Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến khởi nghiệp tại Việt Nam
lượt xem 3
download
Bài viết đi sâu phân tích tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự thành công của khởi nghiệp thời gian qua. Đúc kết thành một số bài học cho việc áp dụng công nghệ vào khởi nghiệp tại Việt Nam. Cuối cùng, các tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm khởi nghiệp thành công tại Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến khởi nghiệp tại Việt Nam
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TS. Lê Kiên Cƣờng Trƣờng đại học Ngân hàng TpHCM TS. Lê Thanh Tùng Trƣờng đại học Tôn Đức Thắng Tóm tắt: Bài viết đi sâu phân tích tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến sự thành công của khởi nghiệp thời gian qua. Đúc kết thành một số bài học cho việc áp dụng công nghệ vào khởi nghiệp tại Việt Nam. Cuối cùng, các tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm khởi nghiệp thành công tại Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; Khởi nghiệp; Start up; Bài học kinh nghiệm khởi nghiệp. 1. Một số quan điểm về khởi nghiệp v tác động của khởi nghiệp đến phát triển kinh tế quốc gia Chính phủ Việt Nam đã quyết định chọn năm 2016 là năm khởi đầu cho năm quốc gia khởi nghiệp, với phong trào “start up” đã cho thấy các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam cũng đã nhận ra tầm quan trọng của khởi nghiệp và đổi mới lên tăng trưởng kinh tế. Lịch sử phát triển kinh tế đã có nhiều quan điểm khá đa dạng về khởi nghiệp và các quan điểm này nhìn chung cũng có khác biệt nhất định, thể hiện sự đa dạng trong cách tiếp cận của các nhà kinh tế học liên quan đến vấn đề khởi nghiệp. Quan điểm của Adam Smith (1776) cho rằng các thị trường đang ngày càng mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khởi nghiệp và đổi mới, sáng tạo, từ đó năng suất lao động sẽ tăng lên và tạo ra sự tăng trưởng kinh tế. Nhà kinh tế học Say (1800) thì nhấn mạnh “người khởi nghiệp dịch chuyển các tài nguyên kinh tế từ nơi có hiệu suất, sản lượng thấp sang nơi có hiệu suất, sản lượng cao”. Theo Schumpeter (1934), lợi nhuận chính là phần thưởng cho quá trình khởi nghiệp, tinh thần khởi nghiệp là nền móng cho sự tăng trưởng kinh tế, trạng thái mất cân bằng liên tục do người khởi nghiệp gây ra là một phần tất yếu cho sự ổn định kinh tế, là trung tâm của mọi lý thuyết và nghiệp vụ kinh tế. Kirzner (1937) cho rằng, động lực của tinh thần khởi nghiệp chính là “cơ hội sinh lời chưa được phát hiện từ trước”, nhận ra cơ hội kiếm lời mà trước đây không ai chú ý đến hoặc đánh giá sai tiềm năng. Nhà khởi nghiệp thực hiện những ý tưởng sang tạo ra năng suất cao hơn, sự thỏa mãn nhu cầu lớn hơn, chi phí thấp hơn. Năm 1956, nhà kinh tế học Robert Merton Solow đã giới thiệu mô hình tăng trưởng kinh tế mới, điểm nổi bật là sự thay đổi công nghệ; khi công nghệ được cải tiến thì cùng một giá trị lao động có thể sản xuất được nhiều sản lượng hơn, động lực tăng trưởng kinh tế trong dài hạn chính là tiến bộ công nghệ. Nghiên cứu của Agiton và Howitt (1992) đề cập đến yếu tố “quá trình hủy diệt mang tính sáng tạo”, các sản phẩm hiện có sẽ trở nên lỗi thời, từ đó trở thành động lực cơ bản của sự đổi mới trong phát triển kinh tế. Nghiên cứu của Galindo và Mesndez (2014) cho thấy khởi nghiệp và đổi mới có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế. Bắt đầu từ những kinh nghiệm lịch sử, các tư tưởng và ý tưởng về khởi nghiệp đã được sinh ra và phát triển, rồi những tri thức mới lại được tích góp thành kinh nghiệm để tạo ra nhưng tư tưởng khởi nghiệp mới. Sự đổi mới có thể là là một sản phẩm mới, một phương pháp sản xuất mới, một thị trường mới. Khởi nghiệp sẽ tác động lên đổi mới, hoạt động khởi nghiệp càng phát triển mạnh mẽ thì đổi mới càng lan tỏa và phát triển theo thời gian. 2. Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến khởi nghiệp tại Việt Nam 2.1. Diễn biến của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Cho đến nay, công nghiệp toàn cầu đã trải qua ba cuộc cách mạng. Mỗi cuộc cách mạng đều được dẫn dắt bởi sự phát triển của những công nghệ có tính đột phá, làm thay đổi căn bản hệ thống 36
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG sản xuất toàn cầu, thay đổi sâu sắc cách thức cong người tạo ra của cải vật chất. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 được đánh giá sẽ vượt ra khỏi quy mô công xưởng, doanh nghiệp (DN) khi vạn vật được kết nối Internet (IoT- Internet of Things). Cụ thể, tất cả máy móc, thiết bị trong công xưởng được kết nối với nhau thông qua internet, đồng thời nhiều cảm biến được lắp đặt để thu thập dữ liệu. Cách làm này giúp máy móc có thể “giao tiếp” với nhau mà không cần sự có mặt của con người, dây chuyền sản xuất sẽ được vận hành tự động một cách thích hợp, ứng với lượng hàng tồn kho. Phạm vi ảnh hưởng của cuộc cách mạng này rộng lớn trên toàn cầu với hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia với tác động vừa sâu vừa rộng, dẫn đến sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị của toàn bộ loài người. Hình 1: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử Cách mạng công nghiệp 4.0 thực chất là xu hướng số hóa các phương thức sản xuất, chế tạo truyền thống với hai đặc tính nổi bật đó là “Tính kết nối” (Connectivity) và “Tính cá biệt hóa” (Customization). Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phù hợp, được trang bị những kỹ năng cần thiết để làm chủ được công nghệ mới. Theo số liệu trong Báo cáo Tương lai việc làm của Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF (2016) thì thế giới sẽ chứng kiến những công nghệ mới có tính “cách mạng” làm “xoay chuyển” cục diện loài người trong thế kỷ này. Các công nghệ mới được trình bày trong bảng dưới đây. Bảng 1: Những công nghệ đƣợc kỳ vọng sẽ xuất hiện v o trƣớc n m 2030 Ý kiến N m Công nghệ mới đƣợc kỳ vọng ra đời đồng ý (%) 2018 90% dân số có thể lưu trữ dữ liệu không giới hạn và miễn phí 91,0 2021 Mỹ sẽ có dược sĩ robot đầu tiên 86,5 2022 1 ngàn tỷ cảm biến kết nối với Internet 98,2 2022 10% dân số mặc quần áo kết nối Internet 2022 Chiếc ô tô đầu tiên được sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ in 3D 84,1 2023 Chiếc điện thoại di dộng được cấy ghép vào người đầu tiên được thương 81,7 mại hóa 2023 Chính phủ đầu tiên thay thế điều tra dân số bằng các nguồn dữ liệu lớn 82,9 2023 10% mắt kính kết nối với internet 85,5 2023 Lần đầu tiên chính phủ thu thuế qua blockchain * 73,1 2023 90% dân số sử dụng điện thoại thông minh 80,7 2024 90% dân số thường xuyên truy cập internet 78,8 37
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 2024 Lần đầu tiên cấy ghép gan bằng công nghệ 3D 76,4 2024 50% lượng truy cập internet ở nhà liên quan đến các thiết bị gia dụng 69,9 2025 5% sản phẩm tiêu dùng được sản xuất bằng công nghệ 3D 81,1 2025 30% kiểm toán tại các công ty được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo 75,4 2025 Nhiều chuyến đi được thực hiện qua các phương tiện chia sẻ hơn là bằng 67,2 các phương tiện cá nhân như hiện nay 2026 10% xe chạy tại Mỹ là xe tự lái 78,2 2026 Máy trí tuệ nhân tạo lần đầu tiên tham gia vào hội đồng quản trị công ty 45,2 2026 Thành phố đầu tiên với trên 50.000 dân sẽ không có tín hiệu giao thông 63,7 2027 10% tổng GDP toàn cầu được lưu trữ trên blockchain Nguồn: Diễn đàn kinh tế thế giới - WEF (2015,6-7) Ghi chú: * Blockchain được mô tả như là “đầu mối phân phối”, là một giao thức an toàn trong đó một mạng máy tính cùng nhau xác thực một giao dịch trước khi được lưu trữ và chấp nhận Những công nghệ được kỳ vọng xuất hiện trước năm 2030 (rất gần) cho thấy rất nhiều sự thay đổi, có thể đơn giản hóa cách hiểu đó là tiếp cận với máy móc máy móc không chỉ là các kỹ sư được đào tạo bài bản hay nhưng con người có chuyên môn, nghiệp vụ mà là hầu hết mọi công dân bình thường. Công nghệ có thể làm thay đổi tập quán và xác lập các giao tiếp mới trên quy lớn. Mọi người “bắt đầu” và “bắt buộc” phải hiểu máy móc và được nâng cấp sự hiểu biết liên tục, tuy nhiên quá trình giao tiếp với máy móc sẽ tự nguyện và thân thiện hơn rất nhiều…. Cách mạng công nghiệp sẽ thúc đẩy con người không ngừng học hỏi và tự làm mới, từ đó tạo ra năng suất lao động cao hơn và giảm thiểu chi phí. Bảng 2: Xếp hạng các quốc gia về đổi mới v phát triển công nghệ thông tin v truyền thông Chỉ số Công nghệ thông tin v Chỉ số đổi mới công nghệ Quốc gia truyền thông Điểm số Xếp hạng Điểm số Xếp hạng Singapore 9,49 1 9,06 1 Đài Loan (Trung Quốc) 9,38 2 9,04 2 Hồng Kông 9,10 3 8,78 3 Nhật Bản 9,08 4 8,32 4 Australia 8,92 5 8,30 5 Hàn Quốc 8,80 6 8,07 6 New Zealand 8,66 7 8,07 7 Malaysia 6,91 8 6,61 8 Trung Quốc 5,99 9 5,55 9 Thailand 5,95 10 5,05 10 Fiji 4,65 11 4,63 11 Philippines 3,77 12 3,87 12 Indonesia 3,24 13 3,79 13 Mông Cổ 2,91 14 3,03 14 38
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Chỉ số Công nghệ thông tin v Chỉ số đổi mới công nghệ Quốc gia truyền thông Điểm số Xếp hạng Điểm số Xếp hạng Việt Nam 2,75 15 2,52 14 Campuchia 2,13 16 1,84 16 Lào 1,69 17 0,74 17 Myanmar 1,30 18 0,48 18 Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng thế giới (2012) Theo kết quả trên thì vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng còn rất khiêm tốn, tồn tại một khoảng cách khá xa nếu so với Thái Lan và Trung Quốc là những quốc gia lân cận, điều đáng lo lắng là chỉ số của Việt Nam đang còn cách khá xa ngưỡng “trung bình” chưa thể nói sẽ sớm thu hẹp khoảng cách. Tuy đánh giá cao những tiến bộ vượt bậc so với nội tại của ngành Công nghệ thông tin Việt Nam trong thời gian qua, cũng nên thừa nhận rằng Công nghệ Thông tin có cơ hội tăng tốc và có hy vọng san lấp khoảng cách với các nước bạn hơn so với các công nghệ khác như Cơ khí, Luyện kim, Dược phẩm hay Sinh học … Do đó khi chỉ số này còn thấp thì đây chính là chỉ dấu cho thấy cần phải nỗ lực hơn nữa trước khi bị bỏ rơi khá xa trên bảng xếp hạng công nghệ khu vực và thế giới. 2.2. Cách mạng công nghiệp 4.0 và các cơ hội-thách thức khởi nghiệp tại Việt Nam Phong trào khởi nghiệp hay còn gọi là “start up” tại Việt Nam diễn ra khá mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Có những nỗ lực từ cả phía các nhà hoạch định chính sách, các kênh truyền thông và cộng đồng doanh nghiệp cũng như từ những tầng lớp dân số trẻ tuổi. Khởi nghiệp theo cách hiểu gần đây là người sáng lập ra một doanh nghiệp mới, có quy mô nhỏ và tự mình làm chủ. Theo đó hàng loạt “khóa học khởi nghiệp” đang ngày một phổ biến tại Việt Nam, điều này cũng có khá tương đồng với các chương trình đào tạo về sáng lập doanh nghiệp nhỏ xuất hiện đầu thập kỷ 60 tại các nước phát triển. Tuy nhiên hiện nay câu hỏi thường trực khi khởi nghiệp thành công là : Cần phải tạo ra cái gì đó khác biệt, độc đáo, hữu dụng và dự báo được thị trường chấp nhận? Khởi nghiệp không bó hẹp trong khuôn khổ kinh tế mà rộng hơn, gắn liền với mọi hoạt động của con người, phục vụ từ nhu cầu xã hội, từ khởi nghiệp trong giáo dục đến người khởi nghiệp trong chăm sóc sức khỏe hay phương tiện đi lại, chỗ ở, chia sẻ…Động cơ của người khởi nghiệp có thể mang tính cá nhân – mục tiêu lợi nhuận, nổi tiếng, hay đơn giản chỉ là sự khám phá. Trong đa số trường hợp, người khởi nghiệp thực sự là những người mạnh mẽ, tạo ra giá trị mới nâng cao sự thỏa mãn cho người tiêu dùng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra cả những cơ hội cũng như thách thức đối với phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới. 2.2.1. Một số cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0 cho khởi nghiệp tại Việt Nam Thứ nhất: Việt Nam đã “lỡ chuyến tàu” đến với ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây. Tuy nhiên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra thì Việt Nam có những lợi thế nhất định: Nền tảng hạ tầng Internet và công nghệ viễn thông khá tốt, bao phủ rộng khắp, tỷ lệ người dân sử dụng mạng xã hội khá cao. Thứ hai: Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận hoặc thay đổi vượt bậc về công nghệ khai thác, sản xuất và chế biến sản phẩm. Với những công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, người máy IoT, công nghệ nano, công nghệ sinh học phân tử, công nghệ di truyền…Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể giúp nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường. Thứ ba: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số” tạo ra chuỗi cung ứng sản xuất đạt hiệu quả cao nhất về thời gian xử lý, thời gian lưu kho, nâng cao năng suất. Doanh nghiệp giảm được chi phí hoạt động, quản lý; Tiếp cận với thị trường mới, kết nối và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu với hàm lượng công nghệ cao hơn. 39
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 2.2.2. Một số thách thức từ cách mạng công nghiệp 4.0 cho khởi nghiệp tại Việt Nam Thứ nhất: Cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm, nhất là khi áp dụng công nghệ tự động hóa, giảm thiểu số lượng nhân công lao động và robot đang dần thay thế con người trong nhiều công việc. Chính vì vậy đây là thách Thứ hai: Cách mạng công nghiệp 4.0 mang tính đột phá, đòi hỏi kỹ thuật cao, tuy nhiên khi khởi nghiệp thực tế cho thấy những doanh nghiệp khổng lồ với lợi nhuận kỷ lục thường khởi đầu bằng một ý tưởng rất khiêm tốn. Trong một giai đoạn mang tính khởi nghiệp như hiện nay, sự vận động quá nhanh của nền kinh tế sẽ rút ngắn thời lượng hấp hối của doanh nghiệp. Và rơi vào đà suy yếu thì dễ chứ bước ra khỏi đó là việc vô cùng khó, nếu không muốn nói là bất khả. Một số minh chứng từ Nokia đến Yahoo … cho thấy các ngành công nghiệp, tỷ lệ rủi ro khá cao và tỷ lệ thành công, thậm chí cả tỷ lệ sống sót, tương đối thấp. Thứ ba: Áp lực về vòng đời sản phẩm. Thực tế cho thấy cách mạng công nghiệp 4.0 không ủng hộ về thời gian đối với các cá nhân khởi nghiệp. Thời gian trở nên gấp rút hơn hơn nhiều vì công nghệ thay đổi nhanh , thị trường sản phẩm tồn tại trong thời gian ngắn và bị thay thế. Chính điều này đang là thách thức rất lớn cho sự thành công của các “start up” khi nhắm vào các sản phẩm hoặc dịch vụ rất dễ bị bão hòa trên thị trường. Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra sản phẩm mới và chỉ thành công nếu được người sử dụng đón nhận. Nhưng trước khi sản phẩm mắt thị trường, không thể biết trước người sử dụng sẽ phản ứng như thế nào. Thứ tư: Rủi ro về huy động vốn đầu tư trong quá trình khởi nghiệp. Các “start up” thường có số người tham gia nhiều và tổng vốn đầu tư luôn cao hơn nhiều các khu vực khác, chính sự đầu tư mạnh mẽ và kỳ vọng này tự thân đã đem lại mức rủi ro vô cùng lớn cho khởi nghiệp trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay. Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như các cuộc cách mạng công nghiệp trước, thường không sinh lợi trong suốt một thời gian dài. Có thể nói người khởi nghiệp cách mạng công nghiệp 4.0 phải thật nhanh nếu muốn tồn tại. Thực tế sẽ chỉ một vài doanh nghiệp trong ngành có đủ nguồn lực tài chính để sống sót. Thứ năm: Cách mạng công nghiệp 4.0 không tiến hành độc lập mà vẫn có những phần kế thừa và đan xen với những công nghệ truyền thống. Nếu khởi nghiệp cách mạng công nghiệp 4.0 không được tích hợp vào trong một nền kinh tế khởi nghiệp rộng lớn, bao gồm cả công nghệ cao, công nghệ vừa, công nghệ thấp thì sẽ hạn chế kết quả đạt được. Quan điểm của nhiều quốc gia phát triển đều hướng đến đòi hỏi một vị thế công nghệ cao, dù trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, hay tự động hóa…, dựa trên một nền kinh tế khởi nghiệp. Thứ sáu: Việt Nam muốn tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai cần nâng cao tinh thần khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, nhất là trong thế hệ trẻ. Tuy nhiên nền giáo dục VN vẫn chưa đề cao vai trò của những yếu tố này. Trong chương trình phổ thông chưa có môn nào trang bị kiến thức và kỹ năng thực tế về kinh doanh và khởi nghiệp. Một thực tế ở nước ta đó là tinh thần khởi nghiệp hay tư duy làm chủ hầu hết đến từ cá nhân ít có cơ hội học hành, còn những thành phần trang bị đầy đủ kiến thức trên ghế nhà trường lại có xu hướng học đi làm công, làm thuê. Tinh thần khởi nghiệp nếu được nuôi dưỡng bên trong những con người được đào tạo bài bản thì việc khởi nghiệp sẽ tiến triển thuận lợi hơn. Việc thúc đẩy khởi nghiệp sẽ là cái nôi tạo ra những ý tưởng đổi mới sang tạo, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, bền vững trong tương lai. Những năm gần đây, khởi nghiệp đang là một trào lưu vô cùng nổi trội. Tuy không phải lúc nào cũng có điều kiện thuận lợi để khởi nghiệp nhưng có thể nhận thấy những người trẻ Việt Nam vẫn luôn tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng gánh chịu rủi ro và cố gắng để hiện thực hóa ý tưởng của mình. 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp khởi nghiệp thành công tại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Thứ nhất: Chính phủ cần tạo điều kiện để phong trào khởi nghiệp“st rt up” ngày càng phát triển Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, một quốc gia có trình độ đổi mới sáng tạo cao sẽ có nhiều cơ hội tham gia sân chơi lớn. Khởi nghiệp châm ngòi sức sáng tạo, vì vậy, việc 40
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG thôi thúc “ngọn lửa” khởi nghiệp bùng cháy đang là quyết tâm chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, môi trường và các điều kiện cho khởi nghiệp, gồm hệ thống khung pháp luật, các chính sách hỗ trợ, quỹ đầu tư mạo hiểm … giúp bảo đảm tính ổn định và độ sẵn sàng vẫn còn gặp nhiều vướng mắc. Hoàn thiện các điều kiện cho khởi nghiệp chính là yêu cầu bức thiết nhất, giúp cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam vươn lên và phát triển mạnh mẽ. Chính phủ ngoài việc tạo cơ sở pháp lý vững chắc, cải tiến, đổi mới và xây dựng hành lang pháp lý minh bạch, rõ ràng còn cần phải có những hành động cụ thể như: - Đào tạo và xây dựng đội ngũ công chức nơi giải quyết các thủ tục cho doanh nghiệp với đủ đức và tài để giúp các dự án Startup Việt được thực hiện một cách thuận lợi hơn. - Cải cách giáo dục, để sinh viên Việt Nam được thực hành nhiều hơn, cọ sát nhiều hơn với thực tế, trở nên táo bạo và liều lĩnh hơn và không bị bỡ ngỡ khi có ý tưởng Startup mới. Thứ hai: Các nhóm khởi nghiệp phải tìm kiếm các ý tưởng mới đ t phá Các nhóm khởi nghiệp phải xác định sản phẩm gì, cho ai, thị trường mục tiêu mình hướng đến là gì và sản phẩm của bạn có thể cạnh tranh với các đối thủ khác không… Khi đã có ý tưởng tốt, muốn Startup thành công, các khởi nghiệp viên phải tìm được những người phù hợp để có thể hợp tác với bạn để phát triển dự án Startup một cách tốt nhất. Và những người đó chắc chắn phải có năng lực, biết chia sẻ và am hiểu về lĩnh vực bạn đang muốn Startup. Một điều quan trọng không thể bỏ qua là ý chí và sự quyết tâm của chính những người muốn khởi nghiệp. Khởi nghiệp rất khó khăn, vất vả và tỷ lệ thành công thường rất thấp, vậy người khởi nghiệp phải thật sự tâm huyết với dự án của mình, biết chấp nhận và vượt qua thất bại để theo đuổi dự án tới cùng. Thứ b : Cần nghiên cứu kỹ các đặc thù củ thị trường Việt N m Thực tế hiện nay có rất nhiều Startup chỉ được chăm chút về mặt ý tưởng, sản phẩm mà quên mất việc nghiên cứu môi trường phát triển để có chính sách phù hợp. Ví dụ điển hình là 2 Startup về dịch vụ vận chuyển hành khách hot nhất hiện nay là Grab và Uber. Sở dĩ phải gọi Uber là “đàn anh” bởi Uber ra đời từ năm 2009 tại Mỹ trong khi Grab ra đời năm 2012 tại Malaysia và được coi là "clone" của Uber. Tại Việt Nam thì Grab là doanh nghiệp đến trước. Với một mô hình mới như Uber hay Grab, việc "lobby" chính sách vẫn là một trong vấn đề ưu tiên phải làm hàng đầu. Điều này không chỉ đúng tại Việt Nam mà là trên toàn thế giới. Ai dành được lợi thế trên chính trường, chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng hơn. Nếu xét trên góc độ hợp thức hoá, Grab đang đi trước Uber một bước. Grab đã được phê duyệt đề án GrabCar tại 5 tỉnh thành trong vòng 2 năm. Trong khi đó, một đề án tương tự của Uber lại bị trả về. Một quan chức Bộ Giao thông Vận tải cho biết, khác biệt khiến Grab được chấp thuận là do Grab sử dụng xe có biển hiệu, biển số, đã đóng thuế, và có pháp nhân tại Việt Nam. Grab đã nghiên cứu rất kỹ thị trường Việt Nam và hoàn thiện tính pháp lý của mình nhanh hơn hẳn đối thủ. Trong khi đó, Uber vẫn nhất quyết không chịu thành lập công ty tại Việt Nam. Đây là điểm yếu chết người của Startup Mỹ vì cứ mỗi lần có thông tin về DN công nghệ đa quốc gia trốn thuế, thì Uber luôn là một trong những cái tên hàng đầu được nêu ra. Sự rập khuôn cứng nhắc đó khiến một Startup Mỹ trị giá hàng chục tỷ đô la, cứ mãi loay hoay tại Việt Nam. Trong khi đó, xuất thân Đông Nam Á lại giúp Grab có những chiến lược mềm dẻo và khôn khéo hơn, đang dần chiếm ưu thế trước ông lớn Uber. Thứ tư: Học hỏi kinh nghiệm từ các St rtup đi trước ở trong nước và quốc tế Việc học tập kinh nghiệm không bao giờ là dư thừa không chỉ trong Startup mà còn ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Hơn nữa, ở một môi trường khởi nghiệp mới như Việt Nam thì những người sáng lập muốn khởi nghiệp thành công cần phải liên tục học hỏi, trau dồi kinh nghiệm một cách có chọn lọc. Apple không phải cái tên đầu tiên sản xuất ra một chiếc máy nghe nhạc MP3, hay Facebook cũng hoàn toàn không phải mạng xã hội đầu tiên, Google, tương tự, không phải công cụ tìm kiếm đầu tiên của thế giới,…Thế nhưng những sản phẩm của họ vẫn gây được tung hô và đón nhận bởi một nguyên lý đơn giản trở nên tốt hơn so với bản gốc còn hơn trở thành kẻ thất bại đầu tiên. Thống kê của Topica Founder Institute về các mô hình khởi nghiệp (Startup) thành công ở Việt Nam mới đây cho thấy, 100% các Startup này đều học hỏi và bản địa hoá từ mô hình tương tự đã thành công ở nước ngoài. Ví dụ: Cốc cốc học theo Chrome, Tiki.vn học theo Lazada, Vật giá học theo Rakuten, 41
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Thứ năm: Xây dựng văn hó do nh nghiệp tạo kh ng gi n sáng tạo Khởi nghiệp cần phải tạo nên văn hóa mới trong công ty sao cho từng thành viên phát huy và thể hiện năng lực của mình tốt hơn ở bất cứ môi trường nào khác. Việc này không hề đơn giản. Văn hóa là thứ khó định hình. Nó đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo, quy trình, tuyển dụng, môi trường và nhiều yếu tố khác. Có ai đã từng tự hỏi tại sao Apple, Facebook và Google dành rất nhiều tâm huyết trong việc xây dựng văn phòng. Họ muốn tạo một môi trường mà mọi người thích thú và thoải mái làm việc cùng nhau. Đây là sự đầu tư nghiêm túc để xây dựng văn hóa công ty. Một số công ty ở Việt Nam cũng bắt đầu làm tương tự. Những công ty này nhận ra rằng sự sáng tạo không thể tồn tại trong môi trường văn hóa nghèo nàn. Thứ sáu: Thành c ng trong việc kêu gọi vốn đầu tư Khởi nghiệp hiện nay đang là xu hướng tìm kiếm từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, các tổ chức Doanh nghiệp, các nhà đầu tư thiên thần nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa. Vấn đề khó khăn đặt ra cho các nhà quản trị khi giải bài toán tăng trưởng của Doanh nghiệp cần huy động vốn như thế nào, tổng giá trị huy động là bao nhiêu thì phù hợp với khả năng tăng trưởng, đảm bảo được mục tiêu lợi nhuận đạt mức tối đa và chi phí chi ra ở mức tối thiểu... Do đó, để kêu gọi vốn thành công, Startup cần phải nâng cao năng lực quản trị, năng lực kinh doanh, cách tiếp cận thị trường, quảng bá hình ảnh... cho mình; bên cạnh đo, để góp phần tạo nên sự thành công trong các vòng gọi vốn của doanh nghiệp Start up rất cần sự quan tâm của Nhà nước về chính sách, pháp luật nói chung nhằm tạo ra các sân chơi minh bạch, hiệu quả từ đó hỗ trợ cho việc thu hút các quỹ đầu tư, các hiệp hội doanh nghiệp và cộng đồng xã hội trong quá trình kêu gọi vốn đầu tư. Thứ bảy: Liên tục nâng cao kiến thức, trau dồi khả n ng sử dụng ngoại ngữ Nhiều nhà đầu tư tiềm năng nước ngoài gặp khó khăn trong giao tiếp và hiểu các doanh nghiệp khởi nghiệp về sản phẩm, dịch vụ của họ. Rào cản lớn nhất đó chính là tiếng Anh. Các doanh nhân khởi nghiệp đang đánh mất cơ hội của mình trước các khởi nghiệp nước ngoài do khả năng ngôn ngữ kém, khả năng biểu đạt ý tưởng kém và thiếu sự tự tin cần thiết khi giao tiếp bằng ngôn ngữ nước ngoài. Việc cải thiện trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, phát âm không phải quá khó. Tất cả bắt đầu từ tư duy và tầm nhìn để hội nhập. Không một nhà đầu tư hay đối tác nào nghi ngờ về tầm nhìn toàn cầu của bạn nếu bạn đang sở hữu một đội ngũ tự tin giao tiếp bằng ngôn ngữ của họ. Vì vậy, một trong những giải pháp để Startup thành công đó chính là trau dồi khả năng sử dụng ngoại ngữ, để tiến ra thế giới, hội nhập với thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baye, R. M (2010), Managerial economics and business strategy, McGrawHill, USA. 2. Chu Lang (2017), CEO MOG: "Phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam đang trầm xuống, nhưng đó là dấu hiệu tốt", Trang tin cafef.vn truy cập ngày 05/10/2017. 3. Drucker, P. (2011) Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 4. N. Gregory Mankiw (2015), Principles of Economics, Cengage Learning, USA. 5. Nguyễn Thị Xuân Thúy, Đỗ Anh Đức (2017) Cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với công nghiệp Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 241, tr.17 - 22. 6. Phan Thị Bích Nguyệt, Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Hồ Thị Thanh Hằng (2017). Nghiên cứu mối quan hệ giữa đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp đến tăng trưởng kinh tế. Tạp chí Phát triển kinh tế, 28(4), tr.04 - 23. 7. Schwab, K. (2015), The Global Competitiveness Report 2015-2016, World Economic Forum, USA. 8. Schwab, K. (2016), The Global Competitiveness Report 2016-2017, World Economic Forum, USA. 9. Trần Thị Vân Hoa, Đỗ Thị Đông (2016) Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những yêu cầu đặt ra đối với đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 233, tr.62 - 69. 42
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Impact of the Fourth Industry Revolution 4.0 on Startups in Vietnam Abstract: This paper analyses the impact of the Fourth industry revolution 4.0 on the success of startups over time. Some of the lessons for applying technology to start a business in Vietnam. Finally, the authors also propose some solutions achieve successfully in the startups in Vietnam in the coming time. Keywords: Fourth industry revolution 4.0; Startups; Solutions to achieve successfully in the startups. 43
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
8 p | 123 | 12
-
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xu hướng phát triển ngành logistics của Việt Nam
8 p | 83 | 12
-
Phát triển bền vững trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 và vai trò của việc đổi mới văn hóa doanh nghiệp
11 p | 17 | 9
-
Chuỗi cung ứng lạnh Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - những tác động và giải pháp
11 p | 63 | 8
-
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công tác quản lý nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
11 p | 60 | 8
-
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến phân phối thương mại và giải pháp đối với các doanh nghiệp Việt Nam
9 p | 35 | 7
-
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến quan hệ lao động ở Việt Nam và hàm ý chính sách
13 p | 35 | 6
-
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến mô hình phân phối của các doanh nghiệp Việt Nam
11 p | 79 | 5
-
Tác động của các mạng công nghiệp 4.0 đến kinh tế xã hội Việt Nam và gợi ý chính sách cho Việt Nam
7 p | 223 | 4
-
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với thị trường lao động Việt Nam
4 p | 106 | 4
-
Đào tạo nhà quản trị cho các doanh nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 45 | 4
-
Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 tới ngành thủy sản
7 p | 33 | 3
-
Phát triển dịch vụ chất lượng cao tại Việt Nam trong công cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
8 p | 31 | 3
-
Đào tạo ngành quản trị nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
9 p | 34 | 3
-
Nâng cao vai trò kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0
7 p | 66 | 3
-
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến lao động ngành dệt may Việt Nam
13 p | 47 | 2
-
Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến xuất khẩu dệt may Việt Nam
6 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn