Chưđn^g 3<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP<br />
ĐIỀU TỨC YOGA<br />
<br />
Bài 1: QUAN NIỆM ĐIỀU TỨC<br />
Điều tức (tức là Pranayama) là để chỉ quá trình hô<br />
hấp, cũng dùng để chỉ quá trình tạo ra năng lượng sống,<br />
tức khí của sinh mệnh, còn gọi là sinh năng.<br />
Những bậc thầy Yoga đã liệt kê ra năm loại khí<br />
sinh mệnh căn bản trong cơ thể:<br />
1. Prana: quá trình hít thở hoàn toàn dựa vào năng lượng<br />
của prana mới có thể tiến hành tự động, nó có quan<br />
hệ mật thiết với hệ thần kinh, các cơ, khống chế hoạt<br />
động của các cơ quan khoang phổi, thanh dới.<br />
2. Udana: thúc đẩy quá trình hoạt động của các cơ<br />
quan, khống chế trực tiếp và ảnh hưởng trực tiếp<br />
tới các bộ phận từ cổ họng trở lên như mắt, mũi,<br />
tai, nó là thượng hành tự nhiên.<br />
3. Âpana: khu vực từ dưới bụng trở xuống là vùng hoạt<br />
động của apana, nó là hạ hành tự nhiên, tác dụng là<br />
13j'"<br />
<br />
cung cấp năng lượng cho thận, ruột, cơ quan sinh sản<br />
và hậu môn. sự kết hợp giữa apana và prana mới có<br />
thể được thoát ra khỏi miệng, mũi và trực tràng.<br />
4. Samana: vỊ trí của samana nằm giữa bụng và tim,<br />
nó khống chê toàn bộ hệ thống tiêu hoá, là nơi phát<br />
sinh ra năng lượng cho hệ thống tiêu hoá, ngoài ra<br />
còn kết hợp với các khí sinh mệnh khác.<br />
5. Vayana: tác dụng của vayana là thu lại và mở rộng.<br />
Vayana tồn tại khắp nơi trong cơ thể, nó không chê<br />
và kích động các vận động trong cơ thể, nó thường<br />
kết hợp với các khí sinh mệnh khác.<br />
Các bậc thầy Yoga cho rằng, bệnh tật của con người,<br />
là do dòng chảy của sinh năng trong cơ thể bị rối loạn<br />
hoặc bị cản trở. Thông qua điều khí, có thể khơi thông<br />
dòng sinh năng trong hệ thống kinh lạc, gạt bỏ mọi<br />
cản trở, đảm bảo cơ thể luôn được khoẻ mạnh. Cho nên,<br />
mục đích của điều khí là thiên về cơ thể, nhưng cũng<br />
ảnh hưởng đến phương diện tinh thần. Trên phương<br />
diện tinh thần, có người coi luyện tập điều khí là một<br />
bước chuẩn bị cho phương pháp Yoga suy tưởng.<br />
Các bậc thầy Yoga cho rằng, sinh năng lưu thông<br />
trong hệ thống kinh lạc và không khí lưu thông qua mũi<br />
có mối quan hệ với nhau. Mũi trái và thần kinh trái có<br />
liên hệ với nhau, mũi phải và thần kinh phải có liên<br />
hệ với nhau. Có khi không khí chỉ lưu thông qua một<br />
bên mũi của chúng ta, khi đó, sinh năng trong kinh<br />
lạc bên đó cũng sẽ dồi dào hơn bên còn lại. Mà các bậc<br />
thầy Yoga nói giúp không khí lưu thông thuận lợi qua<br />
<br />
137<br />
<br />
cả hai bên mũi, cũng chính là giúp cho sinh năng của<br />
cả hai bên được đều đặn, thông suốt hơn.<br />
Các bậc thầy Yoga cho rằng nên cố gắng thúc đẩy<br />
dòng chảy sinh năng được lưu thông cả hai bên đi qua<br />
trung kinh, để cơ thể được ở trong trạng thái hiền hoà,<br />
tĩnh lặng và thiện hảo. “Kinh Yoga” có ghi: khi sinh<br />
năng được lưu thông thông suốt trong trung kinh, tâm<br />
linh sẽ sản sinh ra một trạng thái tình cảm ổn định.<br />
Khi một người nào đó tịnh tâm, lúc đó mới dễ dàng<br />
tập trung sức chú ý vào đối tượng anh ta tưởng tượng.<br />
Vì thế, mục đích đầu tiên của điều tức là thanh lọc tả,<br />
hữu kinh, sau đó mới có thể để sinh năng lưu thông ở<br />
trung kinh.<br />
“Kinh Yoga” có ghi: Khi con người thực sự khống<br />
chế được sinh năng, đã thanh lọc được tất cả các tạp<br />
chất không trong sạch trong tả, hữu kinh, sinh năng<br />
sẽ chảy vào miệng trung kinh, rồi từ đó thuận lợi tiến<br />
vào trung kinh.<br />
Sau khi sinh năng lưu thông vào trong trung kinh,<br />
thì trung kinh trở nên trong sạch, thuần khiết. Điều<br />
này đôi với các thầy Yoga mà nói là chuyện bắt buộc<br />
phải làm. Trung kinh lúc này giống như một ống dẫn<br />
bị rỉ sét, bạn chỉ còn cách phải làm sạch những vết<br />
ri sét trong ô'ng dẫn, mới có thể giúp cho sinh năng<br />
lưu thông thuận lợi trong trung kinh không bị cản<br />
trở gì.<br />
Khi người tập Yoga làm sạch tả, hữu kinh và trung<br />
kinh, nên luyện tập “hấp nạp”, “hô thổ” và “huyền tức”.<br />
<br />
Nói theo cách thông thường, “hấp nạp” là chỉ hít<br />
vào, “hô thổ” là chỉ thở ra, “huyền tức” là để chỉ nín<br />
thở. Kinh nghiệm chứng minh, quá trình khống chế<br />
hô hấp cũng là khống chế quá trình vận hành phương<br />
hướng tương phản của sinh năng trong cơ thể.<br />
Khi vừa mới bắt đầu, người ta khống chế hô hấp<br />
của bản thân mình không phải tự phát, nó là cả quá<br />
trình của một cá nhân, nhưng sau một khoảng thời<br />
gian, người tập sẽ hiểu được, sau khi hít vào, anh ta<br />
không cần phải nhịn thở ra, quá trình thở ra sẽ tự<br />
động dừng lại; sau khi thở ra, anh ta có thể cảm thấy<br />
cơ thể chẳng có bất cứ cảm giác nào cần phải hít vào.<br />
Quá trình hít vào thở ra này xuất hiện sự ngừng ngắt<br />
gọi là điều khí.<br />
Trong ‘Toga kinh” có ghi: trong quá trình hít khí vào<br />
và thở khí ra liên tục của chúng ta sản sinh ra sự ngừng<br />
ngắt, điều khí chính là cùng với sự ngừng ngắt đó sinh<br />
ra trạng thái tĩnh tại. Phát hiện ra rằng, trên sự giãn<br />
cách và tính liên tục của thời gian, trạng thái tĩnh tại<br />
này có thể diễn ra trong một thời gian dài, nó có thể<br />
diễn ra trong thời gian dài và ngắn ngủi khó quan sát.<br />
Cũng có nghĩa là, hô hấp là một quá trình liên tục<br />
không gián đoạn. Con người ta sau khi hít vào sẽ tự<br />
nhiên thở ra. Điều khí chính là cách khiến cho quá<br />
trình liên tục này xuất hiện ngừng nghĩ.<br />
Đôi với những người quyết định luyện tập phương<br />
pháp Yoga điều tức, chúng tôi có những kiến nghị và<br />
lời khuyên như sau:<br />
139<br />
<br />
1. Tốt nhất luyện tập điều tức khi bụng rỗng (bụng đói).<br />
2. Trước khi luyện tập, nên thải tất cả tạp chất trong cơ<br />
thể ra ngoài, như vậy sẽ cảm thấy thoải mái hơn.<br />
3. Không gian luyện tập phải sạch sẽ trang nhã, như<br />
vậy sẽ dễ dàng tập trung tinh thần.<br />
4. Mỗi ngày luyện tập 4 lần, ít nhất cũng phải tập<br />
một lần; tập trước khi mặt trời mọc là tốt nhất.<br />
5. Trong quá trình điều tức phải đảm bảo luôn ngậm<br />
miệng (trừ khi có yêu cầu đặc biệt).<br />
6. Thời gian hít vào một hơi và thời gian thở ra một<br />
hơi nên tương đối với nhau.<br />
7. Trong quá trình hít thở, không nên có cảm giác gấp<br />
gáp, nếu có chứng tỏ thời gian bạn hít vào thở ra<br />
quá dài, như vậy bạn nên giảm bớt lượng khí hít<br />
vào, chỉ khi nào bạn cảm thấy rất thoải mái, mới<br />
có thể từng bước gia tăng hô hấp.<br />
8. Sau khi hoàn toàn không chế năng lực hít vào thở<br />
ra mới có thể tập điều tức.<br />
9. Thời gian “huyền tức” không cần quá dài, chủ yếu là bạn<br />
vừa kiên trì nhưng vẫn cảm thấy thoải mái là được.<br />
10. Nếu bạn cảm thấy huyền tức làm rôl loạn nhịp thở<br />
của mình, thế thì bạn hãy dừng lại ngay và rút ngắn<br />
lại khoảng thời gian huyền tức.<br />
11. Khi tập không nên quá vội vàng, yêu cầu nhanh<br />
chóng đạt được thành công thường chỉ đưa đến kết<br />
quả ngược lại.<br />
12. Những người có bệnh cao huyết áp, bệnh tim và những<br />
căn bệnh về mắt, tai tốt nhất không tập điều tức.<br />
140:<br />
<br />