T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
<br />
SO SÁNH KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CẮT TUYẾN TIỀN LIỆT QUA<br />
NIỆU ĐẠO BẰNG BIPOLAR VỚI BỐC HƠI TUYẾN TIỀN LIỆT<br />
BẰNG LASER THULIUM<br />
Trương Thanh Tùng*; Nguyễn Phú Việt**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: so sánh kết quả bước đầu cắt tuyến tiền liệt (TTL) qua niệu đạo (NĐ) bằng bipolar<br />
với bốc hơi TTL sử dụng laser thulium. Đối tượng và phương pháp: 40 bệnh nhân (BN) được<br />
cắt nội soi TTL qua NĐ bằng bipolar, bốc hơi TTL bằng laser thulium điều trị tăng sinh lành tính<br />
TTL tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa từ tháng 03 - 2015 đến 03 - 2017. Chia BN ngẫu<br />
nhiên làm 2 nhóm phẫu thuật: nhóm 1 (25 BN) được điều trị cắt TTL qua NĐ bằng bipolar;<br />
nhóm 2 (15 BN) được điều trị bốc hơi TTL bằng laser thulium. Nghiên cứu theo phương pháp<br />
so sánh phân tích. Kết quả: tuổi trung bình nhóm 1 và nhóm 2 lần lượt là 71,2 ± 7,6 và 72,4 ±<br />
7,4. Khối lượng tuyến trung bình: 52,6 - 55,8 g. Thời gian mổ nhóm 1 và nhóm 2 lần lượt là:<br />
50,8 và 64,2 phút. Thời gian lưu sonde NĐ và thời gian nằm viện của nhóm 1 và nhóm 2 lần<br />
lượt là 4,2 và 3,0 ngày; 5,2 và 4,2 ngày. Các chỉ số IPSS, QoL, Q-mean và PVR sau 1 tháng<br />
đều cải thiện rõ hơn so với trước mổ, kết quả xấu 1 trường hợp. Kết luận: mặc dù bốc hơi TTL<br />
qua NĐ bằng laser thulium có khả năng cầm máu tốt hơn, thời gian lưu sonde NĐ và thời gian<br />
nằm viện ngắn hơn, nhưng cắt nội soi TTL bằng bipolar có thời gian mổ ngắn hơn, khả năng xử<br />
lý được những khối u có kích thước lớn hơn so với laser thulium.<br />
* Từ khóa: U phì đại lành tính tiền liệt tuyến; Cắt tiền liệt tuyến qua niệu đạo; Bốc hơi tuyến<br />
tiền liệt bằng laser.<br />
<br />
Comparison of Initial Results of Bipolar Transurethral Resection<br />
of the Prostate with Thulium Laser Vaporization<br />
Summary<br />
Objectives: To compare initial results of bipolar transurethral resection (BiTURP) of the<br />
prostate with thulium laser vaporization of the prostate (ThVP). Subjects and methods: 40<br />
patients underwent BiTURP of the prostate and ThVP of the prostate to treat for benign<br />
prostatic hyperplasia in Thanhhoa General Hospital from March 2015 to March 2017. Patients<br />
were randomly divided into two surgical groups: group 1 (25 patients) was treated with BiTURP;<br />
group 2 (15 patients) was treated with ThuVP. Research by analytical methods. Results: The<br />
average age of group 1 and group 2 were 71.2 ± 7.6 years and 72.4 ± 7.4 years, respectively.<br />
The average volume of tumour by abdominal ultrasound: 52.6 g - 55.8 g. The operating time of<br />
group 1 and group 2 were 50.8 minutes and 64.2 minutes, respectively. Duration of<br />
catheterization and duration of hospitalization for group 1 and group 2 were 4.2 and 3.0 days;<br />
* Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Tùng (tungtngy@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 10/07/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 17/09/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 27/09/2017<br />
<br />
133<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
5.2 and 4.2 days, respectively. The IPSS, QoL, Q-mean, and PVR indexes after 1 month were<br />
significantly better than before surgery. 1 case had bad results. Conclusion: Although ThuVP is<br />
hemostatic better, duration of catheterization and duration of hospitalization are shorter, but<br />
bipolar transurethral resection of the prostate has surgical shorter time and the ability to operate<br />
tumors was larger than thulium laser.<br />
* Keywords: Benign prostatic hyperplasia; Transurethral resection of the prostate; Thulium<br />
laser vaporization of the prostate.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mặc dù cho đến nay cắt nội soi TTL<br />
qua NĐ bằng dao điện monopolar vẫn là<br />
tiêu chuẩn vàng trong điều trị bệnh lý tăng<br />
sinh lành tính TTL. Tuy nhiên, khoảng<br />
2 thập niên trở lại đây, tỷ lệ sử dụng cắt<br />
nội soi TTL qua NĐ trong điều trị u phì đại<br />
lành tính TTL đang có chiều hướng giảm<br />
do lợi ích của các thuốc điều trị nội khoa<br />
mới đem lại cũng như các kỹ thuật thay<br />
thế khác phát triển, trong đó phải kể đến<br />
cắt nội soi TTL bằng bipolar, và các liệu<br />
pháp điều trị bằng laser. Nghiên cứu của<br />
Yu và CS (2005) cho thấy tỷ lệ sử dụng<br />
cắt nội soi TTL qua NĐ trong điều trị u phì<br />
đại lành tính TLT khoảng 39%, trong khi<br />
tỷ lệ sử dụng cắt nội soi TTL qua NĐ<br />
bằng bipolar, laser và các liệu pháp điều<br />
trị khác chiếm 61% [6].<br />
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho<br />
thấy sử dụng cắt nội soi TTL qua NĐ<br />
bằng bipolar hay laser trong điều trị u phì<br />
đại lành TLT có tác dụng cầm máu tốt, ít<br />
gây ảnh hưởng đến tổ chức xung quanh,<br />
an toàn, hiệu quả và ít tai biến, biến<br />
chứng [4, 5, 6]. Tại Việt Nam, đã có một<br />
số trung tâm ứng dụng cắt nội soi TTL<br />
qua NĐ bằng bipolar và laser vào điều trị<br />
u phì đại lành tính TTL. Bệnh viện Đa<br />
khoa tỉnh Thanh Hóa đã bắt đầu áp dụng<br />
kỹ thuật cắt nội soi TTL qua NĐ bằng<br />
bipolar và laser thulium bốc hơi TTL từ<br />
134<br />
<br />
năm 2015. Qua những trường hợp đã<br />
thực hiện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
này nhằm: So sánh hiệu quả bước đầu<br />
của 2 kỹ thuật cắt nội soi TTL bằng<br />
bipolar và laser thulium bốc hơi TTL trong<br />
điều trị u phì đại lành tính TTL.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
40 BN được chẩn đoán tăng sinh lành<br />
tính TTL, trong đó: 25 BN được cắt TTL<br />
qua NĐ bằng bipolar; 15 BN được bốc<br />
hơi TTL bằng laser thulium tại Bệnh viện<br />
Đa khoa tỉnh Thanh Hóa từ tháng 03 2015 đến 03 - 2017. Chẩn đoán xác định<br />
tăng sinh lành tính TTL dựa vào kết quả<br />
giải phẫu bệnh.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu theo phương pháp so<br />
sánh phân tích. Thu thập số liệu theo mẫu<br />
bệnh án nghiên cứu chung. Lựa chọn và<br />
chuẩn bị BN theo một quy trình thống<br />
nhất. BN vô cảm bằng gây tê tủy sống và<br />
chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm phẫu<br />
thuật:<br />
- Nhóm 1 (25 BN): điều trị cắt nội soi<br />
TTL qua NĐ bằng bipolar bằng hệ thống<br />
máy cắt bipolar TURis 24 ch (Hãng<br />
Olympus với mức năng lượng duy trì<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
75 - 270 W, dung dịch rửa là nước muối<br />
sinh lý 90/00.<br />
- Nhóm 2 (15 BN): điều trị bốc hơi TTL<br />
bằng laser bằng máy laser thulium (Hãng<br />
LISA) mức năng lượng 120 W, bộ cắt<br />
TTL bằng laser 26 ch, dung dịch rửa là<br />
nước muối sinh lý 90/00.<br />
<br />
kết quả điều trị dựa theo các tiêu chuẩn<br />
sau: tốt (đái đêm 1 - 2 lần, đái dễ dàng, tự<br />
chủ, Q-mean > 15 - 20 ml/giây); trung<br />
bình (đái đêm 2 - 3 lần, đái không khó, tự<br />
chủ, Q-mean 10 - 15 ml/giây); xấu (đái<br />
đêm 3 - 4 lần, đái khó, đái rỉ, Q-mean<br />
< 10 ml/giây).<br />
<br />
Theo dõi các chỉ số của 2 nhóm: IPSS;<br />
điểm QoL; Q-mean; nước tiểu tồn dư<br />
(PVR); huyết sắc tố; điện giải; khối lượng<br />
tuyến; thời gian mổ; thời gian lưu sonde<br />
NĐ; thời gian nằm viện; các tai biến, biến<br />
chứng trong và sau phẫu thuật. Đánh giá<br />
<br />
* Xử lý số liệu: theo phương pháp<br />
thống kê y học. So sánh các tỷ lệ bằng<br />
test chi bình phương, khi số liệu nhỏ sử<br />
dụng test chính xác của Fisher. So sánh<br />
các chỉ số trung bình bằng test t-student.<br />
Giá trị có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Một số đặc điểm của BN.<br />
Bảng 1: Đặc điểm BN.<br />
Các chỉ số<br />
Tuổi trung bình<br />
Vào viện do bí đái<br />
<br />
Nhóm 1<br />
<br />
Nhóm 2<br />
<br />
p<br />
<br />
71,2 ± 7,6 năm<br />
<br />
72,4 ± 7,4 năm<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
36,4%<br />
<br />
35,6%<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
30%<br />
<br />
29,4%<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
55,8 ± 13,2 g<br />
<br />
52,6 ± 12,4 g<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Bệnh lý tim mạch kết hợp<br />
Khối lượng tuyến* trung bình<br />
<br />
(*: Khối lượng TTL đo bằng siêu âm qua đường bụng. Không có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê về các chỉ số giữa 2 nhóm)<br />
BN chọn vào 2 nhóm có các đặc điểm<br />
bệnh lý tương tự nhau. Tuổi trung bình<br />
lần lượt 71,2 ± 7,6 và 72,4 ± 7,4, trong đó<br />
lứa tuổi > 70 chiếm chủ yếu. Kết quả này<br />
phù hợp với nghiên cứu về u phì đại lành<br />
tính TTL của Trần Đức Hòe: tuổi trung<br />
bình 72 ± 8,27 và tuổi > 70 chiếm 60% [2].<br />
Các BN vào viện với biểu hiện chủ yếu<br />
là hội chứng tắc nghẽn, trong đó tỷ lệ có<br />
bí đái gặp tương đối cao (35,6 - 36,4%),<br />
có BN bí đái nhiều lần xen lẫn những đợt<br />
nhiễm trùng niệu. Kết quả này khác biệt<br />
đáng kể so với nghiên cứu của Nguyễn<br />
<br />
Phú Việt về u phì đại lành tính TTL: đái khó<br />
36,83%; bí đái 61,88% [3], có lẽ do cơ<br />
cấu bệnh tật ở từng bệnh viện khác nhau.<br />
Đối tượng nghiên cứu đều là BN cao<br />
tuổi nên tỷ lệ mắc các bệnh lý tim mạch<br />
kết hợp chiếm chủ yếu (29,4 - 30%), bao<br />
gồm tăng huyết áp; đột quỵ não cũ; hay<br />
đái tháo đường, đây có thể là nguyên<br />
nhân làm tăng đáng kể tỷ lệ biến chứng<br />
sau mổ. Nghiên cứu của Nguyễn Phú Việt<br />
cho thấy tỷ lệ các bệnh lý tim mạch kết<br />
hợp trong trường hợp u phì đại lành tính<br />
TTL khoảng 21% [3].<br />
135<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
Khối lượng TTL được xác định một<br />
cách tương đối bằng siêu âm qua đường<br />
bụng trên xương mu, phương pháp này<br />
chỉ thực sự chính xác khi dung tích nước<br />
tiểu trong bàng quang từ 100 - 200 ml.<br />
Khối lượng tuyến trung bình của BN trong<br />
nghiên cứu là 52,6 - 55,8 g, lớn nhất 80 g<br />
và nhỏ nhất 40 g. Kết quả này có khác<br />
biệt so với một số nghiên cứu trong nước<br />
về cắt nội soi TTL qua NĐ gần đây. Theo<br />
Trần Văn Hinh: khối lượng tuyến 40 - 60 g<br />
chiếm 50%; của Trương Thanh Tùng,<br />
khối lượng tuyến < 60 g chiếm 66,7%;<br />
Nguyễn Phú Việt: khối lượng tuyến trung<br />
bình 41,56 g [1, 2, 3]. Nghiên cứu Engeler<br />
D.S và Rassweiler J cho thấy cắt nội soi<br />
TTL qua NĐ bằng bipolar có ưu điểm cầm<br />
máu tốt và có thể xử lý được các trường<br />
hợp u phì đại lành tính TTL có kích thước<br />
lớn [4, 8]. Pariser J.J; Gupta N.P qua<br />
nghiên cứu cũng cho thấy laser thulium<br />
bốc hơi TTL (có thể điều trị u phì đại lành<br />
tính TLT với bất kể kích thước khối u<br />
khác nhau [6, 7, 9], tuy nhiên Yana<br />
Barbalat trong một bài báo tổng quan<br />
<br />
khuyên với những khối u có kích thước<br />
> 100 g, chỉ nên dùng laser thulium cắt<br />
nhân (enucleation, ThuLEP) [5, 7,10].<br />
2. Một số kết quả.<br />
Đối với cắt nội soi u TTL qua NĐ bằng<br />
dao điện monopolar, 2 chỉ số huyết sắc tố<br />
và Na+ sau mổ thường thay đổi so với<br />
trước mổ, thậm chí những thay đổi này là<br />
biểu hiện của hội chứng ngộ độc nước<br />
hay hội chứng cắt nội soi. Trong nghiên<br />
cứu này, các chỉ số huyết sắc tố và Na+<br />
biến đổi trước và sau mổ ở cả 2 nhóm cắt<br />
nội soi TTL qua NĐ bằng bipolar và laser<br />
thulium bốc hơi TTL tương đương nhau<br />
và không có khác biệt đáng kể. Huyết sắc<br />
tố sau mổ ở cả 2 nhóm giảm có ý nghĩa<br />
thống kê so với trước mổ, trong khi Na+<br />
lại giảm không đáng kể so với trước mổ.<br />
Nghiên cứu trước đây về cắt TTL qua NĐ<br />
của Nguyễn Phú Việt cho thấy tất cả các<br />
chỉ số: hồng cầu; huyết sắc tố và Na+ đều<br />
giảm trong 3 ngày đầu sau mổ so với<br />
trước mổ có ý nghĩa thống kê [3].<br />
<br />
Bảng 2: Thay đổi huyết sắc tố, Na+ trước và sau mổ (X ± SD).<br />
Huyết sắc tố (g/l)<br />
<br />
Na+ (mmol/l)<br />
<br />
Nhóm 1<br />
<br />
Nhóm 2<br />
<br />
Nhóm 1<br />
<br />
Nhóm 2<br />
<br />
Trước mổ<br />
<br />
136,4 ± 12,8<br />
<br />
135,8 ± 12,2<br />
<br />
138,2 ± 4,4<br />
<br />
137,4 ± 4,2<br />
<br />
Sau mổ < 1 ngày<br />
<br />
124,6 ± 11,4<br />
<br />
125,4 ± 11,6<br />
<br />
137,4 ± 4,6<br />
<br />
137,2 ± 4,4<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
p<br />
<br />
(Chỉ số huyết sắc tố sau mổ 1 ngày so với trước mổ giảm có ý nghĩa thống kê ở cả 2<br />
nhóm. Trong khi chỉ số Na+ không thấy thay đổi đáng kể ở cả 2 nhóm)<br />
Rassweiler J và Yana Barbalat nghiên cứu về cắt nội soi TTL qua NĐ bằng bipolar<br />
và laser thulium bốc hơi TTL cho thấy mặc dù chỉ số huyết sắc tố giảm ở cả 2 nhóm<br />
(nhóm laser thulium bốc hơi TTL giảm huyết sắc tố nhiều hơn so với nhóm cắt nội soi<br />
136<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 8-2017<br />
TTL qua NĐ bằng bipolar), nhưng chỉ số Na+ không thay đổi hoặc có thể tăng nhẹ so<br />
với trước mổ, do cả 2 nhóm đều có sử dụng nước muối sinh lý làm dịch rửa [8, 10].<br />
Bảng 3: Thời gian mổ, lưu sonde và nằm viện.<br />
Thời gian mổ (phút)<br />
<br />
Thời gian lưu sonde NĐ<br />
(ngày)<br />
<br />
Thời gian nằm viện<br />
(ngày)<br />
<br />
Nhóm 1<br />
<br />
50,8 ± 22,6<br />
<br />
4,2 ± 2,2<br />
<br />
5,2 ± 2,4<br />
<br />
Nhóm 2<br />
<br />
64,2 ± 23,4<br />
<br />
3,0 ± 1,6<br />
<br />
4,2 ± 1,8<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
(Thời gian mổ, thời gian lưu sonde NĐ, thời gian nằm viện khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê giữa 2 nhóm)<br />
Thời gian mổ của nhóm dùng cắt nội<br />
soi TTL qua NĐ bằng bipolar ngắn hơn so<br />
với nhóm laser thulium bốc hơi TTL<br />
(50,8 phút so với 64,2 phút), trong khi thời<br />
gian lưu sonde NĐ và thời gian nằm viện<br />
lại ngắn hơn có ý nghĩa thống kê (3,0 so<br />
với 4,2 ngày; 4,2 so với 5,2 ngày). Sử<br />
dụng laser thulium bốc hơi TTL mới phát<br />
triển rộng trong một thập niên gần đây,<br />
ưu điểm chính của phương pháp này là<br />
khả năng cầm máu tốt, rút ngắn được<br />
thời gian lưu sonde NĐ và thời gian nằm<br />
viện cho BN, tuy nhiên thời gian mổ vẫn<br />
chưa cải thiện được so với cắt nội soi<br />
TTL qua NĐ bằng bipolar [6, 9]. Pariser<br />
và CS báo cáo kết quả gần của laser<br />
thulium bốc hơi TTL cho thấy khả năng<br />
cầm máu tốt, đặc biệt đối với cả BN đang<br />
sử dụng thuốc chống đông (47% đang<br />
dùng aspirin, clopidogrel, warfadin hàng<br />
ngày), đa số BN (78%) đều xuất viện<br />
ngay trong ngày phẫu thuật [7].<br />
* Kết quả điều trị:<br />
<br />
Nhóm 1: tốt 72%, trung bình 24%, xấu<br />
4%. Nhóm 2: tốt 73,3%, trung bình 26,7%,<br />
xấu 0%. Cả hai nhóm đều có cải thiện rõ<br />
ràng, so sánh giữa hai nhóm không thấy<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm sử<br />
dụng cắt nội soi TTL qua NĐ bằng bipolar<br />
có 1 trường hợp kết quả xấu, đây là<br />
trường hợp nhiễm khuẩn niệu sau mổ, BN<br />
đi tiểu buốt, tiểu nhiều lần phải điều trị<br />
kháng sinh phổ rộng, sau đợt điều trị BN<br />
ổn định. Không gặp trường hợp nào có<br />
biến chứng tiểu không tự chủ hay chảy<br />
máu lớn phải truyền máu trong cả 2 nhóm.<br />
Sau mổ 1 tháng, kiểm tra thấy các triệu<br />
chứng khách quan cải thiện rõ. Sivarajan<br />
cho rằng cải thiện các triệu chứng khách<br />
quan sau cắt nội soi TTL qua NĐ bằng<br />
bipolar tương đương với cắt nội soi TTL<br />
qua niệu đạo, đặc biệt trong theo dõi xa,<br />
sự cải thiện này càng rõ hơn [9].<br />
Herrmann qua Hướng dẫn của EAU<br />
(2012) cho thấy sau laser thulium bốc hơi<br />
TTL, triệu chứng cải thiện chiếm 79,7% và<br />
88,9% giảm lượng nước tiểu tồn dư [5].<br />
137<br />
<br />