intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 tới ngành thủy sản

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đưa ra những tác động của cách mạng 4.0 với ngành thủy sản để từ đó đưa ra một só kiến nghị hàm giá giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển của ngành thủy sản trong giai đoạn tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.0 tới ngành thủy sản

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4.0 TỚI NGÀNH THỦY SẢN TS. Phạm Minh Đạt TS. Lê Thị Việt Nga Trƣờng Đại học Thƣơng mại Thủy sản là một ngành đóng góp một lượng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian vừa qua. Để có thể vững bước phát triển trong giai đoạn tới đặc biệt là khi chúng ta bước vào một cuộc cách mạng mới - cách mạng công nghiệp 4.0 – thì việc tìm hiểu những tác động của của cuộc cách mạng này với ngành thủy sản và rất cần thiết. Trong bài viết này, tác giả đưa ra những tác động của cách mạng 4.0 với ngành thủy sản để từ đó đưa ra một só kiến nghị hàm giá giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển của ngành thủy sản trong giai doạn tới Từ khóa: Thủy sản, cách mạng 4.0, xuất khẩu thủy sản 1. Sơ lƣợc về Cách mạng công nghiệp 4.0 Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. Nếu định nghĩa từ Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học". Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện "không có tiền lệ lịch sử". Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị. Đặc điểm nổi bật của CMCN 4.0 là tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh, dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano…, với nội dung cơ bản là tạo ra cấu trúc và sự vận hành mới cho nền sản xuất, dựa trên 4 lĩnh vực chính: 1/ Lĩnh vực kỹ thuật số, bao gồm trí tuệ nhân tạo, internet, lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn; 2/ Lĩnh vực vật lý, bao gồm in 3D, vật liệu mới, robot cao cấp, xe tự lái; 3/Lĩnh vực công nghệ sinh học; 4/ Lĩnh vực năng lượng tái tạo. 51
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Hình 1: Đặc trưng các cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất đến lần thứ tư 2. Tình hình khai thác và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn vừa qua 2.1. Về khai thác Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Tuy nhiên, sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác tăng khá thấp trong thời gian qua với mức tăng trưởng bình quân là 6,42%/năm do sự cạn kiệt dần từ nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ hoạt động khai thác đánh bắt chưa được cải thiện. Nguồn: Tổng cục Thủy sản Việt Nam Biểu đồ 1: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản từ năm 1995 - 2016 Tổng sản lượng thủy sản sản xuất năm 2016 đạt hơn 6,726 triệu tấn, tăng 2,5% so với năm 2015. - Khai thác thủy sản Trong năm 2016, do công ty Formosa đưa chất thải ra biển khiến ngư dân ở các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ phải ngừng đánh bắt ở vùng biển ven bờ và vùng lộng trong nhiều tháng làm ảnh hưởng đến khai thác biển của các tỉnh này nói riêng và ảnh hưởng đến khai thác thủy sản của cả nước nói chung. Tuy nhiên, sản lượng khai thác thủy sản ở các tỉnh khác vẫn cao nên sản lượng khai thác thủy sản cả nước năm 2016 vẫn đạt kết quả khả quan, đạt 3.076 nghìn tấn, tăng 3% so với năm 2015 trong đó: khai thác biển đạt 2.876 ngàn tấn, tăng 2,21 % so với năm 2015; khai thác nội địa ước đạt 200 ngàn tấn giảm 1% so với năm 2015. 2.2. Về xuất khẩu Năm 2016, thủy sản tiếp tục khẳng định là ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn lớn nhất trong kim ngạch của toàn ngành với giá trị xuất khẩu đạt 7,05 tỷ USD. Tổng sản lượng thủy sản cả năm ước đạt hơn 6,7 triệu tấn. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016 là Hoa Kỳ và Nhật Bản trong đó kim 52
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ chiếm 20,4% trong tổng kim ngạch, đạt 1,44 tỷ USD, tăng 9,7% so với năm 2015; xuất khẩu sang Nhật Bản chiếm 15,6%, đạt 1,1 tỷ USD, tăng 6%. Tiếp theo là thị trường Trung Quốc chiếm 9,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 685,1 triệu USD, tăng 52% so với năm 2015. Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 4 với giá trị nhập khẩu chiếm 8,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và đạt 608 triệu USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, xuất khẩu thủy sản trong năm 2016 sang đa số các thị trường chính đều đạt mức tăng trưởng dương so với năm 2015. Trong đó, đáng chú ý là xuất khẩu thủy sản sang Indonesia đạt mức tăng trưởng lớn nhất là 72% mặc dù giá trị kim ngạch không lớn. Bên cạnh đó, xuất sang Trung Quốc cũng tăng mạnh gần 52%, I-rắc tăng 43,5%, Ucraina tăng 34,3% so với cùng kỳ năm 2015. Bảng 1: Số liệu thống kê sơ bộ xuất khẩu thủy sản của Việt Nam n m 2016 Đvt: USD, % N m 2016 so Thị trƣờng N m 2016 N m 2015 với n m 2015 Tổng kim ngạch 7.053.125.559 6.572.600.346 +7,31 Hoa Kỳ 1.435.696.982 1.308.679.448 +9,71 Nhật Bản 1.098.506.308 1.035.030.665 +6,13 Trung Quốc 685.094.998 450.775.973 +51,98 Hàn Quốc 607.963.122 571.933.896 +6,30 Thái Lan 242.921.185 216.171.598 +12,37 Anh 205.136.588 200.497.512 +2,31 Hà Lan 204.408.016 167.373.159 +22,13 Australia 186.402.813 171.258.272 +8,84 Canada 183.533.063 190.552.170 -3,68 Đức 176.324.232 188.820.139 -6,62 Hồng Kông 151.221.040 150.388.116 +0,55 Italia 135.662.600 115.586.521 +17,37 Bỉ 123.681.763 110.623.671 +11,80 Đài Loan (Trung Quốc) 105.711.814 117.842.345 -10,29 Singapore 99.185.522 103.224.744 -3,91 Nga 95.924.895 79.391.164 +20,83 Mexico 95.509.186 109.405.326 -12,70 Pháp 94.607.092 109.372.602 -13,50 Tây Ban Nha 85.283.756 91.627.252 -6,92 Philippines 80.862.165 72.512.587 +11,51 Malaysia 73.202.616 72.318.606 +1,22 Braxin 68.015.612 77.879.408 -12,67 Ả Rập Xê út 61.307.434 69.445.908 -11,72 Colombia 57.814.946 64.244.558 -10,01 Tiểu vương quốc Ả Rập thống 50.565.880 53.051.475 -4,69 nhất Israel 48.289.220 39.265.003 +22,98 Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Trong năm 2016, giá trị xuất khẩu của ba sản phẩm chủ lực là tôm, cá tra và cá ngừ đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: 53
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG + Xuất khẩu tôm Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam vẫn đạt 3,1 tỷ USD trong năm 2016, tăng gần 4% so với năm 2015 mặc dù gặp nhiều khó khăn và thách thức. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong 10 tháng năm 2016 đã đạt 604,4 triệu USD chiếm 23,4% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm. Hoa Kỳ cũng là thị trường nhật khẩu tôm chân trắng lớn nhất Việt Nam chiếm 75%, tôm sú chiếm 22% và tôm biển chiếm 3% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm. Việt Nam hiện đứng thứ 5 về khối lượng tôm cung cấp cho thị trường Hoa Kỳ, chiếm trên 10% tổng khối lượng tôm nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của tôm Việt Nam trong thời gian qua. Đặc biệt trong năm 2016, dịch bệnh tôm tại Trung Quốc khiến nhu cầu nhập khẩu tôm của nước này càng tăng cao. Trong năm 2016, tại các vùng nuôi trọng điểm, sản lượng tôm chân trắng của Trung Quốc đã giảm 30-40%, khiến nước này thiếu hụt khoảng 500.000 – 700.000 tấn tôm. Bên cạnh đó, giá tôm nguyên liệu trong nước không ổn định cũng tác động tiêu cực đến ngành sản xuất và chế biến tôm Trung Quốc. Trong năm 2016, các doanh nghiệp tôm còn đẩy mạnh chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng để xuất khẩu và cung ứng nội địa. Sự đa dạng này sẽ tạo nên diện mạo mới cho ngành tôm trong thời gian tới. + Xuất khẩu cá tra Năm 2016, xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn như giá nguyên liệu biến động thất thường, sản phẩm đầu ra luôn chịu áp lực cạnh tranh từ quốc gia nhập khẩu, những rào cản phi thuế quan, những sản phẩm có thể thay thế cho cá tra như: Cá Alaska Pollock, cá tuyết... Năm 2016 là năm thứ 8 liên tiếp người kinh doanh cá tra Việt Nam thua lỗ do giá nguyên liệu biến động trong một biên độ lớn, mang tính thất thường. Hiện nay đầu ra của cá tra vẫn do thị trường thế giới quyết định, phụ thuộc vào quy luật cung – cầu. Trong khi tại Việt Nam, cung cấp sản phẩm cá tra ra thế giới có gần 200 doanh nghiệp, vì vậy gần 20 năm qua, tình trạng bán phá giá lẫn nhau vẫn chưa có hồi kết thúc. Đầu năm 2016, giá cá ở mức 21.000 đồng/kg. Đến tháng 8/2016, giá cá tra tại Đồng bằng Sông Cửu Long rớt xuống chỉ còn 18.000 đồng/kg. Người nuôi lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Bước sang tháng 10/2016, giá cá tăng lên 22.500 đồng/kg, ngư dân không còn cá để bán. Sự biến động của giá cá rất bất thường làm cho hàng loạt người nuôi lẫn doanh nghiệp thua lỗ. Cá tra Việt Nam còn phải đối mặt với mức độ cạnh tranh cao không chỉ trong chính nội bộ ngành và từ các quốc gia nhập khẩu, đó là những rào cản phi thuế quan như thuế chống bán phá giá tại Hoa Kỳ, chương trình giám sát dư lượng kháng sinh, chất cấm tại Châu Âu cùng nhiều thị trường khác. Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra năm 2016 ước đạt 1,67 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2015 và chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Năm 2016, cá tra Việt Nam có mặt tại 137 thị trường trên thế giới, trong đó thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng lớn nhất 23%, Trung Quốc 17% và EU đã tụt xuống vị trí thứ 3 với 16%. Theo dự báo của Tổng cục Thủy sản, xuất khẩu cá tra năm 2017 dự báo tăng nhẹ 4% đạt trên 1,7 tỷ USD. + Xuất khẩu cá ngừ và các sản phẩm hải sản khác Mặt hàng cá ngừ sau 3 năm sụt giảm liên tiếp, năm 2016 ghi nhận sự tăng trưởng 9% so với năm 2015 với giá trị 500 triệu USD. Thị trường Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu về nhu cầu nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam với giá trị 200 triệu USD. Đối với phân khúc sản phẩm đông lạnh mã HS 03, sản phẩm cá ngừ vây vàng dạng loin, cắt thanh, phile hoặc cắt khúc chiếm 52% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ, cá ngừ đóng hộp chiếm 27% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ. Ngoài ra, các mặt hàng khác như nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cua, ghẹ, mực, bạch tuộc cũng đã mang lại nguồn thu đáng kể góp phần quan trọng cho tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản. Nhuyễn thể hai mảnh vỏ đang nổi lên là mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam được nhiều thị trường trên thế giới ưa chuộng. 3. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển ngành thủy sản trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Mặc dù đã gặt hái được nhiều thành công trong giai đoạn vừa qua, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cũng là một trong những ngành đóng góp lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 54
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Nhưng trước những biến động của thị trường, đặc biệt là khi các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam bước vào một giai đoạn mới – giai đoạn thực hiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Để có thể vững bước, đi tắt đón đầu trong giai đoạn cách mạng công nghiệp 4.0 thì chúng ta cần phải nhận thức chính xác những vấn đề đặt ra đối vơi các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nói chung và sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu nói riêng. * Về công nghiệp 4.0 - Cần có nhận thức đúng về tính tất yếu phát triển công nghiệp 4.0 với tốc độ cao, tác động sâu, rộng đến toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị của xã hội loài người, đến doanh nghiệp, chính phủ và người dân. - Ứng dụng công nghệ 4.0 đương nhiên sẽ có tác động đến việc làm, thu nhập của bộ phận không nhỏ người lao động. Tuy nhiên, cần tiếp nhận và xử lý các thông tin cảnh báo một cách đúng mức, có nghiên cứu, phân tích để tránh nóng vội, trong chuỗi cung ứng sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nhiều công đoạn sản xuất, Công nghệ 4.0 khó có thể đồng loạt thay thế lao động tay chân của con người trong thời gian ngắn. - Có chính sách đào tạo phù hợp cho từng trình độ từ cao đến thấp để đáp ứng yêu cầu công nghiệp 4.0 và các loại hình sản xuất với trình độ công nghệ thấp hơn, chính sách đào tạo biết nhiều nghề. * Những tác động của công nghiệp 4.0 đối với ngành thủy sản: Tác động tích cực có thể nhận thấy là: - Công nghiệp 4.0 tạo cơ hội thay thế công việc lặp đi lặp lại không cần kỹ năng, kinh nghiệm, công việc độc hại, dễ gây tai nạn… bằng máy móc công nghệ mới. - Phát triển công nghiệp 4.0 giúp giải quyết những khâu yếu trong chuỗi cung ứng thủy sản của Việt Nam, tái cơ cấu lại ngành. - Với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì việc theo dõi để đảm bảo lượng thức ăn cũng như dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản nuôi được đảm bảo thông qua đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho NLĐ. - Ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ giúp giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Có điều kiện hơn trong quản lý lượng hàng trong các gian hàng, trong kho hay đang vận chuyển cũng như quản lý tố lượng nguyên liệu đầu vào từ đó giúp làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh - Với việc tham gia ứng dụng công nghệ 4.0 thì các doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm xuất khẩu vào nhiều thị trường hơn - Có điều kiện nâng cao khả năng truy nguyên nguồn gốc xuất xứ và theo dõi qua trình chuyển động của sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. - Nguy cơ đưa sản xuất về lại nước nhập khẩu tạo ra sức ép để tập trung vào khai thác và phục vụ thị trường nội địa trên 92 triệu dân với thu nhập và nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của Việt Nam. - Tạo sức ép để đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng cho người lao động. Tuy nhiên, mặt trái của công nghiệp 4.0 đối với ngành thủy sản là: - Làm gia tăng nguy cơ mất việc làm đối với lao động, đặc biệt lao động có trình độ thấp và ở những công đoạn dễ thay thế bằng máy móc. - Đối mặt với nguy cơ chuyển dần sản xuất quay lại các nước, như Mỹ, EU, Nhật, có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển và chiếm phần lớn tổng KNXK hàng thủy sản của Việt Nam. - Tạo ra sự chênh lệch lớn về trình độ và thu nhập của NLĐ trong DN, trong ngành và giữa các ngành nghề với nhau. 4. Một số kiến nghị hàm ý giải pháp * Với doanh nghiệp - Cần có nhận thức đúng, tìm hiểu kỹ về công nghiệp 4.0 và tác động của nó đến ngành thủy sản bằng cái nhìn thực tế, khách quan phù hợp với đặc điểm của một ngành sản xuất hàng hóa theo 55
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG xu hướng thị hiếu sản phẩm với giá cả hợp lý. Công nghiệp 4.0 là công cụ giúp hiện thực hóa những nhu cầu này của con người một cách hiệu quả nhất và cũng chỉ ở những công đoạn nhất định. - Xác định các công việc trong chuỗi cung ứng sản xuất của doanh nghiệp có thể tự động hóa theo phương châm "không tự động hóa bằng mọi giá" để vừa áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động vừa quan tâm sử dụng nguồn lao động dồi dào của Việt Nam. - Chuẩn bị nguồn lực (con người, vốn, công nghệ) để có thể từng bước hiện đại hóa các khâu đã lựa chọn. - Liên kết với đối tác, khách hàng để nắm bắt xu hướng, nhu cầu đối với các loại sản phẩm, có nguy cơ di chuyển sản xuất về lại thị trường đang tiêu thụ. - Tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu số hóa một số khâu trong chuỗi cung ứng sản phẩm xuất khẩu của sản phẩm thủy sản. - Nâng cao trình độ cán bộ quản lý kỹ thuật, công nghệ, xây dựng thương hiệu, áp dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến và bảo quản sản phẩm phục vụ xuất khẩu. - Tập trung khai thác hiệu quả năng lực sản xuất hiện có (cả các DN trong nước và FDI) để tăng tích lũy, chuẩn bị nguồn lực cho đổi mới công nghệ. Chú trọng khai thác những thị trường tiềm năng mới kể cả thị trường trong nước. * Với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp - Tăng cường ứng dụng CNTT trong đổi mới thể chế pháp luật, cải cách thủ tục hành chính giúp DN xuất khẩu thủy sản tăng năng lực cạnh tranh để tích lũy nguồn lực đầu tư công nghệ mới theo xu hướng của cánh mạng công nghiệp lần thứ tư. - Thực hiện Chính phủ kiến tạo tạo điều kiện SXKD thông thoáng để các DN, trong đó có DN thủy sản, phát huy hiệu quả năng lực sản xuất hiện có và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Các cơ quan quản lý Nhà nước nâng cao trình độ quản lý và tốc độ ra quyết định. - Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực có khả năng từng bước nắm vững công nghệ thông tin, an ninh mạng và những công nghệ đột phá như: trí tuệ nhân tạo, robot, internet kết nối mọi thứ (IoT), công nghệ nano, công nghệ sinh học… - Xây dựng và chuẩn bị nguồn lực, đồng thời triển khai với tiến độ phù hợp Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nền sản xuất với công nghệ hiện đại, thay vì nhân công giá rẻ. Kết luận Là một ngành kinh tế trọng yếu của nước nhà, ngành Thủy sản sẽ chịu tác động không ít từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên với sự cố gắng nỗ lực của các doanh nghiệp cũng như sự đồng hành hỗ trợ của Chính phủ khi thực hiện chủ trương “Chính phủ kiến tạo” là sẽ tạo điều kiện cho ngành thủy sản có thể vượt qua những khó khăn thử thách để tiếp tục gặt hái những thành công trong giai đoạn tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương (2017), Báo cáo xuất nhập khẩu 2016. 2. Trần Việt Hòa (2017), Công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, Tài liệu Hội thảo Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đến tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam, Bộ Công Thương. 3. Vassileva Bistra (2017), Marketing 4.0: How Technologies Transform Marketing Organization, Óbuda University e-Bulletin, Vol. 7, No 1. 4. Kotler Philip and Kartajaya Hermawan and Setiawan Iwan (2017), Marketing 4.0: Moving From Traditional to Digital, John Wiley & Sons. 5. Klaus Schwab (2016), The Fourth Industrial Revolution, Published by Crown Business 56
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Impacts of The Fourth Industrial Revolution on Seafood Sector Seafood sector contributes greatly to Vietnam’s import-export turnover in recent time. To further develop the industry in the coming time, especially when we are entering the fourth industrial revolution – the Industry 4.0 – it is necessary to research the impacts of the revolution on this sector. In this paper, the author identifies the impacts of Industry 4.0 on seafood sector, then proposes some solutions to promote the development of seafood sector in the coming time. Key words: Seafood, Industry 4.0, seafood exports 57
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2