Đề bài: Trình bày cảm nhận về âm thanh sự sống trong truyện ngắn Chí Phèo<br />
Dàn ý chi tiết<br />
1./ Mở bài<br />
Giới thiệu tác phẩm:<br />
+ “Chí Phèo” là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về cuộc s ống b ị áp bức và bi <br />
kịch tha hóa của người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám.<br />
+ “…tiếng chim hót ngoài kia vui quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng <br />
của mấy bà đi chợ về” là chi tiết nghệ thuật đắt giá<br />
2./ Thân bài<br />
– Chi tiết nghệ thuật là những tình tiết nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng lại có sức chứa đáng <br />
kinh ngạc về cảm xúc, tư tưởng.<br />
– “tiếng hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng của <br />
mấy bà đi chợ về” –> chi tiết đắt giá thể hiện sự biến chuyển trong con người Chí Phèo.<br />
– Tiếng chim hót, tiếng anh thuyền chài, tiếng của mấy bà đi chợ là những âm thanh hết <br />
sức quen thuộc của cuộc sống thường nhật<br />
– Những âm thanh kì diệu của cuộc sống đã len lỏi vào sâu trong tâm hồn tưởng chừng đã <br />
chết của Chí Phèo để một lần nữa khơi dậy khát khao lương thiện, khát khao được sống <br />
như một người bình thường.<br />
– Cảm nhận được hơi thở của cuộc sống, Chí Phèo cũng thấm thía hơn bi kịch của bản <br />
thân, cái tính người, khát vọng sống cũng vì thế mà được thức tỉnh sau những tháng ngày <br />
bán mình cho quỷ dữ.<br />
3./ Kết bài<br />
Chi tiết “tiếng hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá tiếng <br />
của mấy bà đi chợ về” trong truyện ngắn “Chí Phèo” không chỉ thức tỉnh nhân tính trong <br />
Chí mà còn mang đến những thay đổi trong cảm nhận, suy nghĩ và đặc biệt tạo tiền đề <br />
cho những thay đổi mang tính quyết định khi Chí Phèo gặp Thị Nở sau đó.<br />
Bài làm 1<br />
“Chí Phèo” là truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về cuộc sống bị áp bức và bi kịch <br />
tha hóa của người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. Trong truyện ngắn, bên <br />
cạnh việc tái hiện sinh động hiện thực xã hội phong kiến và cuộc sống của người nông <br />
dân, xây dựng đầy tinh tế đời sống nội tâm, diễn biến tâm lí của nhân vật mà còn lựa <br />
chọn và xây dựng được những chi tiết nghệ thuật vô cùng đắt giá, một trong số đó có thể <br />
kể đến là chi tiết cảm nhận của Chí Phèo sau khi tỉnh dậy khỏi cơn say dài“…tiếng chim <br />
hót ngoài kia vui quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng của mấy bà đi chợ <br />
về”.<br />
Trong mỗi tác phẩm văn học, chi tiết nghệ thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó góp <br />
phần phát triển mạch truyện đồng thời truyền tải những thông điệp nghệ thuật, tư tưởng <br />
sâu sắc của nhà văn. Chi tiết nghệ thuật là những tình tiết nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng lại <br />
có sức chứa đáng kinh ngạc về cảm xúc, tư tưởng. Đối với những nhà văn tài năng , họ sẽ <br />
không xây dựng bất cứ chi tiết nào dư thừa và không có ý nghĩa. “Chí Phèo” của Nam Cao <br />
là một minh chứng cho nhận định đó, chi tiết “tiếng hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh <br />
thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng của mấy bà đi chợ về” đọc qua tưởng chừng chỉ là <br />
những cảm nhận bình thường của một con người, thế nhưng đặt vào hoàn cảnh cụ thể ta <br />
lại thấy đây là một chi tiết đắt giá thể hiện sự biến chuyển trong con người Chí Phèo.<br />
Tiếng chim hót, tiếng anh thuyền chài, tiếng của mấy bà đi chợ là những âm thanh hết <br />
sức quen thuộc của cuộc sống thường nhật, thế nhưng âm thanh bình thường ấy lại mang <br />
đến những tác động phi thường đối với cảm nhận và suy nghĩ của Chí Phèo. Những âm <br />
thanh kì diệu của cuộc sống đã len lỏi vào sâu trong tâm hồn tưởng chừng đã chết của Chí <br />
Phèo để một lần nữa khơi dậy khát khao lương thiện, khát khao được sống như một <br />
người bình thường.<br />
Chí Phèo đã bị giam hãm trong những cơn say triền miên, vì vậy đây cũng là lần đầu tiên <br />
kể từ khi ra tù hắn cảm nhận được những âm thanh tha thiết, tươi sáng đến vậy. Cảm <br />
nhận được hơi thở của cuộc sống, Chí Phèo cũng thấm thía hơn bi kịch của bản thân, cái <br />
tính người, khát vọng sống cũng vì thế mà được thức tỉnh sau những tháng ngày bán mình <br />
cho quỷ dữ.<br />
Cùng với nhận thức hiện tại, Chí Phèo đã trải qua những trạng thái tâm lý vô cùng phức <br />
tạp, hắn cảm thấy lòng mơ hồ buồn, hắn cảm nhận được nỗi đau của một kẻ cùng <br />
đường, một con quỷ dữ đã gây ra bao lỗi lầm. Nhân vật Chí Phèo được nhà văn Nam Cao <br />
xây dựng bằng tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Nhà văn đã hướng ngòi bút vào sâu bên trong <br />
con người Chí để phát hiện những giá trị tốt đẹp bên trong, đó là một anh Chí lương thiện <br />
bên trong lớp vỏ xù xì của một con quỷ dữ. Nhà văn đã cùng vui buồn, sướng khổ cùng <br />
nhân vật của mình. Vui mừng khi sức sống, lương tri trong Chí được thức tỉnh, hạnh phúc <br />
với mơ ước “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải” nhưng cũng buồn khi Chí thức tỉnh <br />
nhân tính lại là lúc hắn ta đau khổ nhất vì cảm nhận được bi kịch hiện tại của bản thân.<br />
Chi tiết “tiếng hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá tiếng <br />
của mấy bà đi chợ về” trong truyện ngắn “Chí Phèo” không chỉ thức tỉnh nhân tính trong <br />
Chí mà còn mang đến những thay đổi trong cảm nhận, suy nghĩ và đặc biệt tạo tiền đề <br />
cho những thay đổi mang tính quyết định khi Chí Phèo gặp Thị Nở sau đó. Qua việc xây <br />
dựng chi tiết đặc sắc, ta không chỉ đón nhận một kiệt tác “Chí Phèo” hoàn chỉnh, sinh <br />
động mà còn thấy được tài năng và tấm lòng của nhà văn Nam Cao khi hướng về con <br />
người, bảo vệ con người.<br />
Bài làm 2<br />
Nam Cao là nhà văn thường nói về hiện tượng tha hóa, lưu manh hóa của người nông dân. <br />
Không những thế, ông còn thấy được ở họ khao khát muốn thức tỉnh. Hình tượng Chí <br />
Phèo trong tác phẩm cùng tên là nhân vật như thế. Chí hiện lên là "con quỷ dữ của làng <br />
Vũ Đại" nhưng ẩn sâu trong đó là khát khao được làm người lương thiện. Đặc biệt, cảm <br />
nhận của nhân vật về âm thanh sự sống vào sáng hôm sau thức dậy đã thể hiện ước <br />
muốn cháy bỏng ấy của nhân vật.<br />
Chí vốn là người nông dân hiền lành nhưng do bị Bá Kiến đẩy vào tù nên khi ra tù hắn trở <br />
thành một kẻ lưu manh. Trong một đêm say, Chí gặp Thị Nở và sáng hôm sau thức dậy, <br />
Chí lần đầu tiên trong đời cảm nhận được âm thanh của sự sống: "Tiếng chim hót ngoài <br />
kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo <br />
đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe <br />
thấy...Chao ôi là buồn!". Nếu trước kia hắn chưa bao giờ hết say để cảm nhận âm thanh <br />
sự sống thì lần này, hắn thực sự tỉnh táo để lắng nghe từng biến động nhỏ của cảnh vật.<br />
Trước tiên, cảnh vật với những âm thanh vui vẻ, huyên náo ấy đã đánh thức các giác quan <br />
của Chí. Chí không chỉ nghe mà còn cảm nhận được sự bình dị, mới mẻ và tưởng tượng <br />
ra cảnh vật ngoài kia. Có thế, hắn mới nghe và đoán chắc rằng có một người đàn bà đang <br />
hỏi người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định về qua những lời hỏi đáp. Có thể nói, Chí <br />
Phèo đã cảm nhận âm thanh cuộc sống như một nhà thơ thực thụ, một người với tâm hồn <br />
nhạy cảm lắng nghe mọi biến động của cuộc sống<br />
Không chỉ vậy, âm thanh cuộc sống còn giúp Chí Phèo tỉnh táo để ý thức về bản thân <br />
mình: "hắn lại nao nao buồn, là vì mẩu chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. <br />
Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày <br />
thuê, vợ dệt vải". Chí buồn bởi trước kia hắn đã từng có một ao ước bình dị, nhỏ bé và <br />
rất đỗi lương thiện nhưng thực tại lại hoàn toàn trái ngược. Hắn ý thức về thực tại và <br />
bỗng thấy mình "già mà vẫn còn cô độc", đồng thời cũng mường tượng tương lai: "hình <br />
như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng <br />
sợ hơn đói rét và ốm đau". Càng nhận thức được hoàn cảnh của bản thân, Chí lại càng <br />
thấm thía và đau xót cho chính mình. Từ một con người lương thiện với ước mơ bình dị, <br />
Chí đã bị biến thành một tên lưu manh để rồi khi nhìn lại hắn xót xa vì cuộc đời mình bị <br />
tàn phá. Có lẽ trên đời đáng sợ nhất là sự cô độc bởi sợi dây gắn kết với cộng đồng <br />
không còn nữa, con người sống mãi mãi chỉ là tồn tại. Người đọc thấy được những suy <br />
nghĩ sâu sắc ẩn sau vẻ ngoài và hành động lưu manh của "con quỷ dữ của làng Vũ Đại".<br />
Tóm lại, chi tiết Chí Phèo cảm nhận về âm thanh sự sống không chỉ có ý nghĩa tả thực <br />
khách quan mà còn mang nhiều nét nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Nó không chỉ giúp nhân vật tỉnh <br />
táo về mặt giác quan mà còn giúp Chí tự nhận thức, tự ý thức về cuộc đời mình. Qua đó, <br />
người đọc thấy được tài năng phân tích tâm lí bậc thầy cùng tư tưởng nhân đạo sâu sắc <br />
của Nam Cao sự phát hiện đốm sáng nhân tính bên trong tâm hồn của những kẻ tưởng <br />
chừng như tha hóa.<br />
<br />