Sử dụng phần mềm Adobe Presenter để tạo một số tính năng nâng cao cho bài trình chiếu/bài giảng điện tử
lượt xem 11
download
Đến với tài liệu "Sử dụng phần mềm Adobe Presenter để tạo một số tính năng nâng cao cho bài trình chiếu/bài giảng điện tử" sẽ cung cấp cho các bạn và các thầy cô giáo những thông tin bổ ích và cần thiết cho việc học tập và giảng dạy của mình. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin vấn đề.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sử dụng phần mềm Adobe Presenter để tạo một số tính năng nâng cao cho bài trình chiếu/bài giảng điện tử
- 8. SỬ DỤNG PHẦN MỀM ADOBE PRESENTER ĐỂ TẠO MỘT SỐ TÍNH NĂNG NÂNG CAO CHO BÀI TRÌNH CHIẾU/ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 8.1. Khái niệm giáo án điện tử và bài giảng điện tử Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do giảng viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Cần lưu ý bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà sinh viên ghi vào tập mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học - tất cả các tình huống sẽ xãy ra trong quá trình truyền đạt và tiếp thu kiến thức của sinh viên. Bài giàng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế “bảng đen phấn trắng” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp. Các đơn vị của bài học đều phải được Multimedia hóa. Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dưới các dạng: văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip). Giáo án điện tử là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giảng viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Như vậy bài giảng điện tử là công cụ tương tác giữa người học và người dạy để thực hiện các mục tiêu của giáo án. Với bài giảng điện tử, người thầy được giảm nhẹ việc thuyết giảng, tăng cường đối thoại, thảo luận với người học, qua đó kiểm soát được người học. Người học được thu hút, kích thích khám phá tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú, sâu sắc hơn. 8.2. Quy trình thiết kế bài giảng điện tử Bài giảng điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau: - Xác định mục tiêu bài học Trong phương pháp dạy học lấy sinh viên làm trung tâm, mục tiêu phải được chỉ rõ khi học xong bài, sinh viên đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà sinh viên có được sau bài học. Đọc kĩ sách giáo trình, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội
- dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài. - Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm Cần bám sát vào chương trình dạy học và giáo trình môn học. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì giáo trình là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo. Tuy nhiên, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản. Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. - Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc multimedia hoá kiến thức được thực hiện qua các bước: + Dữ liệu hoá thông tin kiến thức + Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ, đồ hoạ, ảnh tĩnh, phim, âm thanh... + Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng mới nguồn tư liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet, ... hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash... + Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết. + Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm. - Xây dựng thư viện tư liệu Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Cây thư mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết
- trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác. - Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phầm mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử. Trước hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint) hoặc các trang trong Frontpage. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (hoặc các slide). Tuỳ theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/slide có thể là văn bản, đồ hoạ, tranh ảnh, âm thanh, video clip... Hiện nay để xây dựng bài giảng điện tử ta có thể áp dụng các phần mềm căn bản sau: + Microsoft PowerPoint + Macromedia Flash + Frontpage + LectureMaker +…. - Chạy thử chương trình, sửa chữa và hoàn thiện. Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình, kiểm tra các sai sót, đặc biệt 8.3. Khái niệm về học tập điện tử (e-learning) Có rất nhiều quan niệm và khái niệm khác nhau về e-Learning. Mỗi khái niệm được nêu ra với những góc nhìn khác nhau, và do vậy, nội hàm của khái niệm cũng rất khác nhau. Điển hình trong số rất nhiều khái niệm về e-Learning là: e-Learning chính là sự hội tụ của học tập và Internet1 e-Learning là hình thức học tập bằng truyền thông qua mạng Internet theo cách tương tác với nội dung học tập và được thiết kế dựa trên nền tảng phương pháp dạy học.2
- Hai phát biểu này cho rằng, tất cả những gì được gọi là e-Learning đều phải liên quan tới Internet. Nghĩa là, không sử dụng Internet thì không được coi là e- Learning. Với đ ịnh nghĩa thứ hai, ngoài yếu tố công nghệ, tác giả còn nhấn mạnh yếu tố nền tảng là phương pháp dạy học đ ược sử dụng trong quá trình thiết kế, triển khai các hoạt động dạy học qua e-Learning. e-Learning là việc sử dụng công nghệ mạng để thiết kế, cung cấp, lựa chọn, quản trị và mở rộng việc học tập3 e-Learning là việc sử dụng sức mạnh của mạng để cho phép học tập ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu4 Hai định nghĩa trên có sự mở rộng về hạ tầng công nghệ thông tin của e- Learning. Đó là, ngoài Internet, các hệ thống thông tin truyền thông chỉ cần có yếu tố mạng cũng được coi là cơ sở công nghệ của e-Learning. e-Learning là việc cung cấp nội dung thông qua tất cả các phương tiện đ iện tử bao gồm Internet; Intranet; Trạm phát vệ tinh; Băng tiếng, hình; Tivi tương tác và CD- ROOM5 e-Learning bao gồm tất cả các dạng đ iện tử (form of electronics) hỗ trợ việc dạy và việc học. Các hệ thống thông tin và truyền thông có hoặc không kết nối mạng đ ược dùng như một phương tiện để thực hiện quá trình học tập.6 1 Howard Block, Bank of America Securities 2 Resta and Patru (2010) in the UNESCO publication 3 Elliott Masie,The Masie Center 4 Arista 5 Connie Weggen WR Hambrecht & Co
- (5) và (6) là những định nghĩa có nội hàm rộng nhất về hạ tầng kỹ thuật trong e- Learning. Theo đó, các dạng có yếu tố điện tử được sử dụng để hỗ trợ dạy học đều ñược coi là e-Learning. Trên cơ sở tham khảo nhiều định nghĩa, xem xét bản chất trong từng trường hợp, căn cứ vào trải nghiệm của tác giả trong thời gian qua, có thể hiểu, e- Learning là một hình thức học tập thông qua mạng Internet dưới dạng các khóa học và được quản lý bởi các hệ thống quản lý học tập đảm bảo sự tương tác, hợp tác đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người học. Theo cách hiểu trên, một hệ thống e- Learning phải đảm bảo được các điều kiện dưới đây: - Sử dụng mạng Internet; - Tồn tại dưới dạng các khóa học; - Sử dụng các hệ thống quản lý học tập; - Đảm bảo sự tương tác, hợp tác trong học tập.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn tóm tắt sử dụng Adobe Presenter 7.0 để tạo bài giảng e-Learning từ Powerpoint
15 p | 498 | 131
-
Adobe Presenter 7
15 p | 407 | 85
-
Bài giảng Hướng dẫn sử dụng Adobe Presenter
50 p | 288 | 60
-
Hướng dẫn tóm tắt sử dụng Adobe Presenter 7.0
15 p | 252 | 49
-
Sử dụng Adobe Presenter 7.0 để tạo bài giảng e-Learning từ Powerpoint
15 p | 263 | 48
-
Bài giảng Hướng dẫn sử dụng phần mềm Adobe Presenter
29 p | 196 | 32
-
PHẦN MỀM ADOBE PRESENTER PRO 7.0
20 p | 301 | 23
-
Bài giảng Photoshop: Bài 2 - Sử dụng phần mềm Adobe Bridge & các thao tác làm việc cơ bản
30 p | 146 | 21
-
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM ADOBE PRESENTER
29 p | 198 | 21
-
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ E-LEARNING VÀ ADOBE PRESENT
49 p | 106 | 16
-
Hướng dẫn sử dụng Adobe Presenter Pro 7.0 - Lê Thái Trung
31 p | 100 | 13
-
Chương 2: Phần mềm công cụ soạn bài giảng điện tử
30 p | 127 | 12
-
Hội nghị tập huấn soạn bài giảng điện tử E -Learning
44 p | 70 | 7
-
Bài giảng Bài 2: Cơ bản photoshop
69 p | 82 | 7
-
Bài giảng Tập huấn soạn giảng giáo án điện tử E-Learning
27 p | 90 | 6
-
Bài giảng Chương 2: Phần mềm công cụ soạn thảo bài giảng điện tử - Nguyễn Sơn Hải
30 p | 84 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn