Sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí để phân tích môi trường đầu tư Việt Nam
lượt xem 3
download
Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2014 khảo sát 996 doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Khác với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí để phân tích 9 nhóm biến ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí để phân tích môi trường đầu tư Việt Nam
- SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐA TIÊU CHÍ ĐỂ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VIỆT NAM ANALYSIS OF VIETNAM INVESTMENT CLIMATE USING THE MULTI-CRITERIA APPROACH TS. Lê Nữ Minh Phương Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Tóm tắt Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2014 khảo sát 996 doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Khác với các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí để phân tích 9 nhóm biến ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Môi trường đầu tư của cả nước phân theo khu vực theo trật tự xếp hạng từ tốt đến xấu như sau: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Đông Nam Bộ là khu vực phát triển nhất cả nước với hầu hết các chỉ số cao nhất, tuy nhiên các vấn đề liên quan đến thuế lại là cản trở lớn nhất đối với doanh nghiệp. Trong khi đó, hạn chế môi trường đầu tư của đồng bằng sông Hồng là thị trường tài chính. Từ khóa: Môi trường đầu tư, Việt Nam, Phương pháp phân tích đa tiêu chí Abstract This study uses data of 2014 World Bank enterprise surveyed 996 enterprises across country. Different from the previous studies, this study applies Multi-Criteia Analysis that analyzes 9 clusters of variables influencing the investment climate. Investment climate ranks orderly from good to bad as South East, Red River Delta, North Central Area and Central Coastal, Mekong River Delta. South East is the greatest developed region in all with almost highest score than other regions however all obstacles related to tax is the biggest problem of enterprises. Meanwhile, the limited investment climate of Red River Delta is financial market. Key words: Investment climate, Vietnam, Multi-criteria Analysis. 1. Giới thiệu Vốn là điều kiện tiên quyết của tăng trưởng và phát triển của một quốc gia, nhu cầu về vốn càng cao hơn ở các nước hay vùng kinh tế kém phát triển. Ngoài vốn ngân sách nhà nước định hướng đầu tư theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội, các nguồn vốn khác có thu hút được hay không phải nhờ vào môi trường đầu tư. Năng lực cạnh tranh quốc gia (GCI) được thiết kế và khảo sát bởi Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) dùng để đánh giá năng lực một nền kinh tế đạt được và duy trì mức tăng trưởng bền vững, thu hút đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân trên cơ sở xác định chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác (WEF, 2000). So với khu vực ASEAN chỉ số GCI của Việt Nam rất thấp, chỉ cao hơn Cambodia đặc biệt một số chỉ số còn thấp hơn Cambodia (Lê Nữ Minh Phương, 2016). Năng lực cạnh tranh quốc gia bắt 787
- nguồn từ năng lực của tỉnh, vùng về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp. Theo Ủy ban tài trợ phát triển doanh nghiệp, môi trường đầu tư là phức hợp tất cả các yếu tố chính trị, pháp lý, thể chế và các điều kiện ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh (Donor Committee for Enterprise Development, 2008). Vì tồn tại nhiều khía cạnh, môi trường kinh doanh tốt hay xấu được các doanh nghiệp đánh giá thông qua nhiều tiêu chí. Trên phạm vi cả nước những qui định của chính phủ đều được áp dụng giống nhau ví dụ như mức thuế suất nhưng cách thức vận hành thu, nộp, giãn thuế thu nhập, thái độ nhân viên … tạo ra môi trường đầu tư khác nhau ở các địa phương. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này nhằm tìm hiểu trở ngại của môi trường đầu tư của 4 vùng: Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long từ đó đề xuất các giải pháp riêng biệt cho từng vùng. 2. Các yếu tố tác động đến môi trường đầu tư Quá trình đưa ra quyết định đầu tư ở tại một địa điểm nào đó được nhà đầu tư phân tích dựa trên nhiều tiêu chí. Hầu hết các bài viết liên quan đến thu hút FDI, ảnh hưởng FDI đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nghiên cứu này không tập trung chú ý đến FDI mà xem xét đánh giá môi trường đầu tư tất cả các loại hình đầu tư và trên phạm vi cả nước. 2.1 Chất lượng của dịch vụ công và hạn chế của cơ sở hạ tầng Ở các nước kinh tế kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém ảnh hưởng đến năng suất của doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh. Cơ sở hạ tầng được xem như là một nhân tố bổ sung vào giá trị đầu vào sản xuất và tăng năng suất doanh nghiệp vì thế tăng lợi nhuận (Aschauer (1989), Barro (1990)). Chi phí vận chuyển doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng con đường. Hơn thế nữa doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào mạng viễn thông để thiết lập mối quan hệ với khách hàng và giữa các đối tác. Ga, điện, nước tất cả là đầu vào của quá trình sản xuất. Vì vậy số lượng và chất lượng cơ sở hạ tầng là một yếu tố cấu thành môi trường đầu tư. Nghiên cứu của Holtz-Eakin và Schwartz (1995) khẳng định cơ sở hạ tầng làm tăng hiệu quả sản xuất bởi vì yếu tố chi phí vận chuyển giữa các doanh nghiệp, ngành và vùng. Carlin et al (2006) và Gelb et al (2007) khẳng định ở các nước nghèo, năng lượng là một vấn đề quan trọng đối với doanh nghiệp. Nghiên cứu của Lee et al (2006) nhấn mạnh các doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc vào dịch vụ công và đặc biệt bị ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng yếu kém. Một số nghiên cứu dùng phân tích hồi qui đã đưa ra kết luận cơ sở hạ tầng yếu kém anh hưởng đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Ở tầm vĩ mô, Romp và De Haans (2005) đã kết luận vốn công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Escribano và Guash (2005) tiến hành khảo sát doanh nghiệp và đưa ra kết luận tồn tại mối quan hệ mạnh giữa 10 biến khác nhau đo lường năng suất và 4 biến cơ sở hạ tầng. Bastos và Nasir (2004) nghiên cứu 5 nước Đông và Trung Á xác định mối quan hệ tương tự liên quan đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (tỷ suất đầu tư, doanh thu và tăng trưởng lao động) và cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, Reinikka và Svensonn (2002) khẳng định mối quan hệ âm giữa số ngày không có điện và đầu tư doanh nghiệp. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra không có mối quan hệ có ý nghĩa giữa 788
- hiệu quả hoạt động và cơ sở hạ tầng (Commander và Svejnar (2007), Fismann và Svensson (2007)). 2.2 Tiếp cận tài chính Theo các nghiên cứu trước, khả năng tiếp cận tài chính càng cao thì càng gia tăng khả năng đầu tư. Hệ thống tài chính phát triển tạo ra nhiều cơ hội đầu tư và phân phối nguồn lực hợp lý cho hoạt động đầu tư hiệu quả (Levine, 2005), dẫn đến giảm chi phí tiếp cận vốn tăng năng suất thông qua thâm dụng vốn và ứng dụng công nghệ. Vì lẽ đó, tiếp cận tài chính đặc biệt quan trọng hơn đối với nền kinh tế đang phát triển. Một doanh nghiệp có thể tiến hành huy động vốn thông qua 4 cách thức: (1) khoản vay chính thức từ ngân hàng (2) mua hàng hóa trả chậm (3) đạt được khoản vay ngân hàng nhưng phải trả khoản chi phí không chính thức (4) vay vốn thông qua thị trường tài chính phi chính thức. Như vậy tiếp cận khoản vay thật sự rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Theo Carlin et al (2006) chi phí tài chính cao tác động âm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác như Commander và Svejnar (2007) không cho thấy bằng chứng mối quan hệ giữa chi phí tài chính và thu nhập của doanh nghiệp ở các nước Đông và Trung Á, Hallward-Driemeier et al (2006) không khẳng định được mối quan hệ giữa tiếp cận vốn vay và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ở Trung Quốc. Tham nhũng và quan liêu Rõ ràng tham nhũng có ảnh hưởng bất lợi đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Carlin et al (2006) và Gelb et al (2007) xác định tham nhũng như là vấn đề cơ bản ở các nước kém phát triển. Tham nhũng làm tăng chi phí và thời gian trả hồ sơ vì vậy ảnh hưởng đến kết quả vận hành qui định của chính phủ. Nghiên cứu của Tanzi và Davooli (1997) đã chỉ ra rằng tham nhũng làm tăng đầu tư và chi phí hoạt động của doanh nghiệp công làm cản trở đầu tư tư nhân vì sự thiếu hụt và chất lượng kém của cơ sở hạ tầng. Đồng thời, Escribano và Guash (2005) cũng khẳng định ảnh hưởng âm của quan liêu và tham nhũng đến hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên Beck et al (2005) không khẳng định được tác động của tham nhũng đến tăng trưởng doanh thu. Cạnh tranh, thuế và qui định Cạnh tranh thúc đẩy hiệu quả dẫn đến nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tiêu cực đối với thuế cao và quá nhiều qui định. Thuế và qui định ảnh hưởng trước tiên lên chi phí và vì vậy ảnh hưởng đến năng suất. Các qui định và thuế của chính phủ nhằm tạo nguồn thu để tài trợ cung cấp dịch vụ công, tuy nhiên nếu quá nhiều qui định và thuế quá cao cản trở hiệu quả hoạt động doanh nghiệp từ các khoản chi phí đăng ký và chi phí hoạt động. Gelb et al (2007) nhận thấy rằng quản lý thuế và qui định thị trường lao động có vấn đề ở các nước có thu nhập bình quân đầu người trung bình và nước có thu nhập bình quân đầu người cao tương ứng. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1 Số liệu Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu của Ngân hàng Thế Giới khảo sát 996 doanh nghiệp trên phạm vi cả nước vào năm 2014. Mục tiêu của cuộc khảo sát này là có được 789
- thông tin phản hồi từ phía các doanh nghiệp về tình trạng của khu vực tư nhân, để có thể theo dõi những sự khác nhau trong cải cách môi trường đầu tư giữa các vùng. Bộ số liệu này có thể dùng để so sánh giữa các nước và ở các khoản thời gian khác nhau. 3.2 Phương pháp phân tích Phương pháp chung nhất áp dụng khi phân tích về môi trường đầu tư đó là gom các yếu tố thành phần thành 1 biến và chạy hồi qui để xác định mức độ tác động của từng yếu tố. Nhưng bất lợi của việc phân tích như thế không thể xác định được vị trí từng biến thành phần mà chỉ biết được vai trò của biến tổng. Phương pháp phân tích nhân tố cũng được áp dụng khi phân tích nhiều nhân tố, khắc phục được nhược điểm của phương pháp phân tích hồi qui bội. Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp nghiên cứu này người phân tích phải áp dụng thang đo likert để đo lường mức độ đánh giá của từng yếu tố thành phần. Trong một số tiêu chí việc sử dụng thang đo này là không phù hợp. Phương pháp phân tích đa tiêu chí (MCA) là phương pháp khắc phục được cả hai tồn tại của 2 phương pháp trên. Phương pháp MCA được áp dụng là mới đối với lĩnh vực nghiên cứu này. Hiện tại phương pháp MCA được sử dụng trong đánh giá phân tích thích nghi đất, một số lĩnh vực kỹ thuật và cũng có ứng dụng trong lĩnh vực tài chính nhưng còn hạn chế. Việc áp dụng phương pháp MCA đối với nghiên cứu môi trường đầu tư giúp xác định rào cản gia nhập thị trường và gợi ý can thiệp để vượt qua. Do đó những biện pháp chính sách được khai thác rộng rãi chứ không bị giới hạn của việc loại bỏ quá nhiều nhân tố trong việc ra quyết định đồng thời thuận lợi khi so sánh môi trường đầu tư giữa các vùng. Quyết định đầu tư của nhà đầu tư cũng là sự cân bằng nhiều yếu tố điều này hình thành nên một quyết định đa tiêu chí. Người ra quyết định bắt buộc chọn trong số các tiêu chí định lượng, các tiêu chí không định lượng. Các mục tiêu thường mâu thuẫn và vì vậy các giải pháp là phụ thuộc vào sở thích của nhóm người ra quyết định và phải có một sự thỏa hiệp. Trong phần lớn các trường hợp các nhóm người ra quyết định tham gia vào quá trình này. Mô hình của bài toán đa tiêu chí: Max Trong đó A là tập hữu hạn các giải pháp có thể {a1, a2, ….ak} và {g1(.),g2(.) …, gk(.) là các tập tiêu chí đánh giá, trong tập hợp các phương pháp đánh giá cho phép phân loại nhóm tiêu chí tối ưu và nhóm tiêu chí không tối ưu. Bảng 1. Đánh giá đa tiêu chí được hình thành như bảng A g1(.) g2(.) ……. gj(.) …. gk(.) a1 g1(a1) g2(a1) ….. gj(a1) …. gk(a1) a2 g1(a2) g2(a2) ….. gj(aj) …. gk(a2) … ……… ……… …… …… …… ……. aj g1(aj) g2(aj) ….. gj(aj) …. gk(aj) … ……… ……… …… …… …… ……. ak g1(an) g2(an) ….. gj(an) …. gk(an) Nguồn: Department of Communities and Local Government (2009) 790
- Trường hợp 1, các tiêu chí đưa ra là các giải pháp có năng lực (Efficient solution), vì vậy vai trò giữa các tiêu chí là như nhau. Trường hợp 2, có quan hệ thống trị trong nhóm các tiêu chí, như vậy sẽ có nhóm tiêu chí tốt hơn nhóm tiêu chí khác. Do đó phải đưa trọng số đối với từng nhóm tương ứng với vị trí của tiêu chí đó khi đưa ra quyết định. 3.3 Phân nhóm biến Từ kết quả nghiên cứu trước và từ số liệu của Ngân hàng Thế giới, nghiên cứu này định nghĩa môi trường đầu tư bao gồm 9 nhóm biến, mỗi nhóm biến bao gồm nhiều biến thành phần chỉ ra tính chất của từng nhóm biến thành phần, như vậy nghiên cứu này có tất cả 46 biến (Bảng 1). Bảng 2: Yếu tố ảnh hưởng môi trường đầu tư phân theo nhóm biến Nhóm biến Biến thành phần 1.Cơ sở hạ (1) Điện (2) Nước (3) Thông tin liên lạc (4) Đường xá tầng (CSHT) 2.Giấy phép (1) Thời gian xin giấy phép hoạt động(2) Cấp giấy phép kinh doanh (3) (GP) Thời gian xin giấy phép xây dựng (4) Thời gian đăng ký điện (5) Thời gian đăng ký nước, (6) Khó khăn tiếp cận đất 3.Thị trường (1) Trở ngại tài chính (2) Cơ cấu vốn vay ngân hàng nhà nước (3) Tỷ lệ tài chính thành công khoản vay (4) Thấu chi (5) Mua hàng trả sau (6) Bán chịu. (TTTC) 4.Chỉ số của (1) Thời gian của quản lý để tiếp cơ quan ban ngành (2) Bất ổn chính trị Chính phủ (3) Tham nhũng (4) Tòa án (CSCP) 5.Thuế (1) Số lần cơ sở bị sở Thuế thanh tra (2) Phần trăm doanh thu trả cho (THUẾ) khoản không chính thức (3) Mức độ cản trở của tỷ suất thuế đến hoạt động kinh doanh (4) Mức độ cản trở của cơ quan quản lý thuế 6.Thị trường (1) Qui định thị trường lao động (2) Thị trường lao động có trình độ (3) lao động Kỹ năng quản lý và lãnh đạo (4) kỹ năng giao tiếp và truyền thông (5) (TTLD) kỹ năng viết (6) nguyên tắc làm việc và cam kết (7) kỹ năng ngoại ngữ (8) kỹ năng máy tính và công nghệ thông tin nói chung (9) kỹ năng kỹ thuật hay chuyên môn sâu từng lĩnh vực 7. Hiệu quả (1) Số lượng đối thủ cạnh tranh (2) Đánh giá mức độ cạnh tranh đối với và qui mô của khu vực phi chính thức (3) Cạnh tranh với công ty không đăng ký (4) thị trường Sử dụng công nghệ nước ngoài trừ phần mềm máy tính hàng hóa (TTHH) 8.Xuất – (1) Cơ cấu thị trường (2) Thời gian hoàn tất thủ tục xuất khẩu (3) Tỷ lệ Nhập khẩu giá trị hàng hóa xuất khẩu trực tiếp bị thất lạc (4) Thời gian nhập khẩu (XNK) hàng hóa (5) Thói quen và qui định thương mại 9. Trộm cắp (1) Có trả tiền để bảo quản hành lý không (2) Phần trăm chi phí bảo (TRCA) quản hành lý trên doanh thu (3) Tỷ lệ tổn thất hàng hóa trên doanh thu (4) Đánh giá mức độ trộm cắp 791
- Lấy ví dụ cho nhóm biến “Cơ sở hạ tầng” thể hiện ở bảng 3 đã phân chia các mức, giá trị mà các biến thành phần nhận được có giá trị từ 1-5, 5 là giá trị cao nhất và tốt nhất về ý nghĩa của chỉ tiêu đó, 1 là giá trị thấp nhất hay xấu nhất của chỉ tiêu đó. Đối với nhóm biến phân loại đánh giá mức độ theo các cấp độ từ 0-4 với 0 là mức cản trở thấp nhất và 4 là mức cản trở nghiêm trọng. Việc chuyển biến có giá trị từ 0-4 thành biến có giá trị là 1-5 có thể dùng lệnh gán để qui đổi giá trị. Tuy nhiên đối với nhóm biến liên tục thì khoản phân chia của từng biến được xác định do tần số và do mức độ tác động của khoản giá trị đó. Số liệu của từng biến thành phần chỉ ra giá trị trung bình của vùng và nhận giá trị từ 1- 5. Các bảng khác được lập tương tự như bảng 3 để xác định giá trị của từng nhóm biến. Bảng 3. Phân chia dữ liệu cho nhóm biến “Cơ sở hạ tầng” Đánh giá mức % Tổn thất khi Đánh giá mức Giá Số giờ mất Số giờ độ cản trở của mất điện so với độ cản trở của trị điện (giờ) mất nước thông tin liên doanh thu điện lạc 1 >10 >10 >20 4 4 2 6-10 6-10 11-20 3 3 3 2-5 2-5 5-10 2 2 4 1 1 2-4 1 1 5 0 0 1 0 0 4. Bối cảnh môi trường đầu tư các vùng trên phạm vi cả nước 4.1. Xếp hạng của từng nhóm biến Dựa trên bảng 4, so sánh kết quả của 9 nhóm biến, biến thị trường lao động là nhóm biến có điểm thấp nhất. Trong số 9 yếu tố thành phần, 2 yếu tố gồm qui định thị trường lao động và đánh gia chung về thị trường lao động cho kết quả khá tốt tuy nhiên khi đề cập các kỹ năng của người lao động như kỹ năng quản lý và lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp và truyền thông, kỹ năng viết, nguyên tắc làm việc và cam kết, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng máy tính và công nghệ thông tin nói chung, kỹ năng kỹ thuật hay chuyên môn sâu từng lĩnh vực bị đánh giá thấp và khó tuyển dụng được các tiêu chí trên. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trunglà khu vực bị đánh giá chất lượng thị trường lao động kém nhất đây cũng chính là kết quả của một nhóm lao động có trình độ cao di chuyển đến các thị trường lao động sôi động phía Nam như Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương hay phía Bắc như Hà Nội. Thị trường lao động ở khu vực Đông Nam Bộ được đánh giá là tốt nhất trên phạm vi cả nước. Ngoài nhóm yếu tố thị trường lao động, nhóm yếu tố bị đánh giá thấp là thị trường tài chính. Thị trường tài chính bao gồm những yếu tố liên quan đến trở ngại trong thị trường tài chính và các cách thức huy động vốn thông qua thấu chi, mua hàng trả sau, bán hàng trả sau. Khu vực Đông Nam Bộ được đánh giá là khu vực có thị trường tài chính thuận tiện nhất mặc dù qui mô thị trường tài chính ở khu vực này lớn và mức độ cạnh tranh cao cũng đồng nghĩa cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiếp cận nguồn vốn thông qua 792
- thị trường tài chính chính thức và thông qua sự chiếm dụng vốn giữa các bạn hàng lẫn nhau. Bảng 4. Điểm đánh giá theo 9 tiêu chí phân theo khu vực Tên nhóm Đồng bằng Bắc Trung Đông Nam Đồng bằng sông Cả nước biến sông Hồng Bộ Bộ Cửu Long 1.CSHT 3.80 3.57 4.02 3.51 3.78 2. GP 3.35 3.75 3.46 2.92 3.40 3. TTTC 3.28 3.38 3.59 3.35 3.41 4. CSCPHU 4.21 4.21 4.13 4.18 4.18 5. THUẾ 3.94 3.80 3.78 4.09 3.89 6.TTLD 2.95 2.79 3.22 3.08 3.03 7. TTHH 3.53 3.32 3.46 3.29 3.43 8. XNK 3.90 3.93 3.90 3.97 3.92 9. TRCA 3.57 3.50 3.84 3.77 3.66 Bình quân 3.61 3.58 3.71 3.57 3.63 chung Nhóm yếu tố được đánh giá tốt nhất là chỉ số của chính phủ được đo lường thông qua thời gian thăm viếng của các cơ quan ban ngành, bất ổn chính trị, tham nhũng và tòa án. Một trong những nhân tố tác động xấu đến môi trường đầu tư đó chính là vấn đề tham nhũng, tuy nhiên trong nghiên cứu này vấn đề tham nhũng của tại bốn khu vực đều được các doanh nghiệp đánh giá mức độ thấp và không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Ngoài vấn đề về tham nhũng, môi trường đầu tư đượcc đánh giá gần như không có vấn đề bất ổn về chính trị, đối với các giao dịch thông thường được xử lý bằng cách thỏa thuận giữa hai bên nên và vì vậy những vấn đề liên quan đến tòa án không phải là yếu tố cản trở đầu tư. Kết quả đánh giá từ bảng 4 cho thấy 2 khu vực phía Bắc các chỉ số chính phủ được cho là tốt nhất. 4.2. Xếp hạng môi trường đầu tư không có yếu tố thống trị (kịch bản 1) Kịch bản 1 với giả thiết 9 nhóm biến này có vai trò giống nhau trong việc ra quyết định, tức không có nhóm biến thống trị, kết quả đánh giá môi trường đầu tư 4 khu vực được cho điểm như trong bảng 4. Kết quả từ đồ thị 1 cho thấy môi trường đầu tư khu vực Đông Nam Bộ tốt nhất. Bảng 4 cũng cho thấy hầu hết các nhóm yếu tố đánh giá của khu vực Đông Nam Bộ cao hơn so với các nhóm yếu tố ở các khu vực khác. Đồ thị 1: Xếp hạng môi trường đầu tư theo khu vực theo kịch bản 1 793
- Một trong số những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến đầu tư đó chính là tính hiệu quả và mức độ cạnh tranh. 2 khu vực Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là 2 khu vực có qui mô thị trường lớn và mức độ canh tranh sôi động, đối thủ cạnh tranh nhiều đồng thời vấn đề cạnh tranh với khu vực phi chính thức cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh thuộc khu vực phi chính thức vẫn có lợi thế so sánh về chi phí đầu vào so với doanh nghiệp trong khu vực chính thức. Vì vậy vấn đề cạnh tranh với doanh nghiệp nhà nước lại không phải là vấn đề ở tại thị trường hiện tại mà là cạnh tranh với khu vực phi chính thức. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 2 khu vực bị đánh giá là môi trường đầu tư kém hấp dẫn với mức điểm gần bằng nhau. Nhóm yếu tố giấy phép là nhóm yếu tố bị đánh giá kém nhất trong 9 nhóm yếu tố của Đồng bằng sông Cửu Long đồng thời nhóm yếu tố giấy phép cũng bị xếp hạng thấp nhất trên phạm vi cả nước. Điều này đặt ra vấn đề khu vực đồng bằng sông Cửu Long cần phải rà soát các khâu cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép xây dựng, thời gian đăng ký điện nước, giảm tham nhũng liên quan đến giấy phép. Tương tự với nhóm tiêu chí giấy phép, nhóm tiêu chí cơ sở hạ tầng của đồng bằng sông Cửu Long cũng bị đánh giá là thấp, đồng bằng sông Cửu Long có cảng biển và sân bay quốc tế nhưng do hạ tầng giao thông kém kết hợp với trình độ lao động thấp là yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư. Trong khi đó ở khu vực Bắc Trung Bộ, nhóm tiêu chí yếu kém là trình độ lao động thấp, tính hiệu quả cạnh tranh thị trường hàng hóa thấp và thị trường tài chính kém linh hoạt. Môi trường đầu tư đồng bằng sông Hồng được đánh giá tốt hơn môi trường đầu tư của khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. 4.3 Xếp hạng môi trường đầu tư dựa trên trọng số (kịch bản 2) Phương pháp phân tích đa tiêu chí dựa trên trọng số cần thiết lý giải nguyên nhân hình thành trọng số và trọng số đó có giá trị như thế nào trong tương quan tổng thể. Một số kết quả nghiên cứu kết luận nhân tố thu hút đầu tư là qui mô và tính hiệu quả của thị trường hàng hóa, trong khi một số khác lại cho rằng các yếu tố thu hút đầu tư bị ảnh hưởng bởi các sự ổn định kinh tế vĩ mô và một số yếu tố khác đã được đề cập ở mục 2. Bảng 5. Các nhân tố quyết định đến môi trường đầu tư Tiêu chí Cơ cấu Tiêu chí Cơ cấu Nhóm thống trị Nhóm tác động thấp Tiếp cận vốn vay 15% Tham nhũng 4,5% Thiếu lực lượng lao động qua đào tạo 15% Điện 4,5% Đối thủ cạnh tranh trong khu vực phi 14% Thủ tục xuất nhập khẩu 4% chính thức Nhóm trung bình Bất ổn chính trị 4% Giao thông vận tải 10% Cấp phép 3% Tỷ lệ thuế 9% Tòa án 2% Tiếp cận đất 8% Các yếu tố khác 7% Nguồn: Kết quả khảo sát ngân hàng thế giới 794
- Kết quả của các nghiên cứu ở nước hay vùng này không thể là nhân tổ quyết định môi trường đầu tư của nước hay vùng khác. Ví dụ nghiên cứu của David Dollar và các cộng sự (2004) nghiên cứu 10 nhóm nhân tố cải thiện môi trường đầu tư của 23 thành phố của Trung Quốc thông qua sắp xếp thứ hạng các tiêu chí, để đánh giá môi trường đầu tư theo mối quan hệ tương đối. Để có cơ sở xác định trọng số các nhóm nhân tố nghiên cứu này sử dụng đánh giá chung về các vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư bảng hỏi yêu cầu người được phỏng vấn đánh giá nhân tố nào là quan trọng nhất trong số các nhân tố được nêu ra. Thống kê kết quả đánh giá tầm quan trọng các nhóm yếu tố được cho ở bảng 5. Từ kết quả đánh giá vai trò của các yếu tố quyết định đến môi trường đầu tư của cả nước, trọng số của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư được cụ thể hóa như ở bảng 6. Bảng 6. Điều chỉnh trọng số cho từng nhóm nhân tố Nhóm thống trị Nhóm trung bình Nhóm tác động thấp Tiêu chí Tỷ trọng Tiêu chí Tỷ trọng Tiêu chí Tỷ trọng TTTC 18% CSHT 12% CSCP 5% TTLD 18% THUẾ 11% XNK 5% TTHH 16% GP 10% TRCA 5% Sau khi áp dụng trọng số tính điểm các nhóm nhân tố, vị trí xếp hạng của các khu vực được xếp hạng như trong đồ thị 2. Đồ thị 2: Xếp hạng môi trường đầu tư theo khu vực theo kịch bản 2 Nhìn vào đồ thị 1 và đồ thị 2 trật tự xếp hạng môi trường đầu tư các khu vực không thay đổi, dù áp dụng có trọng số hay không có trọng số. Khu vực Đông Nam Bộ vẫn tiếp tục là khu vực có môi trường đầu tư tốt nhất có số điểm đánh giá có sự khác biệt lớn so với 3 khu vực còn lại trong khi đó Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long là 2 khu vực có mức điểm xấp xỉ bằng nhau và nằm cuối cùng của bảng xếp hạng và đồng bằng sông Hồng vẫn tiếp tục duy trì ở vị trí thứ hai. 5. Kết luận, kiến nghị Mặc dù Đông Nam Bộ được đánh giá là khu vực có môi trường đầu tư tốt nhất trên phạm vi cả nước, tuy nhiên nhóm yếu tố cản trở lớn nhất môi trường đầu tư của khu vực 795
- này nhất đó là các vấn đề liên quan đến thuế, đặc biệt tiêu chí này được đánh giá thấp nhất trên phạm vi cả nước. Nhóm các vấn đề liên quan đến thuế gồm số lần bị thanh tra kiểm tra, phần trăm doanh thu chi trả cho các khoản không chính thức, tỷ suất thuế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, mức độ cản trở của các cơ quan thuế. Như vậy ngoài tỷ suất thuế áp dụng chung trên phạm vi cả nước chính quyền địa phương và khu vực có thể cải thiện các vấn đề liên quan đến thuế. Đồng bằng sông Hồng được xếp hạng thứ 2 trong số 4 khu vực. Các yếu tố thành phần của khu vực này đều đều đạt điểm trung bình và chỉ có duy nhất nhóm yếu tố liên quan đến thị trường tài chính hay các hình thức huy động vốn thì khu vực đồng bằng sông Hồng kém nhất trên phạm vi cả nước. Việc huy động vốn khó khăn sẽ là nút thắt cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong khu vực giảm tăng trường kinh tế. Vì vậy hệ thống ngân hàng cần tạo nhiều kênh tiếp cận vốn vay, đưa ra các phương án thế chấp khác ngoài tài sản cố định cho phù hợp với đối tượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ như bản quyền sáng chế, hay các tài sản vô hình khác ….. Đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là hai khu vực có mức tăng trưởng thấp hơn so với hai khu vực còn lại, qui mô dân số thấp có sự di chuyển lao động có trình độ cao đến 2 khu vực phát triển còn lại, thu thập bình quân đầu người thấp và cơ sở hạ tầng còn kém phát triển tất cả những nhân tố đó cản trở thu hút đầu tư vào khu vực này. Phát triển công nghiệp là tất yếu để giúp tăng trưởng nhanh tuy nhiên với đặc điểm địa lý và các điều kiện riêng của vùng cần chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt chú ý đến ngành công nghiệp chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa nông sản của khu vực. TÀI LIỆU THAM KHẢO Aschauer, D.A., 1989. “Is Public Expenditure Productive?”. Journal of Monetary Economics 23, 177-200 Barro, Robert J., 1990. Government Spending in a Simple Model of Endogenous Growth. Journal of Political Economy 98 (5), part II, S103-S125, October. Beck, T., A. Demirguc-kunt, and V. Maksimovi. 2005. “Financial and Legal Constraints to Growth: Does firm Size Matter?”, The Journal of Finance LX(I):137-177. Carlin, W., M.E. Schafferand, and P. Seabright, 2006. “Where are the Real Bottlenecks? A Langrangian Approach to Identifying Constraints on Growth from Subjective Survey Data”. CERT Discussion Paper 2006/04. Centre for Economic Reform and Transformation, Edinburgh. Commander, S. and J. Svejnar, 2007. “Do Institutions, Ownership, Exporting and Competitition Explain Firm Performances? Evidence for 26 Transition Economies”. IZA Discussion Paper. N. 2637. Institute for study of the Labor reforms. Department of Communities and Local Government (2009) Multi-criteria analysis: A manual, Eland House, London Donor Committee for Enterprise Development, 2008, Supporting business environment reforms. Practical guidance for development agencies. 796
- Dollar. D, Wang. S, Xu L.C and Shi A (2004) Improving City Competitiveness through the investment climate: Ranking 23 Chinese Cities, The Finance Economics Publishing House. Escribano, Alvaro, Guasch, J. Luis, 2005. Assessing the Impact of the Investment Climate on Productivity Using Firm-Level Data: Methodology and the Case of Guatemala, Honduras and Nicaragua. World Bank Policy Research Working Paper, WPS3621, World Bank, June. Fisman, R, Svensson, J. , 2007. Are Corruption and Taxation Really Harmful to Growth? Firm Level Evidence. Journal of Development Economics 83:63-75. Gelb, A., Ramachandran, V., Shah, M., K., Tuner, G., 2007. What Matters To African Firms? The Relevance of Perception Data. Policy Research Working Paper 4446. The World Bank, Washington, D,C. Hallward-Driemeier, M., S. Wallsten, Xu L.C., 2006. Ownership, Business Climate amd Firm Performance: Evidence from Chinese Firms. Economics of Transition 14(4): 629- 647. Holtz-Eakin, Douglas, Schwartz, Amy Ellen, 1995. Spatial Productivity Spillovers from Public Infrastructure: Evidence from State Highways. NBER Working Paper, W5004 (February). Levine, Renelt. 2005. Finance and Growth: Theory and Evidence. In Aghion, P, Durlauf, S. (Eds), Handbook of Economic Growth, Elsevier Science, The Netherlands. Lee, Kyu Sik, Anas, Alex, Gi-Taik Oh, 1996. Costs of Infrastructure Deficiencies in Manufacturing in Indonesia, Nigeria, and Thailand. Policy Research Working Paper Series 1604. The World Bank. Lê Nữ Minh Phương (2016), Năng lực cạnh tranh Việt Nam so với các nước ASEAN, Hội thảo quốc tế Phát triển và Hội nhập. Romp, W., de Haans , J., 2005. Public Capital and Economic Growth : A Critical Survey. EIB Papers, 10(1):40-70. Reinikka, Ritva, Svensson, Jakob, 2002. Coping with poor public capital, Journal of Development Economics 69(1): 51-69, Tanzi, Vito, Davooli, Hamid, 1997. Corruption, Public Investment, and Growth. IMF Working Papers 97/139, International Monetary Fund, Washington, D.C. WEF (2000) The global competitiveness report 2000. By Porter M. E., Sachs, J. D., Wamer, A.M., Cornelius, P, K, Levinson, M and Schwab, K. Oxford University Press, for World Economic Forum. 797
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các phương pháp phân tích luật viết: Phần 1
91 p | 977 | 78
-
Bài giảng Các phương pháp phân tích định lượng – Cao Hào Thi
8 p | 250 | 34
-
Câu 1: Trình bày ưu nhược điểm của các phương pháp phân tích kinh tế, phạm vi ứng dụng của các phương pháp
8 p | 1076 | 14
-
Bài giảng Các phương pháp phân tích định lượng: Giới thiệu môn học
8 p | 165 | 12
-
Chính sách - Phân tích và đánh giá: Phần 1
201 p | 17 | 11
-
Phương pháp phân tích luật viết - Một số vấn đề lý luận cơ bản: Phần 2
44 p | 32 | 10
-
Bài giảng Các phương pháp phân tích định lượng: Chiến lược xây dựng và chuẩn đoán mô hình hồi quy (Regression Diagnostics)
18 p | 92 | 9
-
Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) trong đánh giá và lựa chọn đất đai quy hoạch xây dựng
10 p | 36 | 8
-
Áp dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ tại siêu thị Big C Thăng Long, Hà Nội
0 p | 119 | 7
-
Đánh giá mức độ tác động của rủi ro kinh tế đối với dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên: Tiếp cận theo phương pháp ANP
6 p | 75 | 7
-
Phương pháp phân tích luật viết - Một số vấn đề lý luận cơ bản: Phần 1
126 p | 42 | 7
-
Nghiên cứu phương pháp phân tích thứ bậc đánh giá các cảng container nội địa
5 p | 56 | 6
-
Bài giảng Các phương pháp phân tích định lượng: Mô hình với biến phụ thuộc bị giới hạn (Models with limited dependent variables)
34 p | 95 | 5
-
Xây dựng cơ sở dữ liệu giao thông sử dụng phương pháp phân tích tương quan
3 p | 11 | 5
-
Áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để lựa chọn loại hợp đồng dự án sử dụng trong dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư
6 p | 79 | 4
-
Phương pháp phân tích định lượng cho nghiên cứu kết hợp kinh tế vĩ mô và vi mô
23 p | 9 | 1
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Bình Dương
8 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn