intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SỞ HỮU TRÍ TUỆ - NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ - 2

Chia sẻ: Le Nhu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

109
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 4 (b) Tại sao bạn lại nghĩ rằng những dấu hiệu từ ngữ: GAP (cho quần áo), VIRGIN (cho hàng không), MARS (cho sôcôla), AMAZON (cho cửa hàng sách trực tuyến) và MONT BLANC (cho các dụng cụ để viết) được xem xét là các nhãn hiệu có khả năng phân biệt? Vì những dấu hiệu này là có tính chất ngẫu hứng trong quan hệ với các sản phẩm sử dụng dấu hiệu đó. Trả lời. Tính chất chung Một hiện tượng nghịch lý trong luật nhãn hiệu đó là việc mất tính phân biệt khi một nhãn hiệu trở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SỞ HỮU TRÍ TUỆ - NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ - 2

  1. liên hệ trực tiếp và tức thì giữa các dịch vụ đó với việc cho thuê mượn tài sản. Câu 4 (b) Tại sao bạn lại nghĩ rằng những dấu hiệu từ ngữ: GAP (cho quần áo), VIRGIN (cho hàng không), MARS (cho sôcôla), AMAZON (cho cửa hàng sách trực tuyến) và MONT BLANC (cho các dụng cụ để viết) được xem xét là các nhãn hiệu có khả năng phân biệt? Trả lời. Vì những dấu hiệu này là có tính chất ngẫu hứng trong quan hệ với các sản phẩm sử dụng dấu hiệu đó. Tính chất chung Một hiện tượng nghịch lý trong luật nhãn hiệu đó là việc mất tính phân biệt khi một nhãn hiệu trở nên gắn bó với loại sản phẩm sử dụng nó đến mức trở thành một sự mô tả chung về sản phẩm đó. Ví dụ, các thuật ngữ chung “đồ nội thất” (chỉ đồ đạc nội thất nói chung và cũng để chỉ bàn, ghế, v.v.) và “ghế” (để chỉ ghế). Các nhãn hiệu như FRIGIDAIRE, CELLOPHANE, ESCALATOR, GRAMOPHONE và LINOLEUM được đăng ký như các nhãn hiệu có tính phân biệt, về cơ bản đã trở thành các thuật ngữ chung vì chúng là sản phẩm duy nhất trong nhóm sản phẩm của mình và vì chủ sở hữu các nhãn hiệu đó đã không nỗ lực để ngăn cản chúng trở thành các từ chung. Ví dụ, khi một tờ báo hoặc tạp chí sử dụng một nhãn hiệu theo cách chung chung thì chủ sở hữu nhãn hiệu cần yêu cầu phải đăng thông báo đính chính lại cách sử dụng đó. Ví dụ, mô tả trong một quảng cáo về dao cạo râu điện là “dao cạo râu điện ROLLS ROYCE” cần được chủ sở hữu nhãn hiệu ROLLS ROYCE đính chính lại rằng nhãn hiệu này là tài sản của Hãng ôtô Rolls Royce và nó chỉ được sử dụng trên xe ôtô do hãng sản xuất. Câu hỏi tự đánh giá Câu 5 Báo cáo dưới đây xuất hiện trên một tờ báo. Hãy viết lại với sự dẫn chiếu thỏa đáng tới quyền của các chủ sở hữu nhãn hiệu. “Một nhóm thanh niên mặc đồ ray-ban và nike đã đột nhập vào portacabin. Chúng cuỗm theo một loạt Rolexes và thoát khỏi hiện trường trên những ván trượt bị một chiếc Mercedes đuổi theo rất sát.” Trả lời. “Một nhóm thanh niên đeo kính râm hiệu RAY-BAN đã đột nhập vào tòa nhà PORTACABIN. Chúng cuỗm theo một loạt đồng hồ hiệu 17 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  2. ROLEX và thoát khỏi hiện trường trên những ván trượt bị một chiếc xe ôtô hiệu MERCEDES đuổi theo rất sát.” Nhãn hiệu bao gồm “các dấu hiệu hoặc chỉ dẫn riêng được sử dụng trong thương mại có thể được dùng để chỉ chủng loại, chất lượng, số lượng, mục đích dự kiến, giá trị, nguồn gốc địa lý, thời gian sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ hoặc các đặc điểm riêng khác của hàng hóa hoặc dịch vụ”; Điều 6quinquies Công ước Paris quy định, bằng cách diễn đạt như trên, về việc từ chối đăng lý các dấu hiệu có tính chất mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc một số đặc tính của hàng hóa/dịch vụ đó. Ý nghĩa của việc loại trừ này là nhằm giữ các dấu hiệu hoặc chỉ dẫn mà những người kinh doanh thương mại trung thực có thể muốn sử dụng không vì động cơ sai trái. Ví dụ, ở Anh và OHIM đã từ chối đăng ký các nhãn hiệu theo nhiều căn cứ khác nhau như: Từ ngữ tán dương Bị từ chối 100% PURE GOODNESS cho mỹ phẩm và dầu gội; LASTING PERFORMANCE cho nước hoa, tinh dầu và mỹ phẩm; OPTIMA cho máy dưỡng khí; SUPREME cho các sản phẩm nhiếp ảnh; TREAT cho các loại nước sốt và xi rô tráng miệng. Không bị từ chối MAXIMA cho thiết bị y tế và phẫu thuật. Chỉ dẫn địa lý Bị từ chối ISLE OF SKYE cho rượu mạnh và rượu mùi, vì đó là hòn đảo Scôt-len nơi sản xuất rượu whisky. 18 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  3. Không bị từ chối VAL D’ISERE cho quần áo lót phụ nữ, vì không nhận định rằng sản phẩm may mặc này được sản xuất trong khu trượt tuyết đó. Dấu hiệu mô tả Bị từ chối BABY-DRY cho tã dùng một lần; BROADBAND CODE MULTIPLE ACCESS cho các hệ thống viễn thông; COFFEEMIX cho máy pha cà phê; COMFORT PLUS cho thảm và các vật trải sàn; COMPANYLINE cho các hoạt động bảo hiểm và tài chính; COMPLETE cho xà phòng và mỹ phẩm; DOUBLEMINT cho kẹo cao su, mỹ phẩm, thuốc đánh răng và các dược liệu bào chế; ENAMELIZE cho thuốc đánh răng; EUROLAMB cho thịt cừu; FOODSAVER và FRESHSAVER cho máy đóng gói chân không; FROOT LOOPS cho ngũ cốc; GLOBAL CHILLER cho các thiết bị làm lạnh; JIVE cho các loại băng tiếng và băng hình; LANDSCAPE cho đồ đạc nội thất, văn phòng và nhà bếp; MINI CLAW cho dụng cụ làm vườn; ONE TOUCH VIEW cho điện thoại; PETIT BEBE cho quần áo và giầy dép trẻ em; PORTFOLIO cho sách và các ấn phẩm in; WWW.PRIMEBROKERS.COM cho công cụ phần mềm buôn bán cổ phiếu doanh nghiệp. Không bị từ chối LIGHT GREEN và YELLOW cho kẹo cao su; OILGEAR cho máy bơm nước và ôtô, động cơ ôtô; SWEDISH FORMULA cho mỹ phẩm, xà phòng và dầu gội. Câu hỏi tự đánh giá Câu 6 (a) Bình luận về khả năng được đăng ký của các nhãn hiệu dưới đây: (i) KETTLE CLEAN cho chất pha chế làm sạch cặn; 19 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  4. (ii) BUDGET cho dịch vụ cho thuê ôtô; (iii) OVERNIGHT cho dịch vụ giao hàng; (iv) QUIKSLIM cho đồ ăn kiêng; (v) Hình vẽ một chùm nho cho dịch vụ giải khát. Trả lời Mỗi nhãn hiệu nêu trên đều có thể được người kinh doanh sử dụng với dụng ý tốt. Khi xem xét một thuật ngữ có tính thông dụng trong thương mại hay không, Cơ quan đăng ký sẽ dùng các danh bạ và từ điển để xác định việc sử dụng nhãn hiệu có là thông lệ trong thương mại hay không. Tính phân biệt có được thông qua việc sử dụng Khi xác định một nhãn hiệu có trở nên có tính phân biệt thông qua việc sử dụng hay không, sẽ thực hiện một đánh giá tổng thể để xem xem liệu nhãn hiệu đó có dẫn đến việc nhận diện được sản phẩm bắt nguồn từ một doanh nghiệp riêng biệt và do đó phân biệt nó với sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Nhận thức về nhãn hiệu trong tâm trí người tiêu dùng bình thường về hàng hóa hoặc dịch vụ đóng vai trò quyết định. Câu hỏi tự đánh giá Câu 7 Chứng cứ nào sẽ được dựa vào để xác định tính phân biệt của một nhãn hiệu có được thông qua việc sử dụng? Trả lời. Điểm xuất phát sẽ thường là các chứng cứ tài chính về doanh thu, chi phí quảng cáo và xúc tiến hàng hóa hoặc dịch vụ cùng với các ví dụ về việc nhãn hiệu được sử dụng trong thực tế như thế nào. Nguồn chứng cứ tốt nhất là nhóm người tiêu dùng có liên quan. Các cuộc thăm dò thị trường được tổ chức tốt cũng có thể có tính thuyết phục. Nhãn hiệu trái với lợi ích công cộng hoặc các quy tắc đạo đức đã được chấp nhận; Căn cứ loại trừ này được thiết lập nhằm ngăn chặn việc đăng ký nhãn hiệu có thể xúc phạm đến một bộ phận công chúng. Việc xúc phạm có thể phát sinh bởi các vấn đề về chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng tôn giáo hoặc các vấn đề chung về sở thích và lễ giáo. Việc xúc phạm có thể bằng hình ảnh hoặc từ ngữ. Những nhãn hiệu khuyến khích hoặc cổ động cho các hành vi tội phạm là ví dụ rõ ràng về loại nhãn hiệu có thể bị loại trừ này. 20 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  5. Nhãn hiệu gây nhầm lẫn Căn cứ loại trừ tuyệt đối việc đăng ký này liên quan đến tính gây nhầm lẫn sẵn có của chính bản thân nhãn hiệu hơn là sự tương tự gây nhầm lẫn của nó với một nhãn hiệu khác. Ví dụ về nhãn hiệu có tính gây nhầm lẫn sẵn có là: • ORLWOOLA cho quần áo không làm toàn bằng len; • CHINA-THERM cho cốc nhựa cách nhiệt; • FILLET-O-FISH cho đồ ăn chỉ có thành phần cá; • ROYAL WORCESTER ám chỉ sự sai lệch về sự bảo trợ của hoàng gia cho đồ sứ từ vùng Worcester Hoa Kỳ. Nhãn hiệu trái pháp luật Một số quốc gia cấm các nhãn hiệu bị cấm theo quy định của các luật không phải là luật nhãn hiệu. Ví dụ về các nhãn hiệu bất hợp pháp là: • Sử dụng dấu hiệu Chữ thập đỏ trái với quy định nêu tại phần 6 Luật Công ước Genevơ 1957; • Sử dụng từ ngữ hoặc các thành phần trái với pháp luật về phân biệt chủng tộc hoặc hằn thù chủng tộc; • Sử dụng sai lệch các chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ như “Champagne” hoặc “Cognac”. Biểu tượng đã được bảo hộ một cách đặc biệt Hầu hết các luật nhãn hiệu đều loại trừ việc bảo hộ các biểu tượng đặc biệt nhất định đã được bảo hộ. Chúng bao gồm: • Quốc huy của các nước ký kết Công ước Paris; • Biểu tượng của các tổ chức quốc tế nhất định; • Các biểu tượng Olympic. Đơn đăng ký không trung thực 21 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  6. Nhiều luật nhãn hiệu quy định việc từ chối các đơn đăng ký không trung thực. Trường hợp phổ biến nhất về hành vi không trung thực là đơn được làm bởi những người không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu. Ví dụ: • Đăng ký trái phép nhãn hiệu nổi tiếng bởi các bên thứ ba; • Đăng ký nhãn hiệu bởi bên nhận li-xăng hoặc nhà phân phối sản phẩm mang nhãn hiệu; • Đăng ký nhãn hiệu bởi những người nộp đơn không thành công để chỉ định các nhà phân phối sản phẩm mang nhãn hiệu đó; • Đơn đăng ký có dụng ý xấu khi sử dụng nhãn hiệu; • Người nộp đơn biết rằng người khác có ý định sử dụng và/hoặc đăng ký nhãn hiệu, đặc biệt khi người nộp đơn có quan hệ với người này, ví dụ, người phân phối, đại lý hoặc người lao động. Việc kiểm nghiệm ý đồ không trung thực ở chỗ liệu người nộp đơn có thể được cho là tuân thủ đúng các tiêu chuẩn về hành vi thương mại đã được thiết lập hay không. Công ước Paris không cho phép việc bảo hộ nhãn hiệu gồm ‘một dấu hiệu hoặc chỉ dẫn được sử dụng trong lĩnh vực thương mại có liên quan để chỉ chủng loại, chất lượng, số lượng, mục đích sử dụng, giá trị, xuất xứ, hoặc thời gian sản xuất hoặc đã trở thành thông dụng trong ngôn ngữ hiện thời hoặc trong các tập quán thương mại lành mạnh và lâu đời tại các nước có yêu cầu bảo hộ’. Các căn cứ tương đối để từ chối đăng ký Đăng ký có thể bị từ chối theo Công ước Paris đối với các nhãn hiệu ‘khi chúng về bản chất xâm phạm quyền có được của các bên thứ ba ở nước có yêu cầu bảo hộ’. Điều này được chỉ ra rằng các quyền của bên thứ ba này có thể liên quan đến các nhãn hiệu đã được bảo hộ ở nước có liên quan, hoặc các quyền SHTT và các quyền có liên quan khác như ‘quyền đối với tên thương mại hoặc bản quyền hoặc …nếu một nhãn hiệu xâm phạm quyền riêng tư của người khác’. Một nhãn hiệu sẽ xâm phạm các quyền có được của bên thứ ba nếu: • Các nhãn hiệu và hàng hóa/dịch vụ sử dụng các nhãn hiệu đó giống nhau; • Có khả năng gây nhầm lẫn cho công chúng vì sự giống nhau của nhãn hiệu hoặc hàng hóa/dịch vụ; và 22 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  7. • Khi nhãn hiệu có trước đã có danh tiếng hoặc nổi tiếng trong nước và việc sử dụng nhãn hiệu đăng ký sau có thể gây bất lợi hoặc thiệt hại cho đặc tính hoặc danh tiếng của nhãn hiệu có trước. Nhãn hiệu giống nhau cho hàng hóa hoặc dịch vụ giống nhau Căn cứ tương đối đầu tiên để từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu là khi nhãn của người nộp đơn giống với một nhãn hiệu có trước đã được đăng ký cho cùng loại hàng hóa hoặc dịch vụ như nhãn của người nộp đơn. Nhãn hiệu có trước là nhãn hiệu có ngày nộp đơn đăng ký sớm hơn hoặc có ngày ưu tiên sớm hơn có thể được yêu cầu theo Công ước Paris. Nhãn hiệu tương tự hoặc giống nhau cho hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự hoặc giống nhau, nếu có khả năng gây nhầm lẫn Đăng ký nhãn hiệu có thể bị từ chối theo các căn cứ tương nếu có khả năng gây nhầm lẫn trong một bộ phận công chúng liên quan tới: • Một nhãn hiệu có trước tương tự được đăng ký cho hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự với hàng hóa/dịch vụ mà người nộp đơn yêu cầu; hoặc • Một nhãn hiệu có trước tương tự được đăng ký cho cùng loại hàng hóa hoặc dịch vụ mà người nộp đơn yêu cầu. Khi đánh giá khả năng gây nhầm lẫn, tòa án có xu hướng đánh giá ở cấp độ toàn cầu về tính tương tự về cách thể hiện, sự phát âm hoặc ý nghĩa của các nhãn hiệu đang được xem xét, lưu ý các thành tố đặc thù và quan trọng cũng như mức độ tương tự giữa các hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan. Do đó, mức độ ít giống nhau hơn về nhãn hiệu có thể được bù lại bởi mức độ giống nhau nhiều hơn về hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc ngược lại. Chuẩn nhận thức có xu hướng được chấp nhận là mức độ nhận thức của người tiêu dùng trung bình. Thực tế được tính đến là người tiêu dùng trung bình sẽ chỉ nhớ lại một cách không đầy đủ về nhãn hiệu có trước. Mức độ quan tâm đó của của người tiêu dùng đó có thể là rất khác nhau phụ thuộc vào chủng loại hàng hóa hoặc dịch vụ và hoàn cảnh mà chúng được đưa ra thị trường. Do đó, hàng hóa giá rẻ bán ở siêu thị để trên cùng giá với các hàng hóa tương tự sẽ thường ít được quan tâm hơn hàng hóa giá cao bán ở phòng trưng bày. Theo nguyên tắc chung, nhãn hiệu có trước càng có tính phân biệt thì càng có khả năng bị gây nhầm lẫn. Để đánh giá, tòa án sẽ chú ý tới thị phần của nhãn hiệu, mức độ 23 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  8. sử dụng, khu vực địa lý có sản phẩm mang nhãn hiệu, chi phí cho quảng cáo và xúc tiến thương mại, mức độ nhận biết về nhãn hiệu của công chúng có liên quan. Ví dụ về hàng hóa hoặc dịch vụ bị cho là tương tự theo các quyết định của Cơ quan đăng ký Anh và OHIM: • Cà phê, chè và cacao được xem là tương tự với các chất thay thế cà phê do cách sử dụng tương tự; • Phân bón hữu cơ được xem là hàng hóa tương tự với các hóa chất sử dụng trong nghề làm vườn và lâm nghiệp; • Rượu vang tương tự với whisky và các dịch vụ quầy rượu; • Dịch vụ của các thẩm mỹ viện tương tự với hoạt động kinh doanh hỗ trợ dùng các chế phẩm làm đẹp. Hàng hóa và dịch vụ được xem là không tương tự bao gồm: • Túi, vali và ví làm bằng da với bật lửa hút thuốc và nhiên liệu dùng cho bật lửa; • Túi thể thao, túi dùng để mua sắm, túi dùng trong nhà vệ sinh và các túi chìa khóa với quần áo. Câu hỏi tự đánh giá Câu 8 Chủ sở hữu nhãn hiệu đã được đăng ký SOUTHERN CROSS cho máy và dụng cụ vắt sữa có thể phản đối được việc đăng ký cùng nhãn hiệu đó cho tủ lạnh, máy giặt và các đồ dùng gia đình không? Trả lời. Vì nhãn hiệu là giống nhau nên câu trả lời sẽ phụ thuộc vào việc liệu những loại hàng hóa đó có được xem là tương tự nhau theo người tiêu dùng trung bình đánh giá không. Điều này sẽ bị tác động bởi các kênh thương mại mà hàng hóa đó được bán ra. Ví dụ, trong trường hợp thực tế ở Australia, tại các vùng nông thôn người ta thấy rằng máy vắt sữa được bán trong cùng cửa hàng bán đồ dùng gia đình và do đó người tiêu dùng có thể bị nhầm lẫn bởi việc sử dụng một nhãn hiệu giống nhau cho các hàng hóa này. Nhãn hiệu nổi tiếng Có một cơ chế bảo hộ đặc biệt cho các nhãn hiệu được coi là “nổi tiếng”. Cơ chế này được thiết lập theo Điều 6bis(1) Công ước Paris, theo đó cho phép các nước thành viên của Liên minh Paris 24 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  9. . ..từ chối hoặc hủy bỏ đăng ký, cấm sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch và có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký hoặc nước sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó của người được Công ước cho hưởng lợi thế sử dụng nhãn hiệu đó trên các loại hàng hóa giống hoặc tương tự. Điều này cũng được áp dụng ‘khi thành phần chủ yếu của nhãn hiệu là sự sao chép của một nhãn hiệu nổi tiếng hoặc là sự bắt chước có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đó’. Thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký được cho phép theo Điều 6bis(2) để hủy bỏ các đăng ký trái phép nhãn hiệu nổi tiếng nhưng với những nhãn hiệu ‘đăng ký hoặc sử dụng với dụng ý xấu’ thì Điều 6bis(3) không quy định thời hạn để yêu cầu hủy bỏ hoặc cấm một nhãn hiệu nổi tiếng trái phép. Điều 16.2 Hiệp định TRIPs quy định rằng ‘Điều 6bis Công ước Paris (1967) sẽ được áp dụng với những sửa đổi thích hợp đối với các dịch vụ’ và Điều 16.3 quy định ‘Điều 6bis Công ước Paris (1967) sẽ được áp dụng với những sửa đổi thích hợp cho hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu đã đăng ký. Lợi ích của cơ chế bảo hộ theo các điều khoản tương ứng của Công ước Paris là việc bảo hộ này có thể được thực hiện thậm chí không cần phải đăng ký. Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng thường phát sinh trong các thị trường mới, thường ở các nước trước đó đã đóng cửa với các thương gia nước ngoài hoặc do sự phát triển kinh tế nhanh chóng đã trở nên hấp dẫn với các nhà cung ứng sản phẩm đã có thương hiệu. Điều 16.2 quy định rằng ‘[i]để xác định một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không cần phải xem xét danh tiếng của nhãn hiệu đó trong bộ phận dân chúng có liên quan....’Bằng chứng về khảo sát thị trường thường được sử dụng để chứng minh danh tiếng của một nhãn hiệu đối với công chúng. Điều 16.2 cũng đề cập đến ‘danh tiếng...có được nhờ hoạt động quảng bá nhãn hiệu đó’ để xác định một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không. Phiên họpWIPO tháng 9/1999 của Hội đồng Công ước Paris và Đại hội đồng của WIPO đã thông qua Bản kiến nghị chung sau đây của Ủy ban thường trực về sáng chế (SCP) liên quan đến các quy định về việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng: Xác định nhãn hiệu nổi tiếng 25 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  10. Khi xác định một nhãn hiệu có phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không, SCP khuyến nghị các cơ quan có thẩm quyền nên xem xét tất cả các trường hợp có thể kết luận nhãn hiệu đó là nổi tiếng. Cụ thể là: (i) mức độ hiểu biết hoặc nhận biết nhãn hiệu của bộ phận công chúng có liên quan; (ii) thời hạn, phạm vi và khu vực địa lý có sử dụng nhãn hiệu; (iii) thời hạn, phạm vi và khu vực địa lý có hoạt động quảng bá nhãn hiệu bao gồm quảng cáo, công bố và trưng bày hàng hóa và/hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đó ở các hội chợ, triển lãm; (iv) thời hạn và khu vực địa lý mà nhãn hiệu đã được đăng ký và/hoặc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, phản ánh việc sử dụng hoặc nhận biết về nhãn hiệu đó; (v) kết quả thực hiện thành công các quyền đối với nhãn hiệu, đặc biệt là mức độ nhãn hiệu được thừa nhận là nổi tiếng bởi các cơ quan có thẩm quyền; và (vi) giá trị đi kèm với nhãn hiệu. Phải thừa nhận rằng việc xác định nhãn hiệu nổi tiếng trong mỗi trường hợp phụ thuộc vào từng hoàn cảnh đặc thù. Trong một số trường hợp, tất cả các yếu tố đều có thể có liên quan. Trong các trường hợp khác, chỉ có một số yếu tố có liên quan. Bộ phận công chúng có liên quan để xác định danh tiếng của một nhãn hiệu có thể bao gồm: (i) người tiêu dùng thực tế và/hoặc tiềm năng của loại hàng hóa và/hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu; (ii) người tham gia vào các kênh phân phối loại hàng hóa và/hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu; (iii) các chu kỳ kinh doanh liên quan tới loại hàng hóa và/hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu. SCP khuyến nghị rằng, khi một nhãn hiệu được xác định là nổi tiếng trong ít nhất một bộ phận công chúng có liên quan ở một nước thành viên, thì nhãn hiệu đó sẽ được nước thành viên đó coi là nhãn hiệu nổi tiếng. SCP khuyến nghị rằng, một nước thành viên sẽ không đòi hỏi các trường hợp sau như một điều kiện để xác định nhãn hiệu có nổi tiếng hay không: (i) nhãn hiệu đã và đang được sử dụng, đăng ký hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp ở một nước hoặc có chỉ định nước thành viên đó; 26 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  11. (ii) nhãn hiệu được biết đến một cách rộng rãi hoặc được đăng ký hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp tại hoặc có chỉ định bất kỳ hệ thống tài phán nào ngoài nước thành viên; (iii) nhãn hiệu đó được biết đến một cách rộng rãi bởi bộ phận lớn công chúng ở nước thành viên. Tuy nhiên, một nước thành viên có thể yêu cầu nhãn hiệu phải được biết đến rộng rãi trong một hoặc nhiều hệ thống tài phán khác ngoài nước thành viên. Nhãn hiệu có tranh chấp SCP khuyến nghị rằng, một nhãn hiệu sẽ được xem là đang tranh chấp với một nhãn hiệu nổi tiếng khi nhãn hiệu đó hoặc thành phần chủ yếu của nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch nhãn hiệu nổi tiếng có khả năng gây nhầm lẫn, nếu nhãn hiệu đó hoặc thành phần chủ yếu của nhãn hiệu đó đang được sử dụng là đối tượng của đơn đăng ký hoặc được đăng ký cho hàng hóa và/hoặc dịch vụ giống hoặc tương tự với hàng hóa và/hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng. Trường hợp này xảy ra, không phụ thuộc vào hàng hóa và/hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu, khi việc sử dụng nhãn hiệu có thể: (i) cho thấy mối quan hệ giữa hàng hóa và/hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu là đối tượng của đơn đăng ký hoặc đã được đăng ký với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, và có thể gây thiệt hại cho lợi ích của chủ sở hữu đó; việc sử dụng nhãn hiệu đó có thể làm tổn hại hoặc làm giảm đặc tính phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng một cách sai trái; (ii) lợi dụng một cách sai trái về đặc tính phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng. Để xác định một nhãn hiệu có tranh chấp với một nhãn hiệu nổi tiếng hay không, nước thành viên không bị yêu cầu phải xác định liệu nhãn hiệu có được sử dụng, đăng ký hoặc đơn đăng ký đã được nộp hay không tại hoặc có chỉ định nước thành viên cho hàng hóa và/hoặc dịch vụ giống hoặc tương tự với hàng hóa và/hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng trước khi nhãn hiệu nổi tiếng đó trở nên nổi tiếng ở nước thành viên đó, ngoại trừ việc nhãn hiệu được sử dụng, đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký với dụng ý xấu. Thủ tục phản đối, đình chỉ hiệu lực và ngăn cấm việc sử dụng Nếu luật áp dụng cho phép các bên thứ ba phản đối đăng ký của một nhãn hiệu, SCP khuyến nghị rằng việc tranh chấp với một nhãn hiệu nổi tiếng sẽ tạo thành một căn cứ cho việc phản đối. 27 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  12. Chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng, trong thời hạn không dưới 5 năm kể từ ngày việc đăng ký nhãn hiệu được cơ quan nhãn hiệu công bố công khai, được quyền yêu cầu đình chỉ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu có tranh chấp với nhãn hiệu nổi tiếng bằng một quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Nếu đăng ký nhãn hiệu bị đình chỉ hiệu lực theo quyết định chủ động của cơ quan có thẩm quyền, thì trong thời hạn không dưới 5 năm kể từ ngày cơ quan nhãn hiệu công bố công khai về việc đăng ký, tranh chấp với nhãn hiệu nổi tiếng sẽ là căn cứ cho việc đình chỉ này. Chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có quyền yêu cầu ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu có tranh chấp với nhãn hiệu nổi tiếng bằng một quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Yêu cầu đó sẽ được chấp nhận trong thời hạn không dưới 5 năm kể từ thời điểm chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng biết được việc sử dụng nhãn hiệu có tranh chấp. Tuy nhiên, trong trường hợp nhãn hiệu đăng ký có dụng ý xấu thì không hạn chế thời hạn yêu cầu đình chỉ đăng ký của nhãn hiệu có tranh chấp với nhãn hiệu nổi tiếng. Để xác định dụng ý xấu, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét người có đăng ký hoặc người sử dụng nhãn hiệu có tranh chấp với nhãn hiệu nổi tiếng vào thời điểm nhãn hiệu được đăng ký hoặc sử dụng hoặc nộp đơn đăng ký có biết hoặc có lý do để biết nhãn hiệu nổi tiếng đó hay không. Các dấu hiệu kinh doanh/tên hiệu kinh doanh có tranh chấp Cuối cùng, SCP đưa ra vấn đề về các tên hiệu kinh doanh có tranh chấp. Một tên hiệu kinh doanh theo quy định được xem là có tranh chấp với một nhãn hiệu nổi tiếng nếu tên hiệu đó hoặc thành phần chủ yếu của nó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch hoặc chuyển ngữ từ nhãn hiệu nổi tiếng và thỏa mãn ít nhất một trong số các điều kiện sau: (i) việc sử dụng tên hiệu kinh doanh cho thấy có mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh sử dụng tên hiệu với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng và có khả năng làm thiệt hại đến lợi ích của chủ sở hữu đó; (ii) việc sử dụng tên hiệu kinh doanh có thể làm tổn hại hoặc giảm sút đặc tính phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng một cách sai trái; (iii) việc sử dụng tên hiệu kinh doanh lợi dụng một cách sai trái đặc tính phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng. Chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có quyền yêu cầu ngăn cấm việc sử dụng tên hiệu kinh doanh có tranh chấp với nhãn hiệu nổi tiếng bằng một quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Yêu cầu đó sẽ được chấp nhận trong thời hạn không dưới 5 năm kể từ thời 28 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  13. điểm chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng biết được việc sử dụng tên hiệu kinh doanh có tranh chấp. Không giới hạn thời hạn trên đối với trường hợp có dụng ý xấu. Câu hỏi tự đánh giá Câu 9 Những yếu tố nào sẽ được thẩm định để xác định một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không? Trả lời. Trong các yếu tố sẽ được xem xét để đánh giá mức độ nổi tiếng của một nhãn hiệu gồm có (i) chi phí dành cho quảng cáo và phạm vi tuyên truyền quảng cáo đến các các khách hàng mục tiêu có liên quan; (ii) lịch sử đăng ký nhãn hiệu bao gồm ngày đăng ký đầu tiên ở nước cụ thể; (iii) phạm vi đăng ký nhãn hiệu ở cấp độ toàn cầu; (iv) tuyên bố của cơ quan nhãn hiệu trong các vụ phản đối hoặc của tòa án về danh tiếng của nhãn hiệu; và (v) giá trị của nhãn hiệu như là một tài sản trong sổ sách kế toán của một công ty. Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng theo Công ước Paris bao gồm việc ngăn cản bên thứ ba không được phép đăng ký hoặc sử dụng nhãn hiệu đó cho hàng hóa giống hoặc tương tự. Điều 16.3 Hiệp định TRIPS mở rộng sự bảo hộ theo Công ước Paris ...hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự với hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu được đăng ký kèm theo một nhãn hiệu với điều kiện việc sử dụng nhãn hiệu đó cho những hàng hóa hoặc dịch vụ nêu trên chỉ ra rằng có một mối liên hệ giữa hàng hóa hoặc dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký và với điều kiện lợi ích của chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký có nguy cơ bị việc sử dụng nêu trên gây tổn hại. Tại Hoa Kỳ, chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng có thể kiện việc sử dụng nhãn hiệu không được phép của bên thứ ba cho nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ không trùng với nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ đi kèm với nhãn hiệu đã đăng ký vì làm lu mờ hoặc ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của nhãn hiệu. Tại châu Âu, việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đạt được bằng cách ngăn cấm các hành vi lợi dụng một cách sai trái danh tiếng của nhãn hiệu và các hành vi gây tổn hại đến đặc tính phân biệt hoặc danh tiếng của nhãn hiệu. Thời hạn và gia hạn Điều 18 Hiệp định TRIP quy định ‘đăng ký lần đầu và mỗi lần gia hạn đăng ký một nhãn hiệu có thời hạn không dưới 7 năm’. Điều khoản này cũng quy định về việc không giới hạn số lần gia hạn. Điều này không đề cập đến thời điểm bắt đầu có hiệu 29 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  14. lực bảo hộ. Có hai khả năng là việc bảo hộ bắt đầu từ ngày nộp đơn, đây là cách phổ biến nhất trong các luật nhãn hiệu, hoặc từ ngày đăng ký theo cách tiếp cận ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo điều 4 Công ước Paris quyền ưu tiên sẽ được tính ngược trở lại ngày nộp đơn đăng ký, với điều kiện đơn nộp ở nước ngoài phải được nộp trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên. Các quyền phát sinh từ đăng ký nhãn hiệu Chủ sở hữu nhãn hiệu đã được đăng ký có độc quyền sử dụng nhãn hiệu. Định nghĩa ngắn gọn về các đối tượng cụ thể của các quyền đối với nhãn hiệu bao gồm: quyền sử dụng nhãn hiệu và quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu đó. (a) Quyền sử dụng nhãn hiệu Quyền sử dụng tuyệt đối này thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu được ghi nhận trong hầu hết các luật nhãn hiệu. Đương nhiên, quyền sử dụng cũng phụ thuộc vào các luật và các quyền khác như một quyền bất kỳ khác được pháp luật quy định. Những điều được phép theo luật nhãn hiệu có thể lại bị cấm theo luật cạnh tranh hoặc bởi quy tắc công cộng. Quyền sử dụng nghĩa là (i) quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu gắn nhãn hiệu lên hàng hóa, côngtenơ, bao gói, nhãn, v.v. hoặc sử dụng nhãn hiệu theo cách thức bất kỳ khác liên quan tới hàng hóa mang nhãn hiệu đã được đăng ký; (ii) quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu của mình trong quảng cáo, giấy tờ, tài liệu giao dịch kinh doanh, v.v. và (iii) quyền giới thiệu hàng hóa ra thị trường với nhãn hiệu đó. Tuy nhiên khi chủ sở hữu nhãn hiệu đã đưa sản phẩm ra thị trường với nhãn hiệu của mình, chủ sở hữu đó không thể phản đối việc bán thêm sản phẩm trong chu trình thương mại. Điều này là bản chất của nguyên tắc được gọi là khai thác hết quyền đối với nhãn hiệu. Một số nước không cho phép phản đối việc nhập khẩu song song sản phẩm đã được chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc bên thứ ba được phép của chủ sở hữu đó đưa ra tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Các quốc gia khác lại cấm việc nhập khẩu song song như vậy bởi áp dụng nguyên tắc lãnh thổ của quyền. Liên minh châu Âu (EU) áp dụng nguyên tắc khai thác hết quyền đối với hàng hóa lần đầu được đưa ra thị trường ở EU. Việc phản đối chỉ có thể được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào một nước EU từ hàng hóa lần đầu được bán ở các nước thành viên EU khác khi chủ sở hữu nhãn hiệu có thể được cho là không chắc chắn đồng ý xuất khẩu hàng hóa đó. Theo luật EU, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể ngăn cản 30 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  15. các hàng hóa mang nhãn hiệu nhập khẩu từ các nước bên ngoài EU, khi không có sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu về việc tái xuất hàng hóa. Một số nước cũng đưa ra quyết định chủ sở hữu nhãn hiệu có thể phản đối việc nhập khẩu song song phụ thuộc vào việc liệu người tiêu dùng có bị nhầm lẫn về các đặc tính hoặc chất lượng của hàng hóa nhập khẩu hay không. Ví dụ, nếu hàng hóa mang nhãn hiệu của một nước được đóng gói lại trong các thùng cáctông để xuất khẩu sang một nước khác, và nếu việc đóng gói lại này là do chất lượng thấp, ví dụ, điều kiện hàng hóa không tốt, thì sự phản đối có thể được tiến hành đối với việc nhập khẩu hàng hóa bị đóng gói lại đó. Câu hỏi tự đánh giá Câu 10 Các dược phẩm mang nhãn hiệu được đưa ra thị trường Trung Quốc, trên bao bì in chữ Trung Quốc. Người bán hàng ở cửa hàng giảm giá tại Anh mua các dược phẩm này ở Trung Quốc và đóng gói lại trong bao bì bằng tiếng Anh cùng với nhãn hiệu gốc. Chủ nhãn hiệu có thế phản đối việc bán dược phẩm đó ở Anh hay không? Trả lời Câu hỏi đầu tiên cần được trả lời là chủ sở hữu nhãn hiệu có cho phép người mua ở Trung Quốc bán hàng ở ngoài nước này hay không. Thứ hai, tòa án sẽ phải xem xét liệu việc đóng gói lại có ảnh hưởng xấu đến các điều kiện của hàng hóa hay không. Tòa án quyết định rằng vấn đề về điều kiện liên quan đến cả điều kiện vật chất và điều kiện “tinh thần” của hàng hóa, nghĩa là uy tín của hàng hóa. Nếu việc đóng gói lại đã làm tổn hại chất lượng của dược phẩm thì chủ sở hữu nhãn hiệu có thể phản đối. Ngoài ra, nếu việc bán giảm giá do người nhập khẩu quyết định có thể bị coi là làm tổn hại uy tín của hàng hóa thì đây cũng là một căn cứ khác để phản đối việc nhập khẩu. (b) Quyền ngăn cấm người khác thực hiện hành vi xâm phạm về sử dụng nhãn hiệu Với chức năng cơ bản của nhãn hiệu là phân biệt hàng hóa của chủ sở hữu với hàng hóa của chủ sở hữu khác nên chủ sở hữu nhãn hiệu có thể phản đối việc sử dụng nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn nhằm ngăn không cho người tiêu dùng và công chúng nói chung bị nhầm lẫn. Điều này là cốt lõi của quyền độc quyền cấp cho chủ sở hữu nhãn hiệu thông qua việc đăng ký. Các yếu tố xâm phạm quyền nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu phải chứng minh là: 31 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  16. • Sử dụng trong thương mại • Gắn với hàng hóa hoặc dịch vụ • Dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã đăng ký cho cùng loại hàng hóa hoặc dịch vụ, Hoặc • Tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký và sử dụng cho cùng loại hàng hóa hoặc dịch vụ, có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng Hoặc • Trùng với nhãn hiệu đã đăng ký và sử dụng cho cùng loại hàng hóa hoặc dịch vụ Hoặc • Là nhãn hiệu nổi tiếng hoặc có danh tiếng đáng kể ở một quốc gia và sử dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ không tương tự Và • Không thuộc một trong số các trường hợp phòng vệ được phép đối với người sử dụng nhãn hiệu Sử dụng Một nhãn hiệu được coi là được sử dụng khi: • Được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa; • Xuất hiện trên hàng hóa đưa ra thị trường; • Xuất hiện trên hàng hóa nhập khẩu; • Được sử dụng trong quảng cáo hoặc giấy tờ giao dịch; • Được sử dụng với ý nghĩa là nhãn hiệu xác định nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ. Khi một nhãn hiệu đã đăng ký được sử dụng bởi người không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu trong quảng cáo so sánh thì điều này được xem là không sử dụng nhãn hiệu. Câu hỏi tự đánh giá Câu 11 Một người quảng cáo dịch vụ điện thoại di động đưa ra một quảng cáo so sánh tỷ lệ quảng cáo của các đối thủ cạnh tranh được nêu tên. Nếu các tên này cũng được đăng ký nhãn hiệu, thì chủ sở hữu các nhãn hiệu đó có thể viện dẫn sự việc nêu trên để khởi kiện về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không? 32 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2