intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự tinh tế trong cảm nhận của Hữu Thỉnh về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu?

Chia sẻ: Kata_2 Kata_2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

251
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se. + Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm. + Dòng sông trôi một cách thanh thản gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên; những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn. + Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” + Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự tinh tế trong cảm nhận của Hữu Thỉnh về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu?

  1. 11: Sự tinh tế trong cảm nhận của Hữu Thỉnh về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu? + Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se. + Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm. + Dòng sông trôi một cách thanh thản gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên; những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn. + Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” + Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt bất ngờ . + Lúc này cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ gắn c ùng những cơn mưa rào mùa hạ thường có. Biến chuyển không gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng những giác quan và sự rung động tinh tế qua hương vị qua sự vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng
  2. sấm và những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dáng, vắt nửa mình... 12: Mượn lời nói với con trong bài thơ “Nói với con” của Y phương, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý đó như thế nào? - Lòng yêu thương con cái, ước mơ thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta đi suốt bao đời nay. Bài thơ “Nói với con” cũng nằm trong cảm hứng rộng lớn, phổ hiến ấy nhưng Y Phương đã có cách nói xúc động của riêng mình. Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn dinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bài thơ được bố cục thành hai đoạn: + Đoạn 1: (Từ đầu đến Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời) Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương. + Đoạn 2: (Phần còn lại) Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
  3. Với bố cục như vậy, bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên lẽ sống. Cảm xúc, chủ đề của bài thơ bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng cụ thể, diễn tả mộc mạc mà gợi cảm, mạnh mẽ. 13: Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Mây và Sóng”của Ta- go? - Bài thơ là một lời em bé thủ thỉ ,chuyên trò với mẹ:em bé yêu mây và sóng,muốn đi chơi cùng mây và sóng nhưng em c òn yêu mẹ hơn, nên đã ở nhà bày ra “cái trò mây và sóng” để được quấn quýt bên me. Ta-go không đối lập tình mẹ con với tình yêu thiên nhiên mà chỉ muốn nhấn mạnh một điều: cho dù thiên nhiên có đẹp đến đâu có hấp dẫn đến đâu nhưng cũng không thể cuốn hút bằng tình mẹ. Điều này đã tạo nên tứ thơ Mây và sóng để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng. - Bài thơ tràn ngập những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng, giàu ý nghĩa tượng trưng: mây, trăng và bầu trời; sóng và bờ biển. Từ những hình ảnh này, nhà thơ đã xây dựng một tứ thơ độc đáo nói về tình mẫu tử thiêng liêng, nó chắp cánh cho trí tưởng tượng bay bổng để tạo ra hai cảnh giàu chất thơ theo cách nghĩ của trẻ thơ: Mây và sóng rủ em bé đi chơi và em đã từ chối để ở nhà bày ra “cái trò chơi mây và sóng” cùng với mẹ. Hai cảnh này lại được diễn tả bằng lời em bé thủ thỉ kể chuyện với mẹ dưới hình thức đối thoại lồng trong độc thoại.
  4. Tất cả đặc sắc nghệ thuật này tạo nên vẻ đẹp của bài thơ Mây và sóng – một vẻ đẹp kì thú, huyền ảo, lấp lánh ánh sáng của tình mẫu tử thiêng liêng. 14: Trình bày nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê. Truyện ngợi ca thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua hình ảnh đẹp đẽ của những cô gái thanh niên xung phong ở một tổ trinh sát phá bom trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là những cô gái trẻ trung tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, và trong cuộc sống chiến trường đầy gian khổ, hy sinh họ luôn luôn hồn nhiên, yêu đời, dũng cảm. Cuộc sống riêng và những kỷ niệm đẹp thời niên thiếu đã giúp họ vươn lên trong cuộc chiến đấu và làm ngời sáng thêm gương mặt của tứng người trong chiến trận. Phải là người trong cuộc, phải hiểu, phải yêu thương và cảm phục họ đến thế nào thì nhà văn mới viết về họ những trang đẹp và thấm tình đến thế . - Đặc sắc nghệ thuật: + Về phương thức trần thuật: truyện được trần thuật từ ngơi thứ nhất, cũng l nhn vật chính. Cch ny tạo điều kiện thuận lợi để tc giả tập trung miu tả thế giới nội tm của nhn vật v tạo ra một điểm nhìn ph hợp để miu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trn tuyến đường Trường Sơn.
  5. + Một nét đặc sắc nổi bật l nghệ thuật xy dựng nhn vật chủ yếu l miu tả tm lí. + Ngơn ngữ v giọng điệu: ngơn ngữ trần thuật ph hợp với nhn vật kể chuyện – cô gái thanh niên xung người H Nội – tạo cho tc phẩm cĩ giọng điệu v ngơn ngữ tự nhin, gần với khẩu ngữ, trẻ trung v cĩ chất nữ tính. Lời kể thường dng những cu ngắn, nhịp nhanh, tạo được khơng khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại , gợi nhớ những kỉ niệm của tuổi nin thiếu hồn nhiên, vô tư và không khí thanh bình trước chiến tranh. 15: Bài học cần rút ra cho bản thân qua bức chân dung tự họa của “Rô-bin- xơn Cru-xô” trích tác phẩm cùng tên của nhà văn Anh Đi-phô? Qua những chi tiết về bức chân dung tự họa, ta còn thấy hiện lên thấp thoáng cuộc sống vô cùng gian khổ của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang. Anh đã lâm vào cảnh thiếu thốn nghiêm trọng (chuyển trang phục, trang bị bằng vải sang trang phục, trang bị bằng da) phải đối mặt với sự khắc nghiệt của thời tiết (nắng mưa thất thường) các trang bị mà Rơ-bin-xơn mang trên người chứng tỏ cuộc sống của Rô- bin-xơn trên đảo hoang rất vất vả, anh vừa phải lao động, chăn nuôi, săn bắn, vừa phải tự bảo vệ mình không chỉ có vậy chân dung tự họa và giọng kể của Rô-bin- xơn còn thể hiện một tinh thần lạc quan bất chấp mọi khó khăn gian khổ. Khắc họa chân dung của mình, Rô-bin-xơn không lần nào than phiền về sự thiếu thốn, khổ sở. Trái lại cách kể, tả một cách hài hước chân dung của mình đã thể hiện rõ tinh
  6. thần lạc quan của Rô-bin-xơn. Chất hài hước, lạc quan được thể hiện rõ nhất ở phần đầu “tôi cứ mỉm cười tưởng tượng” “xin các bạn vui lòng hình dung bộ dạng của tôi” và ở phần mô tả về bộ ria mép, anh hài hước so sánh bộ ria mép như cái mắc treo một bị lạc giữa đảo hoang, sống tách biệt giữa loài người và gặp rất nhiều khó khăn nhưng Rô-bin-xơn vẫn không buông xuôi. Anh đã biết mình khắc phục mọi khó khăn, luôn luôn vượt lên trên mọi hoàn cảnh để làm cho cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn. Có thể nói bức chân dung tự họa và lời kể của Rô-bin-xơn đã giúp ta rút ra bài học cho mình về tinh thần vượt khó, lạc quan vươn lên trong cuộc sống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2