intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự hình thành kinh tế học hành vi: Phần 1

Chia sẻ: Tri Thu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:216

56
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính” kể cho chúng ta câu chuyện đằng sau những kiến thức quan trọng nhất trong kinh tế học hiện đại. Đây được xem là sản phẩm kết hợp tài tình những nghiên cứu mới nhất về tâm lý học và kinh tế học, với tài kể chuyện lão luyện và óc hài hước đáo để. Sách gồm có 33 chương và được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng đón đọc phần 1 của cuốn sách sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự hình thành kinh tế học hành vi: Phần 1

  1. Copyright © Richard H. Thaler, 2015 All rights reserved. Bản tiếng Việt © Nhà xuất bản Trẻ 2016 BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP.HCM THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data Thaler, Richard H Tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính: sự hình thành kinh tế học hành vi / Richard H. Thaler ; Vũ Tiến Phúc dịch. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2016. 518tr. ; 23cm. Nguyên bản : Misbehaving : the making of behavioral economics. 1. Kinh tế học -- Khía cạnh tâm lý. I. Vũ Tiến Phúc. II. Ts. III. Ts: Misbehaving : the making of behavioral economics. 330.019 -- ddc 23 T365
  2. Vũ Tiến Phúc dịch Vũ Thanh Tùng hiệu đính
  3. Mục lục Lời nói đầu Cố gắng làm hài lòng Amos 9 PHẦN I. THUỞ BAN ĐẦU 1970-1978 Chương 1. Những yếu tố được cho là không phù hợp 16 Chương 2. Hiệu ứng quyền sở hữu 27 Chương 3. Bản danh sách 37 Chương 4. Lý thuyết giá trị 44 Chương 5. Giấc mơ California 57 Chương 6. Lời thách đấu 67 PHẦN II. TÍNH TOÁN CẢM TÍNH: 1979-1985 Chương 7. Giá hời và giá hớ 85 Chương 8. Chi phí chìm 95 Chương 9. Thùng chứa ngân sách bị rò rỉ 108 Chương 10. Trên bàn đánh bạc 116 PHẦN III. TÍNH TỰ CHỦ 1975-1988 Chương 11. Nghị lực? Không thành vấn đề 126 Chương 12. Người lập kế hoạch và kẻ thừa hành 143 TIẾT MỤC XEN KẼ Chương 13. Hành xử vô lý trong thế giới thực 162 PHẦN IV. LÀM VIỆC VỚI DANNY 1984-1985 Chương 14. Cái gì có vẻ công bằng? 177 Chương 15. Các trò chơi công bằng 195
  4. Chương 16. Li cà phê 205 PHẦN V. VÀO NGHỀ KINH TẾ HỌC 1986-1994 Chương 17. Cuộc tranh luận bắt đầu 216 Chương 18. Những điều bất thường 229 Chương 19. Đồng hội đồng thuyền 238 Chương 20. Định nghĩa hẹp bên phía Đông Thượng Manhattan 250 PHẦN VI. VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH 1983-2003 Chương 21. Cuộc thi sắc đẹp 275 Chương 22. Thị trường chứng khoán phản ứng thái quá? 289 Chương 23. Phản ứng lại sự thái quá 301 Chương 24. Giá không đúng 308 Chương 25. Quỹ đóng tranh hùng 318 Chương 26. Ruồi giấm, tảng băng và giá chứng khoán âm 328 PHẦN VII. THÀNH TRÌ CHICAGO 1995 - NAY Chương 27. Học thêm luật 343 Chương 28. Chọn văn phòng 360 Chương 29. Bóng bầu dục 369 Chương 30. Các Game show 393 PHẦN VIII. GIÚP SỨC 2004-NAY Chương 31. Ngày mai tiết kiệm nhiều hơn 411 Chương 32. Đến với công chúng 430 Chương 33. Cú hích tại Anh 439 Kết luận: Tiếp theo là gì? 460
  5. Nền tảng của kinh tế chính trị học, và nhìn chung là mọi ngành khoa học xã hội, hiển nhiên là tâm lý học. Sẽ có ngày chúng ta có thể rút ra các quy luật của khoa học xã hội từ các nguyên lý của tâm lý học. – Vilfredo Pareto, 1906
  6. Lời nói đầu T rước khi bắt đầu, mời các bạn đọc hai câu chuyện về hai người bạn và cũng là những người thầy thông thái của tôi, Amos Tversky và Daniel Kahneman. Các câu chuyện này sẽ gợi ý về điều bạn có thể mong đợi từ cuốn sách này. Cố gắng làm hài lòng Amos Ngay cả đối với những người vừa để chìa khóa ở đâu còn không nhớ, thì cuộc sống vẫn có những khoảnh khắc không thể nào quên được. Một số trong đó là những sự kiện công cộng. Nếu bạn ở vào thời của tôi thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được ngày mà John F. Kennedy bị ám sát (lúc đó tôi là sinh viên năm thứ nhất, đang chơi bóng rổ trong sân tập của trường đại học). Đối với những ai đủ chín chắn để đọc cuốn sách này, thì ngày 11 tháng 9 năm 2001 cũng là một sự kiện như thế (tôi vừa thức dậy, lắng nghe đài NPR, cố lý giải điều gì đang xảy ra). Có những sự kiện cá nhân để đời khác: từ các đám cưới cho đến bước ngoặt cuộc đời. Đối với tôi, có một sự kiện không bao giờ quên là cú điện thoại của Danny Kahneman. Mặc dù chúng tôi thường xuyên nói chuyện, và có hàng trăm cuộc gọi thông thường, nhưng
  7. 10 R I C H A R D H . T H A L E R với cuộc gọi này tôi biết chính xác mình đang ở đâu. Đó là vào đầu năm 1996, Danny (tên thân mật của Daniel - ND) đã gọi điện cho tôi để báo tin rằng người bạn cũng là cộng sự của anh, Amos Tversky, bị bệnh ung thư giai đoạn cuối và chỉ còn sống được thêm 6 tháng nữa. Tôi bàng hoàng đến nỗi phải đưa điện thoại cho vợ cầm hộ để trấn tĩnh lại. Nghe tin một người bạn tốt nào sắp từ giã cõi đời cũng gây sốc, nhưng Amos Tversky không phải loại người dễ dàng buông xuôi ở cái tuổi 59. Amos, người có các bài viết và các buổi nói chuyện khúc chiết và hoàn hảo, trên bàn làm việc của ông luôn chỉ có tập giấy và chiếc bút chì đặt song song nhau, không thể ra đi như vậy. Amos đã giữ kín việc này cho đến khi ông không thể đến văn phòng làm việc được nữa. Trước đó, chỉ có vài người biết chuyện, bao gồm hai người bạn thân của tôi. Chúng tôi không được phép tiết lộ tin này cho ai trừ vợ hoặc chồng, và an ủi lẫn nhau trong suốt 5 tháng giữ kín việc này. Amos không công khai tình trạng sức khỏe vì ông không muốn những ngày tháng cuối cùng của đời mình vô dụng như một kẻ chờ chết. Còn có việc để làm. Ông và Danny đã quyết định biên tập một cuốn sách: tập hợp các bài viết của hai ông và của những người khác trong lĩnh vực tâm lý học mà các ông là người ‘‘khai lối mở đường’’, nghiên cứu về việc đánh giá và ra quyết định. Họ đặt tên cuốn sách là Những lựa chọn, giá trị và các khuôn khổ (Choices, Values, and Frames). Amos hầu như chỉ làm những điều ông yêu thích: làm việc, dành thời gian cho gia đình, và xem bóng rổ. Trong thời gian này Amos không khuyến khích khách đến thăm để chia buồn, mà chỉ tiếp khách đến “làm việc”, do đó tôi đã đến thăm ông khoảng 6 tuần trước khi ông mất, với cái cớ không mấy hợp lý là để hoàn thiện một bài viết mà chúng tôi đã làm cùng nhau trước đó. Chúng tôi dành một chút thời gian cho bài viết rồi cùng xem trận đấu chung kết tranh suất lên hạng (play off) bóng rổ nhà nghề NBA.
  8. Lời nói đầu 11 Amos luôn là một ‘‘cuốn bách khoa toàn thư’’ ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc đời mình, kể cả việc phải đương đầu với bệnh tật1. Sau khi tham vấn các chuyên gia tại Stanford về bệnh án của mình, ông đã quyết định không làm hỏng những ngày tháng cuối cùng bằng các ca điều trị vô nghĩa, có thể làm ông càng thêm đau đớn và cùng lắm chỉ kéo dài cuộc sống thêm vài tuần lễ như một ngọn đèn lay lắt trước gió. Trí tuệ sắc bén của ông vẫn còn nguyên. Ông giải thích với bác sĩ chuyên khoa ung thư của mình rằng ung thư không phải là trò chơi kẻ thắng người thua (zero-sum game). “Điều gì xấu cho khối u chưa chắc là tốt cho tôi.” Một ngày nọ tôi gọi điện hỏi ông cảm thấy thế nào. Ông trả lời, “Anh biết đấy, thật là nực cười. Khi anh bị cảm cúm, anh cảm thấy như sắp chết, nhưng khi anh đang cận kề cái chết thì anh lại cảm thấy hầu như chẳng sao cả.” Amos mất vào tháng 6 và tang lễ được tổ chức tại Palo Alto, California, nơi ông sống cùng với gia đình. Oren, con trai Amos, đọc lời điếu ngắn tại tang lễ và trích dẫn lời Amos đã viết cho cậu ta trước khi ông chết: Bố cảm thấy mấy ngày qua, hai bố con mình đã trao đổi những giai thoại và câu chuyện đáng nhớ, ít ra cũng được trong một khoảng thời gian. Bố nghĩ rằng người Do Thái có truyền thống lâu đời là truyền lại lịch sử và trí tuệ từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng các giai thoại, truyện vui và truyện tiếu lâm thích hợp chứ không phải bằng các bài giảng hay sách sử. Sau đám tang, gia đình Tverskys đã chủ trì lễ tưởng niệm truyền thống (shiv’a) tại nhà riêng của họ. Đó là một buổi chiều chủ nhật. Có lúc một vài người khách trong chúng tôi lẩn vào phòng xem tivi để 1 Khi Amos còn sống, có một truyện tiếu lâm mà trong giới các nhà tâm lý học ai cũng biết, đó là nhờ ông mà bạn chỉ cần một phép thử là biết kết quả IQ của mình: bạn càng sớm nhận ra ông ấy thông minh hơn mình bao nhiêu, thì bạn càng thông minh bấy nhiêu.
  9. 12 R I C H A R D H . T H A L E R coi phần cuối trận chung kết bóng rổ NBA. Chúng tôi cảm thấy hơi ngượng, thế nhưng sau đó Tal, con trai của Amos, đã vội lên tiếng: “Nếu bố Amos còn sống, ông sẽ yêu cầu cho ghi hình lại buổi lễ tang rồi xem bóng rổ.” Từ lần gặp Amos đầu tiên vào năm 1977, tôi đã áp dụng một phép thử không chính thức cho các bài viết của mình. “Liệu Amos có thông qua không nhỉ?”. Bạn tôi, Eric Johnson, người mà các bạn sẽ gặp lại ở những phần sau, có thể làm chứng rằng có một bài báo do chúng tôi cùng chấp bút đã phải mất 3 năm để được xuất bản, sau khi đã được tạp chí chấp thuận. Biên tập viên, nhà xuất bản và cả Eric đều rất hài lòng về bài báo này, nhưng có một điểm không được Amos tán thành và tôi muốn chiều ý ông. Tôi tiếp tục chỉnh sửa bài báo đó, trong khi Eric đang được xem xét đề bạt cất nhắc nhưng lại không có bài báo đó trong hồ sơ lý lịch chuyên môn của mình. May mà Eric còn viết nhiều bài báo có giá trị khác, cho nên sự trì hoãn của tôi không ảnh hưởng gì đến việc đề bạt anh ấy. Thế rồi, Amos cũng hài lòng về bài báo đó. Khi viết cuốn sách này, tôi luôn tâm niệm lời dặn của Amos cho Oren, con trai ông. Đây không phải là loại sách bạn có thể mong đợi do một giáo sư kinh tế viết ra. Nó cũng không phải loại sách luận thuyết hay bút chiến. Đương nhiên cuốn sách không tránh khỏi đề cập đến các tranh luận trong nghiên cứu, nhưng nó vẫn còn đầy ắp những giai thoại, những câu chuyện vui và thậm chí cả chuyện tiếu lâm kì khôi nữa. Danny nói về ưu điểm lớn nhất của tôi Vào một ngày đầu năm 2001, tôi đến thăm Danny Kahneman tại nhà riêng của ông ở Berkeley. Chúng tôi đang tán gẫu trong phòng khách như mọi khi. Thế rồi Danny bỗng sực nhớ là có hẹn gọi điện thoại cho Roger Lowenstein, một nhà báo đang viết bài về công trình của tôi cho New York Times Magazine. Roger, tác giả của nhiều cuốn sách nổi
  10. Lời nói đầu 13 tiếng, trong đó có cuốn Khi thiên tài thất bại (When Genius Failed), hẳn là muốn nói chuyện riêng với Danny, người bạn lâu năm của tôi. Đây là tình huống khó xử. Liệu tôi nên ra khỏi phòng, hay ngồi lại để nghe họ nói chuyện. “Cậu cứ ngồi yên đó”, Danny nói, “Sẽ có chuyện hay đây”. Cuộc phỏng vấn bắt đầu. Nghe người bạn kể chuyện cũ về mình thì không có gì phải háo hức, nhưng nghe người khác đề cao mình thì tôi cảm thấy ngượng làm sao đấy. Tôi nhặt đại một cuốn sách lên đọc và thả trôi sự chú ý cho đến khi nghe thấy Danny nói: “Ồ, ưu điểm lớn nhất của Thaler ấy à? Cậu ấy rất lười biếng, đó chính là điều làm cho cậu ấy trở nên đặc biệt...” Cái gì? Thật vậy sao? Tôi không chối cãi là mình rất lười biếng, nhưng sao Danny lại nghĩ rằng làm biếng là ưu điểm lớn nhất của tôi? Tôi bắt đầu xua tay và lắc đầu nguây nguẩy, nhưng Danny vẫn cứ thản nhiên nói tiếp, hết lời tâng bốc tính cách của tôi. Cho đến tận ngày nay, Danny vẫn cứ khăng khăng cho rằng đó là lời khen xác đáng. Ông giải thích rằng tính lười biếng của tôi có nghĩa là tôi chỉ bỏ công sức vào những việc đủ lý thú để tôi vượt qua xu hướng lảng tránh công việc tẻ nhạt. Chỉ có Danny là người duy nhất coi thói lười biếng của tôi là một gia tài. Nhưng đó là điều các bạn sẽ chiêm nghiệm. Trước khi đọc tiếp, các bạn nên lưu ý rằng cuốn sách này do một người lười biếng có hạng viết ra. Điều mấu chốt, theo Danny, tôi chỉ đề cập đến những điều lý thú, ít ra là đối với tôi, mà thôi.
  11. P h ầ n I Thuở ban đầu 1970-1978
  12. Chương 1 Những yếu tố được cho là không phù hợp T hời kỳ đầu bước chân vào nghề dạy học, tôi đã vô tình làm cho các em sinh viên của cả lớp học kinh tế vi mô bất mãn, mà có lần nguyên nhân gây ra thì chẳng có gì liên quan đến bài giảng của tôi cả. Rắc rối nảy sinh là do bài thi giữa học kỳ. Tôi soạn đề thi nhằm phân loại sinh viên thành ba nhóm: nhóm dẫn đầu là những em thực sự nắm vững nội dung môn học, nhóm trung bình là những em chỉ nắm được các khái niệm cơ bản, còn nhóm đứng cuối là những em không nắm được gì cả. Để đạt được mục đích, đề thi có một số câu mà chỉ những sinh viên giỏi mới làm được, nghĩa là đề thi hơi khó. Cuộc thi đạt được mục đích của tôi – đã có sự phân hóa khá rộng về kết quả điểm thi – nhưng khi các sinh viên nhận được kết quả thì họ kêu ca ầm ĩ cả lên. Nguyên nhân chính khiến họ phàn nàn là điểm số trung bình đạt được của họ chỉ là 72 trên tổng số điểm 100. Điều bất thường của phản ứng này là điểm số trung bình tuyệt nhiên không có ảnh hưởng đến việc xếp loại học lực của họ. Tiêu chuẩn của trường để xếp loại trung bình là phải đạt loại B hoặc B+, và chỉ có một số rất ít sinh viên bị xếp dưới loại C. Tôi đã trù tính khả năng điểm số trung bình có thể gây rắc rối cho việc này, nên tôi đã thông báo các mức điểm chuẩn để xếp loại trong lớp. Ai đạt trên 80 điểm sẽ được xếp loại A hoặc A-, còn trên 65 điểm thuộc loại B, và chỉ
  13. Những yếu tố được cho là không phù hợp 17 những ai dưới 50 điểm mới có nguy cơ bị xếp dưới loại C. Kết quả xếp loại không có gì là bất thường, nhưng thông báo này không làm xoay chuyển tâm trạng bất mãn của các sinh viên. Họ vẫn căm ghét môn thi của tôi, và qua đó cũng ‘‘giận cá chém thớt’’ với tôi. Là một giáo viên trẻ vẫn còn phải lo giữ chỗ làm việc của mình, tôi quyết tâm phải xử lý vấn đề này, nhưng tôi lại không muốn ra đề thi dễ hơn. Vậy phải làm thế nào? Cuối cùng, tôi nảy ra một ý. Đến kỳ thi lần sau, tôi nâng tổng số điểm lên 137, thay vì 100. Kỳ thi này khó hơn kỳ thi đầu tiên chút ít, các sinh viên chỉ đạt được 70% câu trả lời đúng, nhưng điểm số trung bình được nâng lên 96 điểm. Các em rất vui mừng! Không ai có thứ hạng xếp loại bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này, mọi người đều hài lòng. Từ đó trở đi, cứ khi nào dạy môn này tôi lại cho tổng số điểm 137, tôi chọn con số này vì hai lẽ. Thứ nhất, nó làm cho điểm số trung bình vượt quá 90, và một số sinh viên đạt trên 100 điểm khiến các em rất hồ hởi. Thứ hai, vì điểm số đạt được chia cho 137 không dễ tính nhẩm trong đầu, nên hầu hết các sinh viên chẳng bận tâm tính điểm số ra phần trăm. Để các bạn khỏi hiểu nhầm là tôi ít nhiều đã đánh lừa sinh viên, trong những năm sau đó tôi đã đưa vào thông báo, in chữ đậm trong cuốn giáo trình của mình: “Bài thi này có tổng số điểm là 137 thay vì 100 điểm. Hệ thống thang điểm này không có ảnh hưởng gì đến việc xếp loại học lực đối với môn học, nhưng hình như các em vẫn thích nó hơn.” Quả thực, sau khi tôi thay đổi thang điểm, các em sinh viên không còn kêu ca môn thi của tôi là quá khó như trước nữa. Dưới con mắt của nhà kinh tế, các sinh viên của tôi đã “hành xử vô lý”. Nghĩa là hành vi của họ không nhất quán với mô hình hành vi lý tưởng hóa, là tâm điểm của lý thuyết kinh tế. Đối với nhà kinh tế, không ai có thể hài lòng với số điểm 96 trên tổng số 137 (70%) hơn số điểm 72 trên tổng số 100, nhưng các sinh viên của tôi lại cảm thấy ngược lại. Do nhận ra điều này, nên tôi đã ra được đề thi như mình mong muốn mà không làm cho các em kêu ca.
  14. 18 R I C H A R D H . T H A L E R Trong bốn thập kỷ kể từ khi tốt nghiệp đại học, tôi luôn để tâm đến chuyện có vô số cách mà người ta có thể thoát khỏi những giả thuyết hư cấu đang tồn tại trong các mô hình kinh tế. Tôi chưa bao giờ cho rằng con người có cái gì đó không ổn; tất cả chúng ta đều là con người - những sinh vật có trí khôn (homo sapiens). Nói thật ra, vấn đề nằm ở chính mô hình mà các nhà kinh tế đang sử dụng, mô hình đó thay thế con người khôn ngoan bằng giả thuyết con người kinh tế (homo economicus), (còn được coi là cỗ máy kinh tế đội lốt con người - ND), mà tôi thích gọi là “Econ” cho ngắn gọn. So sánh với thế giới giả định của các Econ thì con người thực có nhiều hành xử vô lý, đồng nghĩa với việc các mô hình kinh tế đã đưa ra nhiều phán đoán sai, những phán đoán có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn là chỉ gây bất mãn cho một nhóm sinh viên. Hầu như không có một nhà kinh tế nào tiên liệu được cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2008 đang ập đến1, tệ hơn nữa, nhiều người còn nghĩ rằng không bao giờ có chuyện thị trường chứng khoán sụp đổ và các hậu quả tai hại do nó gây ra chỉ là chuyện khoa học viễn tưởng mà thôi. Trớ trêu thay, sự tồn tại của các mô hình chính thống dựa vào quan niệm sai lầm về hành vi của con người lại đem đến uy tín cho kinh tế học, biến nó thành môn khoa học xã hội có sức mạnh nhất - sức mạnh nổi bật về cả hai mặt. Thế mạnh thứ nhất là không thể bàn cãi: trong tất cả các nhà khoa học xã hội, chỉ có các nhà kinh tế học là có nhiều ảnh hưởng nhất đến chính sách công. Trên thực tế, họ là ‘‘ông vua không ngai’’ trong việc tư vấn chính sách. Cho đến gần đây, rất hiếm khi các nhà khoa học xã hội khác được mời tham dự vào việc này, và dù có được mời đi nữa, họ cũng bị xếp ngồi chiếu dưới, ở vị thế như đám trẻ con trong một cuộc họp gia đình mà thôi. Thứ hai, kinh tế học cũng được xem là môn khoa học xã hội có sức mạnh nhất xét theo nghĩa học thuật. Sức mạnh này suy ra từ một thực 1 Có một nhà kinh tế đã cảnh báo về mức gia tăng báo động của giá nhà đất, đó là nhà kinh tế học hành vi, đồng nghiệp của tôi, Robert Shiller.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0