TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 34-40<br />
<br />
SỰ BIẾN ĐỘNG RONG BIỂN KINH TẾ THEO MÙA VỤ<br />
Ở BÃI NÒ, HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG<br />
Nguyễn Văn Tú<br />
Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, nvtu.itb@gmail.com<br />
TÓM TẮT: Qua 4 đợt khảo sát vào mùa mưa và mùa khô năm 2011 và 2012 đã xác định được 23 loài<br />
rong biển thuộc 14 chi của 10 họ có tiềm năng kinh tế cho khu vực Bãi Nò, Hà Tiên, trong đó, 11 loài<br />
thuộc ngành Chlorophyta, 9 loài thuộc ngành Rhodophyta và 3 loài thuộc ngành Heterokontophyta (lớp<br />
Phaeophyceae). Nguồn lợi rong biển kinh tế ở Bãi Nò, Hà Tiên có tính mùa vụ khá rõ rệt, số loài thu thập<br />
được ở cả 2 mùa mưa và mùa khô là 9 loài (39% số loài) trong đó, có 7 loài thu thập được ở cả 4 đợt khảo<br />
sát. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, rong biển kinh tế tại đây đa dạng hơn vào mùa mưa với 16 loài ghi<br />
nhận được thuộc 13 chi, của 9 họ trong khi đó vào mùa khô ghi nhận được 18 loài thuộc 11 chi của 8 họ.<br />
Gracilaria rubra là loài có sinh lượng lớn nhất. Ngoài ra, một số loài rong chứa Agarophytes khác cũng<br />
được ghi nhận tại đây nhưng trữ lượng không cao như Acanthophora spicifera, Gracilaria salicornia,<br />
Hydropuntia fisheri, Hydropuntia changii. Trong nhóm rong chứa Carrageenophytes ghi nhận được loài<br />
thuộc chi Hypnea.<br />
Từ khóa: Chlorophyta, Rhodophyta, Gracilaria, đa dạng sinh học, rong biển.<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Nghiên cứu các khu hệ rong biển ở phía<br />
Nam Việt Nam được khởi nguồn từ nghiên cứu<br />
của Dawson (1954) [4] về rong biển Vịnh Nha<br />
Trang và vùng phụ cận, với 204 loài được liệt<br />
kê và mô tả. Nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ<br />
(1969) [13] về rong biển phía nam Việt Nam là<br />
nguồn tư liệu chính cho những nghiên cứu về<br />
rong biển Việt Nam cũng như là khu hệ rong<br />
biển miền Nam Việt Nam cho đến nay. Rong<br />
biển ở biển Tây Việt Nam cho đến nay được<br />
nghiên cứu chưa nhiều, một trong những nghiên<br />
cứu quan trong về rong biển của khu vực này<br />
được xuất bản bởi Phạm Hoàng Hộ (1985) [14]<br />
trong cuốn “Thực vật đảo Phú Quốc”. Một số<br />
loài thuộc họ rong Câu (Gracilariaceae) vùng<br />
Hà Tiên cũng đã được ghi nhận trong nghiên<br />
cứu của Nguyễn Hữu Dinh (1992) [6].<br />
Các nghiên cứu đánh giá về rong biển kinh<br />
tế trên phương diện thành phần loài, biến động<br />
số lượng, nguồn lợi chưa được quan tâm nghiên<br />
cứu nhiều ở Việt Nam. Tuy vậy, giá trị kinh tế<br />
của rong biển đã thể hiện một phần qua các<br />
nghiên cứu về thành phần hóa học và các hợp<br />
chất chiết xuất từ rong biển. Trong đó, nghiên<br />
cứu của Lâm Ngọc Trâm và nnk. (1991) [25]<br />
công bố về thành phần hóa học của 34 loài<br />
thuộc 4 chi rong nâu, 10 chi rong đỏ và 1 chi<br />
rong lục ở vùng biển Phú Yên - Khánh Hòa 34<br />
<br />
Minh Hải; Nguyễn Thọ Phát (1996) [18] nghiên<br />
cứu đánh giá về một số chỉ tiêu sinh hóa của<br />
rong biển kinh tế ở Đảo Xanh, Bình Định;<br />
Hoàng Cường và nnk. (1980) [3] nghiên cứu về<br />
thành phần hóa học rong biển vùng biển Hải<br />
Phòng. Trong số các loài rong biển kinh tế chi<br />
Gracilaria và chi Sargassum là 2 chi rong biển<br />
kinh tế có sản lượng lớn ở Việt Nam, thành<br />
phần loài và nguồn lợi của 2 chi rong biển kinh<br />
tế này được Nguyễn Hữu Đại (1997, 2007) [7,<br />
8] và Lê Như Hậu & Nguyễn Hữu Đại (2010)<br />
[12] đánh giá khá cụ thể qua công trình nghiên<br />
cứu của mình, tuy nhiên số liệu của hai chi rong<br />
này chưa được công bố riêng cho vùng Hà Tiên.<br />
Nghiên cứu đánh giá biến động thành phần<br />
loài rong biển nói chung và rong biển kinh tế<br />
nói riêng ở Việt Nam hầu như chưa được quan<br />
tâm. Các nghiên cứu hiện nay chủ yếu tập trung<br />
vào thành phần loài và sự phân bố của các loài<br />
rong ở một khu vực nhất định [1, 9, 21, 23, 24]:<br />
Sự biến động thành phần loài dưới tác động<br />
của các điều kiện môi trường, mùa vụ được<br />
nghiên cứu khá nhiều trên thế giới, công trình<br />
nghiên cứu của Sohrab (2012) [19] nghiên cứu<br />
về sự biến động thành phần loài và sinh khối<br />
rong biển theo mùa vụ ở vịnh Péc xích;<br />
Nidsaraporn (2012) [16] đánh giá hiện trạng<br />
rong biển theo mùa vụ ở bán đảo Trat, Thái<br />
Lan. Nunez Lopez (1998) [17] nghiên cứu biến<br />
<br />
Nguyen Van Tu<br />
<br />
động sinh khối theo mùa của rong biển ở hồ San<br />
Ignacio, Mê-xi-cô và nhiều nghiên cứu tương tự<br />
ở các khu vực khác. Một số nghiên cứu cũng<br />
cho rằng sự biến động các điều kiện môi trường,<br />
thủy văn liên quan chặt chẽ tới sự phân bố và<br />
nguồn lợi của rong biển của khu vực [10, 20].<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Vật liệu<br />
Máy GPS 760SX (Garmin) xác định khu<br />
vực và phạm vi khảo sát. Sử dụng máy DSG-10<br />
(DYS, Korea) đo độ mặn, nhiệt độ của nước.<br />
Máy pH 330i (WTW, Đức) dùng để đo pH<br />
nước. Sử dụng đĩa Sechi để đo độ đục. Khung<br />
thu mẫu 100 × 100 cm với ô lưới 10 × 10 cm<br />
được sử dụng để thu mẫu rong biển. Formalin<br />
5% được sử dụng để lưu mẫu rong tươi và giấy<br />
bìa cứng được sử dụng để ép mẫu khô phục vụ<br />
cho việc định danh.<br />
Thời gian và khu vực nghiên cứu<br />
<br />
Hình 1. Bản đồ vùng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện trong hai năm<br />
2011 và 2012. Gồm 4 đợt nghiên cứu: đợt 1 vào<br />
ngày 05-10/9/2011 (mùa mưa); đợt 2 vào ngày<br />
25-28/12 năm 2011 (mùa khô), đợt 3 vào ngày<br />
14-17/3/2012 (mùa khô); đợt 4 vào ngày<br />
<br />
15-19/6/2012 (mùa mưa).<br />
Khu vực khảo sát được giới hạn từ<br />
10o22’00” đến 10o22’26”.36 độ Vĩ bắc,<br />
104o27’09.24” đến 104o28’.14” độ kinh đông<br />
(hình 1).<br />
Phương pháp<br />
Điều tra đa dạng sinh học rong biển theo<br />
quy phạm tạm thời xuất bản bởi Ủy ban Khoa<br />
học và Kỹ thuật nhà nước năm 1981 [26].<br />
Mẫu vật được định danh theo hướng dẫn<br />
của Phạm Hoàng Hộ (1969) [13] và Coppejans<br />
et al. (2009) [2].<br />
Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm<br />
Microsoft Excel, biểu đồ, hình ảnh được xử lý<br />
bằng phần mềm Illustrator CS3.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Đa dạng sinh học rong biển kinh tế ở Bãi Nò<br />
Kết quả nghiên cứu trong hai năm 2011 và<br />
2012 đã ghi nhận được 23 loài nằm trong 14 chi<br />
thuộc 10 họ có tiềm năng kinh tế. Cấu trúc số<br />
lượng loài thu thập được trong khu vực gồm 11<br />
loài Rong lục (Chlorophyta), 9 loài Rong đỏ<br />
(Rhodophyta) và 3 loài Rong nâu<br />
(Heterokontophyta). Về số lượng loài thu thập<br />
được thông qua các đợt khảo sát: số loài thu<br />
được nhiều nhất vào đợt khảo sát mùa mưa<br />
2011 (9/2011) với 15 loài và số loài thu được ít<br />
nhất là 12 loài trong đợt khảo sát mùa mưa 2012<br />
(6/2012) trên tổng số 23 loài ghi nhận được cho<br />
khu vực. Theo Mukund et al. (2012) [15] thành<br />
phần loài và sinh khối phụ thuộc nhiều vào thời<br />
gian khảo sát trong năm, tính mùa vụ của rong<br />
biển cũng khá cao ở những vùng có các yếu tố<br />
môi trường biến đổi lớn theo mùa. Tính mùa vụ<br />
về cấu trúc loài cũng thể hiện qua nghiên cứu<br />
này (bảng 1).<br />
<br />
Bảng 1. Thành phần loài rong biển kinh tế ở Bãi Nò<br />
<br />
STT<br />
<br />
Tên khoa học<br />
<br />
Thời gian ghi nhận<br />
Mùa<br />
Mùa Mùa<br />
Mùa<br />
mưa<br />
khô<br />
khô<br />
mưa<br />
2011 2011 2012 2012<br />
<br />
NGÀNH CHLOROPHYTA Pascher, 1914<br />
Họ Caulerpaceae Kützing, 1843<br />
Chi Caulerpa Lamouroux, 1809<br />
<br />
35<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 34-40<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
6<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
9<br />
10<br />
11<br />
<br />
12<br />
<br />
13<br />
14<br />
<br />
15<br />
16<br />
17<br />
<br />
36<br />
<br />
Caulerpa cupressoides (West) C.Agardh, 1817<br />
C. peltata var. macrodisca (Decaisne) Bosse, 1898<br />
Họ Cladophoraceae Wille, 1884<br />
Chi Cheatomorpha Kützing, 1845<br />
Chaetomorpha crassa (C.Agardh) Kützing, 1845<br />
Chaetomorpha antennina (Bory) Kützing, 1847<br />
Chi Cladophora Kützing, 1843<br />
Cladophora rugulosa Martens, 1866<br />
Họ Codiaceae Kützing, 1843<br />
Chi Codium Stackhouse, 1797<br />
Codium geppiorum Schmidt, 1923<br />
Codium tenue (Kützing) Kützing, 1856<br />
Họ Dasycladaceae Kützing, 1843<br />
Chi Neomeris Lamouroux, 1816<br />
Neomeris vanbosseae Howe, 1909<br />
Họ Ulvaceae Lamouroux ex Dumortier, 1822<br />
Chi Ulva Linnaeus, 1753<br />
Ulva compressa Linnaeus, 1753<br />
Ulva kylinii (Bliding) Hayden, Maggs, Silva, Stanhope<br />
& Waaland, 2003<br />
<br />
xx<br />
<br />
Ulva flexuosa Wulfen, 1803<br />
NGÀNH HETEROKONTOPHYTA, 1978<br />
Lớp Phaeophyceae, 1891<br />
Họ Dictyotaceae Lamouroux ex Dumortier, 1822<br />
Chi Dictyota Lamouroux, 1809<br />
Dictyota sp.<br />
Họ Sargassaceae Kützing, 1843<br />
Chi Hormophysa Kützing, 1843<br />
Hormophysa articulata Kützing, 1860<br />
Chi Sargassum C.Agardh, 1820<br />
Sargassum polycystum C.Agardh, 1824<br />
NGÀNH RHODOPHYTA Wettstein, 1922<br />
Họ Rhodomelaceae Areschoug, 1847<br />
Chi Acanthophora Lamouroux, 1813<br />
Acanthophora spicifera (Vahl) Børgesen, 1910<br />
Acanthophora muscoides (Linnaeus) Bory, 1828<br />
Chi Palisada K.W. Nam, 2006<br />
Palisada perforata (Bory) K.W.Nam, 2007<br />
<br />
xx<br />
<br />
x<br />
<br />
xx<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
xxx<br />
<br />
x<br />
x<br />
<br />
xx<br />
xx<br />
<br />
xx<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
xx<br />
<br />
x<br />
<br />
xx<br />
<br />
xxx<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
x<br />
x<br />
<br />
Nguyen Van Tu<br />
<br />
18<br />
19<br />
20<br />
21<br />
22<br />
<br />
23<br />
<br />
Họ Gracilariaceae Nägeli, 1847<br />
Chi Gracilaria Greville, 1830<br />
Gracilaria salicornia (C.Agardh) Dawson, 1954<br />
Gracilaria rubra Chang & Xia, 1976<br />
Chi Hydropuntia Montagne, 1842<br />
Hydropuntia changii (Xia & Abbott) Wynne, 1989<br />
Hydropuntia edulis (Gmelin) Gurgel & Fred., 2004<br />
Hydropuntia fisheri (Xia & Abbott) Wynne, 1989<br />
Họ Cystocloniaceae Kützing, 1843<br />
Chi Hypnea Lamouroux, 1813<br />
Hypnea sp.<br />
<br />
x<br />
xx<br />
x<br />
x<br />
xx<br />
<br />
xx<br />
xxx<br />
<br />
xx<br />
xxx<br />
<br />
x<br />
x<br />
<br />
x<br />
xxx<br />
<br />
xxx<br />
xx<br />
xx<br />
<br />
xx<br />
xxx<br />
x<br />
<br />
x<br />
<br />
(xxx). mật độ cao; (xx). mật độ trung bình; (x). mật độ thấp.<br />
<br />
Hình 2. Biến động thành phần loài<br />
rong biển kinh tế theo mùa<br />
<br />
Hình 3. Cấu trúc số lượng loài, chi<br />
và họ theo mùa<br />
<br />
Biến động cấu trúc loài theo mùa vụ<br />
Biến động số lượng và thành phần loài qua<br />
các đợt khảo sát được thể hiện theo hình 2. Theo<br />
đó, các loài rong kinh tế thuộc ngành rong đỏ<br />
(Rhodophyta) và ngành rong lục (Chlorophyta)<br />
có số lượng loài chiếm ưu thế ở Bãi Nò với 20/23<br />
loài ghi nhận được. Đánh giá theo mùa vụ cho<br />
thấy, ngành rong lục (Chlorophyta) chiếm ưu thế<br />
về số lượng loài cũng như sinh khối lớn vào mùa<br />
mưa, trong khi đó ngành rong đỏ (Rhodophyta)<br />
có số lượng loài không thay đổi nhiều theo mùa<br />
vụ. Tuy nhiên, sinh khối của các loài tốt hơn vào<br />
mùa khô.<br />
<br />
Mùa mưa 2011 và mùa khô 2011 có số lượng<br />
chi và họ ghi nhận được bằng nhau nhưng số<br />
loài mùa mưa 2011 nhiều hơn mùa khô 2011 là<br />
2 loài (hình 3).<br />
<br />
Về cấu trúc số lượng loài, chi, họ của các<br />
mùa nghiên cứu thì số lượng họ và chi mùa khô<br />
2012 là ít nhất và tiếp đến là mùa mưa 2012.<br />
<br />
Hình 4. Tần suất bắt gặp các loài rong<br />
ở Bãi Nò trong 4 đợt khảo sát<br />
<br />
37<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 34-40<br />
<br />
Trong tổng số 23 loài ghi nhận được ở Bãi<br />
Nò, có 30% số loài được ghi nhận ở cả 4 đợt<br />
khảo sát, 39% số loài ghi nhận được ở cả 2 mùa<br />
và 61% số loài xuất hiện 2 trong số 4 lần khảo<br />
sát trong 2 năm 2012 và 2012 (hình 4).<br />
Nhìn chung, thành phần loài và sinh lượng<br />
rong biển kinh tế ở Bãi Nò, Hà Tiên ưu thế<br />
trong khoảng thời gian từ tháng 9 cho tới tháng<br />
3 năm sau. Thời gian này khá trái ngược với<br />
một số nghiên cứu công bố về mùa vụ rong biển<br />
ở Việt Nam [5, 13]. Tuy nhiên, theo một số<br />
nghiên cứu thì mùa vụ rong biển ở Việt Nam<br />
khá khác nhau theo các vùng phân bố và loài<br />
nghiên cứu [11, 16, 22].<br />
Đặc điểm môi trường, sinh thái học và nguồn<br />
lợi rong kinh tế<br />
Qua phân tích sinh lượng và thành phần loài<br />
<br />
rong biển kinh tế trong khu vực cho thấy sự<br />
biến động về sinh lượng và thành phần loài rong<br />
ở các thời điểm thu mẫu và mùa vụ khác nhau.<br />
Việc nghiên cứu tổng thể về các chỉ số môi<br />
trường, sinh thái học liên quan đến nguồn lợi và<br />
thành phần loài và sự phân bố của rong biển<br />
kinh tế nói chung và một số loài kinh tế trọng<br />
điểm nói riêng trong khu vực cần được thực<br />
hiện sâu hơn. Qua đánh giá ban đầu về mối<br />
tương quan giữa nguồn lợi rong và một số chỉ<br />
tiêu môi trường cơ bản ghi nhận được cho thấy<br />
độ đục ở khu vực khảo sát khá cao, dường như<br />
đây cũng là đặc điểm chung về môi trường vùng<br />
ven bờ của vùng biển Tây Việt Nam. Độ mặn ở<br />
khu vực nghiên cứu cũng khá thấp so với nền<br />
độ mặn chung của khu vực biển Tây và thấp<br />
hơn nhiều so với độ mặn ở các tỉnh miền Trung<br />
Việt Nam (bảng 2).<br />
<br />
Bảng 2. Diễn biến môi trường của Bãi Nò trong thời gian khảo sát<br />
Mùa mưa<br />
Mùa mưa<br />
Mùa khô<br />
Thông số môi trường<br />
2011<br />
2012<br />
2011<br />
Nhiệt độ nước<br />
27<br />
29<br />
25<br />
pH<br />
7,9<br />
8,1<br />
8<br />
<br />
Mùa khô<br />
2012<br />
26<br />
7,8<br />
<br />
Độ đục (cm)<br />
<br />
22<br />
<br />
27,6<br />
<br />
38,5<br />
<br />
32<br />
<br />
Độ mặn (ppm)<br />
<br />
23<br />
<br />
25<br />
<br />
25<br />
<br />
26<br />
<br />
Sự xuất hiện khá nhiều các loài rong thuộc<br />
ngành Chlorophyta và một số loài có khả năng<br />
thích nghi độ mặn cao của chi Gracilaria<br />
(Rhodophyta) thể hiện sự thích hợp các đặc<br />
điểm môi trường, sinh thái cho sự sinh trưởng,<br />
phát triển các loài rong này ở vùng nghiên cứu.<br />
Chi Gracilaria thuộc ngành Rhodophyta là<br />
nguồn lợi rong biển chính của vùng này, trong<br />
đó loài Gracilaria rubra là loài có sinh lượng<br />
lớn nhất. Ngoài ra một số loài rong chứa<br />
Agarophytes khác cũng được ghi nhận tại đây<br />
nhưng trữ lượng không cao như Hydropuntia<br />
fisheri, Gracilaria salicornia, Hydropuntia<br />
changii, Acanthophora spicifera, nhóm rong<br />
chứa Carrageenophytes ghi nhận được 1 loài là<br />
Hypnea sp..<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Vùng biển Bãi Nò, Hà Tiên, Kiên Giang có<br />
số loài rong biến có tiềm năng kinh tế khá đa<br />
dạng với 23 loài rong biển thuộc 14 chi của 10<br />
38<br />
<br />
họ. Trong đó, 11 loài thuộc ngành<br />
Chlorhophyta, 9 loài thuộc ngành Rhodophyta<br />
và 3 loài thuộc ngành Heterokontophyta (lớp<br />
Phaeophyceae).<br />
Thành phần loài và sinh khối của rong biển<br />
biến động theo mùa vụ. Số loài thu thập được cả<br />
2 mùa mưa và mùa khô là 9 loài (39% số loài).<br />
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng rong<br />
biển kinh tế tại đây đa dạng hơn vào mùa mưa<br />
với 16 loài ghi nhận được thuộc 13 chi, của 9 họ<br />
trong khi đó vào mùa khô ghi nhận được 18 loài<br />
thuộc 11 chi của 8 họ.<br />
Ở Bãi Nò, Hà Tiên, loài Gracilaria rubra có<br />
sinh lượng khá lớn. Ngoài ra một số loài rong<br />
chứa Agarophytes khác cũng được ghi nhận tại<br />
đây nhưng trữ lượng không cao như<br />
Acanthophora spicifera, Gracilaria salicornia,<br />
Hydropuntia fisheri, Hydropuntia changii.<br />
Nhóm rong chứa Carrageenophytes chỉ ghi nhận<br />
được 1 loài là Hypnea sp..<br />
<br />