Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN MỎ CÀY BẮC <br />
TỈNH BẾN TRE NĂM 2011 <br />
Hà Thị Ninh*, Lê Hoàng Ninh*, Nguyễn Thị Kim Tiến** <br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi làm tăng nguy cơ bệnh tật, tử vong và gánh nặng cho y tế. <br />
Tuy nhiên, suy dinh dưỡng ở người cao tuổi lại ít nhận được sự quan tâm. <br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Mỏ Cày Bắc <br />
tỉnh Bến Tre. <br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả, phỏng vấn và cân đo chỉ số nhân <br />
trắc trên 494 người từ 60 tuổi trở lên tại bốn xã của huyện Mỏ Cày Bắc. <br />
Kết quả: Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi tại huyện Mỏ Cày Bắc là 27,3%, tỉ lệ này tăng dần theo tuổi <br />
và cao hơn ở nam giới. <br />
Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao tuổi chiếm tỉ lệ khá cao. Vì vậy, <br />
chính quyền và y tế địa phương cần có những biện pháp can thiệp và hỗ trợ để cải thiện tình trạng suy dinh <br />
dưỡng ở người cao tuổi. <br />
Từ khóa: Suy dinh dưỡng, người cao tuổi. <br />
ABSTRACT <br />
<br />
PREVALENCE OF MALNUTRITION AMONG OLDER PEOPLE IN MO CAY BAC, BEN TRE, 2011 <br />
Ha Thi Ninh, Le Hoang Ninh, Nguyen Thi Kim Tien <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 221 – 225 <br />
Background: Malnutrition among older people is a serious problem associated with an increase in <br />
prevalence of disease, mortality and burden of healthcare. Unfortunately, there is very little notice about the issue <br />
from the community, especially in rural areas. <br />
Objectives: To examine the prevalence of malnutrition among older people living in Mo Cay Bac District, <br />
Ben Tre province <br />
Methods: A cross‐sectional study was carried out at 4 communes of Mo Cay Bac District using a structure <br />
questionnaire. Face to face interviews and anthropometric measurements (weight and high) were conducted at <br />
home for 494 people aged 60 years and older living in the studied settings <br />
Result: The prevalence of malnutrition among the older people was 27.3%, increased by age and higher <br />
among men than women. <br />
Conclusion: Malnutrition was common among older people. The result highlights the important of the issue <br />
in Mo Cay Bac district. Some management and intervention strategies should be considered to improve nutrition <br />
status among the older people. <br />
Keywords: Malnutrition, older people. <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi là một vấn <br />
đềđáng quan tâm. Suy dinh dưỡng kéo dài dẫn <br />
* Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh <br />
Tác giả liên lạc:Ths. Hà Thị Ninh <br />
<br />
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng <br />
<br />
đến suy giảm về sức khỏe, tăng nguy cơ bệnh <br />
tật, tăng sử dụng dịch vụ y tế và tăng nguy cơ tử <br />
vong(2). Hầu hết các yếu tố nguy cơ dẫn đến suy <br />
<br />
**<br />
<br />
Bộ Y tế <br />
ĐT: 01653 40 17 38 <br />
<br />
Email: ninh.ha05@gmail.com <br />
<br />
221<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br />
<br />
dinh dưỡng ở người cao tuổi đều có thể can <br />
thiệp được bằng các biện pháp lâm sàng hoặc <br />
can thiệp cộng đồng. Tuy nhiên, suy dinh dưỡng <br />
ở người cao tuổi chưa nhận được sự quan tâm <br />
đúng mức nhất là ở các nước đang phát triển(8). <br />
Việt Nam là một nước đang phát triển với tỉ <br />
lệ người cao tuổiđang gia tăng trong những thập <br />
niên gần đây, từ 6,7% năm 1979 lên 8,1% năm <br />
1999 và 9,2% năm 2006(3). Đa số người cao tuổi <br />
(75%) sống ở vùng nông thôn với điều kiện sống <br />
và tình trạng kinh tế thấp. Bên cạnh đó, quá <br />
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã thu hút lao <br />
động trẻ ở vùng nông thôn lên thành thị sinh <br />
sống và làm việc để lại vùng nông thôn người <br />
cao tuổi thiếu thốn sự chăm sóc về mặt thể chất <br />
và tinh thần(3). Điều này có thể ảnh hưởng tiêu <br />
cực đến tình trạng dinh dưỡng của người cao <br />
tuổi vùng nông thôn. Tuy nhiên, có ít nghiên <br />
cứu đánh giá về tình trạng suy dinh dưỡng <br />
người cao tuổi ở vùng nông thôn. <br />
Huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre là một <br />
huyện nông thôn mới tách ra từ huyện Mỏ Cày. <br />
Kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân <br />
đầu người thấp. Là một huyện mới nên công tác <br />
quản lý cũng như công tác chăm sóc sức khỏe <br />
người cao tuổi còn chưa được ghi nhận đầy đủ, <br />
nhất là tình trạng suy dinh dưỡng ở người cao <br />
tuổi. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “tỉ <br />
lệ suy dinh dưỡng người cao tuổi tại huyện Mỏ <br />
Cày Bắc tỉnh Bến Tre” với mục tiêu chính là xác <br />
định tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến tình trạng <br />
suy dinh dưỡng người cao tuổi. Kết quả của <br />
nghiên cứu sẽ cung cấp thêm thông tin cho lãnh <br />
đạo địa phương lập kế hoạch cải thiện công tác <br />
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. <br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng ở người cao <br />
tuổi và một số yếu tố liên quan tại huyện Mỏ <br />
Cày Bắc tỉnh Bến Tre. <br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Nghiên cứu được thực hiện trên người 60 <br />
tuổi trở lên đang sinh sống ở Huyện Mỏ Cày <br />
222 <br />
<br />
Bắc tỉnh Bến Tre năm 2011. Cỡ mẫu ước tính <br />
cho nghiên cứu này là 500 người được tính từ <br />
công thức ước lượng một tỉ lệ với tỉ lệ suy dinh <br />
dưỡng ước lượng trong nghiên cứu trước là <br />
25%, trong khoảng tin cậy là 95% và độ chính <br />
xác tuyệt đối 5%(5). Cỡ mẫu này đã được hiệu <br />
chỉnh với hệ số 1.5 cho cách chọn mẫu phân <br />
tầng. Từ danh sách 13 xã của huyện Mỏ Cày, 4 <br />
xã được chọn để thực hiện điều tra bằng <br />
phương pháp tỉ lệ với cỡ mẫu (PPS). Bước tiếp <br />
theo là chọn đối tượng, từ danh sách người cao <br />
tuổi của các trạm y tế được chọn, bốc thăm <br />
ngẫu nhiên chọn ra 125 người cao tuổi tại mỗi <br />
xã để tiến hành phỏng vấn. Những đối tượng <br />
có các chứng rối loạn tâm thần, không có khả <br />
năng nghe và trả lời phỏng vấn, có các dị dạng <br />
về cơ thể sẽ không chọn vào nghiên cứu này. <br />
Phương pháp thu thập số liệu <br />
Đối tượng được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ <br />
câu hỏi cấu trúc và cân đo các chỉ số nhân trắc tại <br />
nhà. Phần đầu của bộ câu hỏi phỏng vấn đối <br />
tượng các thông tin cơ bản về tuổi (chia làm 3 <br />
nhóm 60‐69, 70‐79 và 80+), giới (nam và nữ), <br />
trình độ học vấn (không biết đọc/ viết, biết đọc/ <br />
viết, tốt nghiệp tiểu học trở lên), tình trạng hôn <br />
nhân, đối tượng sống chung, nghề nghiệp trước <br />
đây, tình trạng làm việc hiện tại. Tình trạng kinh <br />
tế gia đình được đánh giá bằng phiếu tính điểm <br />
nghèo đơn giản của Việt Nam, đối tượng được <br />
chia thành 2 nhóm nghèo (tổng số điểm