SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
lượt xem 28
download
Khái niệm sinh trưởng và phát triển a) Sự sinh trưởng Sinh trưởng là sự tăng kích thước và khối lượng của sinh vật đang ở giai đoạn lớn lên theo cơ chế nguyên phân. Quá trình sinh trưởng của sinh vật có thể nhanh hoặc chậm tuỳ theo từng thời kỳ. Sinh trưởng là một quá trình kép: gồm sự phân bàođảm bảo tăng kích thước và khối lượng cơ thể và sự phân hoá tế bào để đảm nhiệm các chức năng (của từng tế bào, cơ quan...) trong cơ thể. b) Sự phát triển Phát triển...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
- SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT 1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển a) Sự sinh trưởng Sinh trưởng là sự tăng kích thước và khối lượng của sinh vật đang ở giai đoạn lớn lên theo cơ chế nguyên phân. Quá trình sinh trưởng của sinh vật có thể nhanh hoặc chậm tuỳ theo từng thời kỳ. Sinh trưởng là một quá trình kép: gồm sự phân bàođảm bảo tăng kích thước và khối lượng cơ thể và sự phân hoá tế bào để đảm nhiệm các chức năng (của từng tế bào, cơ quan...) trong cơ thể. b) Sự phát triển Phát triển làm biến đổi không những hình thái mà cả chức năng sinh lý theo từng giai đoạn của cuộc đời sinh vật. Ví dụ, ở tằm dâu, có thể phân biệt các giai đoạn trứng, ấu trùng, sau đó thành nhộng và cuối cùng là bướm. c) Quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
- Sinh trưởng và phát triển liên quan mật thiết với nhau, nhiều khi khó phân biệt. Sinh trưởng la` điều kiện của phát triển và phát triển lại làm thay đổi sự sinh trưởng. Ví dụ, ở giai đoạn phát dục, cơ thể sinh vật thường lớn nhanh; đến giai đoạn trưởng thành thì ngừng sinh trưởng va` đến giai đoạn ngừng sinh sản thì cơ thể bắt đầu suy thoái. 2. Sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật Đời sống của mỗi cơ thể thực vật thực ra là sự nối tiếp của 2 giai đoạn là giai đoạn thể giao tử và giai đoạn thể bào tử. Hai giai đoạn này khác nhau chủ yếu về số nhiễm sắc thể trong tế bào(thể bào tử lưỡng bội, thể giao tử đơn bội) và về dạng phân bào để sinh ra cây con. a) Giai đoạn thể giao tử Thể giao tử phát sinh từ bào tử đơn bội và lớn lên nhờ những lần nguyên phân liên tiếp, nên cơ thể chỉ gồm các tế bào đơn bội (n). Khi thể giao tử trưởng thành, trong cơ quan sinh sản, có những tế bào phát triển thành giao tử cái (noãn cầu) đơn bội và những tế bào khác phát triển thành giao tử đực (tinh trùng) đơn bội. Sự kết hợp giữa giao tử cái và giao tử đực (thụ tinh) tạo nên hợp tử lưỡng bội.
- b) Giai đoạn thể bào tử Thể bào tử phát sinh từ hợp tử lưỡng bội. Thể bào tử cũng lớn lên nhờ những lần nguyên phân liên tiếp nên cơ thể chỉ gồm tế bào lưỡng bội. Khi thể bào tử trưởng thành, trong cơ quan sinh sản, sẽ có những tế bào lưỡng bội chuyển sang giảm phân, mỗi tế bào sinh ra 4 bào tử đơn bội. Trong sinh trưởng và phát triển ở thực vật có sự xen kẽ giai đoạn. Như vậy, bào tử đơn bội phát triển thành thể giao tử đơn bội, thể giao tử sinh ra giao tử đực và giao tử cái; sự thụ tinh tạo thành hợp tử. Hợp tử lưỡng
- bội phát triển thành thể bào tử lưỡng bội; thể bào tử giảm phân để sinh ra bào tử đơn bội. Vòng đời cứ thế tiếp diễn với 2 mốc chính là sự phân bào giảm nhiễm (để sinh bào tử và chuyển từ thế hệ lưỡng bội sang thế hệ đơn bội) và sự thụ tinh (để kết hợp 2 giao tử và chuyển từ thế hệ đơn bội sang thế hệ lưỡng bội). c) Sự tương quan giữa 2 giai đoạn Tuỳ loại thực vật, mà tỉ lệ thời gian và tầm quan trọng của 2 giai đoạn nói trên có thể thay đổi. Trong quá trình tiến hoá đã xuất hiện các dạng thực vật có giai đoạn thể giao tử chiếm ưu thế (rêu), về sau chúng nhường chỗ dần cho các dạng thực vật có giai đoạn thể bào tử chiếm ưu thế (cây có hoa). * Chu trình phát triển của rêu Cây rêu màu lục ta thường thấy là giao tử thể đơn bội, có thân ở giữa, lá xanh chứa diệp lục ở xung quanh và “rễ giả” mọc sâu vào trong đất. Rễ hút nước và, muối khoáng từ đất, còn lá thì quang hợp để tạo ra chất sống, nên thể giao tử là dạng sống độc lập. Lúc rêu trưởng thành, cơ quan sinh sản đực (túi tinh) tạo nhiều tinh trùng nhỏ có 2 roi; cơ quan sinh sản cái (túi noãn) chứa một noãn cầu. Noãn cầu được thụ tinh thành hợp tử.
- Hợp tử phát triển thành thể bào tử. Thể bào tử chỉ là một thân nhỏ, màu nâu, không lá, kí sinh trên thể giao tử bằng cách mọc “chân” vào mô thể giao tử để hút chất dinh dưỡng. Thể bào tử có một túi nhỏ ở đỉnh, trong đó mỗi tế bào mẹ lưỡng bội giảm phân để cho 4 bào tử đơn bội. Bào tử rơi xuống đất lại tạo thành thể giao tử đơn bội mới. Như vậy ở rêu, dạng sinh trưởng và phát triển mạnh là thể giao tử đơn bội. * Chu trình phát triển của cây có hoa
- Ngược với rêu, cây có hoa là thể bào tử lưỡng bội, có đủ thân, lá, rễ và sống độc lập. Thể bào tử sinh trưởng và phát triển mạnh, có khi cao hàng trăm mét. Trái lại, thể giao tử chỉ xuất hiện một thời gian ngắn vào lúc cây ra hoa. Nhờ giảm phân, ở hoa sinh ra 2 loại bào tử đơn bội: bào tử nhỏ phát triển thành thể giao tử đực (hạt phấn), chứa nhân sinh sản đực và bào tử lớn phát triển thành thể giao tử cái, chứa noãn cầu. Sự thụ tinh lại tái tạo thể bào tử lưỡng bội, tức là dạng cây quen thuộc. Ở cây có hoa, dạng sinh trưởng và phát triển mạnh là thể bào tử lưỡng bội. 3. Sự sinh trưởng và phát triển ở động vật a) Sự sinh trưởng Ở động vật, trứng được thụ tinh sẽ thành hợp tử. Hợp tử lúc đầu chỉ nhỏ bằng trứng và về thực chất mới là một tế bào đơn độc. Sau đó hợp tử bắt đầu phân chia liên tiếp nhiều lần, số tế bào tăng dần, làm cho kích thước và khối lượng cơ thể con cũng tăng dần. Sự sinh trưởng ở động vật có 2 đặc điểm:
- - Tốc độ sinh trưởng của cơ thể không đều, lúc chậm, lúc nhanh, có lúc rất nhanh - Tốc độ sinh trưởng của các bộ phận, các cơ quan, các mô khác nhau trong cơ thể cũng không giống nhau. Nói chung, ở động vật không có giai đoạn ngừng hẳn sinh trưởng một thời gian dài (tiềm sinh) như ở thực vật trong giai đoạn hạt. Tuy nhiên, nếu gặp điều kiện môi trường bất lợi, một số động vật cũng có thể tạm ngừng lớn (hiện tượng ngủ đông ; đình dục ở sâu bọ...). Sự ngừng sinh trưởng của các bộ phận trong cơ thể cũng có mức độ khác nhau và vào những thời kỳ khác nhau. Khi đến tuổi trưởng thành, mỗi loại động vật có một kích thước (độ lớn) giới hạn. b) Sự phát triển Trong đời sống của mỗi loài động vật có thể phân biệt nhiều giai đoạn phát triển. Mỗi giai đoạn phát triển đều có những đặc điểm về hình thái, sinh lí đặc trưng.
- Người ta căn cứ vào sự sinh trưởng cá thể non và hình thái cơ thể để phân chia các giai đoạn phát triển ở động vật. 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật a) Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong * Tính di truyền: Tính di truyền quyết định những đặc điểm về sinh trưởng và phát triển đặc trưng cho loài đặc biệt là tốc độ lớn và giới hạn lớn. Có loài lớn nhanh, đẻ sớm nhưng có loài lớn chậm đẻ muộn * Giới tính: Trong cùng một loài, con đực và con cái có thể có sức lớn và vòng đời khác nhau. Nói chung, do giữ chức năng sinh sản để duy tr ì nòi giống, nên con cái thường lớn nhanh hơn con đực và cũng thường sống lâu hơn. * Các hoocmôn sinh trưởng và phát triển: Sự sinh trưởng và phát triển của thực vật va` động vật còn chịu ảnh hưởng của những chất do chính cơ thể tạo ra để điều khiển sự sinh trưởng và phát triển , gọi là hoocmôn sinh trưởng và phát triển. Ví dụ, ở thú, tuyến dưới não tiết nhiều loại hoocmôn có thể phối hợp với hoocmôn của tuyến giáp để gây lùn hoặc khổng lồ.
- b) Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài * Ảnh hưởng của môi trường: Các điều kiện nhiệt độ, độ ẩm... cũng ảnh hưởng mạnh lên sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Ảnh hưởng của nhiệt độ thường là rõ nhất. Ví dụ, cá rô phi lớn nhanh nhất ở nhiệt độ 30oC; nếu nhiệt độ xuống 18oC, cá ngừng lớn và ngừng đẻ. Một số động vật như dơi, ếch, gấu, ốc “ngủ đông” khi trời trở rét, chúng ngừng ăn, ngừng lớn và gầy đi rất nhanh. * Ảnh hưởng của thức ăn: Thức ăn cũng ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Ví dụ, lợn con cai sữa, nếu tăng hàm lượng lizin từ 0,45% đến 0,85%, thì lợn sẽ lớn nhanh (từ 80g/ngày đến 210g/ngày, tăng gần gấp 3 lần). * Ảnh hưởng của các sinh vật: Trong môi trường, mỗi loài sinh vật đều thích nghi với một mật độ sống chung xác định tương ứng với nguồn thức ăn và các điều kiện ngoại cảnh khác. Mật độ tăng quá “mức chịu đựng” sẽ gây 3 tác hại kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển: - Sự cạnh tranh để giành thức ăn, vốn có hạn, sẽ gay gắt hơn. - Tình trạng “quá đông”sẽ dẫn đến tranh giành lẫn nhau về các điều kiện sống và hạn chế lẫn nhau nên lớn chậm.
- - Khối lượng phế thải tăng, gây ô nhiễm môi trường sống. c) Tác động của con người lên sinh trưởng và phát triển của sinh vật Để tăng năng suất vật nuôi, cây trồng, con người đã vận dụng những qui luật sinh trưởng, phát triển của sinh vật trong chăn nuôi, trồng trọt. Cụ thể là: cải tạo giống di truyền, cải tạo môi trường và tác động trực tiếp lên sinh vật, làm cho chúng sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chất điều hòa sinh trưởng
62 p | 1290 | 301
-
Bài giảng Sinh học phát triển - TS. Nguyễn Thị Trang
50 p | 683 | 144
-
Bài tập sinh trưởng và phát triển ở thực vật
43 p | 380 | 91
-
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
8 p | 385 | 47
-
Bài 40 thực hành xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật
15 p | 445 | 42
-
Bài giảng Vi sinh vật môi trường (TS. Lê Quốc Tuấn) - Chương 3
39 p | 167 | 35
-
Sinh trưởng phát triển ở động vật
9 p | 146 | 28
-
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT.
5 p | 203 | 17
-
Ảnh hưởng của điều kiện mô phỏng không trọng lực lên khả năng nảy mầm, sinh trưởng, phát triển và tích lũy hợp chất thứ cấp của sâm bố chính nuôi cấy in vitro
13 p | 70 | 8
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của IAA và GA3 đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây cà chua ở tỉnh Đồng Tháp
5 p | 89 | 6
-
Ảnh hưởng của lượng phân đạm dạng viên nén đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ngô C919 tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
7 p | 87 | 5
-
Một số đặc điểm sinh lý và sinh trưởng của cây cọc rào (Jatropha curcas L.) trồng ở đất cát nội đồng tỉnh Thừa Thiên Huế
7 p | 108 | 4
-
Nghiên cứu sự sinh trưởng và khả năng tích lũy asen của cỏ vetiver (vetiveria zizanioides l.) trồng trên đất ô nhiễm do khai thác khoáng sản
6 p | 87 | 3
-
Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên nuôi cấy đỉnh sinh trưởng và thiết lập cây hoàn chỉnh ở cây cọc rào (Jatropha curcas L.)
8 p | 66 | 2
-
Nồng độ đạm thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cỏ mồm mỡ (Hymenachne acutigluma)
7 p | 34 | 2
-
Nghiên cứu nhân giống in vitro và sự sinh trưởng phát triển ex vitro cây hoa Cúc chi (Chrysanthemum indicum l.) tại Đà Lạt - Lâm Đồng
10 p | 18 | 2
-
Thực trạng sử dụng dạy học dự án để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống, trong dạy học chương Sinh trưởng và phát triển Sinh học lớp 11 ở các trường trung học phổ thông tỉnh Long An
3 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn