intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ta có thể phát hiện được nguyên tố mới nữa không?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

59
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vạn vật trong vũ trụ đều do các nguyên tố hoá học tạo nên. Ngày nay người ta đã biết gần 120 nguyên tố vấn đề là liệu có thể phát hiện được các nguyên tố mơí nữa không ? Lịch sử phát hiện ra các nguyên tố thật là lâu dài, chìm nổi. Vào năm 1869, nhà bác học Nga, Mendeleev phát hiện ra sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố. Theo sự biến đổi này, ông đã sắp xếp các nguyên tố hoá học thành bảng tuần hoàn các nguyên tố....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ta có thể phát hiện được nguyên tố mới nữa không?

  1. Ta có thể phát hiện được nguyên tố mới nữa không? Vạn vật trong vũ trụ đều do các nguyên tố hoá học tạo nên. Ngày nay người ta đã biết gần 120 nguyên tố vấn đề là liệu có thể phát hiện được các nguyên tố mơí nữa không ? Lịch sử phát hiện ra các nguyên tố thật là lâu dài, chìm nổi. Vào năm 1869, nhà bác học Nga, Mendeleev phát hiện ra sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố. Theo sự biến đổi này, ông đã sắp xếp các nguyên tố hoá học thành bảng tuần hoàn các nguyên tố. Trong bảng tuần hoàn lúc đó đã có 63 nguyên tố. Mendeleev đã thấy rất rõ còn nhiều nguyên tố mà ngươì ta còn chưa phát hiện được. Vì vậy trong bảng tuần hoàn lúc đó, còn có nhiều ô bỏ trống. Mendeleev còn dự đoán về 3 nguyên tố, ông đã nêu các tính chất vật lí, hóa học của chúng. Quả nhiên, chỉ trong vòng 20 năm với sự miệt mài của các nhà nghiên cứu, người ta đã tìm ra 3 nguyên tố đó, các tính chất của các nguyên tố này quả thực đã hết sức phù hợp với các tiên đoán của Mendeleev. Với sự xuất hiện của kĩ thuật của phân tích quang phổ, đã giấy lên phong trào tìm kiếm các nguyên tố mới trong nước sông, nước biển, trong các loại khoáng vật, đất đá ở mọi nơi, mọi chốn. Các loại vật liệu
  2. được đem quan sát trước máy quang phổ, nhờ vậy các nguyên tố mới được liên tục phát hiện như măng mọc sau cơn mưa mùa xuân. Đến trứơc những năm 40 của thế kỉ XX, trong bảng tuần hoàn đã có nguyên tố thứ 92, trừ các ô 43, 61, 85, 87 là bốn ô còn trống, còn các ô khác đã đầy đủ. Do vậy có người nghĩ rằng nguyên tố ở ô thứ 92 đã là nguyên tố cuối cùng. Chính vào lúc các nhà hoá học sục tìm khắp nơi, khắp chốn và cảm thấy đã đến chỗ cùng trời cuối đất, tbì các nhà vật lí lại từ các phòng thí nghiệm kế tiếp nhau phát hiện nhiều nguyên tố mới. Vào năm 1937, người ta tìm được nguyên tố số 43 tecnexi, vào năm 1940, lại tìm ra nguyên tố thứ 85 là atatin. Sau khi phát hiện ra được atatin còn lại nguyên tố thứ 65 vẫn chưa thấy tăm hơi. Đến năm 1945, khi bắn phá hạt nhân urani người ta mới phát hiện được nguyên tố mới và đặt tên là prômeti (Pm), Pm cũng được điều chế bằng phương phát tổng hợp. Đến nay 4 ô trống của bảng tuần hoàn đã được lấp kín. Đến năm 1940, người ta điều chế được nguyên tố số 93 là neptuni và nguyên tố thứ 94 là plutoni. Từ đó cứ cách mấy năm người ta lại tìm được vài nguyên tố mới trong các phòng thì nghiệm. Đếm năm 1954 đã có nguyên tố thứ 100 là fecmi.Năm 1955 nguyên tố thứ 101 là mendelevi; vào 1964 ở Liên Xô lần đầu tiên tổng hợp được nguyên tố 104 và đặt tên là kursatovi (Ku), vào năm 1969 người ta đã tổng hợp được nguyên tố đặt tên là Rutherford (Re), năm 1970 phát hiện ra nguyên tố 105 ở Mỹ và đặt tên
  3. là hani (Ha) còn ở Liên Xô đặt tên là ninxbori; năm 1974 người ta phát hiện được nguyên tố 106, năm 1976 ở Liên Xô tổng hợp được nguyên tố thứ 107. Thế thì các nguyên tố kiểu này đã tận cùng chưa? Liệu có thể có các nguyên tố mới nào đó lại nào đó xuất hiện nữa không? Người ta cho rằng, các nguyên tố mới lại sẽ tiếp tục được xuất hiện nhưng sẽ ngày càng khó khăn hơn. Vì nguyên tố số 93 mở đầu cho các nguyên tố phía sau đều là các nguyên tố nhân tạo có tính phóng xạ. Nguyên tố phóng xạ có 1 tính chất hết sức kì lạ là có thể thay đổi, trong quá trình thay đổi một mặt vừa phát ra các tia phóng xạ một mặt có thể biến đổi thành các nguyên tố khác. Trong đó có loại thay đổi nhanh có loại thay đổi chậm. Các nhà hoá học dùng chu kì bán huỷ để đo sự thay đổi đó. Chu kì bán huỷ là thời gian cần thiết để các nguyên tố phóng xạ biến được một nữa thành các nguyên tố khác. người ta phát hiện ra một quy luật: Ở các nguyên tố phóng xạ nhân tạo thứ tự các nguyên tố càng lớn thì chu kì bán huỷ của nó sẽ ngắn dần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2