intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự năng động của khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2009

Chia sẻ: Lê Thị Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

76
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự năng động của khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2009 trình bày những phát hiện chính những kết quả (cả về mặt phương pháp luận và khía cạnh phân tích) thu được từ hai lần thực hiện cuộc điều tra về khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích tập trung vào những biến động của khu vực phi chính thức giữa hai năm 2007 và 2009 trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự năng động của khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2009

  1. THE WORLD BANK General Statistics Office Sự năng động của khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2009 Một số phát hiện chính từ Điều tra Hộ Sản xuất Kinh doanh và Khu vực Phi chính thức (HB&IS) Bản báo cáo tóm lược này do nhóm tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền (TCTK), Axel Demenet, Mireille Razafindrakoto và François Roubaud (IRD-DIAL) với sự hỗ trợ của Đào Ngọc Minh Nhung, Đinh Bá Hiến và Nguyễn Hữu Chí (TCTK). Liên hệ: Mireille Razafindrakoto (razafindrakoto@dial.prd.fr) Dự án TCTK/IRD-DIAL Tháng 12 - 2010
  2. Sự năng động của khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2009 Một số phát hiện chính từ Điều tra Hộ Sản xuất Kinh doanh và Khu vực Phi chính thức (HB&IS) 1 Giới thiệu Năm 2007, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã triển khai chương trình nghiên cứu hợp tác với Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) nhằm mục đích thu thập số liệu và phân tích về khu vực kinh tế phi chính thức ở Việt Nam. Từ chương trình hợp tác này đã có hai loại điều tra liên quan được thực hiện năm 2007 bao gồm Điều tra lao động Việc làm Quốc gia và điều tra chuyên biệt về khu vực phi chính thức. Lần đầu tiên ở Việt Nam Điều tra Lao động và Việc làm cho phép thu thập số liệu lao động được phân loại theo khu vực thể chế và phân tách riêng được số liệu về khu vực phi chính thức. Hai cuộc điều tra chuyên biệt thực hiện ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (điều tra HB&IS2007) được gắn kết với Điều tra lao động Việc làm 2007 nhằm tìm hiểu thêm về đặc tính của các hộ sản xuất kinh doanh nói chung và đặc biệt là của khu vực phi chính thức. Số liệu thu được từ các cuộc điều tra này đã được phân tích chi tiết và các kết quả được xuất bản dưới dạng sách chuyên khảo (xem Cling và cộng sự, 2010a). Hai năm sau những kết quả thành công, các cuộc điều tra được tiếp tục thực hiện với những mục tiêu mới nhằm củng cố phương pháp luận và đánh giá những tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu đến thị trường lao động nói chung và đặc biệt là đến khu vực kinh tế phi chính thức. Cuối năm 2009, Điều tra Lao động Việc làm lại được thực hiện ở cấp độ quốc gia và bao gồm thông tin về khu vực phi chính thức nhằm hỗ trợ cho dự án. Bên cạnh đó điều tra HB&IS lại được triển khai lặp lại ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh dựa trên hai mẫu bao gồm: mẫu điều tra lặp đối với các hộ SXKD đã được điều tra năm 2007 (gồm 1.011 phiếu điều tra hoàn chỉnh ở Hà Nội và tương tự 1.020 phiếu ở TP Hồ Chí Minh); mẫu các hộ SXKD mới được điều tra lần đầu năm 2009 (gồm 787 phiếu ở Hà Nội và 1.254 phiếu ở TP. Hồ Chí Minh). Trong phần còn lại của bài phân tích tóm lược này, hộ sản xuất kinh doanh chính thức được hiểu là các đơn vị sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, không cấu thành dưới hình thức doanh nghiệp nhưng được đăng ký chính thức và hộ sản xuất kinh doanh phi chính thức là những đơn vị sản xuất kinh doanh tương tự, nhưng không được đăng ký chính thức. Báo cáo tóm lược này trình bày những phát hiện chính những kết quả (cả về mặt phương pháp luận và khía cạnh phân tích) thu được từ hai lần thực hiện cuộc điều tra về khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích tập trung vào những biến động của khu vực phi chính thức giữa hai năm 2007 và 2009 trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Dựa vào ưu thế của phương pháp điều tra riêng biệt này, trong phần thứ nhất của báo cáo chúng tôi tìm hiểu những sự biến động vĩ mô so sánh kết quả thu được từ hai lần điều tra mẫu đại diện, trong khi đó phần thứ hai tập trung vào phân tích sự năng động vi mô dựa vào dữ liệu điều tra lặp. Qua phân tích này, chúng tôi tìm hiểu sự chuyển đổi giữa hai khu vực chính thức và phi chính thức. Phần thứ ba nhằm mục đích phân tích cảm nhận của các chủ hộ SXKD về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Phần cuối cùng của báo cáo tìm hiểu sự thay đổi liên quan đến những vấn đề mà các hộ SXKD phải đối mặt, mối quan hệ của họ với nhà nước cũng như triển vọng tương lai của họ. Trong phần kết luận, chúng tôi trình bày một số gợi ý rút ra được từ các phân tích và phát hiện về phương diện các chính sách kinh tế. Báo cáo này có thể được bổ sung bởi các phân tích trong hai bài viết cùng loạt chủ đề. Bài viết thứ nhất đề cập đến những điều chỉnh của thị trường lao động và nền kinh tế phi chính thức ở cấp độ quốc gia dựa vào số 1 Các cuộc điều tra HB&IS năm 2009 đã được Ngân hàng Thế giới và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp đồng tài trợ. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến : Cục thống kê Hà nội và TP. Hồ Chí Minh, Viện khoa học thống kê, Vụ Phương pháp Chế đọ thống kê, và bộ phận Công nghệ thông tin vì sự tham gia trong quá trình nghiên cứu và khảo sát ; bà Kirsty Mason (DFID) và bà Valerie Kozel vì sự hỗ trợ dành cho chúng tôi. Chúng tôi xin đặc biệt cảm ơn bà Constance Torelli (INSEE) vì những đóng góp tích cực trong quá trình xử lý số liệu và phân tích kết quả điều tra. 2
  3. liệu điều tra Lao động và Việc làm các năm 2007 và 2009 (Nguyễn và cộng sự, 2010); bài viết thứ hai là báo cáo tóm lược chính sách về tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến khu vực phi chính thức ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh (Cling và cộng sự, 2010). Những sự biến động của khu vực phi chính thức từ phân tích theo tiếp cận vĩ mô Mục tiêu của phần này nhằm trình bày những đặc điểm nổi bật về sự biến động của khu vực phi chính thức trong khoảng thời gian giữa các năm 2007 và 2009. Phân tích sẽ tập trung vào sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp cũng như những thay đổi về kết cấu. Cần lưu ý một thực tế là việc diễn giải ý nghĩa của các kết quả tính toán được là một nhiệm vụ không hề đơn giản do một số lý do sau: - Thứ nhất, trong điều kiện thiếu những thông tin sẵn có về sự biến động của khu vực phi chính thức, chúng ta khó có thể phân định được những thay đổi do ảnh hưởng của xu hướng biến động mang tính tự nhiên của khu vực này trong điều kiện nếu như không diễn ra cuộc khủng hoảng với những biến động do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng; - Thứ hai, việc thực hiện phân tích so sánh theo thời gian đối với số liệu ở Hà Nội gặp nhiều khó khăn do có sự thay đổi về địa giới hành chính năm 2008. Sự sáp nhập tỉnh Hà Tây và một số huyện liền kề ở Vĩnh Phúc, những nơi có các đặc điểm khác với “Hà Nội cũ”, đã dấn đến những thay đổi về mặt cấu trúc; - Thứ ba, do khu vực phi chính thức có đặc tính không đồng nhất với sự tồn tại của các đơn vị sản xuất kinh doanh có qui mô khác nhau, thực hiện những loại hoạt động khác nhau và được định hướng bởi những động cơ khác nhau (Cling và cộng sự, 2010), nên những thay đổi ở cấp độ vĩ mô không thể phản ánh được những đặc điểm biến động riêng biệt của mỗi khu vực hoặc nhóm hộ SXKD. - Cuối cùng, những biến động ở cấp độ vĩ mô được hình thành từ sự kết hợp của ba loại thay đổi: dừng hoạt động của một số hộ SXKD, sự thành lập của các hộ SXKD mới và sự năng động của các hộ SXKD đã hoạt động từ năm 2007 và vẫn còn tồn tại đến nay. Dựa vào số liệu điều tra lặp, phần thứ hai của báo cáo sẽ cung cấp phân tích sâu về sự biến động của các hộ SXKD đã tồn tại và được điều tra từ năm 2007. Phân tích trình bày trong phần này sẽ điểm lại những thay đổi và đưa ra một số lý giải ban đầu về xu hướng chung. Để có những đánh giá chi tiết và rõ ràng đối với bức tranh gồm nhiều hiện tượng khác nhau đang hiển hiện thì cần thực hiện phân tích sâu. Bức tranh tổng thể: khu vực phi chính thức vẫn có qui mô nổi trội Khu vực phi chính thức vẫn có vị trí dẫn đầu trong việc cung cấp việc làm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Điều tra Lao động và Việc làm năm 2009 đã thống kê được 3.326.000 việc làm ở Hà Nội và 3,670,000 việc làm ở TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, số việc làm khu vực phi chính thức chiếm 32% tổng số việc làm ở Hà Nội và 34% ở TP. Hồ Chí Minh (chiếm tương ứng 57% và 41% tổng số việc làm phi nông nghiệp ở mỗi thành phố). Những con số này khẳng định khu vực phi chính thức là nơi cung cấp việc làm hàng đầu ở cả hai thành phố. Trong thời gian giữa hai năm 2007 và 2009, số việc làm trong khu vực phi chính thức đã tăng 56.000 ở Hà Nội (tương ứng tăng 6%) và 206.000 việc làm ở TP. Hồ Chí Minh (tương ứng tăng 19%). Ở TP. Hồ Chí Minh, tỷ trọng việc làm thuộc khu vực này đã tăng 1 điểm phần trăm giữa hai năm 2007 và 2009 và đóng góp 40% số việc làm mới tạo ra. Ở Hà Nội, do có sự thay đổi về địa giới hành chính, mở rộng gần gấp hai diện tích vào năm 2008 nên đòi hỏi phân tách chi tiết số liệu. Trong khi đúng như nhận định ban đầu, việc làm ở khu vực mới sáp nhập của Hà Nội, có khuynh hướng “phi chính thức hóa” cao hơn, thì tỷ trọng khu vực phi chính thức trong lực lượng lao động của khu vực Hà Nội cũ (nếu như giữ nguyên địa giới) đã giảm nhẹ 1,5 điểm phần trăm (con số này cần được xem xét cẩn trọng vi cuộc điều tra đã không được thiết kế ở mức suy luận này). Tuy vậy, về mặt qui mô, khu vực phi chính thức đã có khuynh hướng tăng và vẫn là nơi cung cấp việc làm hàng đầu. Hơn nữa, nếu chỉ xét đên những việc làm mới được tạo ra năm 2009, thì đóng góp của khu vực phi chính thức cũng ở vị trí dẫn đầu với khoảng 30% số việc làm mới, ngang với mức đóng góp của khu vực doanh nghiệp trong nước. 3
  4. Số lượng đơn vị sản xuất đang tăng thêm. Năm 2009, ở Hà Nội có 725.000 hộ SXKD phi chính thức và con số tương ứng ở TP. Hồ Chí Minh là 967.000 hộ SXKD. Với sự mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội, số lượng hộ SXKD phi chính thức thống kê được đã tăng gấp 2,3 lần giữa hai năm 2007 và 2009. Nếu xét theo địa bàn Hà Nội mới, tốc độ tăng số hộ SXKD phi chính thức ước tính được là 23%2. Ở TP. Hồ Chí Minh, tốc độ tăng số lượng hộ SXKD phi chính thức giữa hai năm là 29%. Với nhịp độ tăng tương đối nhanh như vậy không thể phủ nhận về tính chất thích hợp và sự năng động của khu vực này. Tuy nhiên, do không có những số liệu có thể so sánh với những thời kỳ khác hoặc với các quốc gia khác có những đặc điểm tương đồng, những đánh giá đưa ra phần nào bị hạn chế. Một mặt sự biến động này có thể chỉ là sự nhịp tăng thông thường về qui mô của khu vực phi chính thức theo khuynh hướng tăng nhân khẩu ở các thành phố. Sự mở rộng qui mô của khu vực này thậm chí có thể đã bị giảm chậm lại do mức tăng trưởng thấp hơn của nền kinh tế nói chung hay cụ thể hơn là sự thu hẹp của cầu. Mặt khác khu vực phi chính thức có thể đã biến động ngược với chu kỳ kinh tế, khác với các khu vực khác trong nền kinh tế. Sự gia tăng tỷ lệ lao động làm nhiều công việc giữa hai năm 2007 và 2009 quan sát được từ kết quả ĐT LĐ&VL (Nguyễn Hữu Chí và cộng sự, 2010), mà thực tế có thể đã dẫn đến sự nhân lên số lượng hộ SXKD, là bằng chứng cho nhận định này. Khủng hoảng kinh tế có thể đã có tác động thúc đẩy mở rộng qui mô của khu vực phi chính thức. Giả thuyết này được khẳng định bởi sự suy giảm tỷ lệ chính thức hóa. Nếu như năm 2007 tỷ trong hộ SXKD chính thức trong tổng số SXKD ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tương ứng là 19,5% và 25,4% thì đến năm 2009 tỷ trong này chỉ còn là 15,2% ở Hà Nội (14,3% nếu chỉ tính địa bàn Hà Nội trước khi mở rộng) và 17,6% ở TP. Hồ Chí Minh. Cuộc khủng hoảng diễn ra qua hai năm 2008-2009 đã tạo nên hiện tượng phi chính thức hóa có tác động đến hầu hết các ngành ở cả hai thành phố. Có sự khác biệt về mức độ của hiện tượng này theo loại hoạt động (với mức độ chính thức hóa cao hơn trong khu vực thương mại) và giữa hai thành phố. Tuy nhiên, khoảng cách đã giảm đi: tỷ lệ chính thức hóa giảm 7,8 điểm phần trăm ở TP. Hồ Chi Minh so với giảm 4,2 điểm phần trăm ở Hà Nội. Bảng 1: Cơ cấu hộ SXKD và việc làm theo nhóm ngành kinh tế Hộ SXKD Hộ SXKD phi chính thức Tỷ trọng hộ SXKD Nhóm ngành Cơ cấu hộ SXKD chính thức Cơ cấu việc làm (%) phi chính thức (%) (%) 2009 2009 2009 2009 2009 2009 Hanoi 2007 HN HN 2007 HN HN 2007 HN HN cũ mới Cũ mới cũ mới Công nghiệp và xây 11.6 7.3 6.9 18.2 18.3 24.8 27.8 24.8 37.3 dựng Thương mại 29.1 21.9 19.8 37.3 30.1 40.3 32.6 26.9 33.5 Dịch vụ 12.7 11.7 15.1 44.5 51.6 34.9 39.6 48.4 29.2 Chung 19.5 14.3 15.3 100 100 100 100 100 100 TP. HCM 2007 2009 2007 2009 2007 2009 Công nghiệp và xây 18.8 13.1 21.9 18.7 29.6 25.1 dựng Thương mại 36.7 32.6 32.2 26.6 28.7 24.1 Dịch vụ 18.5 9.4 45.9 54.6 41.7 50.8 Chung 25.4 17.6 100 100 100 100 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Hà Nội cũ bao gồm toàn bộ địa bàn phân định bởi địa giới hành chính trước đây. Hà Nội mới tương ứng với toàn bộ địa bàn hiện nay (sau khi có sự sáp nhập mở rộng địa giới). 2 Dựa vào số liệu Điều tra Lao động và Việc làm (LFS) chúng tôi có thể xác định được sự biến động về số lượng việc làm cũng như số hộ SXKD trên cả địa bàn Hà Nội “cũ” và “mới”. Đối với điều tra HB&IS, chúng tôi chỉ có thể thực hiện được phân tích so sánh đối với Hà Nội cũ, bởi vì cuộc điều tra năm 2007 chỉ thực hiện thu thập thông tin trong phần địa bàn hạn chế thuộc Hà Nội trước đây. Nhìn chung, với cỡ mẫu nhỏ, khi diễn giải các kết quả điều tra từ số liệu các cuộc điều tra LFS và HB&IS năm 2009 đối với Hà Nội “cũ” cần hết sức thận trọng. 4
  5. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng các hoạt động thương mại và dịch vụ. Phân tích theo cơ cấu ngành cho thấy xu hướng chuyển dịch diễn ra theo hướng tăng tỷ trọng các hoạt động thuộc khu vực thứ ba. Khuynh hướng khu vực phi chính thức gồm chủ yếu các hoạt động thương mại và dịch vụ biểu hiện từ lần điều tra năm 2007 không những được khẳng định mà còn tăng thêm lên ở năm 2009. Các hộ SXKD dich vụ càng chiếm ưu thế hơn về số lượng ở TP. Hồ Chí Minh (với tỷ trọng 55% số hộ SXKD phi chính thức năm 2009 so với 46% số hộ năm 2007). Điều tương tự cũng diển ra ở Hà Nội nếu chỉ xét sự biến động trong phạm vi địa bàn thuộc địa giới hành chính cũ (với tỷ trọng tương ứng ở các năm là 52% và 45%). Tuy nhiên, việc tính thêm kết quả điều tra ở những khu vực lân cận đã làm thay đổi kết cấu chung của khu vực phi chính thức ở Hà Nội với sự lấn át hơn của các hoạt động sản xuất3 và thương mại ở những khu vực này (trong khi hoạt động dịch vụ ít phát triển hơn). Do vậy, hoạt động thương mại giữ vị trí số một với tỷ trọng 40% số hộ SXKD phi chính thức ở Hà Nội, tiếp đến các hộ SXKD phi chính thức thuộc khu vực dịch vụ chiếm 35% và cuối cùng các hoạt động sản xuất (gồm cả xây dựng) giữ bộ phận không kém phần quan trọng với tỷ trọng 25% số hộ SXKD phi chính thức và 37% số việc làm phi chính thức. Tác động của khủng hoảng đến điều kiện lao động trong khu vực phi chính thức: bức tranh đa sắc mầu Kết quả phân tích số liệu ĐT LĐ&VL cho thấy thị trường lao động ở Việt Nam không phải chịu nhiều tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng. Tuy vậy, kết quả nhận được từ cuộc điều tra HB&IS đã cho thấy bức tranh đa dạng hơn về điều kiện lao động trong khu vực phi chính thức. Cụ thể, ở hai thành phố đã diễn ra những xu hướng biến động khác nhau qua hai năm 2007 và 2009. Bảng 2 : Qui mô bình quân của hộ SXKD và các điều kiện lao động Số lao động Tỷ lệ lao động Tỷ lệ lao động tạm Tỷ lệ lao động không Nhóm ngành bình quân làm công ăn lương (%) thời* (%) có hợp đồng* 2009 2009 2009 2009 2009 Hà Nội 2007 HN cũ 2009 2007 HN cũ 2009 2007 HN cũ 2007 HN cũ 2009 Công nghiệp 2.2 1.8 2.3 37.9 18.1 37.8 34.2 8.8 7.3 41.5 59.7 36.4 và xây dựng Thương mại 1.3 1.2 1.3 3.5 4.7 1.4 23.8 13.5 3.5 92.1 71.8 90.5 Dịch vụ 1.3 1.3 1.3 9.0 7.5 7.7 25.0 18.8 12.9 71.8 60.2 73.6 Hộ SXKD phi 1.4 1.3 1.5 15.3 9.4 16.8 29.4 13.4 7.7 60.7 61.8 52.8 chính thức Hộ SXKD 2.3 2.2 2.3 31.4 41.4 41.0 9.8 16.8 21.0 62.2 30.0 40.6 chính thức Chung 1.6 1.5 1.6 19.7 16.4 22.0 21.4 14.7 12.0 61.3 49.6 48.9 HCMC 2007 2009 2007 2009 2007 2009 2007 2009 Công nghiệp và 2.0 1.8 35.2 36.1 20.7 7.9 46.4 59.5 xây dựng Thương mại 1.3 1.2 7.1 2.1 13.7 7.0 84.4 85.0 Dịch vụ 1.4 1.3 10.5 6.2 17.9 2.8 69.7 84.4 Hộ SXKD phi 1.5 1.4 16.9 12.7 18.3 5.7 61.9 73.6 chính thức Hộ SXKD 2.6 2.6 41.9 39.2 8.3 4.6 36.8 51.8 chính thức Chung 1.8 1.6 26.3 20.3 12.9 5.2 48.4 63.1 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. * Tỷ trọng được tính trên tổng số lao động phụ thuộc (không bao gồm chủ hộ SXKD) 3 Điều này có thể là do khu vực thuộc tỉnh Hà Tây trước đây bao gồm nhiều làng nghề với các đơn vị hoạt động sản xuất. 5
  6. Thứ nhất qui mô bình quân của các hộ SXKD phi chính thức đã không thay đổi (1,5 lao động ở Hà Nội và 1,4 lao động ở TP. Hồ Chí Minh). Đặc điểm khu vực này được cấu thành chủ yếu từ các đơn vị siêu nhỏ và việc tự làm vẫn thể hiện rõ. Số việc làm thuộc các hộ SXKD phi chính thức này ở Hà Nội là 1.093.000 và ở TP. Hồ Chí Minh là 1.323.000. Tỷ trong lao động làm công trong khu vực phi chính thức đã tăng đôi chut ở Hà Nội, từ 15,3% năm 2007 lên 16,8% năm 2009, trong khi đó tỷ trọng này lai có sự suy giảm rõ rệt ở TP. Hồ Chí Minh, từ 16,9% xuống còn 12,7%. Sự giảm đi rõ rệt của tỷ trọng bộ phận lao động làm tạm thời ở hai thành phố (từ 29,4% xuống 7,7% ở Hà Nội và từ 18,3% xuống 5,7% ở TP. Hồ Chí Minh) có thể được diễn giải là dấu hiệu tích cực về phương diện tính chất bảo đảm của việc làm. Bên cạnh đó biến động này cũng có thể phản ánh ảnh hưởng của những điều kiện bất lợi đến khu vực phi chính thức. Trong điều kiện mức cầu thấp, các hộ SXKD có thể đã không còn đủ khả năng để thuê lao động làm công tạm thời. Do vậy những lao động này đã phải tự tìm công việc thông qua khởi tạo một hoạt động tự làm. Điều kiện lao động vẫn không được đảm bảo. Nhìn chung, điều kiện lao động không được đảm bảo vẫn là một đặc điểm cơ bản của khu vực phi chính thức. Các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, phân chia lợi nhuận, nghỉ phép được trả công gần như không tồn tại đối với việc làm trong khu vực này. Điều kiện lao động dường như còn kém hơn xét về thực trạng lao động thiếu được bảo vệ vì tỷ trọng lao động phụ thuộc không hề được đảm bảo bằng bất cứ một hình thức hợp đồng nào (văn bản hay thoả thuận) đã tăng lên. Điều này diễn ra đối với gần ba phần tư số lao động ở TP. Hồ Chí Minh năm 2009 so với tỷ lệ thấp hơn (62%) năm 2007. Nếu như tình hình xem ra có vẻ khả quan hơn ở Hà Nội với tỷ trọng lao động không được ký hợp đồng giảm từ 60,7% xuống 52,8% thì điều này thực tế là do tác động về cơ cấu. Những lao động ở Hà Tây hoặc ở các địa bàn mới khác của Hà Nội có thể được hưởng những điều kiện tốt hơn về hợp đồng so với những lao động ở địa bàn Hà Nội “cũ”. Nếu như phân tích chỉ được giới hạn với phần địa bàn Hà Nội nằm trong địa giới hành chính cũ thì không có sự thay đổi đáng kể của tỷ lệ lao động không được ký hợp đồng (tăng đôi chút từ 60,7% lên 61,8%). Một cách khác để đánh giá về điều kiện làm việc đó là dựa vào đặc điểm nơi kinh doanh của các hộ SXKD phi chính thức. Có một bộ phận khá lớn các hộ SXKD phi chính thức ở cả hai thành phố hoạt động trong điều kiện không có địa điểm kinh doanh cố định (chẳng hạn, người bán hàng rong, lái xe ôm, v. v.). Trong khi ở Hà nội tỷ lệ hộ SXKD phi chính thức không có địa điểm kinh doanh cố định đã giảm (từ 40% năm 2007 xuống còn 36% năm 2009 ở Hà Nội cũ, 31% năm 2009 nếu tính theo địa bàn Hà Nội mới). thì tỷ lệ này lại tăng lên ở TP. Hồ Chí Minh (từ 37% lên 41%). Điều này cho thấy tình hình hoạt động của các hộ SXKD ở thành phố miền nam đã trở nên bấp bênh hơn. Sự cải thiện chung về thu nhập. Thu nhập là một tiêu chí quan trọng cần xét đến khi đánh giá về sự cải thiện về điều kiện lao động trong khu vực phi chính thức. Mức thu nhập bình quân tháng của lao động trong khu vực này ở Hà Nội năm 2009 là 3,6 triệu đồng trong khi mức thu nhập trung vị là 1,9 triệu đồng. Ở TP. Hồ Chí Minh các mức thu nhập tương ứng là 2,7 triệu đồng và 2 triệu đồng. Những con số này cho thấy những khoảng cách về thu nhập tồn tại ngay trong khu vực phi chính thức, đặc biệt là giữa những lao động có vị thế khác nhau. Mức thu nhập bình quân không thể đại diện được cho tình hình thu nhập của đa số lao động trong khu vực này (xem hình 1 và 2). Điều này cùng đã diễn ra ở năm 2007, và thực tế là đã không có nhiều thay đổi về đặc điểm phân phối thu nhập của lao động trong khu vực này trong thời kỳ này. Cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra qua hai năm 2008 và 2009 có thể đã tác động tiêu cực đến thu nhập trong khu vực phi chính thức trong điều kiện mức độ cạnh tranh đã tăng lên do tăng thêm số lượng hộ SXKD đồng thời với sự hạn chế của sức cầu (Cling và các đồng tác giả, 2010c). Nhưng trên thực tế các kết quả thu được dường như không đồng nhất về phương diện này. Cụ thể, trong khi thu nhập bình quân của khu vực này ở TP. Hồ Chí Minh giảm đi thì trái lại ở Hà Nội lại tăng thêm. Ở mỗi thành phố, khoảng cách lớn giữa sự biến thiên về mức thu nhập bình quân và trung vị chính là chỉ báo phản ánh sự không đồng nhất cao trong biến động riêng của các hộ SXKD phi chính thức. 6
  7. Hình 1 Phân phối thu nhập trong khu vực phi chính thức năm 2007 và 2009, (Giá cố định năm 2007) Hà Nội TP. Hồ Chí Minh Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Thu nhập năm 2009 được điều chỉnh do lạm phát. Đồ thị biểu diễn thu nhập điều chỉnh theo giá năm 2007. Hà Nội cũ bao gồm toàn bộ địa bàn phân định bởi địa giới hành chính trước đây. Hà Nội mới tương ứng với toàn bộ địa bàn hiện nay (sau khi có sự sáp nhập mở rộng địa giới). Hình 2 Phân phối thu nhập trong khu vực phi chính thức theo vị thế công việc năm 2007 và 2009 (Giá cố định, 2007) Hà Nội TP. Hồ Chí Minh Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Thu nhập năm 2009 được điều chỉnh do lạm phát. Đồ thị biểu diễn thu nhập điều chỉnh theo giá năm 2007. Ở Hà Nội, có thể nhận thấy sự tăng trưởng ấn tượng của thu nhập thực tế bình quân lao động (tốc độ tăng 22%). Sự giảm nhẹ của mức thu nhập trung vị được giải thích chủ yếu do tác động của thay đổi cơ cấu với việc tăng thêm những hộ SXKD có thu nhập thấp hơn ở Hà Tây cũng như ở các địa bàn lân cận khác mới được sáp nhập vào Hà Nội. Nếu như phân tích này chỉ giới hạn ở phần địa bàn thuộc Hà Nội trước đây thì mức trung vị thu nhập trong khu vực này cũng tăng, tuy nhiên với mức tăng không đáng kể (3.3%). Các chủ thuê lao động và lao động tự làm là những đối tượng nhận được nhiều lợi thế nhất trong sự cải thiện về thu nhập. Thù lao đối với lao động làm công ăn lương trong khu vực này cũng đã tăng lên, nhưng điều này chủ yếu là do tình trạng tốt hơn của những lao động này ở những khu vực mới của Hà Nội (ở địa bàn Hà Nội cũ, thu nhập bình quân của lao động làm công giảm 4% và mức thu nhập trung vị của nhóm này giảm 14%). Xét một cách tổng thể hơn, có thể nhận thấy hình thái biến động thu nhập của khu vực này ở Hà Nội được định hình bởi các hộ SXKD chính thức và khuynh hướng tăng thậm chí còn mạnh hơn. Điều này dường như cho thấy rằng các đơn vị sản xuất hiệu quả hơn đã gắng hoạt động tốt trong thời kỳ này và thúc đẩy làm tăng mức thu nhập bình quân trong khu vực hộ SKKD. 7
  8. Bảng 3: Biến động mức thu nhập bình quân và trung vị của lao động theo nhóm ngành và vị thế công việc Hà Nội Hà Nội cũ TP. HCM Thu nhập Thu nhập Thu nhập Thu nhập Thu nhập Thu nhập Nhóm ngành BQ tháng trung vị BQ tháng trung vị BQ tháng trung vị Công nghiệp và xây -13.1% 0.8% 9.8% 13.3% 10.5% 16.9% dựng Thương mại 88.4% -1.9% 86.5% 14.2% 8.3% 19.1% Dịch vụ -14.7% -5.8% -6.5% -2.4% -16.9% 3.2% Hộ SXKD phi 17.0% -2.2% 21.7% 3.3% -3.5% 10.9% chính thức Hộ SXKD chính 72.9% 5.8% 176.9% 27.5% -16.5% -8.8% thức Chung 30.0% 0.8% 64.1% 10.0% -13.6% 8.6% Hà Nội Hà Nội cũ TP. HCM Thu nhập Thu nhập Thu nhập Thu nhập Thu nhập Thu nhập Vị thế công việc BQ tháng trung vị BQ tháng trung vị BQ tháng trung vị Chủ hộ SXKD 19.6% 54.9% 39,2% 94,7% -11.5% -11.8% Tự làm 30.5% -2.3% 27,0% 7,0% -2.4% 11.4% Làm công 12.6% 8.0% -4,0% -13,6% 2.8% 1.3% Học việc được trả -0.4% 0.8% -31.3% -15.5% lương -2,0% -16,0% Đồng sở hữu -30.9% 27.0% -41,8% 27,0% -0.6% 5.0% Hộ SXKD phi 17.0% -2.2% -3.5% 10.9% chính thức 21,7% 3,3% Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Ở TP. Hồ Chí Minh, nết xét về sự tiến triển của thu nhập, tình hình xem ra xấu đi đối với khu vực phi chính thức qua hai năm 2007 và 2009, với mức suy giảm 3,5%. Tuy nhiên mức thu nhập trung vị đã tăng một cách rõ rệt (10,9%). Trái với những gì đã diễn ra ở Hà Nội, những đơn vị sản xuất có mức thu nhập cao (với qui mô lớn hơn hoặc hoạt động hiệu quả hơn) đã biến động giảm hiệu quả hoạt động kéo theo mức thu nhập bình quân chung giảm xuống. Đó là những đơn vị chịu ảnh hưởng tác động của cuộc khủng hoảng. Bên cạnh đó, giả thuyết này được khẳng định bởi những khuynh hướng biến động tiêu cực quan sát thấy ở các hộ SXKD chính thức. Cụ thể, mức thu nhập thực tế bình quân của các hộ SXKD thuộc nhóm này đã giảm 16,5% và mức thu nhập trung vị cũng giảm 8,8%. Ở thành phố này, các chủ hộ SXKD và ở một mức độ ít hơn đó là các lao động tự làm đã phải gánh chịu tác động nhiều nhất của cuộc khủng hoảng (cùng với nhóm giữ một bộ phận rất nhỏ bao gồm các lao động học việc được trả công), trong khi đó thu nhập của các lao động làm công đã cải thiện đôi chút (với mức thu nhập bình quân tăng 2,8% và thu nhập trung vị tăng 1,3%). Do các lao động làm công trong khu vực phi chính thức vốn đã nhận được mức tiền công rất thấp nên dường như không thể giảm thấp hơn trong thời kỳ khủng hoảng. Cũng cần lưu ý rằng sự tăng lên của mức thu nhập phần nào do việc tăng thêm thời gian làm việc vốn đã nhiều trong khu vực này ở Hà Nội năm 2009 so với năm 2007. Số giờ làm việc bình quân mỗi tuần của lao động tăng từ 49,3 năm 2007 lên 51,5 năm 2009 nếu chỉ giới hạn phân tích so sánh trên phạm vi địa bàn Hà Nội cũ và nếu mở rộng so sánh cho cả ở địa bàn Hà Nội mới thì không nhận thấy có nhiều biến động về chỉ tiêu này. Ở TP. Hồ Chí Minh nếu không tính khu vực dịch vụ với đặc điểm mang tính ngoại lệ là có số giờ làm việc mỗi tuần ít, thì có thể nhận thấy sự tăng thêm đôi chút về thời gian làm việc. Cụ thể, thời gian làm việc bình quân của các hộ SXKD phi chính thức hoạt động trong các nhóm ngành sản xuất và thương mại đã tăng tương ứng 1,1 giờ và 1,2 giờ. Cường độ làm việc ở 8
  9. mức cao năm 2009 (62,5 giờ/tuần, tương ứng với mức tăng 2,6 giờ so với năm 2007) của các hộ SXKD chính thức ở TP. Hồ Chí Minh phản ánh khó khăn mà họ phải đối mặt trong thời gian này. Nhìn chung, mặc dù mức thu nhập trong khu vực phi chính thức vẫn còn thấp, lao động trong khu vực này đã cố gắng thích nghi để tránh (hoặc hạn chế) những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng đến thu nhập của họ. Tuy vậy, có một câu hỏi hiện còn bỏ ngỏ đó là liệu khu vực này có thể nâng cao hiệu quả để thu hẹp khoảng cách thu nhập với khu vực chính thức trong bối cảnh nếu như không diễn ra cuộc khủng hoảng. Hiệu quả kinh tế của khu vực phi chính thức Mặc dù vai trò của khu vực phi chính thức về phương diện cung cấp việc làm đã được thừa nhận rộng rãi, mức độ đóng góp của khu vực này vào kết quả của nền kinh tế cũng như phản ứng của nó trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng vẫn còn là câu hỏi lớn cần xem xét. Tầm quan trọng ngày càng tăng thêm của khu vực phi chính thức về phương diện kết quả sản xuất. Doanh thu năm 2009 của toàn bộ khu vực phi nông nghiệp phi chính thức là 143.000 tỷ đồng ở Hà Nội và 138.000 tỷ đồng ở TP. Hồ Chí Minh (Bảng 4)4. Các hộ SXKD phi chính thức ở Hà Nội đã sản xuất được một khối lượng sản phẩm và dịch vụ tương ứng với 69.000 tỷ đồng và tạo ra 34.000 tỷ đồng giá trị tăng thêm. Ở TP. Hồ Chí Minh, các hộ SXKD phi chính thức sản xuất được 72.000 tỷ đồng giá trị sản xuất, tạo ra được 40.000 tỷ đồng giá trị tăng thêm. Mỗi nhóm ngành (sản xuất, thương mại, dịch vụ) tạo ra được khoảng một phần ba tổng giá trị tăng thêm trong khu vực này ở Hà Nội, trong khi một nửa tổng giá trị tăng thêm của khu vực này ở TP. Hồ Chí Minh là do các hộ SXKD dịch vụ tạo ra. Các hộ SXKD chính thức có vai trò ít quan trọng hơn so với các hộ SXKD phi chính thức về phương diện đóng góp vào giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm ở cả hai thành phố. Bảng 4: Tổng doanh thu, sản lượng và giá trị sản xuất năm 2009 Mức tổng theo năm (tỷ đồng) Doanh thu Giá trị sản xuất Giá trị tăng thêm Nhóm ngành Hà Nội TP. HCM Hà Nội TP. HCM Hà Nội TP. HCM Công nghiệp và xây dựng 37,004 15,859 36,873 15,833 11,684 9,877 Thương mại 83,837 74,507 12,980 12,914 11,452 10,474 Dịch vụ 22,173 47,421 19,501 42,763 10,825 20,033 Hộ SXKD phi chính thức 143,014 137,787 69,353 71,510 33,962 40,384 Hộ SXKD chính thức 85,566 140,102 40,595 43,624 28,059 25,277 Chung 228,580 277,889 109,948 115,134 62,021 65,662 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Sự gia tăng theo số nhân về số lượng các hộ SXKD trong khu vực phi chính thức (chí ít một phần là do việc mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội) và sự tăng thêm tỷ trọng đóng góp của khu vực này về phương diện việc làm không nhất thiết đồng nghĩa với sản lượng và giá trị tăng thêm của khu vực này cùng được mở rộng quy mô. Người ta thường cho rằng trong thời kỳ khủng hoảng quy mô sản lượng thường bị thu hẹp do có thêm nhiều hộ SXKD và lao động cùng cạnh tranh một cách khó khăn để chia sẻ một khối lượng nhu cầu hạn chế. Điều này đã không xảy ra ở hai thành phố. Cụ thể, tổng giá trị tăng thêm thực tế do khu vực phi chính thức ở Hà Nội tạo ra đã tăng lên đến gấp đôi và tốc độ tăng chỉ tiêu này ở TP. Hồ Chí Minh là 15% (Bảng 5). Biến động kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD chính thức ở TP Hồ Chí Minh lại 4 Do cuộc điều tra được thực hiện ở Hà Nội vào tháng 11 năm 2009 nên các kết quả phản ánh cho khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009. Ở TP. Hồ Chí Minh, cuộc điều tra được thực hiện vào tháng 12 năm 2009 do đó kết quả điều tra phản ánh cho thời kỳ từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009. 9
  10. là một ngoại lệ, khác với những gì đã quan sát được trong bức tranh chung: giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của bộ phận này đã suy giảm tương ứng 43,6% và 37,4%. Bảng 5: Tốc độ tăng mức thực tế của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp chính, 2007-2009 Chỉ tiêu tổng hợp theo năm Sản lượng Giá trị tăng thêm Nhóm ngành Hà Nội* TP HCM Hà Nội* TP HCM Công nghiệp và xây dựng 143% 16,2% 156% 12,4% Thương mại 69% 7,6% 114% 6,1% Dịch vụ 49% 28,5% 49% 22,3% Hộ SXKD phi chính thức 93% 21,4% 97% 15,2% Hộ SXKD chính thức 108% -43,6% 184% -37,4% Chung 98% -15,5% 129% -12,9% Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. * Đã có sự thay đổi phạm vi của cuộc điều tra qua hai năm 2007 và 2009 với sự mở rộng địa giới hành chính của Hà Nội. Liệu chăng đã có sự trì trệ về hiệu quả của khu vực phi chính thức? Cần lưu ý rằng khuynh hướng biến động tăng ở cấp độ chỉ tiêu tổng hợp chung của khu vực phi chính thức có thể đã phản ánh chủ yếu khuynh hướng tăng về mặt nhân khẩu. Để có thể tìm hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động của khu vực này, cần thực hiện một phân tích chi tiết hơn về mức bình quân và trung vị của giá trị tăng thêm mỗi đơn vị sản xuất. Kết quả phân tích này cũng cho thấy một bức tranh đa sắc mầu, tương tự với những gì đã nhận thấy ở phần trên: hiệu quả của khu vực này ở Hà Nội năm 2009 cao hơn so với năm 2007 trong khi ở TP Hồ Chí Minh lại có sự suy giảm. Ở Hà Nội, nếu như chỉ giới hạn phân tích theo địa bàn cũ, kết quả không cho thấy sự thay đổi rõ rệt giá trị tăng thêm bình quân hộ SXKD (chỉ tăng 0,6%) và mức trung vị (đã tăng đôi chút, 2,3%). Sự suy giảm của chỉ tiêu này ở Hà Nội (xem Bảng 6) chủ yếu là do những ảnh hưởng về cơ cấu, cụ thể là các hộ SXKD phi chính thức ở những khu vực mới của Hà Nội có hiệu quả thấp hơn so với các hộ ở khu vực Hà Nội cũ. Hiệu quả cao của các hộ SXKD thuộc nhóm ngành thương mại đã giúp duy trì mức hiệu quả chung ở Hà Nội như vậy. Có thể nhận thấy những hộ SXKD lớn hơn (về qui mô và hiệu quả) đã ứng phó tốt hơn so với các hộ qui mô nhỏ. Thực tế là các hộ SXKD chính thức đã đạt được tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ở mức 73% qua hai năm. Ở TP. Hồ Chí Minh, hiệu quả hoạt động của các hộ SXKD đã suy giảm rõ rệt, đặc biệt là đối với các hộ SXKD thuộc khu vực chính thức. Qua hai năm giá trị tăng thêm bình quân của các hộ SXKD thuộc khu vực phi chính thức đã giảm 14,2%, trong khi đó tốc độ giảm của chỉ tiêu này còn cao hơn đối với các hộ SXKD chính thức (giảm 26,6%). Sự ít thay đổi của mức trung vị về giá trị tăng thêm của các hộ SXKD cho thấy các hộ SXKD thuộc nhóm có hiệu quả cao hơn đã phải chịu đựng nhiều nhất những gánh nặng do cuộc khủng hoảng gây ra. Cũng giống như ở Hà Nội, các hộ SXKD phi chính thức thuộc nhóm ngành thương mại ở TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các đơn vị qui mô nhỏ, đã gắng gượng để hoạt động tốt hơn nhằm tránh những tác động tiêu cực. Ở Hà Nội, sự thay đổi về cấu trúc dường như đã dẫn đến biểu hiện về mức hiệu quả cao hơn: năng suất lao động đã tăng 16% năm 2009 so với năm 2007. Sự gia tăng tỷ trọng của khu vực thương mại và của tỷ trọng tiền công cao hơn mức lợi nhuận trong cấu thành của giá trị tăng thêm trong các hộ SXKD thuộc nhóm ngành sản xuất có thể lý giải cho sự tăng trưởng thu nhập của khu vực này ở thủ đô. Ở TP Hồ Chí Minh, chính hiệu quả của các đơn vị qui mô nhỏ, bộ phận chiếm đa số trong khu vực này, đã cho cho phép hạn chế những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng đến thu nhập. Ở thành phố này, các hộ SXKD chính thức cũng đã ứng phó bằng cách điều chỉnh lợi nhuận thay vào đó là tăng tỷ trọng tiền công. 10
  11. Bảng 6: Hiệu quả kinh tế của khu vực phi chính thức, 2007 và 2009 Giá trị tăng thêm bình quân một hộ SXKD và năng suất lao động Hà Nội Tốc độ tăng, Tốc độ tăng, Mức bình quân 2007-2009 2007-2009 tháng năm 2009 (theo mức thực tế) (theo mức thực tế) (1,000 đồng) HN mới 2009 / HN cũ 2007 HN cũ Bình Nhóm ngành quân Trung vị Bình quân Trung vị VA/L Bình quân Trung vị VA/L Công nghiệp và xây dựng 5,997 3,245 -12,4% -24,8% -14,5% -11,9% -8,3% 8,0% Thương mại 3,466 2,430 -7,0% 10,8% 86,0% 29,5% 11,8% 84,2% Dịch vụ 3,746 2,350 -14,7% -10,4% -13,2% -9,2% -6,4% -7,0% Hộ SXKD phi chính 4,192 2,518 -8,6% -3,1% 16,3% 0,6% 2,3% 20,5% thức 169,5 Hộ SXKD chính thức 19,318 6,410 73,1% -3,7% 69,6% 168,5% 10,5% % Chung 6,503 2,740 10,8% -12,2% 28,6% 40,5% -2,9% 61,5% TP. Hồ Chí Minh Mức bình quân Tốc độ tăng, tháng năm 2009 2007-2009 (1,000 đồng) (theo mức thực tế) Nhóm ngành Bình quân Trung vị Bình quân Trung vị VA/L Công nghiệp và xây dựng 5,194 2,627 -2,3% -6,4% 7,7% Thương mại 3,701 2,390 -2,3% 10,7% 4,4% Dịch vụ 3,365 2,515 -24,3% -4,2% -19,4% Hộ SXKD phi chính thức 3,797 2,507 -14,2% 0,4% -6,5% Hộ SXKD chính thức 11,149 7,425 -21,8% -24,8% -20,2% Chung 5,083 3,000 -26,6% -8,0% -17,3% Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. VA/L là chỉ tiêu phản ánh năng suất lao động tính bằng mức giá trị tăng thêm bình quân mỗi lao động. Nhìn chung, lao động trong khu vực phi chính thức đã gắng gượng để ứng phó một cách tốt nhất trong hoàn cảnh khó khăn. Tính chất linh hoạt cao của thị trường lao động, đặc biệt là trong khu vực phi chính thức và trong những đơn vị sản xuất qui mô nhỏ, chính là yêu tố tích cực làm hạn chế hậu quả của khủng hoảng kinh tế. Sự hòa nhập của khu vực phi chính thức vào nền kinh tế Để đánh giá mức độ hòa nhập của khu vực phi chính thức vào kinh tế ở địa phương, chúng tôi đã xác định nơi tiêu thụ các sản phẩm của khu vực này. Các kết quả cho cho thấy khu vực này hoạt động tách rời, với rất ít những mối liên hệ trực tiếp với nền kinh tế chính thức. Các mối quan hệ yếu hơn với khu vực phi chính thức. Khối lượng sản phẩm mà khu vực này cung cấp cho các doanh nghiệp lớn hầu như không đáng kể, chỉ tương ứng 1,3% và 5,3% khối lượng sản phẩm tương ứng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Sản phẩm của khu vực này chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình (khoảng 80% khối lượng sản phẩm của khu vực này ở mỗi thành phố), với tỷ trọng phụ vụ cho các hộ gia đình đã tăng 3,4 điểm phần trăm và 4,1điềm phần trăm qua hai năm 2007 và 2009 tương ứng ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã có tác động cản trở mức độ hòa nhập của khu vực phi chính thức với phần còn lại của nền kinh tế. Những kết quả này phù hợp với thực tế là trong thời kỳ khủng hoảng các hộ gia đình có khuynh hướng tìm đến những sản phẩm giá rẻ và do vậy có thể đã có sự chuyển dịch trong tiêu dùng của các hộ gia đình tới các sản phẩm của khu vực phi chính thức thay vì của khu vực chính thức. 11
  12. Chúng ta có thể cho rằng khu vực hộ SXKD phi chính thức thuộc nhóm ngành công nghiệp ở Hà Nội có mức độ hòa nhập cao hơn với việc bao gồm các làng nghề sau khi sáp nhập Hà Tây, nhưng điều này thực tế đã không diễn ra. Thực vậy, có thể nhận thấy tầm quan trọng của mạng lưới của các hộ SXKD cùng hoạt động trong khu vực này qua việc tăng tỷ trọng khôi lượng sản phẩm giao dịch giữa các hộ SXKD năm 2009 so với 2007, đồng thời với việc giảm tỷ trọng quan hệ giao dịch với các doanh nghiệp lớn. Bảng 7: Nơi tiêu thụ chính sản phẩm của khu vực phi chính thức (tỷ trọng (%) trong tổng sản lượng ) Hà Nội 2007 2009 Hộ Hộ Hộ gia SXKD Hộ gia SXKD Nhóm ngành DN lớn Tổng DN lớn Tổng đình hoặc DN đình hoặc DN nhỏ nhỏ Công nghiệp và xây dựng 52,4 22,3 25,3 100 52,8 46,5 0,7 100 Thương mại 74,9 24,8 0,3 100 87,0 11,6 1,4 100 Dịch vụ 94,5 4,0 1,5 100 89,3 8,4 2,3 100 Hộ SXKD phi chính thức 75,4 18,8 5,8 100 78,8 19,9 1,3 100 Hộ SXKD chính thức 85,3 9,3 5,4 100 86,8 13,0 0,2 100 Chung 80,1 14,2 5,7 100 81,6 17,5 0,9 100 HCMC 2007 2009 Hộ Hộ Hộ gia SXKD Hộ gia SXKD DN lớn Tổng DN lớn Tổng đình hoặc DN đình hoặc DN nhỏ nhỏ Công nghiệp và xây dựng 41,8 51,0 7,2 100 43,7 32,7 23,6 100 Thương mại 73,9 22,7 3,4 100 84,5 14,4 1,1 100 Dịch vụ 96,7 2,8 0,5 100 90,4 4,1 5,5 100 Hộ SXKD phi chính thức 76,5 20,5 3,0 100 81,6 13,1 5,3 100 Hộ SXKD chính thức 74,2 19,4 6,4 100 61,8 37,0 1,2 100 Chung 75,1 19,8 5,1 100 71,7 25,0 3,3 100 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Các hộ sản xuất công nghiệp trong khu vực phi chính thức ở TP. Hồ Chí Minh có đặc điểm khác biệt đôi chút so với bức tranh chung phản ánh sự tăng thêm mức độ tách biệt với khu vực chính thức. Khu vực này xem ra đã tăng cường các mối liên hệ với khu vực chính thức bởi vì đã có khoảng gần một phần tư khối lượng sản phẩm của khu vực này được cung cấp cho các doanh nghiệp lớn trong năm 2009, so với chỉ có 7% ở năm 2007. Mối quan hệ mới hình thành của khu vực này đối với các doanh nghiệp lớn cũng có thể được nhận thấy trong nhóm ngành dịch vụ ở TP. Hồ Chí Minh, tuy nhiên bộ phận khách hàng chủ yếu của những hộ SXKD phi chính thức này vẫn là các hộ gia đình (tiêu thụ 90% khối lượng cung cấp). Sự năng động vi mô của khu vực phi chính thức: những kết quả thu được từ các cuộc điều tra lặp Điều tra mẫu lặp là bộ phận đặc biệt nhất trong lược đồ điều tra của cuộc điều tra này. Cho đến nay, loại điều tra như vậy dựa trên cơ sở của mẫu điều tra đại diện cho khu vực phi chính thức chưa từng được thực hiện. Ưu điểm chính của phương pháp tiếp cận này đó là cho phép quan sát các hộ SXKD theo thời gian nhằm tìm hiểu sự năng động riêng của các hộ SXKD, điều mà theo lý thuyết không thể thực hiện được với dữ liệu điều tra chỉ tại một thời gian. Trong phần này, chúng ta sẽ tập trung vào phân tích về khả năng tồn tại, duy trì hoạt động của các hộ SXKD, sự chuyển đổi giữa hai khu vực chính thức và phi chính thức và hiệu quả kinh tế của các hộ SXKD, những trở ngại và nhu cầu được hỗ trợ của họ qua hai năm 2007 và 2009. 12
  13. Sự năng động về nhân khẩu học Một trong những khó khăn cơ bản của điều tra lặp đó là kiểm soát sự mất mẫu. Quá trình mất mẫu có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân: chủ hộ SXKD từ chối trả lời, sự di cư, lỗi ghi chép thông tin (nhầm địa chỉ). Đó là toàn bộ những lý do quan trọng nhất mà chúng tôi ghi nhận được qua điều tra, biết rằng hoạt động của các hộ SXKD trong khu vực phi chính thức mang tính tạm thời rất cao và hơn nữa bối cảnh của cuộc khủng hoảng cũng làm tăng thêm mức độ năng động của hoạt động kinh doanh cũng như của các hộ gia đình. Đó cũng là lý do mà công tác tập huấn điều tra đã được thực hiện kỹ lưỡng nhằm giảm thiểu mức độ mất mẫu. Đặc biệt, toàn bộ các hộ SXKD đã thay đổi địa chỉ trong cùng thành phố được tiếp tục tìm kiếm và cố gắng thu thập thông tin thông qua các thanh viên khác của hộ gia đình, hàng xóm, thậm chí đối với cả những trường hợp không còn hoạt động. Những trường hợp di cư đến nơi khác ngoài địa giới của hai thành phố được xác định không còn thuộc phạm vi xem xét. Nhờ vào qui trình cẩn thận và kỹ lưỡng này, tỷ lệ mất mẫu so với các cuộc điều tra khác là khá thấp (khoảng 10%) ở cả hai thành phố. Tỷ lệ này còn có thể thấp hơn nữa nếu chúng ta tính đến cả các hộ SXKD không được điều tra nhưng biết được thực tế các hộ này hiện vẫn tồn tại. Hơn nữa, những hộ SXKD không còn hoạt động tại thời điểm điều tra nhưng mới dừng hoạt động trong năm 2009 (với tỷ lệ tương ứng là 3% ở Hà Nội và 6% ở TP. Hồ Chí Minh) cũng được điều tra. Bảng 8: Tỷ lệ mất mẫu và tỷ lệ dừng hoạt động, 2007-2009 Hà Nội TP. Hồ Chí Minh Vẫn hoạt Ngừng Tồn tại Không Vẫn hoạt Ngừng Tồn tại Không động hoạt (không có Tổng động hoạt (không có Tổng Nhóm ngành (được động được thông (được động được thông điều tra) điều tra) tin điều tra) điều tra) tin Công nghiệp 78.4 13.1 2.8 5.7 100 59.9 26.1 1.4 12.6 100 và xây dựng Thương mại 80.6 12.5 2.5 4.4 100 70.1 18.8 1.3 9.8 100 Dịch vụ 71.9 17.1 1.8 9.2 100 68.2 20.0 0.3 11.5 100 Hộ SXKD phi chính 76.2 14.7 2.3 6.8 100 66.9 21.0 0.9 11.2 100 thức Hộ SXKD 73.3 12.4 5.9 8.4 100 73.7 13.9 2.9 9.5 100 chính thức Chung 75.7 14.2 3.0 7.1 100 68.7 19.2 1.4 10.7 100 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Tỷ lệ chấm dứt hoạt động cao. Với mục đích phân tích, thông tin về tỷ lệ chấm dứt hoạt động có ý nghĩa quan trọng. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ này khá cao : 14% ở Hà Nội và 19% ở TP. Hồ Chí Minh. Những con số này là những ước lượng thận trọng vì có một số lượng đáng kể các hộ SXKD điều tra năm 2007 nhưng không thể tìm được năm 2009, và một phần trong số đó có thể đã giải thể hoạt động. Với một giả thuyết mạnh là toàn bộ các hộ SXKD này đã giải thể hoạt động, thì tỷ lệ ngừng hoạt động có thể lên đến 21% ở Hà Nội và 32% ở TP. Hồ Chí Minh. Như vậy tỷ thực sự chắc chắn cũng ở gần mức độ đó. Điều này khẳng định những gì đã được nêu ở phần trên đó là tính chất dễ bị tổn thương cao của các hộ SXKD và cuộc khủng hoảng đã có tác động ở TP. Hồ Chí Minh mạnh hơn so với ở Hà Nội. Thực vậy, tỷ lệ chấm dứt hoạt động đối với các hộ SXKD phi chính thức cao hơn so với các hộ chính thức, đặc biệt là ở TP. Hồ Chí Minh (21% so với 14%), trong khi các con số này ở Hà Nội tương ứng là 15% và 12%. Do loại điều tra này chưa từng được thực hiện ở Việt Nam nên chúng tôi không thể xác định được liệu tỷ lệ chấm dứt hoạt động này là ở mức bình thường hay đã tăng thêm lên do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Tuy vậy, dựa vào số năm hoạt động bình quân của các hộ SXKD phi chính thức năm 2007 (7 năm ở Hà Nội và 8 năm ở TP. Hồ Chí Minh), chúng ta có thể suy luận rằng qua hai năm có gần 30% số hộ SXKD phi chính thức không còn tồn tại nữa và con số này ở TP. Hồ Chí Minh là 25%. Những con số này phản ánh tính chất bấp bênh rất cao của các hoạt động kinh doanh thuộc khu vực phi chính thức (với giả thuyết rất gần với thực tế là tổng số hộ SXKD phi chính thức không thay đổi 13
  14. qua hai năm). Tỷ lệ hộ SXKD phi chính thức chấm dứt hoạt động ước lượng được thấp hơn nhiều so với mức tính được ở Hà Nội trong khi tỷ lệ ở TP. Hồ Chí Minh nằm ở giữa khoảng ước lượng. Chúng ta có thể kết luận rằng cuộc khủng hoảng đã không gây nên tình trạng đóng cửa hàng loạt của các hộ SXKD, mà thậm chí tình hình có thể đã diễn ra ngược lại. Điều này có nghĩa là trong thời kỳ tăng trưởng ở điều kiện bình thường, có thể có nhiều cơ hội việc làm hơn khiến nhiều chủ hộ SXKD có thể ngừng hoạt động để chuyển đổi sang công việc khác. Nếu như sự giải thể hoạt động rõ ràng là dấu hiệu tiêu cực về khả năng tồn tại của các hộ SXKD, thì điều này không hẳn cũng mang ý nghĩa như vậy đối với chủ hộ SXKD. Trong một số trường hợp, chủ hộ SXKD có thể đã lựa chọn sự thay đổi để có vị trí tốt hơn. Tuy nhiên, sự năng động theo hướng phát triển lên dường như khá hạn chế. Trong số các chủ hộ SXKD ngừng hoạt động, có tương ứng 17% ở Hà Nội và 13% ở TP. Hồ Chí Minh đã tìm được việc làm mới trong khu vực doanh nghiệp tư nhân và dưới 1% số chủ hộ SXKD ở mỗi thành phố tìm được việc làm trong khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chỉ có 6% số chủ hộ SXKD ở Hà Nội và 1% số chủ hộ SXKD ở TP. Hồ Chí Minh tìm được vị trí mới trong khu vực công. Tỷ lệ chủ hộ ngừng hoạt động để rồi tiếp tục làm việc trong khu vực này thông qua thành lập hoặc sáp nhập với hộ SXKD khác ở Hà Nội và ở TP. Hồ Chí Minh lần lượt tương ứng là 19% và 18%. Trong khi đó bộ phận chủ yếu trong số các chủ hộ SXKD ngừng hoạt động đã không thể tìm được việc làm mới, cụ thể có 47% số chủ hộ SXKD ở Hà Nội và 51% ở TP. Hồ Chí Minh không tiếp tục làm việc (lao động thoái chí hoặc trở thành những người không hoạt động kinh tế) và có 7% và 9% tương ứng ở mỗi thành phố đang tiếp tục tìm kiếm công việc. Tìm hiểu đặc điểm các hộ SXKD chấm dứt hoạt động cho thấy một số hình thái đáng quan tâm. Một kết quả không hề gây ngạc nhiên đó là hộ SXKD có qui mô càng lớn thì khả năng bị tổn thương thấp hơn. Tuy nhiên, chiều hướng của mối quan hệ có thể mang biêu hiện ngược lại, cụ thể là nhưng hộ SXKD đã phải gắng gượng để sống sót có thể có cơ hội để phát triển và mở rộng qui mô. Giả thuyết này được khẳng định bởi một thực tế là số năm hoạt động có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ chấm dứt hoạt động. Bên cạnh đó, những hộ SXKD thuê lao động làm công có tỷ lệ chấm dứt hoạt động thấp hơn. Điều này phàn ánh rõ ở Hà Nội, nhưng không thực sự rõ rệt ở TP. Hồ Chí Minh. Xét về địa điểm kinh doanh, những hộ kinh doanh hoạt động ở trên phố hoặc trong các chợ ở Hà Nội có tỷ lệ chấm dứt hoạt động cao hơn, trong khi đó ở TP. Hồ Chí Minh tỷ lệ chấm dứt hoạt động cao thuộc về những hộ hoạt động kinh doanh tại nơi ở. Bảng 9: Tỷ lệ chấm dứt hoạt động theo loại hộ SXKD và đặc điểm chủ hộ SXKD (%) Loại hộ SXKD Hà Nội TP HCM Chủ hộ SXKD Hà Nội TP HCM Nơi kinh doanh Giới tính Ngoài trời 16,5 17,7 Nam 15,6 18,0 Tại nơi ở 12,8 22,2 Nữ 13,0 20,1 Địa điểm riêng biệt 13,7 15,0 Trình độ học vấn Số năm hoạt động Tiểu học 15,8 17,9 0-2 năm 19,9 23,6 Trung học cơ sở 11,4 21,9 3-4 năm 18,3 21,3 Phổ thông trung học 17,0 15,8 5-8 năm 12,9 18,3 Cao đẳng/đại học 15,5 24,4 Hơn 8 năm 10,0 16,4 Động cơ thành lập hộ SXKD Qui mô Không tìm được VL chính thức 15,7 18,4 Tự làm 16,4 21,0 Không tìm được việc ở hộ SXKD 17,0 25,3 2-4 lao động 10,8 16,8 Để có thu nhập cao hơn 12,5 20,8 5 lao động trở lên 5,2 14,8 Để được độc lập 13,2 19,3 Theo truyền thống gia đình 4,5 10,0 Thuê lao động Khác 16,6 19,8 Không thuê lao động 15,0 19,3 Thuê lao động 9,3 18,4 Chung 14,2 19,2 Chung 14,2 19,2 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. 14
  15. Có thể nhận thấy một số điểm khác biệt về khu vực này giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Nhìn chung, xét theo nhóm ngành, các hộ SXKD hoạt động cung cấp dịch vụ ở Hà Nội dễ bị tổn thương hơn, trong khi đó các hộ SXKD hoạt động trong nhóm ngành công nghiệp và xây dựng ở TP. Hồ Chí Minh có tỷ lệ chấm dứt hoạt động cao hơn. Nếu phân tích chi tiết hơn, các hoạt động vận tải, dịch vụ sửa chữa và dệt may dường như có khả năng chống chọi và tồn tại thấp. Thương mại bán buôn, xây dựng và dịch vụ sửa chữa là những hoạt động mà các hộ SXKD chịu nhiều ảnh hưởng nhất ở TP. Hồ Chí Minh. Xét về đặc điểm của các chủ hộ SXKD, kết quả không cho thấy rõ mối liên hệ giữa tỷ lệ chấm dứt hoạt động với trình độ học vấn cũng như học nghề của chủ hộ SXKD. Điều này xuất phát từ một thực tế là những người có trình độ học vấn và được đào tạo thường gặp ít khó khăn hơn khi rời khỏi hoạt động trong khu vực này và tìm kiếm việc làm trong khu vực chính thức. Tuy nhiên, kinh nghiệm (hay tuổi đời hoạt động kinh doanh) và độ tuổi của chủ hộ SXKD lại có mối quan hệ với khả năng duy trì hoạt động. Quan sát này cũng có thể xuất phát từ thực tế là những người trẻ tuổi thường có khuynh hướng chuyển đổi việc làm cao hơn. Cuối cùng, động cơ của chủ hộ SXKD khi khởi tạo hoạt động kinh doanh dường như cũng có những tác động đến tỷ lệ chấm dứt hoạt động. Có thể nhận thấy trong số những người chủ động lựa chọn công việc bằng việc khởi tạo hoạt động hộ kinh doanh nhằm để giữ nghề truyền thống của gia đình, và ở một mức độ nào đó là để được độc lập và có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ dừng hoạt động thường thấp hơn. Sự chuyển đổi giữa các khu vực chính thức và phi chính thức Nhiều hộ SXKD chính thức chuyển thành phi chính thức. Trong khi ở cấp độ chung, tỷ trọng tương ứng của các hộ sản xuất kinh doanh thuộc khu vực phi chính thức và chính thức không thay đổi nhiều giữa hai năm, thì phân tích về sự năng động cho thấy có những sự chuyển đổi rõ rệt giữa các khu vực. Một mặt, có 15% hộ SXKD chính thức ở TP Hồ Chí Minh và có đến 31% những hộ như vậy ở Hà Nội đã gia nhập khu vực phi chính thức. Nhìn chung, qua hai năm đã có hơn 12% số hộ SXKD thay đổi vị thế và điều này càng cho thấy sự thiếu sót của các phương pháp đo lường tĩnh thường sử dụng. Do không có những chuẩn để so sánh, việc đánh giá những con số này gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cũng là điều hợp lý nếu cho rằng một phần của quá trình phi chính thức hóa này (đặc biệt là ở Hà Nội) là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Điều đáng ngạc nhiên là tác động này lại biểu hiện rõ rệt hơn ở thủ đô Hà Nội, nơi mà mức độ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ít nặng nề hơn. Bảng 10: Các ma trận phản ánh sự chuyên đổi chính thức/ phi chính thức, 2007-2009 Hà Nội (2009) TP. Hồ Chí Minh (2009) Chính Phi chính Chung Chính Phi chính Chung 2007 2007 thức thức thức thức Chính thức 68.9 31.1 100 (18.8) Chính thức 84.7 15.3 100 (26.3) Phi chính thức 8.3 91.7 100 (81.2) Phi chính thức 10.2 89.8 100 (73.7) Chung 19.7 80.3 100 Chung 29.8 70.2 100 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Kết quả phân tích theo các nhóm ngành cũng cho thấy những hình thái chuyển dịch tương tự, với quá trình phi chính thức hóa với mức độ mạnh hơn ở Hà Nội so với ở TP. Hồ Chí Minh, trong khi mức độ chuyển đổi chính thức hóa của các hộ SXKD phi chính thức ở hai thành phố không khác biệt nhiều. Ngoài ra, khu vực dịch vụ có tỷ lệ phi chính thức hóa cao nhất, đặc biệt là ở Hà Nội, cứ hai hộ SXKD thì có một hộ (tỷ lệ 47,3%) chuyển thành phi chính thức. Trái lại, tỷ lệ chuyển đổi chính thức hóa diễn ra cao nhất đối với các hộ phi chính thức kinh doanh thương mại, tuy nhiên khác biệt ít rõ rệt hơn. 15
  16. Bảng 11: Tỷ lệ chính thức hóa và phi chính thức hóa, 2007-2009 Tỷ lệ chính thức hóa Tỷ lệ phi chính thức hóa Loại hoạt động (2007) Hà Nội TP HCM Hà Nội TP HCM Công nghiệp và xây dựng 4.5 9.5 25.4 9.0 Thương mại 10.9 12.9 26.1 10.6 Dịch vụ 7.7 8.5 47.3 26.1 Chung 8.3 10.2 31.1 15.3 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Những hộ SXKD nào đã thay đổi tình trạng? Kết quả cho thấy một đặc điểm chung ở cả hai thành phố và phù hợp với dự liệu. Thứ nhất, khi so sánh với những hộ SXKD chính thức không thay đổi tình trạng, kết quả ở Bảng 12 cho thấy những hộ đã trở thành phi chính thức là những hộ mà ở năm 2007 có qui mô nhỏ hơn (xét về giá trị tăng thêm và số lao động), hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp hơn và hoạt động mang tính tạm thời hơn (không có địa điểm kinh doanh độc lập). Thứ hai, trái lại, các hộ SXKD phi chính thức mới gia nhập vào khu vực chính thức có qui mô bình quân lớn hơn, hiệu quả hoạt động cao hơn và đặc điểm hoạt động ít tạm thời hơn so với những hộ mà đến năm 2009 vẫn thuộc khu vực phi chính thức. Kết quả không cho thấy xuất hiện một dạng thức biểu hiện nào có liên quan đến tuổi của chủ hộ và điều này ẩn chứa bên trong đặc tính không đồng nhất giữa các hộ SXKD được hình thành ở cùng thời gian với sự tồn tại đồng thời của những hộ hoạt động hiệu quả và những hộ hoạt động trì trệ. Bảng 12: Một số đặc điểm chính của hộ SXKD năm 2007 theo tình trạng chuyển đổi qua hai năm 2007-2009 Hanoi (2007) Ho Chi Minh City (2007) Giá trị tăng Số lao Có địa Tuổi Giá trị tăng Số lao Có địa Tuổi Chuyển đổi 2007-2009 thêm động điểm thêm động điểm (Triệu đồng) KD (Triệu đồng) KD Chính thức-Chính thức 101. 904 2.3 60.9 10.6 134.505 2.8 63.7 8.8 Chính thức-Phi chính thức 77.020 2.1 47.0 8.1 55.447 2.0 40.5 10.1 Phi chính thức-Chính thức 58.896 1.4 27.5 8.0 48.984 1.8 32.5 9.9 Phi chính thức-Phi chính thức 37.424 1.5 14.2 7.2 35.747 1.5 10.1 7.2 Chung 49.536 1.62 23.0 7.7 58.734 1.8 24.4 9.1 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Sự năng động kinh tế Đặc điểm đối lập tùy theo trình trạng chuyển đổi. Phù hợp với những kết quả thu được từ phân tích số liệu chéo, cuộc khủng hoảng đã có ảnh hưởng ở TP Hồ Chí Minh mạnh hơn so với ở Hà Nội. Cụ thể, kết quả phân tích số liệu điều tra lặp cho thấy có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ (tốc độ tăng giá trị tăng thêm thực tế là 13%) của các hộ SXKD ở Hà Nội giữa hai năm 2007 và 2009, trái lại kết quả hoạt động của các hộ ở TP. Hồ Chí Minh đã giảm đi (giá trị tăng thêm thực tế giảm 12%). Tuy nhiên, nếu như xét đến những sự chuyển dịch giữa các khu vực chính thức và phi chính thức thì bức tranh chung lại trở nên tương phản hơn nhiều. Ở TP. Hồ Chí Minh, những hộ SXKD phi chính thức đã chuyển đổi chính thức có tốc độ tăng trưởng cao hơn tất cả, đặc biệt những hộ này có hiệu quả cao hơn rất nhiều so với những hộ phi chính thức không chuyển đổi. Chẳng hạn, xét chỉ tiêu giá trị tăng thêm, kết quả cho thấy chỉ có những hộ SXKD đã chuyển đổi từ phi chính thức sang chính thức qua hai năm mới có kết quả tăng trưởng dương, với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 56%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Rand và Torn (2010) về tác động có ý nghĩa cao của việc chính thức hóa hoạt động hiệu quả kinh tế, dù rằng mẫu phân tích trong nghiên cứu này không đại diện cho khu vực phi chính thức với sự thiên lệch rõ rệt về bộ phận đơn vị SXKD có địa điểm hoạt động kinh doanh riêng. Tuy nhiên, ở Hà Nội kết quả lại không thể hiện như vậy. Trong khi sự tăng trưởng doanh thu xem ra phù hợp với những kết luận trên, thì khi xét đến giá trị tăng thêm, kết quả cho thấy những hộ 16
  17. đã chuyển đổi thành chính thức thực tế lại có hiệu quả không tăng, và thậm chí còn kém đi về lợi nhuận. Như vậy, có thể nói rằng việc chuyển đổi chính thức hóa đối với các hộ SXKD phi chính thức không phải là một giải pháp luôn phát huy tác dụng tốt nhất. Hiệu quả kinh tế không hẳn là điều lý giải duy nhất cho quá trình chuyển đổi chính thức hóa hoặc phi chính thức hóa của các hộ SXKD. Trên một phương diện khác, ở cả hai thành phố, những hộ SXKD chính thức đã chuyển thành phi chính thức hoạt động kém hơn nhiều (xét theo doanh thu) so với những hộ vẫn duy trì tình trạng chính thức, và điều này cho thấy rằng họ đã gặp những khó khăn. Ở Hà Nội, nhận định trên luôn phù hợp bất kể khi phân tích so sánh được thực hiện dựa vào chỉ tiêu kết quả nào, với sự suy giảm hiệu quả ở nhóm hộ chuyển đổi thành phi chính thức và sự tăng trưởng mạnh đối với nhóm không chuyển đổi. Nhưng một lần nữa kết quả lại cho thấy một bức tranh nhiều sắc mầu ở TP. Hồ Chí Minh. Những hộ SXKD chính thức đã chuyển đổi thành phi chính thức dường như chịu ảnh hưởng của khủng hoảng ít hơn so với những hộ vẫn duy trình hoạt động trong khu vực chính thức. Trong trường hợp này có thể quá trình chuyển đổi phi chính thức hóa là cách thức để giảm những chi phí cố định và thích nghi với khủng hoảng. Dĩ nhiên là vần đề này cần được tìm hiểu rõ hơn. Tuy nhiên tới giờ điều cần nhấn mạnh đó chính là tính chất phức tạp trong lựa chọn chiến lược thực hiên chính thức hóa hoặc phi chính thức hóa của chủ hộ SXKD, trong điều kiện không hình thành rõ rệt những qui luật chung cũng như sự cần thiết phải xem xét những bối cảnh ở địa phương. Bảng 13: Tốc độ tăng của các chỉ tiêu kết quả chính của các hộ SXKD theo tình trạng chuyển đổi, 2007-2009 (mức bình quân) Doanh thu Giá trị tăng thêm Lợi nhuận Chuyển đổi 2007-2009 Hà Nội TP HCM Hà Nội TP HCM Hà Nội TP HCM Chính thức-Chính thức 11.6 -12.4 18.8 -22.4 17.8 -27.1 Chính thức-Phi chính thức -11.9 -36.8 -20.6 -15.3 -20.8 -14.1 Phi chính thức-Chính thức 18.3 -10.5 15.6 -9.9 15.2 -8.9 Phi chính thức-Phi chính thức 52.6 19.9 16.7 56.2 8.7 35.8 Chung 16.1 -10.6 13.3 -12.3 12.0 -14.9 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Lưu ý: Chỉ số giảm phát 2007-2009 ở Hà Nội là 1.323 và ở TP Hồ Chí Minh là 1.316. Do có sự không đồng nhất cao giữa các hộ SXKD nên giá trị trung vị của các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động cho phép nhìn nhận rõ hơn về sự biến động giữa hai năm 2007 và 2009 do tham số này ít chịu ảnh hưởng của các lượng biến đột xuất hơn. Thực vậy, dựa vào kết những kết quả này, những đánh giá nêu trên được khẳng định (xem Bảng A4). Những tác động của cuộc khủng hoảng đến các hộ SXKD Cảm nhận chung về tác động của khủng hoảng Sự cảm nhận và quan điểm của chủ hộ SXKD cũng là một chỉ báo tốt về môi trường kinh doanh của khu vực phi chính thức. Thông tin phản ánh cảm nhận về điều kiên kinh tế của các hộ SXKD được thu thập thông qua một mục câu hỏi định tính bổ sung trong điều tra HB&IS năm 2009. Các dự báo đã đánh giá quá mức tác động của khủng hoảng: tình trạng năm 2009 nhìn chung là khả quan. Dù đã xuất hiện những nỗi lo về cuộc khủng hoảng kinh tế, chỉ có một bộ phận nhỏ các hộ gia đình cảm nhận được sự suy giảm thực sự về tình trạng kinh tế. Thật đáng ngạc nhiên là chỉ có 11% trong số các chủ hộ SXKD ở Hà Nội và 17% ở TP Hồ Chí Minh có cảm nhận là tình hình tồi tệ hơn năm trước đó. Thậm chí còn có thể ngạc nhiên hơn đó là có đến một nửa số hộ SXKD ở Hà Nội và 37,7% số hộ SXKD ở TP. Hồ Chí Minh tin rằng tình hình đã được cải thiện. Vẫn biết rằng cần hết sức thận trong khi phân tích các dữ liệu đo lường cảm nhận chủ quan, dẫu sao cũng có thể nhận thấy rằng những tác động của khủng hoảng đã không thực sự mạnh như đã dự tính. Tuy vậy, những kết quả này không thực sự gây ngạc nhiên bởi vì các hộ gia đình đã so sánh tình trạng của năm 2009 với năm 2008, và theo như đã trình bày ở trên, cuộc điều tra được thực hiện vào cuối năm 2009 khi mà nền kinh tế đang dần hồi phục. Nếu đánh giá tình hình chung mà không xét việc so sánh với năm 2008, kết quả 17
  18. cho thấy tỷ lệ hộ SXKD có tâm lý bi quan là rất thấp, với chỉ 0,1% và 1,8% số hộ tương ứng ở mối thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh cho rằng tình hình đang diễn ra “rất tồi tệ”. Như vậy dường như là vào khoảng thời gian cuối năm 2009 cuộc khủng hoảng đã qua đi. Bảng 15: Đánh giá về tình trạng kinh tế chung năm 2009 so với 2008 (Tỷ trọng số trường hợp trả lời theo mỗi mức độ) Hà Nội TP. HCM Nhóm ngành Tốt hơn Không đổi Kém hơn Tốt hơn Không đổi Kém hơn Công nghiệp và xây dựng 52,7 38,3 9,0 29,6 52,7 17,7 Thương mại 51,2 36,8 12,0 38,2 43,5 18,4 Dịch vụ 40,7 49,3 10,0 38,1 46,4 15,5 Hộ SXKD phi chính thức 47,9 41,6 10,5 36,5 46,8 16,7 Hộ SXKD chính thức 54,9 34,3 10,8 43,1 41,3 15,6 Chung 49,0 40,5 10,6 37,7 45,8 16,5 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. Mức độ tác động khác nhau theo thành phố và tình trạng của hộ SXKD. Xét đến cả sự so sánh theo các các năm và những đánh giá riêng, có thể nhận thấy hai dạng thức phân biệt: - Thứ nhất, sự khác biệt giữa thành phố Hà Nội với TP. Hồ Chí Minh: các hộ SXKD ở Hà Nội chịu ít tác động hơn so với ở TP Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy so với ở Hà Nội, có ít hộ SXKD ở TP Hồ Chí Minh hơn cảm nhận được sự cải thiện và cũng có nhiều hộ SXKD ở thành phố này hơn cảm thấy tình hình xấu đi, với khoảng cách chênh lệch bình quân về tỷ trọng ở mức 6 điểm phần trăm. - Thứ hai, sự khác biệt giữa hộ SXKD chính thức và phi chính thức: giả thuyết của chúng tôi là tình trạng chung kém được bảo vệ của khu vực phi chính thức có thể dẫn đến mức độ nhạy cảm hơn của khu vực này đối với tác động của khủng hoảng. Vẫn dựa trên cơ sở đo lường cảm nhận, kết quả cho thấy có ít hộ SXKD phi chính thức cho rằng tình trạng kinh tế đã có sự cải thiện với mức chênh lệch về tỷ trọng là 7 điểm phần trăm. Dù mang tính chủ quan, thông tin ghi nhận được từ đo lường cảm nhận vẫn có ý nghĩa giúp phác họa nên bức tranh chung về tác động của khủng hoảng với dấu hiệu cho thấy dường như có vẻ không như những dự liệu trước đây. Việc tìm hiểu những dữ liệu có thể so sánh được với các thông tin định lượng là bước phân tích cần thực hiện tiếp theo: nếu như tình hình năm 2009 được cảm nhận là tốt hơn năm 2008 thì xét trên một số phương diện những điều kiện khó khăn tuy vậy vẫn là một thực tế. Tác động đến lực lượng lao động Những tác động không nhiều đến số lượng lao động. Số lượng lao động làm thuê trong khu vực này tương đối thấp do đặc điểm tự nhiên của khu vực này bao gồm chủ yếu những đơn vị siêu nhỏ và tự làm. Nếu chúng ta dựa vào thông tin do các chủ hộ SXKD cung cấp thì kết quả cho thấy chỉ có sự dao động đôi chút, cụ thể phần lớn trong số họ cho biết là qui mô hộ SXKD của họ không có gì thay đổi so với năm 2008. Kết quả này phù hợp với những phát hiện từ kết quả đo lường định lượng của cuộc điều tra đã trình bày ở phần trên và cũng như với kết quả điều tra LĐ&VL đó là những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng đến thị trường lao động Việt Nam đã được hạn chế. Tính chung chỉ có 15% số hộ SXKD ở Hà Nội sử dụng thêm lao động trong khi có 7% số hộ giảm số lao động. Trường hợp đặc thù của nhóm ngành công nghiệp ở Hà Nội với tỷ lệ hộ SXKD đã tăng qui mô rất cao (32,4%) có thể được coi là điểm nổi bật. Ở TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ hộ SXKD giảm qui mô lao động cũng tương đương với tỷ lệ hộ đã tăng qui mô lao động, khoảng gần 7% tổng số hộ SXKD. Như vậy một lần nữa kết quả ghi nhận sự đối lập giữa hai thành phố. Mức chệnh lệch về tỷ lệ (giữa hộ SXKD đã tăng qui mô lao động với những hộ đã giảm qui mô lao động) cho thấy khả năng duy trì hoạt động của các hộ SXKD phi chính thức cao hơn so với các hộ chính thức (các mức tương ứng cho hai khu vực là 10,2% so với 4% ở Hà Nội và 0,5% so với -4% ở TP. Hồ Chí Minh). 18
  19. Bảng 16: Biến động về qui mô lao động (Tỷ trọng số trường hợp của mỗi loại biến động) Hà Nội TP HCM Nhóm ngành Tăng Giảm Cân đối (1) Tăng Giảm Cân đối (1) Công nghiệp và xây dựng 32,4 4,5 27,9 7,2 1,6 5,6 Thương mại 0,0 7,5 -7,5 0,0 0,0 0 Dịch vụ 5,8 7,0 -1,2 5,8 6,2 -0,4 Hộ SXKD phi chính thức 16,2 6,0 10,2 6,0 5,5 0,5 Hộ SXKD chính thức 12,3 8,3 4,0 6,5 10,9 -4,4 Chung 15,0 6,7 8,3 6,3 7,4 -1,1 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. (1) Tỷ lệ hộ SXKD tăng qui mô lao động-Tỷ lệ hộ SXKD giảm qui mô lao động Tăng số giờ làm việc. Để tìm hiểu về vấn đề này chúng ta xem xét thời gian làm việc của lao động. Tuy nhiên, việc lý giải những thay đổi về thời gian làm việc khó tránh khỏi sự nhập nhằng: thời gian tăng lên có thể là do tác động của việc tăng cầu hoặc cũng có thể là chiến lược thích nghi với sự suy giảm về thu nhập. Ở Hà Nội, có một tỷ trọng khá cao (22%) trong số các hộ SXKD phi chính thức cho biết họ đã tăng thời gian làm việc, trong khi chỉ có 5,7% số hộ đã giảm thời gian làm việc. Ở TP Hồ Chí Minh, nơi cuộc khủng hoảng có tác động nhay cảm nhất, các tỷ trọng như trên lại thấp hơn, với 11,2% số hộ tăng thời gian làm việc và 4,2% số hộ giảm thời gian làm việc. Những khu vực có sự thay đổi nhiều nhất đó là khu vực hộ SXKD thuộc nhóm ngành công nghiệp ở Hà Nội và thuộc nhóm ngành thương mại ở TP Hồ Chí Minh, với mức chênh lệch chung (giữa các tỷ trọng hộ tăng – tỷ trọng hộ giảm) thời gian làm việc lần lượt tương ứng là +20,2% và +33,1%. Cùng với kết quả của phần thông tin định lượng đã cho thấy sự gia tăng về thời gian làm việc của lao động trong khu vực này ở cả hai thành phố, trong điều kiện thời gian làm việc của lao động trong khu vực này vốn đã ở mức cao, chúng ta có thể nhận thấy là các lao động này đã phải tăng thời gian làm việc để đối phó với rủi ro suy giảm thu nhập. Như vậy, phân tích về khối lượng lao động của các hộ SXKD cho thấy kết quả chuẩn đoán nhất quán với kết quả điều tra LĐ&VL. Ở cấp độ tổng thể không có sự bùng lên về thất nghiệp và bộ phận chủ yếu các hộ SXKD đã tăng cường hoặc giữ ổn định nguồn lao động, và điều này khẳng định rằng cuộc khủng hoảng đã có những ảnh hưởng không nhiều đến thị trường lao động. Bảng 17: Biến động về số giờ làm việc một tuần của lao động làm thuê (Tỷ trọng số trường hợp của mỗi loại biến động) Hà Nội TP HCM Nhóm ngành Tăng Giảm Cân đối (1) Giảm Tăng Cân đối (1) Công nghiệp và xây dựng 22,9 2,7 20,2 15,2 7,8 7,4 Thương mại 14,4 19,2 -4,8 33,1 0,0 33,1 Dịch vụ 23,1 6,8 13,3 2,6 3,5 -0,9 Hộ SXKD phi chính thức 22,2 5,7 16,5 11,2 5,2 6 Hộ SXKD chính thức 20,5 6,7 13,8 4,9 4,7 0,2 Chung 21,6 6,0 15,6 7,9 4,9 3 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. (1) Tỷ lệ hộ SXKD tăng thời gian làm việc-Tỷ lệ hộ SXKD giảm thời gian làm việc 19
  20. Tác động của khủng hoảng đến điều kiện sống của hộ gia đình Tác động mạnh hơn về phương diện thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình. Mặc dù kết quả đã cho thấy có nhiều hộ SXKD phi chính thức cho biết đã phải tăng chi phí tiền công (47,4% số hộ SXKD) hơn so với những hộ SXKD giảm khoản chi phí này (chỉ 9,2%), kết quả phân tích về thu nhập của các hộ gia đình lại đối lập. Thứ nhất, khi tính đến giả thuyết về sự cứng nhắc theo khuynh hướng giảm của tiền công, co thể nhận thấy tỷ trọng hộ SXKD đã giảm chi phí tiền công là khá cao. Thứ hai, tỷ trọng hộ SXKD đã tăng tiền lương cho lao động có thể là đã không thấm tháp gì khi xét đến lạm phát ở mức cao trong năm. Thứ ba, tỷ trọng hộ SXKD phi chính thức có sử dụng lao động làm công thực tế là thấp và điều này làm giảm vai trò của mức tăng tiền công có thể đã diễn ra. Hơn nữa, khi xem xét trực tiếp sự biến động thu nhập (xem Bảng 18), kết quả cho thấy thu nhập của gần một phần tư (23,3%) số hộ SXKD phi chính thức ở Hà Nội đã đã giảm. Trong khi đó tỷ trọng này lên đến gần một nửa (45,6%) trong số các hộ SXKD phi chính thức ở TP. Hồ Chí Minh. Bảng 18: Biến động về thu nhập của hộ gia đình (Tỷ trọng số trường hợp của mỗi loại biến động) Hà Nội TP HCM Nhóm ngành Tăng Giảm Cân đối (1) Giảm Tăng Cân đối (1) Công nghiệp và xây dựng 46,2 19,7 26,5 11,7 41,1 -29,4 Thương mại 35,3 24,0 11,3 9,7 52,1 -42,4 Dịch vụ 25,3 24,9 0,4 10,6 44,0 -33,4 Hộ SXKD phi chính thức 34,5 23,3 11,3 10,6 45,6 -35 Hộ SXKD chính thức 28,7 29,7 -1,0 14,8 36,7 -21,9 Chung 33,6 24,2 9,4 11,3 44,1 -32,8 Nguồn: Điều tra HB&IS, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 2007 & 2009, TCTK-VKHTK / IRD-DIAL, tính toán của các tác giả. (1) Tỷ lệ hộ có thu nhập tăng-Tỷ lệ hộ có thu nhập giảm Mặc dù cần phải lưu ý những hạn chế về sự không chính xác của dữ liệu định tính (chủ quan) khi đánh giá thay đổi về thu nhập, những kết quả này có khuynh hướng gần với những gì đã diễn ra trong thực tế, đặc biệt là mức độ khó khăn ở TP Hồ Chí Minh. Những kết quả phản ánh sự tương phản giữa hai thành phố cũng phù hợp với những phát hiện ở các phần trên. Tuy nhiên, điều có thể cảm nhận nhờ vào những thông tin định tính đó là mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng đã diễn ra: ngay cả ở Hà Nội, nơi thực tế đã có sự tăng lên về thu nhập, cứ bốn hộ SXKD thuộc các nhóm ngành thương mại hoặc dịch vụ thì có một hộ cho biết rằng thu nhập đã giảm. Về vấn đề này, bên cạnh một thực tế là việc phân tích biến động dựa vào mức bình quân đã làm nhòa đi tình trạng không đồng nhất, một lý giải khác đó là một lý do khác có thể cần tính đến đó là sự ước tính chưa đủ về lạm phát trong nguồn dữ liệu công bố chính thức. Giữa hai năm 2007 và 2009, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 28% trong khi giá của các mặt hàng lương thực thực phẩm thiết yếu (gạo và ngũ cốc) đã tăng 54%. Do quyền số của các mặt hàng này trong giỏ hàng tính chỉ số giá tiêu dùng là khoảng 10%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng của chính những mặt hàng này trong cơ cấu tiêu dùng của những người nghèo, nên giảm phát thu nhập theo chỉ số giá được công bố chính thức có thể đã dẫn đến việc ước tính mức thu nhập của khu vực phi chính thức cao hơn thực tế. Sự suy giảm các khoản tiền để dành và cắt giảm chi tiêu lương thực thực phầm. Các đo lường về tiêu dùng khẳng định lại những kết quả trên và cho phép : thứ nhất, nhấn mạnh thêm vào đặc trưng của của TP Hồ Chí Minh, nơi cuộc khủng hoảng có tác động trầm trọng hơn (37% số hộ gia đình có hoạt động trong khu vực phi chính thức đã phải cắt giảm chi tiêu cho lương thực thực phẩm - Bảng 19) ; thứ hai, nêu bật sự phản ứng mạnh mẽ hơn của khu vực phi chính thức với tỷ lệ hộ gia đình cắt giảm chi tiêu nhiều hơn. Một điều cũng hết sức thú vị khi kết quả cho thấy ngân sách của các hộ gia đình dành cho y tế và giáo dục có đặc điểm ít co giãn khi phải thay đổi mức chi tiêu. Tuy nhiên, tỷ trọng các hộ gia đình có hoạt động trong khu vực phi chính thức đã phải cắt giảm chi tiêu cho y tế là khá cao (17%) chính là một dấu hiệu gây ấn tượng mạnh, và cũng có thể nhận thấy khá rõ tính chất yếu thế hơn của khu vực phi chính thức khi mà tỷ lệ này cao gần gấp hai lần so với các hộ gia đình có hoạt động kinh doanh thuộc khu vực chính thức. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2