TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
<br />
SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI NOÃN GIỮA HAI NHÓM<br />
KHỞI ĐỘNG TRƢỞNG THÀNH NOÃN BẰNG GnRH AGONIST VÀ hCG<br />
Chu Thị Thu Hương*; Hồ Sỹ Hùng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: so sánh chất lượng noãn giữa 2 nhóm gây trưởng thành noãn bằng GnRHa và<br />
hCG dựa trên đặc điểm hình thái noãn. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu ngẫu<br />
nhiên có so sánh đặc điểm 60 bệnh nhân (BN) và chia thành 2 nhóm khởi động trưởng thành<br />
noãn bằng GnRHa và hCG từ 10 - 2016 đến 5 - 2017. Kết quả: số noãn trung bình nhóm<br />
GnRHa là 9,73 ± 4,9 và nhóm hCG là 11,1 ± 4,0 noãn. Tỷ lệ noãn MII trung bình nhóm GnRHa<br />
là 69,91 ± 22,2% và nhóm hCG là 67,83 ± 23,1%. Kết luận: chất lượng noãn ở hai nhóm trưởng<br />
thành noãn bằng GnRH agonist và hCG tương đương nhau dựa trên đặc điểm màng trong suốt,<br />
thể cực thứ nhất, khoang quanh no n và độ mịn bào tương.<br />
* Từ khóa: GnRH agonist; hCG; GnRH antagonist; Hình thái noãn.<br />
<br />
Comparison of Oocyte Characteristics between Two Groups Triggering<br />
with GnRH Agonist and hCG<br />
Summary<br />
Objectives: To compare the oocyte quality between the two groups of oocyte triggerd with<br />
GnRHa and hCG based on oocyte morphology. Subjects and methods: A randomized, prospective<br />
study comparing the characteristics of 60 patients who were divided into two groups: triggered<br />
with GnRHa and hCG from 10 - 2016 to 5 - 2017. Results: Mean oocyte in GnRHa group was<br />
9.73 ± 4.9 and 11.1 ± 4.0 in hCG group. Mean MII of the GnRHa group was 69.91 ± 22.2% and<br />
67.83 ± 23.1% in the hCG group. Conclusion: The oocyte quality in the two groups triggered<br />
with GnRH agonist and hCG was similar based on zona pellucida, first polar body, periviteline<br />
space, granularity of cytoplasm.<br />
* Keywords: GnRH agonist; hCG; GnRH antagonist; Oocyte morphology.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Từ lâu hCG được sử dụng để khởi động<br />
trưởng thành no n. Đây là giai đoạn cuối<br />
cùng của kích thích buồng trứng (KTBT)<br />
nhưng rất quan trọng. hCG tác dụng tương<br />
tự LH, nhưng thời gian bán hủy dài hơn,<br />
ái lực với receptor mạnh hơn LH nội sinh.<br />
<br />
Chính vì những đặc điểm này, hCG kích<br />
thích hoàng thể mạnh và kéo dài, do vậy<br />
làm tăng nguy cơ quá kích buồng trứng,<br />
nồng độ estradiol và progesterone cao trên<br />
ngưỡng sinh lý do tác dụng kéo dài của hCG<br />
cũng ảnh hưởng đến chất lượng noãn và<br />
sự chấp nhận của niêm mạc tử cung [2].<br />
GnRH agonist được sử dụng thay thế hCG<br />
<br />
* Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Hồ Sỹ Hùng (hohungsy@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 25/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/08/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 30/08/2017<br />
<br />
137<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
để khởi động trưởng thành noãn trong thụ<br />
tinh ống nghiệm. Sử dụng GnRH agonist<br />
được chứng minh có hiệu quả tương<br />
đương so với sử dụng hCG [6]. Đỉnh LH<br />
trong chu kỳ tự nhiên trải qua 3 pha: pha<br />
đầu tiên tăng rất nhanh kéo dài 14 giờ,<br />
pha thứ 2 duy trì trong 14 giờ và pha thứ<br />
3 giảm dần trong 20 giờ [5]. Ngược lại,<br />
đỉnh LH khi khởi động trưởng thành noãn<br />
bằng GnRH agonist chỉ có 2 pha: pha thứ<br />
nhất LH tăng rất nhanh trong khoảng<br />
trên 4 giờ và pha thứ 2 giảm trong vòng<br />
20 giờ với tổng thời gian là 24 - 36 giờ [6].<br />
Hơn nữa, việc sử dụng GnRH agonist<br />
còn làm xuất hiện đỉnh FSH bên cạnh<br />
đỉnh LH. Vai trò của đỉnh FSH ở giữa chu<br />
kỳ trong chu kỳ tự nhiên chưa được hiểu<br />
r ràng, nhưng tác dụng của nó là hình<br />
thành những thụ thể LH trong tế bào hạt<br />
ở pha hoàng thể, do đó tối ưu hóa chức<br />
năng của hoàng thể. Hơn nữa, FSH giúp<br />
tăng cường khả năng trưởng thành của<br />
nhân như quá trình giảm phân và giúp lớp<br />
tế bào hạt quanh noãn giãn rộng dễ dàng<br />
hơn [9]. Tuy nhiên, khởi động trưởng thành<br />
noãn bằng GnRH agonist có ảnh hưởng<br />
đến chất lượng no n không? Do đó, chúng<br />
tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm: So sánh<br />
đặc điểm hình thái noãn giữa 2 nhóm gây<br />
trưởng thành noãn bằng GnRHa và hCG.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
60 BN điều trị thụ tinh trong ống nghiệm<br />
tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện<br />
Bưu điện từ 10 - 2016 đến 5 - 2017, có đủ<br />
tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
- Tuổi vợ ≤ 40.<br />
- Thụ tinh trong ống nghiệm với no n<br />
tự thân.<br />
138<br />
<br />
- KTBT bằng phác đồ GnRH antagonist .<br />
- Ngày khởi động trưởng thành no n:<br />
siêu âm < 15 nang no n kích thước > 14 mm;<br />
nồng độ E2 < 3.000 pg/mg.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
- Buồng trứng ở vị trí khó tiếp cận với<br />
đầu dò âm đạo.<br />
- BN có tiền sử không đáp ứng với gây<br />
trưởng thành no n bằng GnRH agonist.<br />
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
* Thiết kế nghiên cứu: 60 BN được chia<br />
ngẫu nhiên thành 2 nhóm nghiên cứu.<br />
30 BN nhóm trưởng thành no n bằng<br />
GnRH agonist chọc hút được 185 no n<br />
và 30 BN nhóm trưởng thành no n bằng<br />
hCG chọc hút được 201 no n.<br />
* Các biến số nghiên cứu:<br />
- Tuổi, dự trữ buồng trứng: FSH, LH.<br />
- Liều khởi đầu FSH.<br />
- Tổng liều FSH.<br />
- Số no n thu được sau chọc hút.<br />
- Tỷ lệ no n trưởng thành.<br />
- Đặc điểm hình thái no n đánh giá:<br />
dựa trên đặc điểm của từng yếu tố hình<br />
thái: màng trong suốt, thể cực thứ nhất,<br />
khoang quanh no n và độ mịn bào tương.<br />
Cách đánh giá bán định lượng bằng cách<br />
cho điểm và điểm càng cao thì chất lượng<br />
no n càng tốt, mỗi một yếu tố đặc điểm<br />
hình thái được chia làm 4 độ (tốt, khá,<br />
trung bình và xấu) theo phân loại của<br />
Chi hội Y học Sinh sản Việt Nam [1].<br />
* Các bước tiến hành nghiên cứu:<br />
- BN thỏa mãn tiêu chuẩn sẽ được một<br />
nhóm bác sỹ siêu âm. BN có số thứ tự<br />
lẻ trong danh sách BN nghiên cứu được<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
khởi động trưởng thành no n bằng GnRH<br />
agonist, những BN có số thứ tự chẵn khởi<br />
động trưởng thành no n bằng hCG.<br />
<br />
- Các biến định tính trình bày dưới<br />
dạng tỷ lệ % và dùng test 2 để kiểm định<br />
sự khác biệt.<br />
<br />
- Sau khởi động trưởng thành no n<br />
36 giờ, chọc hút no n dưới siêu âm đầu dò<br />
âm đạo. No n thu được sẽ tiêm tinh trùng<br />
vào bào tương no n, chỉ do một kỹ thuật<br />
viên thực hiện.<br />
<br />
- Các biến định lượng trình bày dưới<br />
dạng giá trị trung bình và dùng test t-student<br />
để kiểm định khác biệt.<br />
<br />
- No n sau thụ tinh sẽ nuôi cấy trong<br />
cùng một hệ môi trường.<br />
* Xử lý và phân tích số liệu:<br />
- Các số liệu được phân tích và xử lý<br />
theo phương pháp toán thống kê y học<br />
bằng phần mềm SPSS 16.0.<br />
<br />
* Đạo đức nghiên cứu:<br />
Những BN không đồng ý tham gia nghiên<br />
cứu vẫn được gây trưởng thành no n bằng<br />
phương pháp thích hợp. Nghiên cứu này<br />
được Trưởng Trung tâm Hỗ trợ sinh sản<br />
và Hội đồng Y đức bệnh viện cho phép<br />
tiến hành. Các thông tin về người bệnh<br />
đều được giữ bí mật, chỉ phục vụ cho<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm BN và kết quả KTBT.<br />
Bảng 1:<br />
Nhóm<br />
<br />
Nhóm GnRHa (n = 30)<br />
<br />
Nhóm hCG (n = 30)<br />
<br />
p<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
32,07 ± 4,7<br />
<br />
32,30 ± 4,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
FSH (IU/l)<br />
<br />
7,57 ± 1,8<br />
<br />
7,06 ± 2,6<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
LH (IU/l)<br />
<br />
3,66 ± 1,4<br />
<br />
3,95 ± 2,6<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Liều khởi đầu FSH<br />
<br />
324,17 ± 96,2<br />
<br />
365,0 ± 70,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Số ngày KTBT<br />
<br />
9,63 ± 0,9<br />
<br />
9,57 ± 0,7<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tổng liều FSH<br />
<br />
3166,67 ± 1098,2<br />
<br />
3492,50 ± 717,9<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Số no n<br />
<br />
9,73 ± 4,9<br />
<br />
11,1 ± 4,0<br />
<br />
> 0,245<br />
<br />
Số no n MII<br />
<br />
6,77 ± 3,6<br />
<br />
7,20 ± 3,2<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
69,91 ± 22,2<br />
<br />
67,83 ± 23,1<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ no n trưởng thành (%)<br />
<br />
Tuổi trung bình nhóm GnRHa là 32,07 ± 4,7 và nhóm hCG là 32,30 ± 4,3, khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm, p > 0,05.<br />
Nồng độ LH, FSH, liều đầu FSH, tổng liều FSH và thời gian dùng FSH giữa 2 nhóm<br />
khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Số noãn trung bình nhóm GnRHa là<br />
9,73 ± 4,9 và nhóm hCG 11,1 ± 4,0 (p > 0,05). Tỷ lệ noãn MII nhóm GnRHa và hCG<br />
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
139<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
2. Một số đặc điểm h nh thái noãn trƣởng thành.<br />
Bảng 2: Đặc điểm màng trong suốt.<br />
Nhóm<br />
<br />
Nhóm GnRHa<br />
<br />
Nhóm hCG<br />
<br />
(n = 30; 185 noãn)<br />
<br />
(n = 30; 201 noãn)<br />
<br />
Độ 3<br />
<br />
45 (24,3%)<br />
<br />
52 (25,9%)<br />
<br />
Độ 2<br />
<br />
105 (56,8%)<br />
<br />
120 (59,7%)<br />
<br />
Độ 1<br />
<br />
35 (18,9%)<br />
<br />
30 (14,9%)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
185 (100%)<br />
<br />
201 (100%)<br />
<br />
Phân oại<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Cả 2 nhóm nghiên cứu không có no n độ 4, no n độ 2 chiếm tỷ lệ cao, nhóm<br />
GnRH 56,8% và nhóm hCG 59,7%; Tỷ lệ no n độ 1, độ 2, độ 3 tương đồng nhau<br />
giữa hai nhóm. Không có sự khác biệt về đặc điểm màng trong suốt giữa 2 nhóm với<br />
p > 0,05.<br />
Bảng 3: Đặc điểm thể cực thứ nhất.<br />
Nhóm<br />
<br />
Nhóm GnRHa<br />
<br />
Nhóm hCG<br />
<br />
(n = 30; 185 noãn)<br />
<br />
(n = 30; 201 noãn)<br />
<br />
Độ 3<br />
<br />
47 (25,4%)<br />
<br />
45 (22,4%)<br />
<br />
Độ 2<br />
<br />
112 (60,1%)<br />
<br />
118 (58,7%)<br />
<br />
Độ 1<br />
<br />
26 (14,5%)<br />
<br />
38 (18,9%)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
185 (100%)<br />
<br />
201 (100%)<br />
<br />
Phân oại<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
No n độ 2 chiếm tỷ lệ cao, nhóm GnRH 60,1% và nhóm hCG 58,7%. Tỷ lệ no n độ 1,<br />
độ 2, độ 3 tương đồng nhau giữa hai nhóm. Sự khác biệt về đặc điểm thể cực thứ nhất<br />
không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm (p > 0,05).<br />
Bảng 4: Đặc điểm khoang quanh noãn.<br />
Nhóm<br />
<br />
Nhóm GnRHa<br />
<br />
Nhóm hCG<br />
<br />
(n = 30; 185 noãn)<br />
<br />
(n = 30; 201 noãn)<br />
<br />
Độ 3<br />
<br />
41 (14,3%)<br />
<br />
53 (26,4%)<br />
<br />
Độ 2<br />
<br />
96 (51,9%)<br />
<br />
110 (54,7%)<br />
<br />
Độ 1<br />
<br />
48 (33,8%)<br />
<br />
38 (18,9%)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
185 (100%)<br />
<br />
201 (100%)<br />
<br />
Phân oại<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
No n độ 2 chiếm tỷ lệ cao, nhóm GnRH là 51,9% và nhóm hCG là 54,7%; tỷ lệ noãn<br />
độ 1, độ 2, độ 3 tương đồng nhau giữa 2 nhóm. Sự khác biệt về đặc điểm khoang<br />
quanh no n không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm với p > 0,05.<br />
140<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ CHUYÊN ĐỀ HÌNH THÁI HỌC-2017<br />
Bảng 5: Đặc điểm độ mịn bào tương.<br />
Nhóm<br />
<br />
Nhóm GnRHa<br />
<br />
Nhóm hCG<br />
<br />
(n = 30; 185 noãn)<br />
<br />
(n = 30; 201 noãn)<br />
<br />
Độ 3<br />
<br />
44 (23,8%)<br />
<br />
53 (26,4%)<br />
<br />
Độ 2<br />
<br />
118 (63,8%)<br />
<br />
114 (56,7%)<br />
<br />
Độ 1<br />
<br />
23 (12,4%)<br />
<br />
34 (16,9%)<br />
<br />
185 (100%)<br />
<br />
201 (100%)<br />
<br />
Phân oại<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Noãn độ 2 chiếm tỷ lệ cao, nhóm GnRH là 63,8% và nhóm hCG là 56,7%. Tỷ lệ noãn độ 1, độ<br />
2, độ 3 tương đồng nhau giữa 2 nhóm. Sự khác biệt về đặc điểm độ mịn bào tương không có ý<br />
nghĩa thống kê giữa 2 nhóm với p > 0,05.<br />
BÀN LUẬN<br />
Chúng tôi chọn 60 BN đủ tiêu chuẩn,<br />
chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm khởi động<br />
trưởng thành noãn bằng GnRH agonist<br />
và hCG. Đánh giá về các tiêu chí lựa chọn<br />
BN vào nghiên cứu và mức độ đồng nhất<br />
về đối tượng của 2 nhóm tương đồng<br />
nhau xét trên tuổi trung bình, xét nghiệm<br />
nội tiết đầu chu kỳ kinh, số ngày KTBT và<br />
tổng liều FSH. Trong những yếu tố trên,<br />
tuổi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến<br />
khả năng sinh sản của người phụ nữ, tuổi<br />
càng cao, chất lượng noãn và phôi càng<br />
giảm. Tuổi cũng là một trong những yếu<br />
tố quan trọng để đánh giá, tiên lượng mức<br />
độ đáp ứng và dự trữ của buồng trứng.<br />
Trong nghiên cứu này, mỗi nhóm<br />
chúng tôi lựa chọn 30 BN. Nhóm trưởng<br />
thành noãn bằng GnRH agonist chọc hút<br />
được 185 no n và nhóm trưởng thành<br />
noãn bằng hCG chọc hút được 201 noãn.<br />
Số no n trung bình thu được và tỷ lệ noãn<br />
trưởng thành của nhóm GnRH agonist và<br />
nhóm hCG (69,91% và 67,83%) không<br />
khác biệt (p > 0,05). Nhiều nghiên cứu trên<br />
thế giới cũng cho kết quả tương tự [8].<br />
Các tác giả cho rằng việc sử dụng GnRH<br />
agonist làm xuất hiện cả đỉnh LH và FSH<br />
<br />
giúp cho khối tế bào hạt bao quanh noãn<br />
giãn ra dễ dàng hơn và hỗ trợ quá trình<br />
giảm phân thứ 2 của no n [9]. Hơn nữa,<br />
việc sử dụng GnRH agonist còn làm giảm<br />
tỷ lệ hội chứng no n không trưởng thành,<br />
đó là BN có > 25% số no n chưa trưởng<br />
thành trong tổng số no n thu được [3].<br />
Cũng trong nghiên cứu này, tác giả nhận<br />
thấy tỷ lệ noãn MII và chất lượng phôi<br />
chuyển cao hơn ở chu kỳ sử dụng GnRH<br />
để khởi động trưởng thành noãn so với<br />
chu kỳ trưởng thành noãn bằng hCG.<br />
Đánh giá chất lượng noãn dựa vào đặc<br />
điểm hình thái noãn. Nhiều nghiên cứu cho<br />
thấy mối liên quan giữa hình thái noãn với<br />
kết quả thụ tinh trong ống nghiệm [10].<br />
Chúng tôi đánh giá đặc điểm hình thái<br />
noãn dựa vào 4 yếu tố: đặc điểm màng<br />
trong suốt, đặc điểm thể cực thứ nhất,<br />
đặc điểm khoang quanh no n và độ mịn<br />
của bào tương theo đồng thuận về phân<br />
loại noãn của Hội Y học Sinh sản Việt Nam<br />
[1]. Mỗi một đặc điểm được cho điểm và<br />
phân làm 4 độ: độ 1 chất lượng tốt nhất<br />
và độ 4 chất lượng kém nhất. Trong cả 4<br />
yếu tố, cả hai nhóm nghiên cứu đều không<br />
có no n độ 4 là noãn chất lượng kém nhất.<br />
Điều này chứng tỏ khởi động trưởng thành<br />
141<br />
<br />