intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sụp mi bẩm sinh

Chia sẻ: Trung Hieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

79
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sụp mi (PTOSIS) là một thuật ngữ y học dùng để chỉ sự sa hay sụp xuống của mi trên của mắt, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt, ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân của sụp mi có thể là do: bẩm sinh, tuổi già, chấn thương, các phẫu thuật ở mắt hoặc do các bệnh lý thần kinh, bệnh của cơ hay các bệnh lý toàn thân khác như đái tháo đường…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sụp mi bẩm sinh

  1. Sụp mi bẩm sinh Sụp mi (PTOSIS) là một thuật ngữ y học dùng để chỉ sự sa hay sụp xuống của mi trên của mắt, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt, ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân của sụp mi có thể là do: bẩm sinh, tuổi già, chấn thương, các phẫu thuật ở mắt hoặc do các bệnh lý thần kinh, bệnh của cơ hay các bệnh lý toàn thân khác như đái tháo đường…
  2. Trong các nguyên nhân kể trên, sụp mi bẩm sinh thường gặp nhất, chiếm tới 75% trường hợp sụp mi. Nguyên nhân của sụp mi bẩm sinh là do sự loạn dưỡng khu trú nguyên phát của các sợi cơ nâng mi, số lượng các sợi cơ nâng mi giảm đi và thay thế bằng các tổ chức xơ. Biểu hiện lâm sàng Sụp mi bẩm sinh xuất hiện ngay khi sinh. Triệu chứng nổi bật của sụp mi là mi bị sụp xuống ở các mức độ khác nhau tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bố mẹ bệnh nhân thường dễ dàng nhận thấy mắt sụp mi nhỏ hơn do da mi bị sa xuống. Quan sát sẽ thấy không có nếp mí rõ ràng và khi nhìn xuống mi trên ít cử động. Trường hợp nặng trẻ có thể phải nhăn trán hay ngửa cổ ra sau để nhìn. Thông thường sụp mi bẩm sinh chỉ là đơn thuần nhưng cũng cần phân biệt với các trường hợp sụp mi là dấu hiệu đi kèm của nhiều bệnh toàn thân nên cần
  3. phải được khám mắt và toàn thân đầy đủ. Trẻ bị sụp mi có thể có tới 25% trường hợp bị nhược thị do mi che hoặc loạn thị do sụp mi gây ra. Điều trị Phẫu thuật điều trị sụp mi sẽ giúp tránh được tư thế cổ ngửa, mở rộng thị trường, dự phòng và điều trị nhược thị, phục hồi hình dạng thẩm mỹ của mi mắt. Thời gian và phương pháp phẫu thuật tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể theo mức độ sụp mi, chức năng của cơ nâng mi, bệnh nhân có nhược thị hay không… Thông thường phẫu thuật điều trị sụp mi bẩm sinh được tiến hành lúc trẻ 4 - 5 tuổi là thời điểm cơ nâng mi mắt đã phát triển đầy đủ và trước khi trẻ đến trường. Ngoài ra sau phẫu thuật điều trị sụp mi, nếu trẻ bị nhược thị cũng cần phải tuân theo liệu trình điều trị nhược thị đầy đủ và được theo dõi lâu dài. Một số biến chứng có thể xảy ra của phẫu thuật nâng mi như: mi hai bên mắt không cân xứng như ý muốn,
  4. mất chức năng của mi gây hở mi khi liếc xuống dưới hay mắt nhắm không kín khi ngủ, mi vẫn còn sụp do chỉnh non hoặc chỉnh quá mức gây hở mi, mắt nhắm không kín gây loét giác mạc… Nhìn chung, phẫu thuật điều trị sụp mi mang lại lợi ích to lớn cho bệnh nhân không chỉ về mặt thẩm mĩ mà còn cả về phương diện chức năng (giúp trẻ tránh được nhìn kém), tránh được tư thế xấu như ngửa cổ hay nhăn trán để nhìn. Phẫu thuật còn mang lại lợi ích to lớn về tâm lí xã hội, giúp trẻ tránh được tự ti mặc cảm, phấn khởi yêu đời hơn trong cuộc sống và học tập sau này
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2