intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SỞ HỮU TRÍ TUỆ - NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ - 4

Chia sẻ: Le Nhu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

102
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu hỏi tự đánh giá Câu 17 Quốc hội của các nước có thể thông qua luật bảo hộ biểu tượng của Olympic phù hợp với Điều 6ter hay không? Chính xác đây là loại pháp luật được quy định theo Điều này. Hiệu lực ngoài giới hạn lãnh thổ của đăng ký tại nước xuất xứ Các quy định của Điều 6quinquies có hiệu lực trong trường hợp một đăng ký tại nước xuất xứ bị hủy bỏ tại nước đăng ký bảo hộ. Trong khi nguyên tắc đối xử quốc gia đối với đơn đăng ký đòi hỏi phải có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SỞ HỮU TRÍ TUỆ - NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ - 4

  1. Câu hỏi tự đánh giá Câu 17 Quốc hội của các nước có thể thông qua luật bảo hộ biểu tượng của Olympic phù hợp với Điều 6ter hay không? Tra lời. Chính xác đây là loại pháp luật được quy định theo Điều này. (f) Hiệu lực ngoài giới hạn lãnh thổ của đăng ký tại nước xuất xứ Các quy định của Điều 6quinquies có hiệu lực trong trường hợp một đăng ký tại nước xuất xứ bị hủy bỏ tại nước đăng ký bảo hộ. Trong khi nguyên tắc đối xử quốc gia đối với đơn đăng ký đòi hỏi phải có quy tắc thông thường về tính độc lập hoàn toàn của nhãn hiệu (như được quy định tại Điều 6), thì trong trường hợp ngoại lệ được điều chỉnh tại Điều 6quinquies lại áp dụng quy tắc ngược lại, quy định hiệu lực ngoài giới hạn lãnh thổ của một đăng ký tại nước xuất xứ. Để áp dụng Điều 6quinquies, điều cần thiết là nhãn hiệu có liên quan phải được đăng ký một cách hợp pháp tại nước xuất xứ. Việc đơn thuần nộp đơn hoặc sử dụng nhãn hiệu tại nước đó là không đủ. Hơn nữa, nước xuất xứ phải là nước thuộc Liên minh mà ở đó người nộp đơn có sơ sở công nghiệp hoặc thương mại thực thụ và có hiệu quả hoặc nếu không có cơ sở như vậy thì là nước thành viên mà người nộp đơn có chỗ ở cố định, hoặc nếu không có chỗ ở cố định thì là nước thành viên mà người nộp đơn là công dân. Quy tắc được thiết lập bởi Điều 6quinquies quy định rằng nhãn hiệu thỏa mãn các điều kiện cần thiết phải được chấp nhận nộp đơn và bảo hộ như nó vốn có – as is (sử dụng thuật ngữ trong phiên bản tiếng Anh) hoặc telle quelle (sử dụng thuật ngữ trong phiên bản tiếng Pháp gốc)—tại các nước thành viên khác, phụ thuộc vào một số ngoại lệ nhất định. Quy tắc này thường được gọi là nguyên tắc "telle quelle". Cũng cần ghi nhận rằng quy tắc này chỉ liên quan đến hình thức của nhãn hiệu. Theo đó, quy tắc nêu trong Điều này không tác động đến vấn đề bản chất hoặc chức năng của nhãn hiệu như được nhận thức tại các nước đăng ký bảo hộ. Do vậy, một quốc gia thành viên không có nghĩa vụ đăng ký hoặc mở rộng sự bảo hộ cho một đối tượng không phải là nhãn hiệu như được định nghĩa trong luật về nhãn hiệu của quốc gia đó. Ví dụ, nếu theo luật của một quốc gia thành viên, vật thể ba chiều hoặc các nốt nhạc thể hiện giai điệu không được coi là nhãn hiệu ở quốc gia đó, thì quốc gia này không có nghĩa vụ phải chấp nhận đăng ký và bảo hộ đối tượng đó. 49 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  2. Điều 6quinquies, Mục B, bao gồm một số ngoại lệ nhất định về nghĩa vụ chấp nhận nhãn hiệu đã được đăng ký “như nó vốn có” để đăng ký tại các nước khác trong Liên minh. Danh mục những ngoại lệ đó là đầy đủ để không thể viện dẫn các lý do khác để nhằm từ chối hoặc hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu. Các ngoại lệ đó là: (i) Nếu nhãn hiệu xâm phạm các quyền của các bên thứ ba có được tại nước yêu cầu bảo hộ. Các quyền này có thể là các quyền đối với nhãn hiệu đã được bảo hộ tại nước có liên quan hoặc các quyền khác, như quyền đối với tên thương mại hoặc quyền tác giả; (ii) Khi nhãn hiệu thiếu các đặc điểm có khả năng phân biệt, hoặc chỉ mang tính mô tả, hoặc bao gồm tên gọi chung; (iii) Nếu nhãn hiệu trái với đạo đức hoặc trật tự công cộng như quan niệm ở nước yêu cầu bảo hộ. Căn cứ này bao gồm cả các nhãn hiệu mà có bản chất lừa dối công chúng như một dạng đặc biệt; (iv) Nếu đăng ký nhãn hiệu tạo thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh; (v) Nếu nhãn hiệu được chủ sở hữu sử dụng theo hình thức khác đáng kể với hình thức đã được đăng ký tại nước xuất xứ. Sự khác nhau không đáng kểbản thì không thể được sử dụng làm lý do để từ chối hoặc hủy bỏ. (g) Nhãn hiệu dịch vụ Theo tinh thần Điều 6sexies, các quốc gia thành viên cam kết bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ, nhưng không buộc phải quy định về việc đăng ký các nhãn hiệu đó. Quy định này không buộc quốc gia thành viên phải quy định một cách rõ ràng về đối tượng nhãn hiệu dịch vụ. Quốc gia thành viên có thể tuân thủ quy định này thông qua việc áp dụng pháp luật đặc biệt về bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ, cũng như thông qua việc chấp thuận bảo hộ bằng các công cụ khác, ví dụ, trong luật chống cạnh tranh không lành mạnh của mình. (h) Mối quan hệ giữa chủ sở hữu nhãn hiệu và đại diện của chủ sở hữu đó Điều 6septies Công ước quy định các trường hợp đại diện hoặc người đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu nộp đơn hoặc có được đăng ký nhãn hiệu theo tên của mình hoặc sử dụng nhãn hiệu mà không có sự cho phép của chủ sở hữu đó. Trong các trường hợp đó, Điều này cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu quyền phản đối đăng ký hoặc yêu cầu hủy bỏ đăng ký hoặc, nếu pháp luật quốc gia cho phép, yêu cầu chuyển nhượng đăng ký đó cho mình. Ngoài ra, Điều 6septies cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu quyền phản đối đại lý hoặc đại diện của mình sử dụng trái phép nhãn hiệu, dù cho đơn đăng ký nhãn hiệu đã được làm hay đăng ký nhãn hiệu đã được cấp chứng nhận hay không. 50 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  3. (i) Bản chất của hàng hóa được gắn nhãn hiệu Điều 7 Công ước quy định rằng trong trường hợp bất kỳ, bản chất của hàng hóa được gắn nhãn hiệu cũng không tạo ra trở ngại cho việc đăng ký nhãn hiệu. Mục đích của nguyên tắc này cũng như nguyên tắc so sánh trong Điều 4quater liên quan đến bằng độc quyền sáng chế là nhằm làm cho việc bảo hộ sở hữu công nghiệp độc lập với việc liệu hàng hóa được bảo hộ có thể hay không thể được bán tại nước có liên quan. Đôi khi, xảy ra trường hợp nhãn hiệu liên quan đến hàng hóa, ví dụ, không tuân thủ các yêu cầu về an toàn theo pháp luật của một nước cụ thể. Ví dụ, pháp luật về thực phẩm và dược phẩm của một nước có thể quy định các tiêu chuẩn liên quan đến thành phần của thực phẩm hoặc tác dụng của dược phẩm và cho phép bán chúng chỉ sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở kiểm tra thực phẩm và thử nghiệm lâm sàng các công dụng của dược phẩm đối với người và động vật. Trong tất cả các trường hợp này, sẽ là không công bằng khi từ chối đăng ký một nhãn hiệu liên quan đến những hàng hóa như vậy. Pháp luật về an toàn và chất lượng có thể thay đổi và sản phẩm có thể được phép bán sau đó. Trong các trường hợp đó, nếu không có dự kiến thay đổi về pháp luật nhưng sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền của nước có liên quan vẫn bị trì hoãn, thì sự phê duyệt đó, nếu bị áp đặt như một điều kiện để nộp đơn hoặc đăng ký tại nước đó, có thể gây thiệt hại cho người nộp đơn muốn nộp đơn đúng hạn để bảo hộ tại quốc gia thành viên khác. (j) Nhãn hiệu trưng bày tại các cuộc triển lãm quốc tế Điều 11 quy định nguyên tắc: các quốc gia thành viên, theo luật quốc gia của mình, có nghĩa vụ dành sự bảo hộ tạm thời đối với các nhãn hiệu cho hàng hóa trưng bày tại các triển lãm quốc tế chính thức hoặc được công nhận là chính thức tổ chức tại một quốc gia trong số các quốc gia thành viên. Sự bảo hộ tạm thời có thể được quy định bằng nhiều hình thức khác nhau. Một là cấp một quyền ưu tiên đặc biệt, tương tự như quyền được quy định trong Điều 4. Một khả năng bảo hộ khác được ghi nhận trong một số luật quốc gia là việc thừa nhận quyền sử dụng trước của người trưng bày hàng hóa mang nhãn hiệu tương phản với các quyền có được của các bên thứ ba. Để áp dụng luật pháp quốc gia về bảo hộ tạm thời, các cơ quan có thẩm quyền ở nước đó có thể yêu cầu bằng chứng nhận biết hàng hóa được trưng bày và ngày bắt đầu trưng bày hàng hóa ở triển lãm dưới dạng tài liệu bất kỳ mà cơ quan có thẩm quyền cho là cần thiết. 51 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  4. Thoả ước và Nghị định thư Madrid (a) Giới thiệu Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu được điều chỉnh bởi hai điều ước, đó là Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, có hiệu lực từ năm 1891, và Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid, được thông qua năm 1989, có hiệu lực từ ngày 1/12/1995, và được thực thi từ ngày 1/4/1996. Quy chế chung thi hành Thoả ước và Nghị định thư cũng có hiệu lực từ ngày 1/4/1996. Thoả ước Madrid tạo điều kiện thuận lợi cho một người nộp đơn đủ điều kiện - chủ sở hữu đăng ký nhãn hiệu quốc gia ở nước sở tại của mình (đăng ký cơ sở ở nước xuất xứ), được mở rộng sự bảo hộ đó tới một số hoặc tất cả các quốc gia khác tham gia Thoả ước. Điều này được thực hiện bằng việc nộp một đơn duy nhất tới WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) ở Geneva, sau đó cơ quan này sẽ cấp một "Đăng ký quốc tế" (IR) có chỉ ra ("sự chỉ định") các nước tham gia Thoả ước. Nghị định thư là một sự sửa đổi mang tính kỹ thuật của Thoả ước. Nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho những người nộp đơn có được một Đăng ký quốc tế, chỉ định các nước tham gia Nghị định thư. Nghị định thư được lập ra nhằm thu hút các quốc gia, như Hoa Kỳ, Nhật Bản và bốn nước EU không tham gia Thỏa ước (Anh, Ailen, Đan Mạch và Hy Lạp). Nghị định thư có hiệu lực từ 1/12/1995 và được thực thi từ 1/4/1996. Các quy tắc và lệ phí được hoàn tất vào tháng 1/1996. Những điểm khác biệt cơ bản giữa Nghị định thư và Thoả ước là: (i) Một đơn đăng ký nộp theo Nghị định thư có thể dựa trên đơn quốc gia đang chờ giải quyết, chứ không cần đợi một đăng ký quốc gia được cấp. (ii) Trong trường hợp có sự phản đối thành công đối với đăng ký hoặc đơn quốc gia cơ sở, chủ sở hữu Đăng ký quốc tế theo Nghị định thư có thể, trong vòng 3 tháng kể từ ngày Đăng ký quốc tế đó bị huỷ, chuyển Đăng ký quốc tế đó sang các đơn quốc gia với cùng ngày của Đăng ký quốc tế. (Một Đăng ký quốc tế theo Thoả ước bị ràng buộc bởi đăng ký quốc gia cơ sở trong vòng 5 năm, và một phản đối bất kỳ đối với đăng ký quốc gia trong thời gian này dẫn tới việc hạn chế, huỷ bỏ hoặc đình chỉ hiệu lực đăng ký quốc gia đó sẽ kéo theo việc hạn chế hoặc huỷ bỏ hiệu lực đăng ký quốc tế ở tất cả các lãnh thổ. Đặc điểm này trong Thoả ước được biết đến như "Phản đối từ trung tâm"). 52 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  5. (iii) Các đơn đăng ký theo Nghị định thư có thể được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. (Thoả ước chỉ cho phép làm bằng tiếng Pháp). (iv) Nghị định thư cho phép được thu lệ phí cao hơn, hầu như tương đương với lệ phí nộp đơn và đăng ký quốc gia ở các nước được chỉ định. Tuy nhiên, không phải chịu các phí luật sư trừ phi có phản đối đối với việc chỉ định. (v) Thời hạn mà các cơ quan nhãn hiệu quốc gia phải thông báo cho WIPO các phản đối đối với việc đăng ký được mở rộng từ tối đa 12 tháng tới 18 tháng. Các nước đã ký Nghị định thư nhưng chưa ký Thoả ước có thể chỉ sử dụng Nghị định thư, trừ phi họ cư trú hoặc có cơ sở thương mại thực sự và hiệu quả tại một nước của Liên minh Công ước Paris. Câu hỏi tự đánh giá Câu 18 (a) "Phản đối từ trung tâm" của một đăng ký là gì. Trả lời Khi một đăng ký quốc tế được cấp theo Thoả ước Madrid bị đình chỉ hiệu lực ở nước mà đơn gốc được nộp thì toàn bộ đăng ký quốc tế đó sẽ bị mất hiệu lực. Ngược lại, Nghị định thư cho phép các đăng ký bị phản đối từ trung tâm đó được tách thành các đơn quốc gia. Câu 18(b) Một đăng ký quốc tế theo Thoả ước Madrid có thể dựa trên một đơn đang chờ giải quyết hay không? Trả lời Không, nó phải dựa trên một đăng ký. Nghị định thư cho phép các đơn đăng ký quốc tế được dựa trên một đơn quốc gia đang chờ giải quyết. (b) Hoạt động của Hệ thống đăng ký quốc tế (i) Nộp đơn Đăng ký quốc tế Một đơn đăng ký quốc tế ("đơn quốc tế") chỉ có thể được nộp bởi một thể nhân hoặc một pháp nhân có cơ sở thương mại hoặc công nghiệp thực sự và có hiệu quả, hoặc cư trú tại, hoặc là công dân của một quốc gia tham gia Thoả ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid, hoặc thể nhân hay pháp nhân có cơ sở thương mại hoặc công nghiệp thực sự và hiệu quả tại, hoặc cư trú tại lãnh thổ của một tổ chức liên chính phủ là 53 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  6. thành viên của Nghị định thư hoặc là công dân của một nước thành viên của tổ chức đó. Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế không thể được sử dụng bởi một thể nhân hoặc pháp nhân không có mối liên hệ cần thiết với một thành viên của Liên minh Madrid thông qua cơ sở thương mại, nơi cư trú, quốc tịch, cũng không thể được sử dụng để bảo hộ một nhãn hiệu ngoài Liên minh Madrid. Một nhãn hiệu có thể là đối tượng của một đăng ký quốc tế chỉ khi nhãn hiệu đó đã được đăng ký (hoặc đã được nộp đơn đăng ký, nếu đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư) tại Cơ quan xuất xứ. Trong trường hợp đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Thoả ước hoặc chịu sự điều chỉnh của cả Thoả ước và Nghị định thư, Cơ quan xuất xứ là Cơ quan Nhãn hiệu của Bên tham gia nơi người nộp đơn có cơ sở thương mại thực sự và có hiệu quả; nếu người nộp đơn không có cơ sở thương mại tại một Nước, Cơ quan xuất xứ là Cơ quan của Bên tham gia nơi người nộp đơn cư trú; nếu người nộp đơn không cư trú tại một Nước thì Cơ quan xuất xứ là Cơ quan của Bên tham gia mà người nộp đơn là công dân. Trong trường hợp đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư, những hạn chế về sự lựa chọn Cơ quan xuất xứ sẽ không được áp dụng; Cơ quan xuất xứ có thể là Cơ quan của Bên tham gia bất kỳ mà một pháp nhân hoặc thể nhân đáp ứng một hoặc một số tiêu chuẩn nêu trên. Câu hỏi tự đánh giá Câu 19 Những công dân nào có đủ tư cách để nộp đơn đăng ký quốc tế Trả lời Người có đủ tư cách nộp đơn đăng ký quốc tế là các thể nhân hoặc pháp nhân có cơ sở thương mại hoặc công nghiệp thực sự và có hiệu quả, hoặc cư trú tại, hoặc là công dân của một quốc gia tham gia Thoả ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid, hoặc là thể nhân hoặc pháp nhân có cơ sở thương mại hoặc cư trú tại lãnh thổ của một tổ chức liên chính chính phủ tham gia Nghị định thư Madrid, hoặc là công dân của một Nước là thành viên của tổ chức đó. Một đơn quốc tế phải chỉ định một hoặc một số Bên tham gia (trừ Bên tham gia mà Cơ quan của Bên đó là Cơ quan xuất xứ) nơi nhãn hiệu cần được bảo hộ. Các Bên tham gia khác có thể được chỉ định sau. Một Bên tham gia chỉ có thể được chỉ định khi Bên tham gia đó và Bên tham gia có Cơ quan là Cơ quan xuất xứ đều tham gia cùng một điều ước, tức là Thoả ước hoặc Nghị định thư. 54 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  7. Việc chỉ định một Bên tham gia nhất định được thực hiện theo điều ước ràng buộc chung cho cả Bên tham gia đó và Bên tham gia có Cơ quan là Cơ quan xuất xứ. Nếu cả hai Bên tham gia đều là thành viên của cả Thoả ước và Nghị định thư thì Thoả ước sẽ là điều ước điều chỉnh việc chỉ định đó; điều này được thực hiện theo quy định gọi là điều khoản "bảo vệ", Điều 9sexies của Nghị định thư. Theo đó, có 3 loại đơn quốc tế: – đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Thoả ước; có nghĩa là mọi sự chỉ định đều được thực hiện theo Thoả ước; – đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư; có nghĩa là tất cả mọi chỉ định đều được thực hiện theo Nghị định thư; – đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của cả Thoả ước và Nghị định thư; có nghĩa là một số chỉ định được thực hiện theo Thoả ước và một số chỉ định được thực hiện theo Nghị định thư. Đơn quốc tế phải được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cơ quan xuất xứ. Đơn phải có, trong số những nội dung khác, một mẫu nhãn hiệu (phải trùng với nhãn hiệu trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở) và danh mục những hàng hoá và dịch vụ cần được bảo hộ, được phân loại theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Bảng phân loại Nice). Nếu đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Thoả ước thì đơn phải được làm bằng tiếng Pháp; nếu đơn chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư hoặc chịu sự điều chỉnh của cả Thoả ước và Nghị định thư thì đơn có thể được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, dù cho Cơ quan xuất xứ có thể hạn chế sự lựa chọn của người nộp đơn đối với một trong số hai ngôn ngữ này. Đơn quốc tế có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều 4 của Công ước Paris, trên cơ sở đơn nộp cho Cơ quan xuất xứ hoặc cũng có thể trên cơ sở đơn nộp trước đó cho một Cơ quan khác, không nhất thiết phải là Cơ quan của một bên tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư. Câu hỏi tự đánh giá Câu 20 Đơn phải được nộp bằng (những) ngôn ngữ nào? Trả lời Nếu đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Thoả ước Madrid thì đơn đó phải làm bằng tiếng Pháp; nếu đơn quốc tế chỉ chịu sự điều chỉnh của Nghị định thư hoặc của cả Thoả ước và Nghị định thư thì đơn đó có thể làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, dù cho Cơ quan xuất xứ có thể hạn chế sự lựa chọn của người nộp đơn đối với một trong số hai ngôn ngữ này. 55 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  8. Đơn quốc tế phải chịu những khoản lệ phí sau: – lệ phí cơ bản – lệ phí bổ sung đối với mỗi Bên tham gia được chỉ định trong trường hợp không phải nộp lệ phí riêng; – lệ phí riêng đối với mỗi Bên tham gia nào được chỉ định theo Nghị định thư và đã tuyên bố rằng mình muốn nhận được một khoản lệ phí riêng (mức lệ phí riêng được xác định bởi các Bên tham gia tương ứng và được công bố trong Công báo); – phụ phí đối với mỗi nhóm hàng hoá và dịch vụ vượt quá 3 nhóm; tuy nhiên sẽ không phải nộp phụ phí nếu tất cả các chỉ định thuộc loại phải nộp lệ phí riêng. Các khoản lệ phí này có thể được nộp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế hoặc, nếu Cơ quan xuất xứ chấp nhận thu và chuyển các khoản lệ phí đó thì nộp thông qua Cơ quan đó. Các khoản lệ phí dành riêng cho những bên tham gia nào sẽ được Văn phòng quốc tế chuyển cho các Bên tham gia đó, còn các khoản phụ phí và lệ phí bổ sung được phân chia cho các Bên tham gia không nhận các khoản lệ phí riêng theo tỷ lệ số lần chỉ định đối với Bên tham gia đó. Cơ quan xuất xứ phải xác nhận rằng: nhãn hiệu đăng ký quốc tế chính là nhãn hiệu trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở, rằng thông tin bất kỳ, ví dụ, phần mô tả nhãn hiệu hoặc yêu cầu bảo hộ màu sắc như đặc điểm phân biệt của nhãn hiệu đều trùng với những thông tin đó trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở, và rằng hàng hoá và dịch vụ nêu trong đơn quốc tế đều thuộc danh mục hàng hoá và dịch vụ trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở. Cơ quan xuất xứ cũng phải xác nhận ngày nhận được yêu cầu nộp đơn quốc tế; với điều kiện Văn phòng quốc tế nhận được đơn trong vòng 2 tháng kể từ ngày đó (và với điều kiện có đầy đủ các thông tin và tài liệu thiết yếu), ngày đó sẽ là ngày đăng ký quốc tế. Văn phòng quốc tế kiểm tra xem đơn có đáp ứng hay không đáp ứng các yêu cầu của Thoả ước hay Nghị định thư và Quy chế chung, bao gồm cả các yêu cầu về việc chỉ ra hàng hoá và dịch vụ và phân loại hàng hoá và dịch vụ, và kiểm tra xem lệ phí theo quy định đã được nộp hay chưa. Cơ quan xuất xứ và người nộp đơn được thông báo về sai sót bất kỳ và những sai sót đó phải được sửa chữa trong vòng 3 tháng, nếu không đơn sẽ bị coi là được rút bỏ. Nếu đơn quốc tế đáp ứng các yêu cầu quy định, 56 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  9. nhãn hiệu sẽ được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế và công bố trên Công báo. Sau đó, Văn phòng quốc tế sẽ thông báo cho từng Bên tham gia được yêu cầu bảo hộ. Đăng ký quốc tế có hiệu lực trong 10 năm. Đăng ký quốc tế có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm với điều kiện phải nộp lệ phí theo quy định. Câu hỏi tự đánh giá Câu 21 Cơ quan xuất xứ có những chức năng gì? Trả lời Cơ quan xuất xứ xác nhận ngày mà cơ quan đó nhận được yêu cầu nộp đơn quốc tế và xác nhận rằng nhãn hiệu đăng ký quốc tế chính là nhãn hiệu trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở, rằng bất cứ thông tin nào chẳng hạn phần mô tả nhãn hiệu hoặc yêu cầu bảo hộ màu sắc như đặc điểm phân biệt của nhãn hiệu đều trùng với những thông tin trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở, và rằng hàng hoá và dịch vụ nêu trong đơn quốc tế đều thuộc danh mục hàng hoá và dịch vụ trong đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở. (ii) Hiệu lực của đăng ký quốc tế Kể từ ngày đăng ký quốc tế, việc bảo hộ nhãn hiệu tại từng nước của các Bên tham gia được chỉ định sẽ tương tự như thể nhãn hiệu đó là đối tượng của một đơn đăng ký nộp trực tiếp cho Cơ quan của Bên tham gia đó. Nếu không có thông báo từ chối gửi cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn quy định thì việc bảo hộ nhãn hiệu tại mỗi Bên tham gia được chỉ định sẽ tương tự như thể nhãn hiệu đó được đăng ký bởi Cơ quan của Bên tham gia đó. Hiệu lực của đăng ký quốc tế có thể được mở rộng tới một Bên tham gia không được chỉ định trong đơn quốc tế bằng cách nộp đơn chỉ định sau. Việc chỉ định sau có thể được thực hiện đối với Bên tham gia mới tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư sau thời điểm nộp đơn quốc tế. (iii) Từ chối bảo hộ Mỗi Bên tham gia được chỉ định có quyền từ chối bảo hộ. Sự từ chối bất kỳ cũng đều phải được Cơ quan của Bên tham gia có liên quan thông báo cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn quy định tại Thoả ước hoặc Nghị định thư. Việc từ chối được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế và được công bố trên Công báo và một bản sao được gửi cho chủ sở hữu đăng ký quốc tế. Thủ tục bất kỳ sau đó, như xem xét lại hoặc khiếu nại, 57 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  10. được tiến hành một cách trực tiếp giữa chủ sở hữu và Cơ quan của Bên tham gia có liên quan, còn Văn phòng quốc tế sẽ không liên quan đến các thủ tục đó. Tuy nhiên, Bên tham gia có liên quan phải thông báo cho Văn phòng quốc tế quyết định cuối cùng về việc xem xét lại hoặc khiếu nại đó. Quyết định này cũng được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế và được công bố trên Công báo. Thời hạn dành cho mỗi Bên tham gia để thông báo từ chối thường là 12 tháng. Tuy nhiên, theo Nghị định thư, mỗi bên có thể tuyên bố rằng thời hạn này là 18 tháng hoặc dài hơn trong trường hợp từ chối dựa trên cơ sở phản đối. Câu hỏi tự đánh giá Câu 22 Hiệu lực của đăng ký ở từng nước được chỉ định như thế nào? A. Việc bảo hộ nhãn hiệu ở các nước đó tương tự như thể nhãn hiệu là đối tượng của đơn đăng ký được nộp trực tiếp cho cơ quan nhãn hiệu của nước đó. (iv) Sự phụ thuộc vào Nhãn hiệu cơ sở Trong thời hạn năm năm kể từ ngày đăng ký, đăng ký quốc tế phụ thuộc vào nhãn hiệu được đăng ký hoặc được nộp đơn tại Cơ quan xuất xứ. Nếu đăng ký cơ sở bị mất hiệu lực, bất kể do bị huỷ bỏ theo quyết định của Cơ quan xuất xứ hay toà án hay do sự từ bỏ tự nguyện hoặc không gia hạn, trong thời hạn năm năm đó, đăng ký quốc tế sẽ bị đình chỉ. Tương tự, đối với đăng ký quốc tế dựa trên cơ sở đơn nộp tại Cơ quan xuất xứ, đăng ký đó sẽ bị đình chỉ trong trường hợp đơn đó bị từ chối hoặc rút bỏ trong thời hạn năm năm, hoặc trong trường hợp và trong phạm vi đăng ký cấp theo đơn đó bị mất hiệu lực trong thời hạn đó. Cơ quan xuất xứ phải thông báo cho Văn phòng quốc tế về các sự kiện và quyết định liên quan đến việc đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực hoặc từ chối đơn và, nếu phù hợp, phải yêu cầu đình chỉ (trong phạm vi thích hợp) đăng ký quốc tế đó. Việc huỷ bỏ này được công bố trên Công báo và được thông báo cho Các bên tham gia được chỉ định. Sau khi khi kết thúc thời hạn năm năm, đăng ký quốc tế sẽ trở thành độc lập với đăng ký cơ sở hoặc đơn cơ sở. Câu hỏi tự đánh giá Câu 23. Thời hạn dễ bị từ chối bảo hộ của một đăng ký là bao lâu? 58 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  11. Trả lời Năm năm kể từ ngày đăng ký ở nước xuất xứ. (v) Thay đổi và Huỷ bỏ đăng ký quốc tế Sự thay đổi về tên hoặc địa chỉ của chủ sở hữu có thể được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế theo yêu cầu. Tương tự, sự thay đổi về quyền sở hữu đối với một đăng ký quốc tế có thể được ghi nhận đối với tất cả hoặc một số hàng hoá và dịch vụ và đối với tất cả hoặc một số Bên tham gia được chỉ định. Tuy nhiên, một người có thể được ghi nhận là chủ sở hữu của một đăng ký quốc tế đối với một Bên tham gia nhất định chỉ khi người đó được phép (do có cơ sở thương mại, nơi cư trú hoặc quốc tịch) chỉ định Bên tham gia đó trong đơn quốc tế. Những thông tin dưới đây cũng có thể được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế: – giới hạn danh mục hàng hoá và dịch vụ đối với tất cả hoặc một số Bên tham gia được chỉ định; – từ bỏ đăng ký đối với một số Bên tham gia được chỉ định đối với tất cả hoặc một số hàng hoá và dịch vụ; – huỷ bỏ đăng ký quốc tế đối với tất cả các Bên tham gia được chỉ định đối với tất cả hàng hoá và dịch vụ. Những thay đổi và huỷ bỏ này được công bố trên Công báo và thông báo cho các Bên tham gia được chỉ định khác. Không thể thay đổi nhãn hiệu là đối tượng của đăng ký quốc tế khi gia hạn cũng như ở thời điểm bất kỳ khác. Danh mục hàng hoá và dịch vụ cũng không được thay đổi nếu việc thay đổi dẫn đến việc mở rộng phạm vi bảo hộ. (c) Tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư Nước bất kỳ là thành viên của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp đều có thể tham gia Thoả ước hoặc Nghị định thư hoặc cả hai điều ước đó. Ngoài ra, một tổ chức liên chính phủ cũng có thể tham gia Nghị định thư (nhưng không thể tham gia Thoả ước) nếu đáp ứng được những điều kiện sau: ít nhất một trong số những Nước thành viên của tổ chức đó là thành viên của Công ước Paris và tổ chức đó có một cơ quan khu vực có chức năng đăng ký nhãn hiệu với hiệu lực trong lãnh thổ của tổ chức đó. 59 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  12. Nước tham gia Thoả ước và/hoặc Nghị định thư và các tổ chức tham gia Nghị định thư được gọi chung là các Bên tham gia. Mỗi thành viên của Liên minh Madrid là một thành viên của Hội đồng Liên minh đó. (d) Những ưu điểm của Hệ thống Sau khi đăng ký nhãn hiệu, hoặc nộp đơn đăng ký vào Cơ quan xuất xứ, chủ nhãn hiệu chỉ phải nộp một đơn, bằng một ngôn ngữ, cho một Cơ quan và chỉ phải nộp các khoản lệ phí cho một cơ quan; thủ tục này thay thế cho việc phải nộp đơn riêng biệt cho từng Cơ quan nhãn hiệu của các Bên tham gia khác nhau bằng những ngôn ngữ khác nhau, và phải trả các khoản lệ phí riêng biệt cho từng Cơ quan. Khi gia hạn hoặc sửa đổi đăng ký cũng được hưởng những lợi ích tương tự. Đăng ký quốc tế cũng có lợi cho các Cơ quan nhãn hiệu. Ví dụ, các Cơ quan nhãn hiệu sẽ không cần xem xét việc tuân thủ các yêu cầu về mặt hình thức của đơn hoặc không cần phân loại hàng hoá và dịch vụ hoặc công bố nhãn hiệu. Như trên đã trình bày, các khoản lệ phí riêng biệt và các khoản lệ phí chỉ định khác được thu bởi Văn phòng quốc tế được chuyển cho các Bên tham gia được yêu cầu bảo hộ. Hơn nữa, nếu Dịch vụ đăng ký quốc tế đóng tài khoản sau 2 năm mà có lợi nhuận thì lợi nhuận sẽ được chia cho các bên tham gia. Hiệp ước Luật Nhãn hiệu (TLT) (a) Giới thiệu Hiệp ước Luật Nhãn hiệu được thông qua ngày 27/10/1994 tại một Hội nghị ngoại giao ở Geneva. Mục đích của Hiệp ước là đơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu quốc gia. Mỗi quốc gia riêng biệt cũng như các tổ chức liên chính phủ có Cơ quan đăng ký nhãn hiệu với hiệu lực trong lãnh thổ các nước thành viên, như Cộng đồng châu Âu (EU) và Tổ chức SHTT châu Phi (OAPI) đều có thể trở thành thành viên của Hiệp ước. Các điều khoản của Hiệp ước được bổ sung bằng các Quy chế và các Mẫu đơn Quốc tế. Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực từ 01/8/1996. (b) Các loại nhãn hiệu mà Hiệp ước này được áp dụng Theo Điều 2, Hiệp ước này được áp dụng cho các nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ. Không phải tất cả các nước hiện nay đều đăng ký nhãn hiệu dịch vụ và vì vậy khi tham gia Hiệp ước, Nước thành viên phải có nghĩa vụ đăng ký nhãn hiệu dịch vụ. 60 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  13. Thêm vào đó, theo Điều 16, Nước thành viên đó cũng có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Công ước Paris liên quan đến nhãn hiệu dịch vụ. Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu bảo đảm không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước này bởi vì việc đăng ký các loại nhãn hiệu này thường đòi hỏi phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt, đa dạng ở các nước khác nhau khiến cho việc hài hoà hoá rất khó khăn. Nhãn hiệu ba chiều và nhãn hiệu vô hình, như nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi không thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ước này bởi vì chúng không dễ dàng tạo mẫu các nhãn hiệu đó bằng phương pháp đồ hoạ và rất ít quốc gia quy định trong luật quốc gia của mình về việc bảo hộ các loại nhãn hiệu này. Nhãn hiệu có khả năng được đăng ký phải bao gồm các dấu hiệu có thể nhìn thấy được và liên quan tới nhãn hiệu ba chiều thì chỉ những nước chấp nhận đăng ký nhãn hiệu ba chiều mới có nghĩa vụ phải tuân theo Hiệp ước đối với các nhãn hiệu loại này. (c) Đơn Điều 3 Hiệp ước gồm toàn bộ danh mục các thông tin mà Cơ quan được phép yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu. Ví dụ, những thông tin này là tên và địa chỉ của người nộp đơn và của đại diện, tuyên bố yêu cầu hưởng quyền ưu tiên đối với đơn được nộp sớm hơn (nếu có), một hoặc vài mẫu nhãn hiệu tuỳ thuộc nhãn hiệu đó có phải là nhãn hiệu màu hoặc hình khối hay không, tên của hàng hoá hoặc dịch vụ xếp theo nhóm của Bảng phân loại Nice, hoặc khai báo về việc dự định sử dụng nhãn hiệu hàng hoá hoặc về việc sử dụng thực tế. Ngoài những thông tin được quy định trong Hiệp ước, không được yêu cầu những thông tin khác, như Đăng ký kinh doanh, chứng cứ về việc người nộp đơn đang tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc lĩnh vực kinh doanh liên quan đến hàng hoá hoặc dịch vụ được liệt kê trong đơn. Cùng một đơn có thể đăng ký cho nhiều hàng hóa và dịch vụ. Theo Điều 6 của Hiệp ước, Cơ quan phải chấp nhận đơn đăng ký cho dù các hàng hóa hoặc dịch vụ thuộc nhiều nhóm khác nhau trong Bảng phân loại Nice. Trong trường hợp này, đơn phải tương ứng với một đăng ký duy nhất. Cơ quan không được từ chối đơn bằng bản giấy nếu đơn đó được làm theo mẫu tương ứng với mẫu đơn nêu trong Quy chế hoặc, nếu việc gửi tài liệu tới Cơ quan bằng fax là được phép thì bản sao bằng giấy từ bản chuyển đó phải đúng với mẫu đơn. Câu hỏi tự đánh giá 61 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  14. Câu 24 Cơ quan nhãn hiệu có thể yêu cầu các thông tin gì theo quy định của TLT? A. Tên và địa chỉ của người nộp đơn và của đại diện, tuyên bố yêu cầu hưởng quyền ưu tiên đối với đơn được nộp sớm hơn (nếu có), một hoặc vài mẫu nhãn hiệu tuỳ thuộc nhãn hiệu đó có phải là nhãn hiệu màu hoặc hình khối hay không, tên của hàng hoá hoặc dịch vụ xếp theo nhóm của Bảng phân loại Nice, hoặc khai báo về việc dự định sử dụng nhãn hiệu hàng hoá hoặc về việc sử dụng thực tế. (d) Đại diện Điều 4 Hiệp ước cho phép Bên tham gia yêu cầu đại diện của người nộp đơn hoặc chủ sở hữu phải là người được phép hoạt động đại diện trước Cơ quan của Bên tham gia đó, và người không có cơ sở công nghiệp hoặc thương mại thực sự và có hiệu quả, hoặc thường trú trên lãnh thổ nước đó phải có đại diện. Theo quy định này, giấy ủy quyền có thể liên quan đến nhiều đơn hoặc đăng ký hiện có hoặc trong tương lai. (e) Ngày nộp đơn Việc ghi nhận ngày nộp đơn có ý nghĩa quan trọng bởi vì các quyền phát sinh trên cơ sở ngày đó, và vì có thể đòi hỏi quyền ưu tiên từ ngày đó đối với đơn được nộp sau ở những nước khác. Điều 5 của Hiệp ước quy định những thông tin tối đa mà Cơ quan có thể yêu cầu đối với việc ghi nhận ngày nộp đơn. Những thông tin này bao gồm các thông tin về người nộp đơn, thông tin đủ để liên lạc với người nộp đơn hoặc người đại diện của người nộp đơn, mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hóa và dịch vụ yêu cầu đăng ký nhãn hiệu, v.v.. Ngoài ra, để ghi nhận ngày nộp đơn, Cơ quan có thể yêu cầu nộp lệ phí nếu luật nhãn hiệu của quốc gia áp dụng điều kiện này trước khi tham gia Hiệp ước. (f) Tách Đơn và Đăng ký Nếu việc đăng ký một nhãn hiệu bị từ chối đối với một số hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định, Điều 7 Hiệp ước quy định người nộp đơn có thể tách đơn để tránh bị chậm trễ trong việc thực hiện đăng ký nhãn hiệu cho những hàng hóa hoặc dịch vụ không bị từ chối và vẫn giữ được ngày nộp đơn đầu tiên hoặc ngày ưu tiên nếu có. Đồng thời, người nộp đơn có thể tiến hành khiếu nại đối với đơn có hàng hóa hoặc dịch vụ bị từ chối. 62 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  15. Cũng có sự lựa chọn tương tự đối với việc tách đăng ký khi mà hiệu lực của đăng ký bị một bên thứ ba phản đối, hoặc trong trường hợp có khiếu kiện nào đó chống lại quyết định của Cơ quan Sở hữu công nghiệp liên quan đến thủ tục này. (g) Chữ ký Điều 8 Hiệp ước có các quy định về chữ ký và các dấu hiệu khác cho phép xác định nguồn của một thông tin như việc nộp một đơn vào Cơ quan, cụ thể là khi việc chuyển tài liệu được thực hiện bằng fax hoặc các phương tiện điện tử. Thay vì chữ ký viết tay, Cơ quan có thể chấp nhận chữ ký dưới hình thức in, dán tem hoặc đóng dấu. Điều quan trọng là không được phép yêu cầu chứng thực, công chứng, xác nhận, hợp pháp hóa hay hình thức xác nhận chữ ký bất kỳ khác, trừ trường hợp chữ ký liên quan đến việc hủy bỏ một đăng ký nếu pháp luật quốc gia quy định như vậy. Câu hỏi tự đánh giá Câu 25 TLT có cho phép nộp đơn điện tử không? Trả lời Có. Điều này được phép theo quy định tại Điều 8. (h) Những thay đổi và sửa chữa liên quan đến Đơn và Đăng ký Điều 10 và 11 Hiệp ước quy định về những yêu cầu đối với việc ghi nhận sự thay đổi về tên, địa chỉ và quyền sở hữu. Điều 12 có những yêu cầu tối đa mà Cơ quan có thể yêu cầu nhằm sửa chữa những thiếu sót của người nộp đơn hoặc chủ sở hữu trong tài liệu gửi cho cơ quan – những nội dung sẽ được in trong đăng bạ. Các quy định từ Điều 10 đến Điều 12 được áp dụng cho cả việc thay đổi hoặc sửa chữa đơn và đăng ký. Các điều khoản này quy định một đơn duy nhất có thể yêu cầu ghi nhận việc thay đổi hoặc sửa chữa liên quan đến nhiều đơn hoặc đăng ký hoặc cả hai. Đơn yêu cầu phải chỉ ra một cách rõ ràng những thông tin có liên quan được thực hiện bởi Cơ quan đăng ký và những thay đổi hoặc sửa chữa được yêu cầu. Cơ quan không thể yêu cầu các thông tin thêm ngoài những thông tin đã được đề cập trong Hiệp ước, trừ khi Cơ quan có cơ sở nghi ngờ tính xác thực của thông tin, ví dụ, khi cơ quan đó nghi ngờ về việc thay đổi tên và địa chỉ thực tế lại là sự thay đổi quyền sở hữu. Đặc biệt, Cơ quan không được phép yêu cầu cung cấp tài liệu xác nhận việc thay đổi tên hoặc địa chỉ, chứng cứ về việc chủ sở hữu mới tiến hành hoạt động kinh doanh liên quan đến hàng hoá hoặc dịch vụ được thay đổi quyền sở hữu, hoặc chủ sở hữu quyền chuyển giao cơ sở thương mại của mình cho chủ sở hữu mới. 63 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  16. Theo Điều 11, đối với yêu cầu ghi nhận việc thay đổi quyền sở hữu, Cơ quan có thể yêu cầu nộp bản sao hoặc bản trích sao hợp đồng có xác nhận, văn bản xác nhận việc chuyển giao và tài liệu chuyển giao. Nếu sự thay đổi quyền sở hữu là kết quả của việc sát nhập hoặc thực thi luật hoặc quyết định của toà án, ví dụ, trong trường hợp thừa kế hoặc phá sản, Cơ quan có thể đòi hỏi nộp yêu cầu kèm với bản sao có xác nhận tài liệu chứng minh việc thay đổi quyền sở hữu. Thiếu sót của Cơ quan đăng ký phải được Cơ quan sửa chữa một cách chủ động hoặc theo yêu cầu. (i) Thời hạn và Gia hạn Đăng ký Điều 13 Hiệp ước quy định đăng ký nhãn hiệu có thời hạn 10 năm đối với kỳ hạn hiệu lực đầu tiên và có thể gia hạn nhiều lần, mỗi kỳ hạn là 10 năm. Đối với việc gia hạn, điều này liệt kê những yêu cầu tối đa mà Cơ quan có thể đặt ra. Những yêu cầu này tương ứng với các yêu cầu về nộp đơn. Đặc biệt, Cơ quan không được vì các mục đích ảnh hưởng tới việc gia hạn mà tiến hành thẩm định nội dung đăng ký hoặc yêu cầu nộp mẫu nhãn hoặc cung cấp những chứng cứ liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu đó. Câu hỏi tự đánh giá Câu 26 Thời hạn của đăng ký nhãn hiệu theo Hiệp ước Luật Nhãn hiệu là bao lâu? Trả lời Thời hạn đầu tiên là 10 năm, và có thể gia hạn nhiều lần tiếp theo với mỗi kỳ hạn là 10 năm (j) Các quy định khác trong Hiệp ước Theo Điều 14, trong trường hợp dự định từ chối đơn yêu cầu ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ và quyền sở hữu hoặc đơn yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc đơn yêu cầu gia hạn, Cơ quan phải dành cho người yêu cầu một thời hạn thích hợp để có cơ hội đưa ra ý kiến về dự định từ chối đó. Nói chung, mặc dù Hiệp ước đặt ra các yêu cầu tối đa mà Cơ quan có thể yêu cầu đối với đơn, đại diện, gia hạn, v.v. nhưng Cơ quan cũng có quyền yêu cầu cung cấp thêm các thông tin nếu có cơ sở nghi ngờ về tính xác thực của thông tin nhận được. 64 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0