intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự thành công của cả nhóm

Chia sẻ: Nguyen Thi Chang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

122
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự thành công của cả nhóm cũng như từng cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào sự lãnh đạo của trưởng nhóm. Tuy nhiên, không phải tất cả trưởng nhóm đều là những người xuất sắc… vậy ta phải

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự thành công của cả nhóm

  1. Sự thành công của cả nhóm cũng như từng cá nhân phụ thuộc rất nhiều vào sự lãnh đạo của trưởng nhóm. Tuy nhiên, không phải tất cả trưởng nhóm đều là những người xuất sắc… vậy ta phải làm gì? Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên sau: 1. Luôn gương mẫu Có thể người quản lí không phải hình mẫu lí tưởng, đặt ra những nguyên tắc chuyên nghiệp cho cả nhóm, nhưng từng cá nhân như bạn nên cố gắng thể hiện tốt vai trò của mình và cư xử trong nhóm một cách gương mẫu. Hãy luôn đúng giờ trong các cuộc họp, hoàn thành tốt phần việc của mình, bỏ qua cái tôi cá nhân của mình để hòa nhập với mọi người, tôn trọng ý kiến của người khác, đánh giá cao đóng góp của họ và hết mình xây dựng tinh thần đoàn kết. Trưởng nhóm có thể thấy một người gương mẫu như bạn mà xem xét lại bản thân mình. 2. Xây dựng sự thân thiết giữa các thành viên Theo Stephen Balzac, chủ tịch công ty tổ chức và quản lí 7 Steps Ahead, một nhóm muốn phát triển cần dựa vào sự liên kết giữa các thành viên. Ông nói: “ Hãy nói chuyện với mọi người, dành thời gian tìm hiểu đồng nghiệp và tìm ra niềm đam mê chung. Những điều nhỏ nhặt đó sẽ khiến các thành viên dần dần xích lại gần nhau hơn.” Balzac còn bổ sung thêm rằng đừng bỏ lỡ cơ ca tụng người khác, kể cả về niềm vui ngoài công việc bởi những lời khen ngợi cũng góp phần khuyến khích sự liên kết nhóm. Ví dụ, nếu bạn nghe thấy con một đồng nghiệp nào đó học tập tốt hay đoạt giải trong các hoạt động ngoại khóa, đừng tiếc lời chúc mừng và khen ngợi. Tuy nhiên, lời chúc mừng đem lại kết quả tốt còn những câu chuyện phiếm thì không. Những câu chuyện mua vui ngoài công việc sẽ giết chết sự đồng lòng và nhuệ khí làm việc của cả nhóm. Nó cũng có thể tác động tiêu cực trở lại với bạn. 3. Phát triển kĩ năng giao tiếp Giao tiếp qua ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém qua lời nói. Theo chuyên gia đào tạo xây dựng nhóm làm việc Bob Lancer “ Hiện nay, hầu hết giao tiếp đều thông qua phi ngôn ngữ. Vì thế, bạn nên chú ý quan sát người khác thật kĩ để nhận được thông điệp họ muốn gửi tới bạn. Từ kĩ năng đó, hãy phát triển khả năng thích ứng, nghĩa là tùy vào đặc trưng riêng của từng người, bạn có cách làm việc phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. 4. Tập trung vào công việc Làm việc với một trưởng nhóm bất tài sẽ khiến các thành viên đôi khi nghĩ thầm: “ Giá như anh ta im lặng và lắng nghe mọi người, công việc sẽ diễn ra trôi chảy hơn” hoặc sếp nên thế này, thế kia. Nhưng AmyK Hutchens, nhà diễn thuyết và nhà chiến lược kinh doanh, góp ý: “ Bạn không nên tập trung quá nhiều vào người rắc rối mà ai cũng biết. Thay vào đó, các thành viên trong nhóm hãy tìm cách đối thoại với sếp tốt hơn trong cuộc họp, phát triển những ý tưởng sáng tạo cho dự án… Theo cách này, mọi người sẽ hướng sự tập trung vào công việc chứ không lãng phí thời gian vì một người bất tài.”
  2. Lancer đồng tình “ Một trong những nhân tố cần thiết nhất để nhóm làm việc hiệu quả là rèn luyện bản thân hoàn thành tốt chức năng của mình hơn là tập trung vào một cá nhân. Điều này có nghĩa là thay vì phán xét sự thể hiện của người khác, hãy cố gắng thực hiện tốt trách nhiệm của mình.” 5. Lập kế hoạch Đôi khi các thành viên trong nhóm cho rằng mọi người đều ở chung một cấp độ với trách nhiệm và vai trò như nhau. Nhưng sự thật không hẳn như vậy. Sếp đã là người vô dụng nên nhóm cần một thành viên chủ động hối thúc mọi người làm việc. Nếu không, công việc sẽ bị đình trệ, dự án không hoàn thành đúng hạn và tinh thần làm việc của mọi người sẽ ngày trượt dốc. Hutchens cho biết dù không phải là người lãnh đạo nhưng bạn cũng có thể tình nguyện giúp đỡ mọi người bằng cách đặt ra câu hỏi cho cả nhóm: “ Chúng ta cần làm gì? Cách thức thực hiện ra sao? Vai trò của từng người là gì? Kết quả công việc sẽ thế nào?...” Tóm lại, câu trả lời cho những câu hỏi trên sẽ là kế hoạch cả nhóm vạch ra để hoàn thành công việc. 6. Tìm cách lôi kéo nhóm trưởng Dù có thể nhóm trưởng không thể lãnh đạo nhóm, hãy cố gắng lôi kéo anh/ cô ấy vào công việc chung bởi nhóm cần một người chịu trách nhiệm, “ đứng mũi chịu sào” trong trường hợp nhóm thất bại. Còn nếu thực sự không thể chịu đựng một nhóm trưởng vô dụng, các thành viên có thể đề nghị, thảo luận vấn đề với các nhà lãnh đạo cấp cao hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2