cái nhìn tổng quan về toàn bộ bài học, xác định được những kiến thức cần tái hiện và xây dựng trước khi bước vào bài học. GV nêu vấn đề bài học đưa ra và tổ chức cho HS thảo luận tìm chủ điểm chính, nghiên cứu SGK tìm các tiêu đề phụ để lập MM giúp HS chủ động, tích cực, độc lập và sáng tạo hơn trong quá trình tham gia hoạt động nhận thức. Xét về mặt kiến thức, các bài tiếng Việt là những kiến thức được tích hợp dọc từ chương trình các lớp dưới hoặc tích hợp ngang ở các bài đọc văn trong chương trình ẵn một cách hệ thống và cụ thể chứ không phải là sự yêu cầu học sinh phải sáng tạo ra những gì mới mẻ, độc đáo. Do vậy, việc GV dùng những câu hỏi gợi dẫn giúp HS thiết lập được các tiêu đề phụ trong MM là rất cần thiết, tránh tình trạng lan man khiến MM trở nên rối rắm, khó theo dõi. Tuy nhiên, thay vào đó, có thể cho phép HS thoải mái thể hiện tư duy sáng tạo qua hình thức trình bày MM bằng các hình ảnh và màu sắc giúp cho việc học trở nên hứng thú hơn. GV cho trình chiếu MM chuẩn hệ thống hóa nội dung bài học sẽ giúp HS xác định được những kiến thức trọng tâm của vấn đề, các mối liên hệ giữa những kiến thức đó; từ đó hiểu sâu và ghi nhớ lâu hơn nội dung bài học. Ví dụ: Vẽ Mindmap bài Tiếng Việt Đặc điểm loại hình tiếng Việt chương trình Ngữ văn 11
  14. Mindmap Đặc điểm loại hình tiếng Việt * Quy trình thiết kế một bài giảng điện tử. Khi thiết kế một giáo án điện tử, GV không thể tuỳ tiện, tuỳ hứng mà cần tuân theo những quy tắc, quy trình nhất định tương tự như quá trình soạn một giáo án truyền thống. Việc soạn giảng có thể tiến hành theo các bước sau: - Xác định rõ mục tiêu bài dạy. - Xác định kiến thức cơ bản, nội dung trọng tâm( soạn mục lục, nội dung chi tiết các mục cơ bản, rồi nhóm lại theo các mục lớn theo đề cương ấn định. - Lựa chọn tư liệu, tranh ảnh, phim … và những thông tin cần thiết phục vụ bài dạy như âm thanh( nhạc nền, nhạc cho từng mục, giọng thuyết trình, giọng giới thiệu, ảnh (ảnh nền, ảnh minh họa), video (phim minh họa, phim mô phỏng thực nghiệm) . - Lựa chọn phầm mềm soạn giảng, lựa chọn cách trình bày, các hiệu ứng phù hợp … xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động. - Chạy thử, sửa chữa và hoàn thiện bài giảng. * Các yêu cầu của bài giảng điện tử
  15. Khi thiết kế bài giảng điện tử GV phải biểu tượng hóa nội dung, nhất quán trong thiết kế, không nên ra nhiều ý tưởng trong một slide, lựa chọn hiệu ứng, hình ảnh minh họa tránh gây phân tán sự chú ý của HS, chọn màu nền, màu chữ thích hợp, tránh chọn màu nền lấn áp màu chữ, trong bài giảng phải có chèn ảnh,chèn hình, phải có siêu liên kết, nhất là liên kết với video clip mang nội dung bài giảng . Giáo viên phải có kỹ năng khai thác và sử dụng internet, biết vào các trag web có liên quan đến bộ môn để khai thác hình ảnh, tải các đoạn phim phục vụ cho bài giảng, sử dụng các phần mềm liên quan đến bộ môn. 3. Xây dựng thư viện tư liệu. Để phục vụ cho công tác giảng dạy, kho tư liệu là điều kiện cần thiết và đặc biệt quan trọng. Nhưng hiện nay ở một số bộ môn như môn văn, các đồ dùng trực quan hầu như không có, tranh ảnh minh họa trong sách giáo khoa không nhiều. Chính vì vậy bản thân giáo viên phải chú trọng xây dựng thư viện tư liệu phục vụ tốt cho công tác giảng dạy. - Trước đây giáo viên xây dựng kho tư liệu bằng cách đọc, tham khảo tài liệu, sách, báo và chép lại những thông tin cần thiết vào sổ tích lũy chuyên môn. - Hiện nay việc ứng dụng CNTT giúp giáo viên xây dựng thư viện tư liệu thuận lợi, phong phú, khoa học hơn và không mất nhiều thời gian như trước đây. Việc khai thác tư liệu có thể lấy từ các nguồn: + Khai thác thông tin, tranh, ảnh, tư liệu bài giảng từ mạng Internet Chẳng hạn như thư viện bài giảng điện tử Violet: http://baigiang.violet.vn/ (Hinh 1) + Khai thác tranh ảnh từ sách, tài liệu, báo chí, tạp chí ... Trong quá trình tham khảo sách, báo, tài liệu gặp những tranh, ảnh đặc biệt cần thiết, có thể dùng máy Scan quét ảnh và lưu vào USB, cuối cùng cập nhật vào kho tư liệu của mình để phục vụ cho quá trình giảng dạy. + Khai thác từ băng hình, phim video, các phần mềm, tranh ảnh, bản đồ, hình vẽ... thông qua chức năng cung cấp thông tin của máy tính Ví dụ: Khai thác các đoạn phim về các tác giả văn học, các tác phẩm văn học được chuyển thể thành phim hoặc bài hát, khúc ngâm …cần thực hiện thao tác: Mở các băng hình, các đĩa CD - Rom, lựa chọn các đoạn phim có thể làm tư liệu giảng dạy, sử dụng phần mềm cắt các đoạn phim rồi lưu vào máy tính thành các file dữ liệu trong thư viện tư liệu để phục vụ giảng dạy… Từ các nguồn khai thác trên giáo viên sẽ lưu trữ cho mình một thư viện tư liệu phong phú, đa dạng để phục vụ cho công tác giảng dạy. Tuy nhiên cần lưu trữ thành từng file dữ liệu để dễ dàng tìm kiếm khi sử dụng.
  16. Để tránh trường hợp GV không sử dụng phòng CNTT theo đúng chức năng, ngay từ đầu năm phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất cần soạn thảo một số quy định về việc sử dụng phòng CNTT. (Hinh 1): http://baigiang.violet.vn/ 4. Hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ học tập. Những năm gần đây, việc ứng dụng CNTT rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực đã tác động rất lớn đến khả năng ứng dụng CNTT của học sinh. Nhiều em học sinh tiếp cận rất nhanh, sử dụng thành thạo nhiều phần mềm vi tính. Đặc điểm nổi bật ở các em học sinh hiện nay là tính năng động, sáng tạo và yêu thích cái mới. Do vậy việc hướng dẫn học sinh ứng dụng CNTT phục vụ cho phương pháp học tập là điều nên làm và cũng là xu hướng chung trong giáo dục thời đại hiện nay. - Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh địa chỉ một số trang web và yêu cầu các em tìm kiếm thông tin ở mạng internet để phục vụ công việc học tập theo từng chủ đề, từng yêu cầu của môn học Ví dụ trong môn văn có thể hướng dẫn các em lên mạng sưu tầm tài liệu về tác gia Nguyễn Ai Quốc – Hồ Chí Minh hay sưu tầm một số tác giả, tác phẩm văn học giai đoạn 1945 – 1975 hoặc sưu tầm các đề kiểm tra, ôn tập … - Từ các tài liệu mà các em sưu tầm được, giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh tập thuyết trình về bài học chẳng hạn bài 57 của môn Sinh: Mối quan hệ dinh dưỡng, hoặc ngoại khóa môn địa, đề tài Biển- Đảo quê hươn, môn Hóa với bài Hóa học và môi trường hoặc một tác phẩm văn học … kết hợp trình chiếu bằng Powerpiont hay Violet.
  17. - Giáo viên có thể vận dụng phương pháp dạy học theo dự án của Intel Teach to the Future (Chương trình dạy học cho Tương lai của Intel), phương pháp này đòi hỏi học sinh vừa làm việc theo nhóm vừa ứng dụng CNTT trong quá trình học tập để thiết kế ba bài tập: Bài trình diễn PowerPoint, trang web và ấn phẩm (tờ rơi) để thực hiện ý tưởng dự án của mình. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải được tập huấn các nội dung của Chương trình dạy học cho Tương lai của Intel và hướng dẫn cho học sinh ứng dụng CNTT để thực hiện các yêu cầu của chương trình phục vụ cho quá trình học tập ... - Một số trang web như hocmai.vn, nguoithay.org... có những bài giảng trực tuyến, bài thi thử, diễn đàn thảo luận, học sinh có thể vào các trang ấy để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức. 5. Quản lý GV ứng dụng CNTT - Xây dựng tiêu chí đánh giá một bài giảng điện tử: Tiêu chí khoa học: Bài giảng điện tử phải chính xác về nội dung khoa học. Nội dung phù hợp với chương trình dạy học chuẩn kiến thức kỹ năng; các thuật ngữ khoa học, các khái niệm, định lý, định luật phải chính xác và nhất quán với chương trình, sách giáo khoa đã được Bộ ban hành. Nội dung trong bài gỉang phải đạt được mục tiêu dạy học; học sinh dễ tiếp thu.Việc ứng dụng CNTT trong dạy học tạo nên sự hấp dẫn sinh động cho giờ học, giúp GV tác động hiệu quả đến việc học tập của HS, bên cạnh các bài giảng điện tử, việc xây dựng các thư viện điện tử giúp GV hướng dẫn HS tiếp cận với nguồn tri thức vô cùng phong phú để hiểu biết về môn học - Tiêu chí về lý luận dạy học : Một bài giảng điện tử phải thực hiện được các chức năng lý luận dạy học, thực hiện được đầy đủ các giai đoạn của quá trình dạy học, từ khâu giới thiệu bài, giảng bài mới đến khâu luyện tập, tổng kết, hệ thống hoá tri thức, kiểm tra đánh giá kiến thức. Nội dung bài giảng điện tử gắn liền với chương trình, cấu trúc tổng thể bài giảng hợp lý, có những minh chứng cụ thể cho những kiến thức khoa học cần tuyền thụ , - Tiêu chí về sư phạm: Một bài giảng điện tử phải thể hiện rõ tính ưu việt về mặt tổ chức dạy học so với tổ chức dạy học truyền thống. Sự hỗ trợ của công cụ đa phương tiện máy tính thể hiện trong bài giảng điện tử phải có tác dụng thúc đẩy động cơ học tập, tích cực hoá học tập của học sinh, việc trình bày kiến thức một cách trực quan sinh động, dễ hiểu giúp học sinh đào sâu nội dung học tập, Bài gỉang điện tử phải thể hiện rõ việc giao nhiệm vụ học tập một cách hợp lý theo tiến trình bài giảng, thể hiện ciệc sử dụng các phương pháp dạy học ( nêu vấn đề, nêu câu hỏi, nêu tình huống, thí nghiệm ảo…) để học sinh suy nghĩ, giải quyết giúp cá biệt hoá học tập của người học đồng thời tổ chức thảo luận theo nhóm; phải có hệ
  18. thống bài tập đa dạng để học sinh hình thành và rèn luyện kỹ năng, khắc sâu kiến thức đã lĩnh hội và có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Tiêu chí về kỹ thuật: Giao diện trên màn hình phải thân thiện, các đối tượng sắp xếp hợp lý phù hợp với với sự phát triển của nội dung giảng dạy. Việc sử dụng công cụ đa phương tiện như: âm thanh, hình ảnh màu sắc, hiệu ứng phải hợp lý, không qúa lạm dụng kỹ năng biểu diễn thông tin của máy tính. Bài giảng phải dễ sử dụng, dễ bổ sung hoạt điều chỉnh, có khả năng thích ứng tốt với các thế hệ máy tính, các hệ điều hành khác nhau. - Đối với giáo viên, việc soạn bài với những ứng dụng của CNTT cũng mang lại những hiệu quả khác biệt. Bản thân giáo viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức về chuyên môn và Tin học để tự nâng cao tay nghề. Đặc biệt khi bắt tay vào soạn một bài dạy có vận dụng CNTT, giáo viên thật sự bị cuốn hút và càng làm nhiều thì càng thích thú và nảy sinh thêm nhiều ý tưởng. Từ đó lòng yêu nghề và sự sáng tạo cũng được bồi đắp. -Lợi ích quan trọng nhất là học sinh hứng thú năng động hơn với các tiết dạy có ứng dụng CNTT Tuy nhiên mức độ hứng thú và tiếp thu bài hiệu quả của học sinh trong những giờ học có ứng dụng CNTT còn phụ thuộc vào chất lượng của giờ dạy. 6. Những kinh nghiệm bước đầu từ việc ứng dụng CNTT trong dạy học - Việc ứng dụng CNTT có ý nghĩa rất tích cực nhưng không phải bài nào trong chương trình cũng đều có thể ứng dụng CNTT để giảng dạy được. Và đương nhiên không phải bất cứ tiết nào, bài nào cũng biến thành giáo án điện tử để trình chiếu được. Muốn ứng dụng CNTT thật sự hiệu quả phải chọn các nội dung, các vấn đề phù hợp. - Khi sử dụng các phầm mềm thiết kế giáo án điện tử phải thận trọng, cân nhắc để lựa chọn các hiệu ứng phù hợp về màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ, cách chạy chữ, thiết kế màn hình, âm thanh, tiếng động phải phù hợp, tránh lạm dụng. - Giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học, để qua từng slile chi tiết, học sinh phải nhận biết được những nội dung nào là nội dung chính cần ghi chép, nội dung nào là phần diễn giải của giáo viên …Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, khả năng ghi chép bài của học sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời. - Trong quá trình giảng dạy, giáo viên là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không đơn giản chỉ là người phát động, cung cấp thông tin. Do vậy, giáo viên phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ bài dạy có tính thiết thực, làm rõ nội dung bài dạy, tránh tham lam, nhồi nhét các loại thông
  19. tin, phim, ảnh không phù hợp làm giảm hiệu quả bài dạy. - Một điều đáng lưu ý là cần hiểu đúng CNTT chỉ là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho đổi mới phương pháp dạy học, bởi vì quá trình giáo dục con người không thể “công nghệ hóa” hoàn toàn được, có nhiều mặt giáo dục không thể quy trình hóa được như giáo dục nhân văn, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ... Xác định điều này, trong quá trình giảng dạy giáo viên tránh lạm dụng CNTT, xem CNTT là độc tôn, là duy nhất. - Để ứng dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả cao, giáo viên phải thường xuyên không ngừng tự học để nâng cao trình độ chuyên môn mà còn phải nâng cao khả năng sử dụng CNTT. V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Việc ứng dụng CNTT bước đầu đã đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ Giáo viên đã chịu khó đầu tư trong việc nghiên cứu soạn giảng, các bộ giáo án qua từng đợt kiểm tra ngày càng có chất lượng từ nội dung bài soạn đế cách trình bàycác mẫu văn bản, phòng CNTT lúc nào cũng có GV vào tìm kiếm tư liệu chuẩn bị cho các bài giảng, việc soạn các bài giảng điện tử cũng không còn là vấn đề khó khăn, số lượt phòng chiếu GV muợn trung bình trong tháng từ 15 đến 20 lần mỗi phòng. Mỗi tổ đều có phân công người chịu trách nhiệm xây dựng các ngân hàng tài liệu, các giáo viên trong tổ cùng trao đổi và chia sẻ thông tin có liên quan đến bài giảng, bộ phận tin học luôn tận tình và sẵn sàng giúp đỡ hỗ trợ GV trong soạn giảng cũng như trong hướng dẫn tìm kiếm tài liệu trên các trang web.Học sinh tỏ ra thích thú với việc học theo phương pháp mới này (thông qua kết quả khảo sát và qua trao đổi trò chuyện với GV, thông qua sự tham gia của học sinh tại các phòng máy ở thư viện). Kết quả bước đầu: a) Những con số (Số liệu được tổng hợp qua phiếu thăm dò ý kiến, bài test và kết quả các bài viết của học sinh lớp 12C8 và 12C1 trường THPT Xuân L:ộc trong năm học 2012 – 2013):  Bảng 1: Mức độ thích học các giờ học có ứng dụng CNTT. Đối Không Mức độ Rất Thích Không tượng có Lí do thích vừa phải thích thăm dò ý kiến 80 Bài học sinh động, dễ hiểu 21 6 học sinh Giờ học thoải mái không gò 4 2 2 lớp ép 12C1 Có nhiều tư liệu phong phú 8 7 và12C8 Được tự trình bày với máy vi 2
  20. tính Được chơi trò chơi 8 1 Nhiều hình ảnh, hiệu ứng 8 2 đẹp Khó ghi chép nội dung bài 0 5 Không rõ lí do 0 1 5 51 18 6 5 TỔNG SỐ (63,8%) (22,5%) (7,5%) (6,2%) Bảng 2: Số liệu về khả năng ghi chép bài của học sinh trong giờ học có ứng dụng CNTT. Đối tượng Ghi bài đầy đủ Ghi bài chưa đầy đủ Không ghi được bài điều tra 80 học sinh lớp 12C1, 51(63,8%) 26(32,5%) 03 (3,7%) 12 C8 Bảng 3: Số liệu về mức độ hiểu bài của học sinh. Hiểu các ý chính Đối tượng Hiểu hoàn Hiểu các nội Hoàn toàn nhưng chưa đầy điều tra toàn dung chính không hiểu đủ 80 học sinh lớp 12C1, 14 (17,5%) 48 (60,0%) 16 (20,0%) 02 (2,5%) 12C8 Bảng 4: Sự chuyển biến về chất lượng chuyên môn (Thống kê các bài viết từ một tiết trở lên và bài kiểm tra học kỳ) Số học Điểm các bài viết Năm học Lớp sinh từ 5,0 trở lên Ghi chú (Học kỳ) Số lượng Tỷ lệ % 12C1 38 19 50 Sử dụng phương tiện dạy học truyền thống 2011-2012 12C8 42 30 71,42 12C1 38 22 57,89 Có ứng dụng CNTT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2