intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự thật về đại dịch mang tên “cái chết đen”

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

82
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vào cuối những năm 1320 đầu những năm 1330, một dịch bệnh kinh hoàng đã bùng phát tại khu vực sa mạc Gobi - Trung Quốc cướp đi tính mạng của hàng triệu người và nhanh chóng lan rộng tới tận châu Âu. Đại dịch ấy từng được ví như "cái chết đen" của nhân loại, song không một ai hiểu chuyện gì đã xảy ra. Hàng trăm năm sau đó, các nhà khoa học mới tìm ra điều bí ẩn dẫn tới cái chết của hơn 1/3 dân số châu Âu. Không ai khác, cái chết đen chính...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự thật về đại dịch mang tên “cái chết đen”

  1. Sự thật về đại dịch mang tên “cái chết đen” Vào cuối những năm 1320 đầu những năm 1330, một dịch bệnh kinh hoàng đã bùng phát tại khu vực sa mạc Gobi - Trung Quốc cướp đi tính mạng của hàng triệu người và nhanh chóng lan rộng tới tận châu Âu. Đại dịch ấy từng được ví như "cái chết đen" của nhân loại, song không một ai hiểu chuyện gì đã xảy ra. Hàng trăm năm sau đó, các nhà khoa học mới tìm ra điều bí ẩn dẫn tới cái chết của hơn 1/3 dân số châu Âu. Không ai khác, cái chết đen chính là căn bệnh dịch hạch đã lộng hành khắp thế giới trong hàng thế kỷ. Sự di cư của dịch bệnh mang tên cái chết đen Xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 541 - 542 sau Công nguyên tại Ethiopia - châu Phi, đại dịch được biết đến với tên gọi cái chết đen nhanh chóng lan tới các quốc gia như Ai Cập, và theo con đường giao thương bằng thuyền buôn tới các quốc gia khác trên khắp thế giới. Đại dịch bắt đầu đặt chân đến châu Âu vào tháng 10/1347, khi một chiếc tàu buôn lớn cập cảng châu Âu sau chuyến trở về từ cuộc giao thương với Trung Quốc. Tất cả mọi thành viên trên con tàu mang tên Genoese khi chạm cảng Messina, Sicily- Italia đều đã chết. Song không cần ai sống sót thì sự xuất hiện của con tàu cũng đã là quá muộn để ngăn chặn cuộc xâm nhập của cái chết đen đến mảnh đất châu Âu. Những con vật gặm nhấm mang mầm bệnh của tàu Genoese đã kịp mang dịch hạch tới cho những người dân nước Anh và nhanh chóng lan khắp đất nước này. Năm 1348, chỉ mất vài ngày, dịch bệnh lan từ Bristol tới Oxford và London - Anh. Chưa đầy 5 năm sau đó, hơn 25 triệu người dân châu Âu đã chết bởi căn bệnh kinh hoàng mang tên gọi cái chết đen. Cũng chính cái chết đen đã góp phần huỷ hoại các triều đại phong kiến tại nhiều quốc gia trên châu lục này. Dân số thế giới sau đại dịch lần
  2. thứ 2 đã giảm từ 450 triệu xuống còn khoảng 350 triệu người. Song đáng sợ hơn cả là việc đại dịch cái chết đen liên tục quay trở lại. Bọ chét thủ phạm gây ra “cái chết đen”. Lần thứ 3, vào năm 1665 (tức hơn 300 năm kể từ khi đặt chân đến châu Âu) cái chết đen đã lại một lần nữa gây ra một thảm kịch trên nước Anh. Chỉ trong một tuần đầu mùa hè, những con bọ sống ký sinh trên chuột đã mang khuẩn gây bệnh đi khắp nơi. Hơn 7.000 người dân Anh đã bị nhiễm bệnh và chết. Được ví như bản án tử hình, hầu hết những người bị nhiễm khuẩn dịch hạch đều không có cơ hội sống sót. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp tự miễn dịch đầu tiên với khuẩn gây bệnh và họ đã mang lại hy vọng trong việc phát hiện ra cách điều trị bệnh. Những lý giải sau cả trăm năm Kể từ khi bắt đầu bùng phát, phải cho tới gần trăm năm sau đó, các nhà khoa học mới tìm ra chính xác căn bệnh và nguyên nhân gây bệnh dịch hạch. Đó là dịch bệnh gây ra do một loại vi khuẩn có tên gọi Yersinia pestis sống ký
  3. sinh trên các loài gặm nhấm mà chủ yếu là loài chuột. Chính vật chủ trung gian này đã mang dịch hạch từ Trung Quốc tới châu Âu và gây ra đại dịch kéo dài trong hàng chục năm không cách gì ngăn chặn. Vi khuẩn Yersinia pestis khi tấn công con người thường gây ra hiện tượng nổi hạch khắp cơ thể, khi những mạch máu trong các hạch bên dưới lớp da bị vỡ ra, khô lại tạo thành các cục màu đen nổi lên khắp cơ thể ngăn cản quá trình lưu thông máu. Vi khuẩn gây bệnh cũng có thể tấn công vào các phần bên trong cơ thể như phổi, gây ra tình trạng chảy máu bên trong phổi và các cơ quan nội tạng của người bệnh và gây ra tỷ lệ tử vong khá cao. Khi khuẩn gây bệnh tấn công vào phổi hoặc lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp và dịch đường hô hấp thì tỷ lệ tử vong có thể lên tới 100%. Điều đáng sợ khiến cho dịch hạch được đặt tên gọi cái chết đen là khả năng lây lan nhanh chóng và dễ dàng của căn bệnh chết người này. Chỉ qua việc tiếp xúc không khí thông thường, dịch hạch cũng có thể lây từ người sang người và bùng phát với quy mô lớn. Vòng lây truyền bệnh dịch hạch.
  4. Cuộc chiến chống lại “cái chết đen” Đại dịch đã cướp đi tính mạng của 1/3 dân số châu Âu trong suốt những năm 1320 - 1330 đã để lại nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với toàn nhân loại. Phải mất hàng trăm năm người ta mới có thể kiểm soát được đại dịch và cũng cho tới tận hàng trăm năm sau, các nhà khoa học mới tìm ra phương pháp điều trị căn bệnh đã gây chết chóc cho toàn thế giới này. Từ nghiên cứu một số trường hợp có khả năng tự miễn dịch với dịch hạch còn sống sót sau năm 1725, TS. Stephen O'brien thuộc Viện sức khoẻ quốc gia Mỹ, đồng thời là người đã mất nhiều năm nghiên cứu về virut HIV đã phát hiện ra cách khuẩn dịch hạch tấn công hệ miễn dịch của con người. Cuộc chiến chống lại cái chết đen bắt đầu, TS. O'brien nhận thấy khuẩn gây bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, chúng tấn công vào các tế bào máu mà mục tiêu phá huỷ là các tế bào bạch cầu. Ở những người có khả năng miễn dịch cao với khuẩn dịch hạch, thì hầu hết họ đều có mang gen đột biến CCR5 và delta 32. Đây chính là điều bí mật giúp cơ thể họ tự miễn dịch với sự tấn công của các khuẩn gây bệnh. Năm 1894, hai nhà vi sinh vật là Alexandre Yersin (người Pháp) và Shibasaburo Kitasato (Nhật Bản) đã phân lập được vi khuẩn gây bệnh dịch tại Hồng Kông trong đại dịch lần thứ 3 (bắt đầu ở Trung Quốc từ năm 1855). Khuẩn gây bệnh được đặt theo tên nhà khoa học đã phát hiện ra nó là nhà sinh vật học Yersin, người đã tìm ra rằng chuột chính là vật chủ mang mầm bệnh dịch hạch. Tuy nhiên phải cho tới tháng 10/1897, một bác sĩ người Nga gốc Do Thái tên là Vladimir Havkin mới tìm ra cách điều trị dịch hạch và kiểm soát được dịch bệnh kinh hoàng này. Khi đó, ông đang làm việc tại Ấn Độ - một trong những khu vực trung tâm của đại dịch. Tại đây, BS. Havkin đã tiến hành các
  5. thử nghiệm để điều chế ra vaccin chống lại bệnh dịch hạch và tiến hành thử tác dụng của nó đối với người bệnh mang lại thành công. Nhờ phương pháp điều trị của ông bằng cách kết hợp các loại thuốc streptomycin, chloramphenicol, tetracycline, gentamicin và doxycyline... dịch bệnh đã được kiểm soát. Và hành trình của đại dịch cái chết đen chính thức được chấm dứt trên toàn thế giới
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0