<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
Tác động của cổ phần hoá đến hiệu quả<br />
sử dụng vốn của doanh nghiệp có nguồn<br />
gốc nhà nước<br />
Hạ Thị Thu Thủy<br />
Ngày nhận: 13/03/2018 <br />
<br />
Ngày nhận bản sửa: 09/04/2018 <br />
<br />
Ngày duyệt đăng: 23/05/2018<br />
<br />
Nghiên cứu này tổng quan quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà<br />
nước (DNNN) ở Việt Nam, tập trung vào giai đoạn 2001- 2015. Sử<br />
dụng số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, thông qua mô hình Q<br />
của Tobin, nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, hoạt động cổ phần hoá có<br />
tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp<br />
được tư nhân hoá hoàn toàn hoặc nhà nước không giữ cổ phần chi<br />
phối. Nghiên cứu cũng cho thấy, việc đẩy nhanh quá trình cổ phần<br />
hoá DNNN trong giai đoạn 2012- 2015 không làm cho các doanh<br />
nghiệp mà nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối có hiệu quả sử dụng<br />
vốn cao hơn so với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.<br />
Từ khoá: hiệu quả sử dụng vốn, cổ phần hoá, doanh nghiệp nhà<br />
nước, Q Tobin<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
<br />
tranh của DNNN, giảm thiểu nguy cơ rủi ro tài<br />
chính hoặc phá sản của doanh nghiệp (DN).<br />
Trong những năm gần đây, khi tốc độ tăng<br />
trưởng kinh tế của Việt Nam đang chậm lại,<br />
một trong những nguyên nhân được nhắc đến là<br />
việc sử dụng vốn kém hiệu quả cùng với những<br />
thách thức chính sách trong việc cải cách khu<br />
vực DNNN (IMF, 2013; OECD, 2013; VEPR,<br />
2012). Hoạt động tái cấu trúc DNNN với trọng<br />
tâm là CPH DNNN đã được tiến hành nhằm<br />
nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN,<br />
nhưng khu vực DNNN vẫn hoạt động kém hiệu<br />
quả (IMF, 2013; Báo cáo phát triển Việt Nam,<br />
2012)…<br />
<br />
Quá trình mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế<br />
quốc tế của Việt Nam đã có tác động trực tiếp<br />
đến khu vực DNNN khi lần đầu tiên phải đối<br />
mặt với sức ép cạnh tranh quốc tế không chỉ<br />
ở thị trường xuất khẩu mà ngay cả thị trường<br />
trong nước. Mặt khác, theo các cam kết quốc tế,<br />
Việt Nam phải dỡ bỏ dần các hàng rào bảo hộ<br />
truyền thống như thuế quan, trợ cấp- các công<br />
cụ hỗ trợ chủ yếu của chính sách công nghiệp<br />
hướng tới các DNNN. Trong bối cảnh đó, chính<br />
sách cổ phần hóa (CPH) DNNN được kỳ vọng<br />
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh<br />
<br />
© Học viện Ngân hàng<br />
ISSN 1859 - 011X<br />
<br />
35<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
Đã có nhiều nghiên cứu và báo cáo chỉ ra rằng,<br />
DNNN sau CPH có hiệu quả hoạt động tốt hơn<br />
trước CPH và Chính phủ cũng chủ trương thoái<br />
vốn nhà nước tại những ngành mà nhà nước<br />
không cần kiểm soát. Những nghiên cứu đã có<br />
chủ yếu đánh giá tác động của chính sách CPH<br />
đến các thay đổi gắn liền với thay đổi loại hình<br />
sở hữu của DN như Quản trị DN, lao động,<br />
khả năng tiếp cận vốn, khả năng mở rộng thị<br />
trường… mà chưa đánh giá tác động của việc<br />
thay đổi sở hữu đến hiệu quả sử dụng vốn của<br />
DN.<br />
Nghiên cứu này sử dụng bộ số liệu điều tra DN<br />
mới nhất của Tổng cục Thống kê để xem xét tác<br />
động của việc chuyển đổi loại hình sở hữu do<br />
thực hiện chính sách CPH đến hiệu quả sử dụng<br />
vốn đầu tư và vốn vay của các DN có nguồn<br />
gốc nhà nước.<br />
2. Tổng quan nghiên cứu<br />
Các nghiên cứu ngoài nước: Các kết quả<br />
nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn<br />
của DN gắn với việc thay đổi loại hình sở hữu<br />
thông qua quá trình CPH và tư nhân hoá DNNN<br />
ở các nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu chỉ ra<br />
rằng, tư nhân hoá (privatisation) DNNN sẽ làm<br />
tăng đáng kể năng suất lao động và lợi nhuận<br />
(Shleifer, 1998; Claessens, Djankov, và Pohl,<br />
1997; Earle và Telegdy, 2002; Brown và cộng<br />
sự, 2006).<br />
Một số nghiên cứu thực nghiệm dựa trên dữ<br />
liệu cấp độ doanh nghiệp ở Trung Quốc cho<br />
thấy vấn đề cơ cấu sở hữu có tác động đáng<br />
kể đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.<br />
Các học giả Trung Quốc có hai quan điểm trái<br />
ngược về tác động của sở hữu nhà nước đến<br />
hiệu quả DN:<br />
(i) Quan điểm thứ nhất cho rằng hiệu quả hoạt<br />
động DN có mối quan hệ ngược chiều hoặc<br />
không có quan hệ với cổ phần nhà nước, trong<br />
khi có mối quan hệ đồng chiều với cổ phần<br />
không thuộc nhà nước (Xu và Wang, 1997).<br />
Quan điểm này cho rằng năng suất lao động<br />
sẽ giảm nếu vốn nhà nước tăng. Nghiên cứu<br />
của Chen Yan (2009) về tác động của cơ cấu<br />
sở hữu đến hành vi và hiệu quả đầu tư của DN<br />
niêm yết nhà nước (sử dụng dữ liệu tài chính<br />
<br />
36 Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
của các DNNN Trung Quốc) cho thấy cơ cấu sở<br />
hữu đóng vai trò quan trọng trong hành vi đầu<br />
tư hiệu quả của các DN ngoài nhà nước. Pháp<br />
nhân nhà nước sở hữu cổ phần kiểm soát đóng<br />
vai trò quyết định trong hành vi đầu tư không<br />
hiệu quả.<br />
(ii) Quan điểm thứ hai cho rằng sở hữu nhà<br />
nước có mối quan hệ đồng biến với hiệu quả<br />
hoạt động của DN. Sun et al. (2002) cho rằng<br />
mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả<br />
hoạt động DN có hình chữ U ngược. Sự hỗ<br />
trợ về chính trị sẽ hỗ trợ hiệu quả hoạt động<br />
của DN, tuy nhiên, sự kiểm soát quá lớn từ<br />
phía nhà nước là sự trở ngại cho hoạt động<br />
kinh doanh. Ngược lại, một số nghiên cứu lại<br />
chỉ ra mối quan hệ phi tuyến giữa sở hữu nhà<br />
nước và hiệu quả hoạt động DN. Tian và Estrin<br />
(2008) sử dụng bộ dữ liệu lớn về các DN niêm<br />
yết của Trung Quốc giai đoạn 1994- 2004 đã<br />
chỉ ra rằng, mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước<br />
và hiệu quả hoạt động DN có hình chữ U; nhà<br />
nước nắm giữ cổ phần có quan hệ ngược chiều<br />
với hiệu quả hoạt động DN khi tiến đến một<br />
ngưỡng nhất định, khi vượt qua ngưỡng này,<br />
mối quan hệ là thuận chiều.<br />
Các nghiên cứu trong nước: Đã có nhiều<br />
nghiên cứu trong nước đánh giá hiệu quả hoạt<br />
động của các DN CPH, trên nhiều khía cạnh<br />
như: hiệu quả sử dụng vốn, mức độ đóng góp<br />
vào tăng trưởng, đóng góp vào an sinh xã hội…<br />
(Ngô Quang Minh, 2001; CIEM, 2002; IMF,<br />
2013; Phạm Đức Cường, 2013; Nguyễn Đình<br />
Cung, 2014; O’Toole và cộng sự, 2015).<br />
Nghiên cứu của CIEM (2002) được thực hiện<br />
dựa trên cuộc điều tra khoảng 422 DN CPH ở<br />
15 tỉnh, thành phố trên cả nước. Nghiên cứu<br />
này đánh giá doanh thu, giá trị tăng thêm (VA),<br />
lượng lao động tăng thêm, thu nhập của người<br />
lao động, tổng tài sản, giá trị xuất khẩu và tỷ lệ<br />
lợi nhuận/doanh thu của DN trong mẫu điều tra.<br />
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng CPH về cơ bản<br />
có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động sản<br />
xuất kinh doanh của DN. Tuy nhiên, nghiên cứu<br />
này chỉ dựa trên số liệu điều tra 1 năm và được<br />
tiến hành đã lâu (năm 2001).<br />
Nghiên cứu của Trương và cộng sự (2006) lại<br />
sử dụng mẫu 121 DN có nguồn gốc nhà nước<br />
và theo cách của Meggison và cộng sự (1994),<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
<br />
<br />
tác giả đã chỉ ra rằng sau CPH, các chỉ tiêu về<br />
lợi nhuận, doanh thu, hiệu quả DN và thu nhập<br />
của người lao động đều tăng. Cũng như nghiên<br />
cứu của CIEM (2002), nghiên cứu này được<br />
tiến hành ở thời điểm Việt Nam chưa gia nhập<br />
WTO, sức ép hội nhập lên các DNNN chưa<br />
thực sự cao như giai đoạn sau năm 2007.<br />
Cùng sử dụng số liệu về các DNNN đã CPH<br />
trong giai đoạn 2000- 2012, nghiên cứu của<br />
Phạm Đức Cường (2013) và nghiên cứu của<br />
O’Toole và cộng sự (2014) đã đánh giá hiệu<br />
quả hoạt động tài chính và hiệu quả đầu tư của<br />
các DN có nguồn gốc nhà nước. Nghiên cứu<br />
của O’Toole và cộng sự (2014) sử dụng mô<br />
hình gia tốc đầu tư theo cách của Wugle (2000)<br />
để đánh giá hiệu quả đầu tư của DN có nguồn<br />
gốc nhà nước và DN dân doanh và các tác giả<br />
chỉ ra rằng các quyết định đầu tư của DNNN<br />
không gắn với tăng trưởng doanh thu và cầu<br />
thị trường. Kết quả nghiên cứu của Phạm Đức<br />
Cường (2013) chỉ ra rằng CPH và tư nhân hoá<br />
không đảm bảo tăng trưởng hiệu quả tài chính<br />
cho DN sau khi so sánh các chỉ tiêu ROA, ROE<br />
và chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính, nợ ngắn hạn<br />
của DN trước và sau CPH.<br />
3. Khái quát quá trình cổ phần hóa doanh<br />
nghiệp nhà nước ở Việt Nam<br />
Quá trình CPH DNNN ở nước ta được bắt đầu<br />
với chương trình thử nghiệm vào năm 1992<br />
bằng Quyết định số 202-CT ngày 08/6/1992,<br />
Quyết định số 84/TTG ngày 04/4/1993 và được<br />
đẩy mạnh từ năm 2002 đến nay.<br />
Tháng 8/2001, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp<br />
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt<br />
Nam khóa IX họp về DNNN và ra nghị quyết<br />
của Trung ương Đảng về tiếp tục sắp xếp, đổi<br />
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN.<br />
Để triển khai Nghị quyết trung ương này, Thủ<br />
tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 04/2002/CT-TTg<br />
ngày 08/02/2002 về việc tiếp tục sắp xếp, đổi<br />
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN,<br />
và Chính phủ ra Nghị định số 64/2002/NĐ-CP<br />
ngày 19/6/2002 về chuyển DNNN thành công<br />
ty cổ phần. Các văn bản pháp lý này đã mở<br />
ra một giai đoạn mới của CPH- giai đoạn tiến<br />
hành ồ ạt.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br />
<br />
Cuối năm 2004, Chính phủ ra Nghị định số<br />
187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước<br />
thành công ty cổ phần, theo đó cả các công ty<br />
thành viên của các tổng công ty nhà nước và<br />
ngay cả chính tổng công ty nhà nước mà Nhà<br />
nước không cần chi phối đều có thể trở thành<br />
đối tượng CPH. Điểm mới quan trọng trong<br />
Nghị định này là quy định việc bán cổ phần lần<br />
đầu phải được thực hiện bằng hình thức đấu giá<br />
tại các trung tâm giao dịch chứng khoán nếu là<br />
công ty có số vốn trên 10 tỷ đồng, tại các trung<br />
tâm tài chính nếu là công ty có số vốn trên 1<br />
tỷ đồng, và tại công ty nếu công ty có số vốn<br />
không quá 1 tỷ đồng. Bán đấu giá khiến cho giá<br />
cổ phiếu phát hành lần đầu của nhiều công ty<br />
nhà nước được đẩy vọt lên, đem lại nguồn thu<br />
lớn cho Nhà nước.<br />
Trong đợt đấu giá cổ phần của 5 DNNN được<br />
CPH là Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm,<br />
Nhà máy thiết bị bưu điện, Nhà máy thủy điện<br />
Vĩnh Sơn- Sông Hinh, Công ty điện lực Khánh<br />
Hòa, Công ty sữa Việt Nam, Nhà nước đã thu<br />
vượt dự kiến 450 tỷ đồng. Ngoài ra, bán đấu<br />
giá cổ phần của các DN CPH còn trở thành một<br />
động lực cho sự phát triển của thị trường cổ<br />
phiếu niêm yết ở Việt Nam. Trong số 30 công<br />
ty niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch chứng<br />
khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) thời<br />
điểm 31/10/2005, có 29 công ty là DNNN CPH.<br />
Giai đoạn 2011- 2015, cơ chế chính sách về<br />
CPH DNNN đã được Chính phủ ban hành đầy<br />
đủ, đồng bộ và được điều chỉnh, bổ sung kịp<br />
thời cho phù hợp với tình hình thực tiễn, giúp<br />
hoàn thành kế hoạch CPH DN theo Đề án tái cơ<br />
cấu giai đoạn 2011- 2015. Trong giai đoạn này,<br />
Chính phủ đã ban hành 03 Nghị định về CPH<br />
DNNN (Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày<br />
18/7/2011; Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày<br />
20/11/2013; Nghị định số 116/2015/NĐ-CP<br />
ngày 11/11/2015) theo hướng thực hiện công<br />
khai, minh bạch quá trình CPH, tăng cường sự<br />
kiểm tra, giám sát của các đối tượng tham gia,<br />
thực hiện nguyên tắc thị trường trong định giá<br />
và bán đấu giá cổ phần, hướng dẫn cụ thể xử<br />
lý dứt điểm các tồn tại về tài chính khi CPH,<br />
hạn chế tối đa khả năng thất thoát vốn và tài<br />
sản nhà nước trong quá trình CPH, thực hiện<br />
phân cấp và quy định rõ trách nhiệm của các<br />
<br />
Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
37<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP <br />
<br />
đơn vị liên quan trong CPH. Về tỷ lệ cổ phần<br />
Nhà nước nắm giữ tại DN sau CPH, Thủ tướng<br />
Chính phủ đã ban hành 02 Quyết định về tiêu<br />
chí, danh mục phân loại DNNN (Quyết định<br />
số 14/2011/QĐ-TTg ngày 04/3/2011 và Quyết<br />
định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014) làm<br />
cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương, các DNNN<br />
xây dựng phương án CPH DNNN theo hướng<br />
đẩy mạnh CPH, giảm số lượng DNNN giữ cổ<br />
phần chi phối, chỉ duy trì DNNN trong những<br />
ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và<br />
các lĩnh vực mà DN khu vực kinh tế tư nhân<br />
không tham gia.<br />
Có thể nhận thấy, việc CPH các DNNN trong<br />
thời gian qua đang đi từ những ngành có tiềm<br />
năng, lợi thế thị trường lớn, khả năng cạnh<br />
tranh quốc tế tốt (da giày, thông tin và truyền<br />
thông…) tới những ngành có năng lực cạnh<br />
tranh kém hơn và mang nhiều đặc thù của khu<br />
vực công. Quá trình CPH cũng có xu hướng<br />
đi từ các DNNN quy mô nhỏ tới các DN quy<br />
mô vừa và lớn. Chức năng thực hiện CPH các<br />
DNNN cũng được phân cấp cho các bộ, ngành,<br />
địa phương, nơi trực tiếp quản lý DN.<br />
Kết quả thực hiện CPH DNNN giai đoạn<br />
2001- 2015<br />
a. Thời kỳ từ 2001 đến 2007- giai đoạn bùng<br />
nổ CPH<br />
- Trong giai đoạn 2001- 2007 (CPH được 3.273<br />
DN, chiếm 82% tổng số), đặc biệt là thời kỳ<br />
2003- 2006 (CPH 2.649 DN, chiếm 66,3% tổng<br />
số) được gọi là thời kỳ “bùng nổ” CPH với mức<br />
<br />
bình quân hàng năm rất cao, phản ánh xu hướng<br />
kinh tế thị trường tương đối rõ nét sau khi có<br />
Luật DN (2005) và chuẩn bị cho việc mở cửa,<br />
hội nhập sâu, rộng hơn khi Việt Nam gia nhập<br />
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cùng<br />
với bùng nổ CPH là sự lớn mạnh của khu vực<br />
ngoài nhà nước cả về thị phần và số lượng DN,<br />
số lao động, lượng vốn, tiêu thụ; vừa khai thác<br />
được các nguồn lực của xã hội, vừa phù hợp<br />
với việc chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hoá tập<br />
trung, bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong<br />
giai đoạn này, sự phát triển của thị trường<br />
chứng khoán (TTCK) đã góp phần đẩy nhanh<br />
tiến độ CPH DNNN. Do hàng hóa trên TTCK<br />
còn khan hiếm, hầu như DNNN nào tiến hành<br />
CPH lần đầu (IPO) vào thời kỳ này đều thành<br />
công và thu được thặng dư lớn, thậm chí cả<br />
những DN nhỏ không có tên tuổi và hoạt động<br />
kém hiệu quả.<br />
- Từ 2008 đến 2010, tiến độ thực hiện CPH<br />
bị chậm lại, từ 2008 đến 2010, chỉ có 103 DN<br />
được CPH, tức là tương đương với số DN được<br />
CPH trong năm 2007 và thấp hơn nhiều lần so<br />
với những năm trước đó. Đây hầu hết đều là các<br />
DN có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng,<br />
kinh doanh đa ngành, tài chính phức tạp.<br />
b. Thời kỳ thứ hai từ năm 2011 đến năm 2015<br />
Trong giai đoạn 2011- 2015 cả nước đã CPH<br />
508 DN với tổng giá trị thực tế DN là 760.774<br />
tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà<br />
nước là 188.274 tỷ đồng, số liệu tương ứng năm<br />
2016 là 24.379 tỷ đồng và 11.937 tỷ đồng (Hình<br />
1).<br />
<br />
Hình 1. Tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước<br />
<br />
Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới & PTDN<br />
<br />
38 Số 192- Tháng 5. 2018<br />
<br />
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng<br />
<br />
<br />
<br />
4. Phương pháp luận đánh giá tác động của<br />
CPH đến hiệu quả sử dụng vốn của DN<br />
<br />
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP<br />
<br />
Sử dụng mô hình cấu trúc Q của Tobin để xem<br />
xét tác động của việc chuyển đổi sở hữu do<br />
CPH tới hiệu quả sử dụng vốn của các DN có<br />
nguồn gốc nhà nước, theo cách của O’Toole<br />
và cộng sự (2016), Chen và cộng sự (2011),<br />
phương trình đánh giá hiệu quả sử dụng vốn<br />
của DN có nguồn gốc nhà nước bằng mô hình<br />
Q của Tobin có dạng sau:<br />
KEit = α0 + βQQit + θXit-1 + βowni + σQit×Pi +<br />
γZjt + eit <br />
(a)<br />
Trong đó:<br />
KEit: Chỉ tiêu hiệu quả của DN;<br />
Qit: ước lượng thực nghiệm của Tobin’s Q của<br />
DN i ở năm t;<br />
Xit-1: Biến kiểm soát các đặc điểm của DN như:<br />
ngành sản xuất kinh doanh (ngành công nghiệp<br />
và ngành dịch vụ), quy mô DN (DN lớn, DN<br />
nhỏ và vừa- DNNVV), đòn bẩy tài chính, tiếp<br />
cận tín dụng thương mại;<br />
Zjt: Bao gồm các biến kiểm soát ngành theo<br />
thời gian: chỉ số HHI (Herfindahl Hirschman<br />
Index) đo lường mức độ cạnh tranh của ngành;<br />
StateMP- thị phần của DNNN trong ngành;<br />
Pi: là các biến giả (dummy) được sử dụng để<br />
thay thế (proxy) cho các chính sách CPH;<br />
owni: hoạt động CPH nói chung. Biến own<br />
mang các giá trị: own = 1 nếu DNNN hoặc<br />
DN cổ phần có vốn nhà nước không thực hiện<br />
chuyển đổi loại hình sở hữu trong cả giai đoạn<br />
nghiên cứu; own = 2 nếu DNNN chuyển thành<br />
DN cổ phần nhà nước có >50% vốn; own =<br />
3 nếu DNNN hoặc DN cổ phần nhà nước có<br />