intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự chuyển đổi quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử và logic lịch sử của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Sự chuyển đổi quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử và logic lịch sử của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc" khái quát hai quan điểm lớn của chủ nghĩa duy vật lịch sử và sự chuyển đổi quan điểm; ba dòng logic lịch sử chính của chủ nghĩa duy vật lịch sử; chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là hiện thực trực tiếp của quan điểm phát triển của chủ nghĩa duy vật lịch sử;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự chuyển đổi quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử và logic lịch sử của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG SỰ CHUYỂN ĐỔI QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VÀ LOGIC LỊCH SỬ CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC Guo Zhong Yi Trường Đại học Công nghệ Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc Tác giả liên hệ: Guo Zhong Yi, email: 15904022158@126.com Tóm tắt: Chủ nghĩa duy vật lịch sử là “khoa học thực chứng” của “bản thân lịch sử”. Trong các tác phẩm kinh điển coi đấu tranh giai cấp và phương thức sản xuất (bao gồm cả phương thức trao đổi) là hai nguồn gốc, nguyên nhân chính thúc đẩy thay đổi lịch sử, tạo thành nguồn gốc của quan điểm cách mạng và quan điểm phát triển. Chủ nghĩa duy vật có 3 logic lớn, miêu tả quy luật lịch sử là sự tiến hóa của chế độ chính trị, sự thay đổi của phương thức sản xuất và sự phát triển của con người. Trong đó, quan điểm cách mạng chú trọng về sự tiến hóa của chế độ chính trị - xã hội; quan điểm phát triển chú trọng về sự phát triển của con người và sự thay đổi của phương thức sản xuất. Sự hình thành của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc nằm trong sự chuyển biến quan điểm trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa xã hội; kỳ tích của kinh tế Trung Quốc được tạo nên bởi hiện thực trực tiếp của quan điểm phát triển duy vật lịch sử. Sự phát triển của con người và sự thay đổi của phương thức sản xuất là chủ đề logic kép của lịch sử chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Từ khóa: chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm cách mạng; quan điểm phát triển; chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; logic lịch sử. 1. MỞ ĐẦU Hiện nay trên thế giới có một quan điểm tương đối phổ biến, cho rằng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là chủ nghĩa tư bản nhà nước. Căn cứ chủ yếu là Trung Quốc thực hiện chế độ kinh tế thị trường. Trên thực tế, đây là một lý luận sai lầm. Bởi vì, chủ nghĩa duy vật lịch sử không chỉ luôn tồn tại trong sự hình thành lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, mà chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc cũng mở rộng một cách sáng tạo logic lịch sử của chủ nghĩa duy vật lịch sử. 738
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” 2. NỘI DUNG 2.1. Hai quan điểm lớn của chủ nghĩa duy vật lịch sử và sự chuyển đổi quan điểm Chủ nghĩa duy vật lịch sử là học thuyết thể hiện rõ nhất bản chất của triết học Mác. Trong bối cảnh triết học của C.Mác và Ph.Ănghen, ý nghĩa của hai khái niệm duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật lịch sử về cơ bản là giống nhau. Trong “Hệ tư tưởng Đức” – tác phẩm nổi tiếng, nền tảng của chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định: “Chúng ta chỉ biết có một khoa học duy nhất, khoa học lịch sử" (马克思 [C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 1995a, 66). Đó chính là "khoa học thực sự, thực chứng, sự miêu tả hoạt động thực tiễn và quá trình thực tiễn của sự phát triển của con người"(马克思 [C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 1995a, 73). Nó “giải thích sự vật dựa vào bản chất thực tế của sự vật và cách thức sự vật được sản xuất" (马克思 [C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 1995a,76). Giữ vững quan điểm: “Trong từng trường hợp riêng biệt một, sự quan sát theo kinh nghiệm phải v ạch rõ, căn cứ vào kinh nghiệm và không hề thần bí hoá, không hề tư biện, mối liên hệ giữa cơ cấu xã hội và chính trị với sự sản xuất" (马克思 [C.Mác] & 恩格斯 [Ph.Ăngghen], 1995a, 52); cùng với sự hình thành của chủ nghĩa duy vật lịch sử, “Hiện thực mà được mô tả thì triết học độc lập sẽ mất môi trường tồn tại. Cùng lắm thì người ta cũng chỉ có thể thay thế nó bằng sự tổng hợp những kết quả chung nhất mà người ta có thể trừu tượng hoá từ việc quan sát sự phát triển lịch sử của con người. Những sự trừu tượng này, tách rời khỏi lịch sử hiện thực thì tự bản thân chúng hoàn toàn chẳng có giá trị gì hết" (马克思 [C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 1995a, 526). Nếu như nói, phân tích cấu trúc chính trị xã hội và các hiện tượng tinh thần, phân tích hiện thực xã hội và xu hướng phát triển của lịch sử từ hiện thực kinh tế và quan hệ kinh tế là ý nghĩa cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, vậy thì, bản chất của chủ nghĩa duy vật lịch sử chính là lý luận phát triển xã hội lấy phát triển kinh tế làm cơ sở trong tầm nhìn văn minh lịch sử thế giới. Như vậy, động lực lịch sử quan trọng nhất để thúc đẩy lịch sử phát triển là gì? Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng, thứ nhất là phương thức sản xuất bao gồm cả phương thức trao đổi. Thứ hai, là do những cuộc đấu tranh giai cấp được quyết định bởi phương thức sản xuất và phương thức trao đổi này. 739
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Thứ nhất, trong “Hệ tư tưởng Đức” tác phẩm đánh dấu sự hình thành của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ rõ: “một tổng số nhất định những lực lượng sản xuất, một quan hệ - được tạo ra trong quá trình lịch sử - của những cá nhân với tự nhiên và với những người khác, quan hệ mà mỗi thế hệ nhận được của những tiền bối của mình, một khối lớn những lực lượng sản xuất, những tư bản và những điều kiện… Tổng số những lực lượng sản xuất, những tư bản và những hình thức xã hội của sự giao tiếp mà mỗi cá nhân và mỗi thế hệ thấy hiện có, là cơ sở hiện thực của cái mà các nhà triết học hình dung là "thực thể", là "bản chất con người") (马克思 [C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 1995a, 92- 93). Thứ hai, Ph.Ăngghen nhiều lần chỉ ra rằng tư tưởng căn bản của “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” là: “Nền sản xuất kinh tế của mỗi thời đại lịch sử và cơ cấu xã hội tất yếu sinh ra từ đó chính là nền tảng lịch sử chính trị và tinh thần của thời đại đó” (马克思 [C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 1995a, 252 ). Đồng thời, ông cũng chỉ ra tiếp rằng, “ (từ sau khi chế độ sở hữu đất công xã nguyên thủy tan rã), toàn bộ lịch sử đều là lịch sử của những cuộc đấu tranh giai cấp” (马克思 [C.Mác] & 恩格 斯[Ph.Ăngghen], 1995a, 252). Điều này đã chứng minh cho tầm nhìn cách mạng của “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ẩn chứa tầm nhìn phát triển, đồng thời lấy đó làm tiền đề. Thứ ba, năm 1859, trong lời nói đầu cuốn “ Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” C.Mác đã chỉ ra “kết quả chung” thu được từ nghiên cứu của chính mình, đồng thời trong các tác phẩm nổi tiếng sau này ông cũng nhất quán tư tưởng rằng: “Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có, hay - đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó - mâu thuẫn với những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫn phát triển" ( 马克思 [C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 1995, 32-33). Từ đó có thể thấy rằng, quá trình phát triển của xã hội loài người dưới cái nhìn của chủ nghĩa duy vật lịch sử, hay động lực vĩ đại và nguyên nhân cuối cùng có thể chứng minh được của lịch sử thế giới đã xác định chủ nghĩa duy vật lịch sử tồn tại hai quan điểm lớn là cách mạng và phát triển. Hai quan điểm đều lấy đấu tranh giai 740
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” cấp, phương thức sản xuất và phương thức trao đổi làm cơ sở logic để phân tích lịch sử, tập trung vào thời kỳ cách mạng khi cơ cấu thể chế thay đổi và thời kỳ phát triển khi cơ cấu thể chế dần trưởng thành thay đổi. Cái trước tập trung vào thúc đẩy lịch sử phát triển thông qua những thay đổi cơ bản trong chế độ; cái sau tập trung vào thúc đẩy phát triển xã hội thông qua việc phát triển lực lượng lao động. Cũng có thể nói, nếu như tập trung vào sự thay đổi mạnh mẽ của nền tảng kinh tế và kiến trúc thượng tầng, tập trung vào đấu tranh giai cấp để thúc đẩy tiến bộ lịch sử thì đó chính là quan điểm cách mạng; nếu như tập trung vào sự thay đổi dần của lực lượng và phương thức sản xuất (bao gồm cả phương thức trao đổi kinh tế) để thúc đẩy tiến bộ lịch sử thì đó là quan điểm phát triển. Cái trước chú trọng vào sự thay đổi cơ bản của trật tự xã hội và chế độ chính trị; cái sau chú trọng vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển con người trong một xã hội có trật tự ổn định. Điều đáng quan tâm là, chủ nghĩa duy vật lịch sử chú trọng nhiều hơn đến vai trò quyết định của các động cơ kinh tế. Năm 1880, trong cuốn “Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học” Ph.Ăngghen đã giải thích sự phát triển lý luận về chủ nghĩa duy vật lịch sử như sau, ngoại trừ xã hội nguyên thủy, toàn bộ lịch sử đều là lịch sử của đấu tranh giai cấp, “rằng những giai cấp xã hội đấu tranh với nhau ấy luôn luôn là những sản phẩm của những quan hệ sản xuất và quan hệ trao đổi, tóm lại là những sản phẩm của những quan hệ kinh tế của thời đại của các giai cấp ấy" (马克思 [C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 1995c, 739). Chủ nghĩa duy vật lịch sử ở đây vẫn luôn tồn tại hai quan điểm lớn là cách mạng và phát triển. Cho dù đường lối đấu tranh giai cấp trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” đã được điều chỉnh lại nhưng sự phát triển của lực lượng sản xuất và động cơ kinh tế của nó vẫn luôn đóng vai trò quyết định. Bởi vì, chủ nghĩa duy vật lịch sử phát triển từ nguyên lý sau: “Sản xuất và trao đổi sản phẩm của sản xuất tiến hành sau sản xuất, là cơ sở của mọi chế độ xã hội"(马克思 [C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 1995c, 740). Mãi đến năm 1892, trong Phần mở đầu bằng tiếng Anh, Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Nguyên nhân gốc rễ và động lực vĩ đại của tất cả các sự kiện lịch sử quan trọng chính là sự phát triển của kinh tế xã hội, sự thay đổi của phương thức sản xuất và phương thức trao đổi, là nguyên nhân của sự phân chia xã hội thành các giai cấp khác nhau, sự đấu tranh của các giai cấp này với nhau”(马克思 [C.Mác] & 恩格斯 [Ph.Ăngghen], 1995c, 704-705). 741
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Lý luận chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc ra đời vào thời điểm bước ngoặt lịch sử vĩ đại là Hội nghị toàn quốc lần thứ 3, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, khóa XI. Trong tư tưởng chỉ đạo của tập thể thế hệ lãnh đạo thứ hai do Đặng Tiểu Bình làm nòng cốt, phát triển lực lượng sản xuất và thực hiện hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác của toàn Đảng, toàn dân, nêu bật sự thay đổi quan trọng của quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử - từ quan điểm cách mạng đổi hướng sang quan điểm phát triển, thể hiện ở việc chuyển hướng từ “lấy đấu tranh giai cấp làm nòng cốt” sang "lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm", thay đổi từ "bảo thủ, bế quan tỏa cảng" sang "cải cách, mở cửa toàn diện". Vậy thì, quá trình lịch sử này tuân theo logic lịch sử nào? 2.2. Ba dòng logic lịch sử chính của chủ nghĩa duy vật lịch sử Chủ nghĩa duy vật lịch sử, ở một khía cạnh nào đó, có thể coi là môn khoa học lịch sử bộc lộ bản thân logic của sự phát triển lịch sử thế giới dưới cái nhìn của triết học. Câu chuyện lý luận vĩ đại này được cấu thành từ 3 manh mối logic quan trọng - diễn tiến của hình thái xã hội, sự phát triển của con người và sự biến đổi của phương thức sản xuất. Biểu hiện của logic quan trọng đầu tiên chủ yếu là quan điểm cách mạng của chủ nghĩa duy vật lịch sử; logic thứ hai, thứ ba chủ yếu thể hiện quan điểm phát triển của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong sách giáo trình giảng dạy triết học chủ nghĩa Mác-Lênin truyền thống, logic thứ nhất dựa trên quy luật tiến trình “năm hình thái kinh tế - xã hội” từ xã hội nguyên thủy đến xã hội cộng sản chủ nghĩa, cấu thành logic của lịch sử loài người. Đây chắc chắn là sự biểu đạt lý luận có căn cứ từ trước. Năm hình thức sở hữu đã được hình thành trong “Hệ tư tưởng Đức”. Lý luận này được chứng thực trong “lao động tiền lương và tư bản”, Lời nói đầu của “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” và “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Sau đó, Stalin đã coi “thuyết năm hình thái kinh tế - xã hội” như một công thức logic của diễn tiến lịch sử loài người, được coi là nguyên lý cơ bản trong sách giáo khoa Liên Xô; được trình bày soạn thảo tường tận dưới hình thức gần như là chân lý tuyệt đối. Cách biểu đạt này mặc dù vẫn duy trì nguyên tắc của triết học Mác, tuy nhiên nó vẫn tồn tại những khuyết điểm cố hữu; nó làm nổi bật đặc tính chính trị của hình thái kinh tế - xã hội và sự thay đổi của chế độ chính trị trong logic lịch sử này làm mờ nhạt đặc tính kinh tế của hình 742
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” thái kinh tế - xã hội, đặc biệt là logic biến đổi của phương thức sản xuất và logic phát triển của con người. Chúng tôi cho rằng, chủ nghĩa duy vật lịch sử là khoa học về “Con người hiện thực và sự phát triển lịch sử của con người”(马克思 [C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 2009a, 295). Lịch sử không chỉ biểu hiện sự thay đổi chế độ chính trị giản đơn, mà nó càng là sự thay đổi căn bản của phương thức sản xuất, được thể hiện bằng quá trình hình thành thực tiễn và biểu hiện logic của nó. Về logic phát triển của con người, trong “Bản thảo kinh tế năm 1857 - 1858”, C.Mác đã khái quát sự phát triển của con người từ góc độ mối quan hệ giữa con người và xã hội thành 3 hình thái lớn là “quan hệ phụ thuộc của con người”, “tính phụ thuộc của sự vật là cơ sở của sự độc lập nhân cách” và “phát triển toàn diện cá nhân và tự do nhân cách”. C.Mác chỉ ra rằng: “Quan hệ phụ thuộc của con người (ban đầu hoàn toàn là tự phát), là hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên mà ở đó năng lực sản xuất của con người chỉ phát triển trong phạm vi hạn hẹp và ở những nơi biệt lập. Tính độc lập của con người hình thành trên cơ sở tính phụ thuộc của sự vật, và đây là hình thái lớn thứ hai. Trong hình thái thứ hai này mới hình thành hệ thống thay đổi vật chất xã hội phổ biến, các mối quan hệ toàn diện, các nhu cầu đa phương diện cũng như các năng lực toàn diện. Tự do nhân cách được xây dựng trên cơ sở cá nhân phát triển toàn diện, năng lực sản xuất chung của con người cũng như của xã hội trở thành tài sản xã hội thuộc về con người, đây chính là giai đoạn thứ ba. Giai đoạn thứ hai chính là điều kiện để xây dựng giai đoạn thứ ba” (马克思 [C.Mác] & 恩格斯 [Ph.Ăngghen], 2009b, 52). Nghĩa là, từ một tập thể phụ thuộc nhau về mặt địa lý, huyết thống, đến cá nhân riêng lẻ độc lập về tính cách phụ thuộc vào sự vật, tiếp đến là tự do cá nhân được phát triển toàn diện, đây chính là logic phát triển tất yếu của con người. Chỉ khi đến giai đoạn thứ hai, khi “độc lập nhân cách dựa trên sự phụ thuộc vào sự vật”, con người mới có thể thật sự thoát khỏi sự lệ thuộc vào tự nhiên và số phận “vật đi kèm của một tập thể nhỏ bé”, con người trở thành chủ thể tự đo, tự chủ, tự lập, trở thành kẻ tạo nên lịch sử có ý thức và nhân cách độc lập, trở thành sự tồn tại trong “lịch sử thế giới” mới có thể thực sự thoát khỏi “thân phận” vốn được quyết định bởi huyết thống, và trở thành những pháp nhân có quyền lợi và 743
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG nghĩa vụ bình đẳng nhau trên những trang hợp đồng khế ước. Trong “Những câu hỏi về người Do Thái”, C.Mác gọi biểu hiện chính trị của quá trình “từ thân phận đến khế ước” là “sự giải phóng chính trị”, ông cho rằng cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ đã mở rộng các quy định được Hiến pháp hóa về nhân quyền như tính mạng, tự do, an toàn, quyền lợi tài sản, thực chất đây là kết quả của cách mạng chính trị và giải phóng chính trị. “Giải phóng chính trị, một mặt quy con người trở thành thành viên của xã hội đô thị, là một cá nhân tư lợi, độc lập, mặt khác lại quy con người trở thành một công dân, một pháp nhân"(马克思 [C.Mác] & 恩格斯 [Ph.Ăngghen], 2009c, 46)); “Giải phóng chính trị, mặc dù nó không phải là hình thái cuối cùng của sự giải phóng những con người nói chung, nhưng trong chế độ của thế giới từ xưa đến nay, nó chính là hình thức cuối cùng của giải phóng con người" (马克思 [C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 2009c, 32). Biểu hiện kinh tế của giai đoạn logic thứ hai trong sự phát triển của con người là giai đoạn hình thành hiện đại hóa sản xuất như công nghiệp hóa, thị trường hóa trao đổi, tư bản hóa tiền tệ, dân chủ hóa chính trị, pháp quyền hóa xã hội,… đây cũng là giai đoạn mà phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống được thay thế bởi phương thức sản xuất đại công nghiệp. Muốn hiểu sâu sắc logic này thì bắt buộc phải làm rõ logic thứ ba, chính là logic về sự thay đổi phương thức sản xuất và phương thức trao đổi. Mặc dù C.Mác rất coi trọng ý nghĩa của sự thay đổi phương thức sản xuất nhưng ông không đưa ra công thức logic của nó một cách rõ ràng, điều này đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục giải thích ý nghĩa khoa học của nó. Từ trước đến nay trong thế giới lý luận khi bàn về phương thức sản xuất vẫn luôn nghiêng về các mối liên hệ tương quan với chính trị, nghiêng về xem xét chế độ sở hữu mà bỏ qua sự phát triển của lực lượng sản xuất, điều này dẫn đến việc chỉ tập trung vào đặc điểm chính trị của phương thức sản xuất mà bỏ qua ý nghĩa hàm ẩn về “bản thân” của phương thức sản xuất, từ đó khiến những manh mối của logic thứ ba bị lu mờ, bị ẩn đi. Chúng ta cho rằng, logic của sự thay đổi phương thức sản xuất lấy “tiền công nghiệp hóa - công nghiệp hóa - hậu công nghiệp hóa” làm mối liên hệ logic cơ bản, chủ yếu dựa vào “lời nói đầu của “Tư bản luận”, bản đầu tiên. C.Mác đã chỉ rõ ra rằng “phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản cùng với những quan hệ sản xuất, quan hệ trao đổi tương ứng với nó” theo kiểu Anh đang dần vươn rộng sang châu Âu và cả thế giới, “vấn đề nằm ở bản thân các quy luật này, ở những tác dụng phát 744
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” sinh tất yếu và đang có xu hướng hiện thực hóa. Những gì mà các nước có nền công nghiệp tương đối phát triển thể hiện với những nước có nền công nghiệp chưa phát triển chẳng qua chỉ là cảnh tượng tương lai của những kẻ đến sau" (马克思 [C.Mác] & 恩格斯[Ph.Ăngghen], 2009c, 32). Từ đó có thể thấy rằng, C.Mác và Ph.Ăngghen, những người đang ở giữa làn sóng công nghiệp hóa đang bùng nổ ở châu Âu đã cực kỳ nhạy bén khi phát hiện ra sự trỗi dậy của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng như phương thức sản xuất đại công nghiệp cùng với phương thức trao đổi kinh tế thị trường mà nó cùng sinh ra, chính là xu thế tất yếu của phát triển xã hội. Logic lịch sử đã phát sinh và đang vận hành tại Anh - đất nước đi đầu trong phương thức sản xuất công nghiệp hóa, cũng chính là hiện thực xã hội đương thời của Đức - nước phát triển công nghiệp theo sau, đây cũng là cảnh tượng tương lai của tất cả các nước tiền công nghiệp hóa. Trên thực tế là chia lịch sử nhân loại thành thời kỳ trước công nghiệp hóa, thời kỳ công nghiệp hóa, đồng thời bằng một cách rất logic hàm ý rằng thời kỳ hậu công nghiệp hóa chưa xuất hiện tại giai đoạn ông còn sống. Quá trình lịch sử tự nhiên này là “giai đoạn phát triển tự nhiên không thể nhảy qua cũng không thể hủy bỏ bằng pháp lệnh”(马克思 [C.Mác] & 恩格斯 [Ph.Ăngghen], 2009d, 10 ). Điều này thể hiện rằng, sự chuyển biến từ thời kỳ trước công nghiệp do phương thức sản xuất truyền thống quyết định chuyển hướng sang thời kỳ công nghiệp hóa do phương thức sản xuất đại công nghiệp quyết định là con đường phát triển tất yếu mà tất cả các quốc gia và dân tộc đều phải đi qua, hiện đại hóa dựa trên nền tảng công nghiệp hóa và thị trường hóa là một xu hướng lịch sử thế giới không thể cưỡng lại. Xu hướng lịch sử không thể cưỡng chế này được nêu rõ trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” và được lịch sử của thế kỷ 20 chứng minh. Nói một cách tương đối, trong 3 logic lịch sử lớn, C.Mác chú ý nhiều hơn đến vị trí nền tảng của logic thay đổi phương thức sản xuất. Do vậy, “nguyên nhân nguồn cội của tất cả những thay đổi xã hội và biến đổi chính trị không nên được tìm kiếm trong tâm trí con người, trong kiến thức ngày một gia tăng của con người về chân lý và chính nghĩa vĩnh hằng, mà nó nên được tìm kiếm trong những thay đổi về phương thức sản xuất và phương thức trao đổi; không nên tìm kiếm trong 745
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG triết học thời đại mà nên được tìm trong kinh tế thời đại”(马克思 [C.Mác] & 恩格斯 [Ph.Ăngghen], 2009e, 284 ). 2.3. Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là hiện thực trực tiếp của quan điểm phát triển của chủ nghĩa duy vật lịch sử Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc chính là hiện thực trực tiếp của quan điểm phát triển của chủ nghĩa duy vật lịch sử; thực tiễn của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc vĩ đại chính là lịch sử mở rộng của sự thay đổi của logic phương thức sản xuất và logic phát triển của con người. 2.3.1. Hiện đại hóa trên cơ sở công nghiệp hóa là mục tiêu chiến lược không thay đổi của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc Quan điểm phát triển của chủ nghĩa duy vật lịch sử lấy sự thay đổi của phương thức sản xuất làm dòng logic chính của lịch sử. Giai đoạn mới hình thành của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã xác định mục tiêu là thực hiện hiện đại hóa công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, hiện đại hóa khoa học, kỹ thuật và hiện đại hóa quốc phòng; mở ra con đường hiện đại hóa đặc biệt độc đáo theo phong cách Trung Quốc. Bước ngoặt lịch sử của Hội nghị toàn quốc lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI, trước hết là bước ngoặt “chuyển đổi trọng điểm công tác sang hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội”, bản chất của bốn hiện đại hóa chính là công nghiệp hóa. Giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị trước hết là để khẳng định rằng Trung Quốc là một nước nông nghiệp đang phát triển, là một xã hội chủ nghĩa mà trình độ phát triển của năng lực sản xuất thực tế “chưa đạt yêu cầu”, do vậy Trung Quốc đang ở giai đoạn sơ khai của chủ nghĩa xã hội. Điều này không chỉ cho thấy rõ bản chất của “chủ nghĩa cộng sản thô” của “chủ nghĩa xã hội nghèo nàn”, mà còn làm rõ viễn tưởng đẹp đẽ “chủ nghĩa xã hội nhân đạo, dân chủ”. Sau đó, Trung Quốc xác lập phương vị lịch sử của “giai đoạn sơ khai của chủ nghĩa xã hội”, xác lập đường lối cơ bản của giai đoạn sơ khai chủ nghĩa xã hội, đưa ra mục tiêu hiện đại hóa và chiến lược phát triển của chủ nghĩa xã hội, với ý chí “trăm năm không lay chuyển” từng bước hoàn thành tiến trình công nghiệp hóa và thông tin hóa, đến nay đã trở thành cường quốc chế tạo công nghiệp trên thế giới với nền công nghiệp đa ngành, nghề kiện toàn nhất. 746
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” Qua đó có thể thấy rằng, lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là hiện thân của sự chuyển biến từ quan điểm cách mạng của chủ nghĩa duy vật lịch sử sang quan điểm phát triển; phản ánh logic lịch sử của sự thay đổi phương thức sản xuất. 2.3.2. Đổi mới thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là chìa khóa tạo nên kỳ tích của Trung Quốc Sự trỗi dậy của Trung Quốc do kỳ tích kinh tế Trung Quốc và động lực thúc đẩy mà nó tạo ra là hiện tượng mang tính toàn cầu quan trọng nhất trong giai đoạn cuối thế kỷ 20 và thế kỷ 21. Nhìn từ góc độ kinh tế chính trị học, nguyên nhân chính của kỳ tích kinh tế Trung Quốc là tích hợp được tính tiếp nối và sáng tạo của chế độ vĩ đại trong việc hiện thực hóa chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường trên hai phương diện kép là lý luận và thực tiễn. Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa chính là biểu hiện đương thời của cái mà C.Mác gọi là “phương thức trao đổi” trong chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Kinh nghiệm lịch sử của thế kỷ 20 chứng minh, nền kinh tế kế hoạch vẫn có thể thực hiện công nghiệp hóa, tuy nhiên cuối cùng vẫn sẽ dẫn đến mất cân bằng cơ cấu và thiếu sức tăng trưởng do vấn đề khuyến khích và vấn đề thông tin. Lịch sử tiền cải cách mở cửa cho thấy mặc dù chúng ta có dốc hết sức cũng không thể nào hoàn thành sứ mệnh lịch sử công nghiệp hóa và thay đổi hiện thực đất nước nghèo khó. Bước ngoặt lịch sử vĩ đại của Trung Quốc mở ra thời đại cải cách, mở cửa vĩ đại mà đường lối chính của “cải cách” chính là chuyển đổi thể chế từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, “mở cửa” chính là hòa nhập vào làn sóng kinh tế thị trường “toàn cầu hóa” một cách không ngần ngại. Mặc dù có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân khiến kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng cao, tuy nhiên tất cả đều thừa nhận rằng sự kết hợp hiệu quả giữa vai trò của thị trường và vai trò của chính phủ là chìa khóa thành công trong sự chuyển đổi của kinh tế Trung Quốc; sự đổi mới thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là nguyên nhân chủ đạo trong kỳ tích của nền kinh tế. Những biểu hiện đáng kinh ngạc của kinh tế Trung Quốc trong 10 năm sau khi gia nhập WTO là bằng chứng chứng minh cho điều này: từ năm 2003 – 2011 bình quân tăng trưởng năm tăng 10.7%, tỷ trọng của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới tăng từ 4.4% năm 2002 lên khoảng 10% năm 2011; xếp hạng tổng sản lượng kinh tế tăng từ hạng thứ sáu năm 2001 lên hạng thứ hai năm 2010. Dưới lực thúc đẩy của 747
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG thị trường hóa, Trung Quốc đã thực hiện bước chuyển mình từ đất nước nông nghiệp đang phát triển thành cường quốc chế tạo công nghiệp trên thế giới, thực hiện chuyển đổi từ một quốc gia nghèo khó sang thành quốc gia với thu nhập ở mức trung bình cao. 2.3.3. Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là sự mở rộng mang tính lịch sử của logic phát triển con người của chủ nghĩa duy vật lịch sử Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc từ khái niệm cơ bản đến thiết kế chế độ, tất cả đều nỗ lực vì sự phát triển tự do toàn diện của con người. Từ việc thiết kế các mục tiêu cụ thể từ đời sống ấm no - khá giả - hiện đại hóa đến việc lấy “nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân” làm một trong ba tiêu chuẩn thực tiễn có lợi; từ việc “lấy dân làm gốc” làm lý luận cao nhất của sự phát triển khoa học đến việc theo đuổi chế độ “nhân dân hưởng thụ thành quả phát triển”; từ lý luận trị quốc đưa nhân quyền vào hiến pháp đến xây dựng thể chế pháp quyền cụ thể tôn trọng quyền sống, quyền tự do, quyền tài sản của con người; từ khái niệm giá trị luận điểm lấy nhân dân làm trung tâm đến nguyên tắc hành động đặt tính mạng lên hàng đầu, nhân dân lên hàng đầu; đều thể hiện lý tưởng bảo vệ các giá trị và phẩm giá con người và thực hiện những mong muốn của chế độ, thể hiện tiến bộ lịch sử con người từ độc lập nhân cách trên cơ sở “phụ thuộc vào sự vật” hướng đến phát triển tự do toàn diện. Khi chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc hình thành, Trung Quốc là một nước nghèo với GDP bình quân xếp ở hạng cuối trên thế giới, nhưng đã làm nên kỳ tích xóa đói giảm nghèo được cả thế giới công nhận. 191 quốc gia thành viên Liên hợp quốc nhất trí thông qua mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của kế hoạch hành động đến trước năm 2015 giảm một nửa mức đói nghèo toàn cầu (lấy tiêu chuẩn năm 1990). Tháng 9 năm 2000 “Tuyên ngôn thiên niên kỷ của Liên hợp quốc” ra đời là lời tuyên chiến với đói nghèo. Trong cuộc đấu tranh vĩ đại vô tiền khoán hậu này, Trung Quốc đã đạt được vị trí dẫn đầu mà toàn thế giới đều công nhận. Năm 2015 chủ tịch Tập Cận Bình long trọng tuyên bố với thế giới rằng Trung Quốc đã cơ bản hoàn thành mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. 30 năm cải cách, mở cửa của Trung Quốc đã giúp 600 triệu người xóa đói giảm nghèo. Năm 2017, chủ tịch ngân hàng thế giới Jim Yong Kim đã chỉ ra rằng: Công cuộc xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc trong 5 năm vừa qua là một trong những sự kiện vĩ đại nhất 748
  12. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” của nhân loại, dân số nghèo nhất của thế giới giảm từ 40% xuống còn 10% và Trung Quốc là quốc gia đóng vai trò quan trọng nhất. Nếu như nói “mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là hành động xóa đói giảm nghèo mang tính toàn cầu thành công nhất trong lịch sử”, vậy thì chiến dịch xóa đói giảm nghèo do chủ tịch Tập Cận Bình đích thân lãnh đạo là dự án xóa đói giảm nghèo của quốc gia lớn nhất trên thế giới, mức độ xóa đói giảm nghèo, quy mô và tầm ảnh hưởng sâu rộng của dự án này đều là những thứ chưa từng có trong lịch sử. Sáu năm liên tiếp bình quân mỗi năm xóa đói giảm nghèo cho hơn 13 triệu người. Kỳ tích xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc khiến cả thế giới phải kinh ngạc. Năm 2021, bình quân GDP đầu người của Trung Quốc đạt 12.551USD, liên tiếp hai năm liền vượt qua mức trung bình của thế giới, thành công vượt qua “cái bẫy thu nhập trung bình”, đến gần với tiêu chuẩn thu nhập cao của ngân hàng thế giới là 12.696 USD, chuẩn bị đón chào chuyển biến to lớn từ giàu lên đến mạnh lên. 3. KẾT LUẬN Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới là sự mở rộng logic và hiện thực trực tiếp của tầm nhìn phát triển của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Cải cách, mở cửa vô cùng vô hạn, logic của sự thay đổi phương thức sản xuất vẫn luôn đồng hành cùng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, sự thay đổi của những mâu thuẫn xã hội chủ yếu làm nổi bật logic phát triển của con người. Lý thuyết lấy nhân dân làm trung tâm, lấy nhân dân làm chủ thể là logic phát triển con người của chủ nghĩa duy vật lịch sử theo hình thức Trung Quốc, niềm tin và sứ mệnh “mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân Trung Quốc, mưu cầu hưng thịnh cho dân tộc Trung Hoa” là động lực tinh thần xuyên suốt trên con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc; “hiện thực hóa hy vọng về cuộc sống tốt đẹp của nhân dân” là cột mốc chỉ đường trên con đường tiến lên phía trước của Trung Quốc, cùng nhau xây dựng cộng đồng với một tương lai chung cho nhân loại là đường hướng tương lai trên con đường của Trung Quốc. Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới mở ra cảnh giới mới của quan điểm phát triển chủ nghĩa duy vật lịch sử, cũng là cơ hội sống lại của 5000 năm văn hiến truyền thống Trung Hoa, đồng thời trong sự kết hợp chủ nghĩa duy vật lịch sử cho thấy lực hấp dẫn thời đại đang tỏa ánh hào quang lấp lánh thế giới. 749
  13. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. 马克思 [C.Mác], 恩格斯[Ph.Ăngghen]. (1995a). 马克思恩格斯选集 (第1) [Tuyển tập của C.Mác, Ph.Ăngghen (tập 1)]. 人民 [Nhân dân]. [2]. 马克思 [C.Mác], 恩格斯[Ph.Ăngghen]. (1995b). 马克思恩格斯选集 (第2) [Tuyển tập của C.Mác, Ph.Ăngghen (tập 2)]. 人民[Nhân dân]. [3]. 马克思 [C.Mác], 恩格斯[Ph.Ăngghen]. (1995c). 马克思恩格斯选集 ( 第3) [Tuyển tập của C.Mác, Ph.Ăngghen (tập 3)]. 人民[Nhân dân]. [4]. 马克思 [C.Mác], 恩格斯[Ph.Ăngghen]. (2009a). 马克思恩格斯文集 ( 第4) [Toàn tập của C.Mác, Ph.Ăngghen (tập 4)].人民[Nhân dân]. [5]. 马克思 [C.Mác], 恩格斯[Ph.Ăngghen]. (2009b). 马克思恩格斯文集 ( 第8) [Toàn tập của C.Mác, Ph.Ăngghen (tập 8)]. 人民[Nhân dân]. [6]. 马克思 [C.Mác], 恩格斯[Ph.Ăngghen]. (2009c). 马克思恩格斯文集 ( 第1) [Toàn tập của C.Mác, Ph.Ăngghen (tập 1)]. 人民[Nhân dân]. [7]. 马克思 [C.Mác], 恩格斯[Ph.Ăngghen]. (2009d). 马克思恩格斯文集 ( 第5) [Toàn tập của C.Mác, Ph.Ăngghen (tập 5)]. 人民[Nhân dân]. [8]. 马克思 [C.Mác], 恩格斯[Ph.Ăngghen]. (2009e). 马克思恩格斯文集 ( 第9) [Toàn tập của C.Mác, Ph.Ăngghen (tập 9)]. 人民 [Nhân dân]. 750
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2