intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Suy cận giáp

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

79
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quan 1. Định nghĩa + Suy cận giáp là tình trạng - gây ra các cơn co giật kiểu Tê-ta-ni - tình trạng hạ calcium huyết trầm trọng. + Nguyên nhân - do bẩm sinh như không có tuyến cận giáp - do tai biến điều trị y khoa - do các nguyên nhân khác còn chưa được biết rõ. 2. Chức năng + sản xuất ra các nội tiết tố cận giáp (PTH- ParaThyroid Hormon). - Chức năng của PTH là làm cho Calcium đi vào tế bào chủ động, dễ dàng & hiệu quả hơn. -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Suy cận giáp

  1. Suy cận giáp I. Tổng quan 1. Định nghĩa + Suy cận giáp là tình trạng - gây ra các cơn co giật kiểu Tê-ta-ni - tình trạng hạ calcium huyết trầm trọng. + Nguyên nhân - do bẩm sinh như không có tuyến cận giáp - do tai biến điều trị y khoa - do các nguyên nhân khác còn chưa được biết rõ. 2. Chức năng + sản xuất ra các nội tiết tố cận giáp (PTH- ParaThyroid Hormon). - Chức năng của PTH là làm cho Calcium đi vào tế bào chủ động, dễ dàng & hiệu quả hơn. - Cụ thể PTH là gia tăng tốc độ sử dụng xương, thay thế xương cũ bằng xương mới & làm gia tăng tái hấp thu calcium ở thận và ở ruột.
  2. +Việc sản xuất PTH của tuyến cận giáp được điều khiển cơ bản bởi tuyến yên & cơ chế phản hồi từ nồng độ Calcium có trong máu. - Ngoài ra, calcitonin và vitamin D cũng có tác dụng giống như PTH. - Calcitonin là một nội tiết tố tiết ra từ tuyến giáp còn vitamin D được tổng hợp từ da. - Nhìn chung, PTH, Calcitonin & vitamin D là các nhân tố chính trong quá trình điều tiết sản xuất, hấp thu & sử dụng calcium cho cơ thể. 3. Giải phẫu - Là một tuyến nội tiết đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá canxi, phốtpho. - Tuyến này đã hình thành từ tuần thứ 3 của phôi thai. - Ở người trưởng thành, thường có khoảng 4-6 tuyến nhỏ, - mỗi tuyến nặng khoảng 30-50mg, hình dạng hơi dài với kích thước 8x3x1 mm, - định vị mặt sau ở hai bên thùy giáp. 4. Sinh lý. a. Chuyển hoá canxi. Canxi được đưa vào cơ thể từ thức ăn, được ruột hấp thụ, chứa đựng chủ yếu ở xương, ở máu, thải trừ phần thừa ra nước tiểu và phân.
  3. Bình thường mỗi ngày cần chừng 0,5g – 1g, ở người lớn, 1,5 – 2g ở thời kỳ đang phát triển và ở trẻ đang bú. Trong những điều kiện bình thường, 75% canxi ăn vào được thải ra theo phân. Canxi ở phân nhiều hơn ở nước tiểu. Trái lại trong cường cận giáp trạng, canxi ở nước tiểu nhiều hơn ở phân. Dưới tác dụng điều chỉnh của tuyến cận giáp trạng, canxi máu luôn luôn giữ mức hằng định, khoảng 80 – 100mg% (4-5mEq%0). Phần lớn số canxi này nằm trong huyết tương, ở hồng cầu chỉ có rất ít. Bằng phương pháp siêu lọc người ta có thễ tách chúng ra hai phần: - Canxi siêu lọc (hay canxi khuếch tán) chiếm 50-60%. - Canxi không siêu lọc (canxi không khuếch tán): 40-50%. Loại canxi siêu lọc phần lớn là loại canxi ion hoá. Lượng canxi này có tác dụng sinh hoá đối với cơ thể các mặt: - Tham gia vào chức năng của tim: cơ tim mẫn cảm với sự thay đổi canxi máu, hạ canxi sẽ làm khoảng QT kéo dài trên điện tâm đồ. - Rất cần cho thẩm thấu màng tế bào và tham gia quá trình đông máu. b. Chuyển hoá photpho. Photpho được phân chia rộng rãi ở nhiều bộ phận trong cơ thể, ở xương 80%, phần còn lại nằm ở trong nước gian bào, trong nguyên sinh chất tế bào.
  4. Bình thùong, 30% photpho ăn vào được thải ra qua nước tiểu, 70% được thải theo phân. Ở đây chỉ nói tới vai trò sinh lý trong máu, loại này gồm hai phần: - Photpho hữu cơ: khoảng 90mg%. - Phôtpho vô cơ: khoảng 30-35mg% (1,7 – 2,6 mEq%0). Trong giai đoạn phát triển của cơ thể, photpho kết hợp với canxi tham gia vào việc tạo xương. Trong huyết tương, lượng canxi ion hoá và photpho, ion hoá liên hệ rất mật thiết với nhau. Sự liên hệ này được biểu diễn bằng một công thức: Ca x P = K (K là hằng số). Khi canxi tăng thì photpho giảm và ngược lại. II. Lâm sàng. 1. Điều kiện Tetani. +Khi canxi máu hạ xuống dưới 70mg% thì có thể thấy các triệu chứng Tetani. +Nhưng sự xuất hiện cơn têtani con phụ thuộc vào các yếu tố khác: - tình trạng kiềm trong máu dễ gây ra Têtani, - trái lại tình trạng axit trong máu ít gây têtani hơn.
  5. - vì khi máu bị kiềm thì tỷ lệ canxi ion hoá bị hạ thấp, khi máu axit thì ngược lại. 2.Biểu hiện của têtani, có thễ chia làm 2 loại: a. Cơn Têtani rỏ rệt + Cơn co thắt các đầu chi: -bắt đầu ở các ngón tay, ngón chân, đối xứng hai bên; -người bệnh cảm giác buồn buồn như kiến bò, như kim châm. -Rồi các sợi cơ lưng bàn tay giật giật làm các ngón tay run run. -Sau đó các ngón tay co quắp lại như tay ngùơi đỡ đẻ. -Trong cơn có khi kéo ngón tay ra được, có khi không. -Sự tuần tự của các cơn này rất giống nhau. -Mỗi cơn kéo dài chừng 3 phút đến hàng giờ. + Co thắt các tạng: -thường thấy nhất ở trẻ con. -Có thể gây co thắt thanh môn trong thì thở vào, làm người bệnh ngạt thở. -Cũng có thể gây co thắt dạ dày, làm đau vùng thượng vị. + Các phản xạ gan xương:
  6. -Hơi tăng, nhưng không bao giờ có Bakinski. b. Têtani tiềm tàng: * Trường hợp này bình thường không thấy Têtani xuất hiện. Người ta phát hiện các trường hợp têtani tiềm tàng bằng các cách sau đây: + Hiện tượng kích thích điện quá mức: -khi người ta thăm dò các dây thần kinh bằng dòng Galvanic trên người bị têtani tiềm tàng, người ta thấy ở cực âm, thềm kích thích bị hạ thấp khi đóng dòng điện, và ở cực dương, thềm kích thích hạ thấp khi mở dòng điện (dấu hiệu Enb). -Mặt khác, lúc mở dòng điện gây co cứng mạnh hơn lúc đóng ( ngược lại với bình thường). Ở người bình thường, khi dùng dòng điện galvanic 2 miliampe sẽ gây co cơ, ở người tetani, chỉ cần một dòng điện 1mA. -Các dấu hiệu này thường có sớm. Nếu các dấu hiệu này không rõ rệt; người ta có thể làm chúng xuất hiện bằng nghiệm pháp thở sâu. + Nghiệm pháp thở sâu. -Bảo người bệnh thở sâu, chậm khoảng 13 -15 nhịp trong một phút. Khoảng 2-3 phút đầu, người ta thấy trên người bị têtani tiềm tàng sẽ lên cơn têtani rõ rệt hoặc gây co cứng bàn tay giống như khi lên cơn têtani. -Trên người bình thường, nếu thở sâu quá lâu, gây tình trạng kiềm nhiều cũng có thể xuất hiện cơn têtani. Vì thế nghiệm pháp chỉ chỉ có giá trị khi cơn têtani xuất hiện (ngay ở 2-3 phút đầu hoặc sau 35 nhịp thở sâu).
  7. + Dấu hiệu Chvostek: -gõ nhẹ vào giữa đường nối nhân trung gò má, trong trường hợp bị têtani tiềm tàng, gây ra co cứng cơ quanh mép, làm cơ môi mép bên đó bị giật. + Dấu hiệu Trousseau. - Ít gặp hơn dấu hiệu Chvostek. Dùng một dây cao su buộc cánh tay lại như khi lấy máu tĩnh mạch (có thể lấy bao bọc tay của một máy đo huyết áp, bơm lên đến số tối đa), ngay 1-2 phút đầu sẽ gây co cứng bàn tay như trong cơn têtani. + Nếu tình trạng suy cận giáp lâu ngày không được quan tâm chữa trị có thể dẫn đến tình trạng rối loạn dinh dưỡng với các biểu hiện như khô, tróc da; móng tay có vạch & dễ gãy; tóc khô & dễ rụng; răng mất bóng & sớm gãy hoặc thậm chí bị đục thủy tinh thể (gây mù lòa). III. CLS: 1. Thăm dò chức năng. a. Định lượng canxi máu - Bình thường: 80 – 100 mg% (4-45mEq%). - Giảm nhiều trong suy cận giáp trạng: 40-70% - Tăng nhiều trong cường cận giáp trạng: 150 – 200mg% b. Định lượng photpho máu. - Bình thường 30-45%
  8. - Giảm trong cường cận giáp trạng: 10-25mg% - Tăng trong suy cận giáp trạng: 60 – 80 mg %. c. Định lượng canxi niệu. - Bình thường đào thải ra nước tiểu trong 24 giờ: 200mg. - Giảm nhiều trong suy cận giáp trạng, có thể giảm xuống 1 – 2 mg. - Tăng nhiều trong cường cận giáp trạng: từ 3 -5 lần hơn bình thường. d. Định lượng photphotaza kiềm trong máu. - Bình thường 2- 4 đơn vị Bodalski. - Tăng trong cường cận giáp trạng: 10-20 đơn vị Bodalski. e. Định lượng Kali máu: -Ion Kali có nhiệm vụ sinh lý tương kị với ion canxi, khi canxi máu tăng, kali máu giảm, và ngược lại. - Khi có hạ canxi máu dễ bị lên cơn têtani. - Bình thường 200mg% (5mEq%). - Có thể tăng trong suy cận giáp trạng. 2. Trong các xét nghiệm trên, định lượng canxi máu có giá trị hơn cả. Trong trường hợp các xét nghiệm ấy còn chưa rõ rệt, người ta làm thêm nghiệm pháp:
  9. - Nghiệm pháp Hoccard gây đái ra photpho. Tiêm chậm trong 4 giờ, 1 lít dung dịch sinh chứa 1,5g canxi cho mỗi cân nặng người bệnh. . Bình thường canxi máu tăng làm giảm hoạt động của cận giáp trạng và kéo theo việc giảm nhiều photphat trong nước tiểu ở giờ thứ 6, photpho máu giảm từ 10-15mg. . Khi cường cận giáp trạng, chỉ thấy photphat nước tiểu giảm nhẹ, lượng photpho máu không thay đổi. . Khi suy giáp trạng, trái lại, photphat nước tiểu rất tăng. - Nghiệm pháp với AT.110: . Trên người bình thường, sau khi uống 7 ngày, mỗi người 40 giọt AT.10. canxi máu tăng từ 10 - 20mg. . Ở người bị têtani, canxi máu ít thay đổi. 3. Tổng hợp, có thể tóm tắt vào một bảng sau: a. Bình thường Canxi máu: 80 -100 mg%0 Photpho máu:30 - 45mg% Canxi niệu: 200mg% Photophat taza kiềm: 2 – 4 đơn vị Bodanxki Xquang:
  10. Rhéebas: 2 mA b. Suy cận giáp Lâm sàng: -Cơn têtani Chvostek + -Trousseau + -Thở sâu gây cơn têtani. Canxi máu:40 – 70 mg% Photpho máu: 60 – 80 mg% Canxi niệu: 1 - 2mg% Photophat taza kiềm: Xquang: Rhéebas: 3mA III. Điều trị + Vấn đề điều trị đặt ra là - tham khảo cách điều trị trong hạ canxi máu - dự phòng cơn co cứng Tê-ta-ni bằng cách cung cấp calcium & vitamin D thường xuyên bằng đường uống.
  11. - Trong những trường hợp cấp cứu cơn co cứng tê-ta-ni, mũi tiêm tĩnh mạch calcium có thể làm mất cơn co cứng. - Ngoài ra, nên hỗ trợ bằng các liệu pháp tâm lý để tránh tình trạng nhút nhát do tình trạng bệnh tật và người thân xung quanh cần phải biết cách xử trí khi cơn co cứng xảy ra. + Vấn đề phòng tránh - Cung cấp đầy đủ calcium trong khẩu phần ăn và nếu cần thì phải bổ sung từ thuốc - Bổ xung nhu cầu calcim khi trẻ đang tăng trưởng, mang thai & cho con bú, tiền mãn kinh & mãn kinh - Tăng cường hoạt động thân thể bằng các hình thức thể dục thể thao toàn thân, - Có thể tập ngoài trời lúc nắng dịu để gia tăng tổng hợp vitamin D của cơ thể
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2