Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
TÁC ĐỘNG CỦA ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG ĐẾN<br />
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP<br />
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH<br />
Phạm Xuân Lan*, Nguyễn Thị Hoàng Mai **<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Nghiên cứu này nhằm xác định các thành phần của định hướng thị trường tác động đến<br />
kết quả kinh doanh và hiện trạng cũng như khả năng ứng dụng các thành phần tại các doanh<br />
nghiệp ngành thương mại dịch vụ thành phố Hồ Chí Minh. Mô hình nghiên cứu và thang đo<br />
được hình thành trên cơ sở lý thuyết và dựa trên kết quả nghiên cứu định tính. Kết quả nghiên<br />
cứu trên mẫu khảo sát 156 doanh nghiệp cho thấy 1. Hiện nay các doanh nghiệp thương mại<br />
dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh đang có mức độ định hướng thị trường khá & 2. Kết quả<br />
nghiên cứu cũng xác nhận chỉ có 1 yếu tố của định hướng thị trường là: “ứng phó nhanh<br />
nhạy” là có tác động dương đến kết quả kinh doanh. Các thành phần còn lại của định hướng<br />
thị trường bao gồm: định hướng khách hàng; định hướng cạnh tranh và phối hợp chức năng có<br />
tác động rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.<br />
Từ khóa: Định hướng thị trường, thương mại dịch vụ, kết quả kinh doanh<br />
<br />
THE EFFECT OF MARKET ORIENTATION TO BUSINESS RESULTS FROM<br />
SERVICE AND BUSINESS COMPANIES IN HCMC<br />
<br />
ABSTRACT<br />
This research is to definite the effect of market orientation components to the business result,<br />
actual state and skill of applied components from Service and Business Companies in HCMC. The<br />
research model and measurement are based on theory and research result and qualitative research<br />
results. The investigation on 156 Service and Business Companies in HCMC shows that the first is<br />
they currently have market orientation measure which is quite good. The second is the definition<br />
which there is a factor of market orientation is “take action quickly” to the effect of business result.<br />
Of the other components of the market orientation include: the direction of customers; orientation<br />
competence; set functionality to take action very small and no meaningful statistics up to the<br />
business result of Service and Business Companies in HCMC.<br />
Keywords: market orientation, business service, business results<br />
<br />
* PGS,TS, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học kinh tế TP.HCM. Email: lanqtkd@ueh.edu.vn.<br />
** ThS. Ngân hàng TMCP Á Châu. Email: hoangmai.acb@gmail.com.<br />
<br />
64<br />
<br />
Tác động của định hướng . . .<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như<br />
hiện nay việc tìm kiếm các giải pháp nhằm<br />
nâng cao kết quả kinh doanh là mối quan tâm<br />
của nhiều nhà quản lý và chủ các doanh nghiệp.<br />
Vấn đề này cũng đã được nhiều nhà nghiên<br />
cứu trong lĩnh vực quản trị kinh doanh quan<br />
tâm, chẳng hạn như: Baker và Sinkula (1999)<br />
nghiên cứu hai nhân tố định hướng thị trường<br />
và định hướng học hỏi tổ chức; Barret (2005)<br />
nghiên cứu bốn nhân tố định hướng thị trường,<br />
định hướng kinh doanh, sự linh hoạt trong tổ<br />
chức và định hướng học hỏi tổ chức, nhưng<br />
cũng có nhiều nghiên cứu chỉ tiếp cận một nhân<br />
tố. Trong đó, định hướng thị trường là nhân tố<br />
được khá nhiều nghiên cứu quan tâm. Tại Việt<br />
Nam, cũng đã từng có rất nhiều nghiên cứu về<br />
vấn đề này đối với doanh nghiệp nói chung (Lê<br />
Nguyễn Hậu và Phạm Ngọc Thúy, 2007) và<br />
trong từng lĩnh vực cụ thể nói riêng như ngành<br />
du lịch (Lại Văn Tài và Hứa Kiều Phương Mai,<br />
2007), ngành cơ khí (Bùi Huy Hải Bích và Võ<br />
Thị Thanh Nhàn, 2007). Đặc biệt là nghiên<br />
cứu của Lê Nguyễn Hậu và Phạm Ngọc Thúy<br />
(2007) đã cho thấy được nguyên lý quản lý<br />
theo định hướng thị trường là phù hợp với các<br />
doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh, việc vận<br />
dụng tốt các nguyên lý này sẽ mang lại kết quả<br />
kinh doanh tốt cho doanh nghiệp. Tuy nhiên,<br />
thực tế cho thấy hiện nay nhiều doanh nghiệp<br />
vẫn chưa thực sự hiểu đúng về các nội dung<br />
của định hướng thị trường và chưa có khả năng<br />
ứng dụng tốt nhân tố này để cải thiện kết quả<br />
kinh doanh.<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH<br />
HƯỚNG THỊ TRƯỜNG VÀ KẾT QUẢ<br />
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP<br />
2.1. Định hướng thị trường<br />
Về mặt lý thuyết, thuật ngữ định hướng<br />
thị trường (Market Orientation) được biết đến<br />
<br />
đầu tiên ở các nước phát triển từ những năm<br />
1957-1960 (Kohli và Jaworski, 1990). Đến<br />
những năm 1990, tư tưởng về định hướng thị<br />
trường mới được nghiên cứu sâu và ứng dụng<br />
rộng rãi tại các nước trên thế giới. Sự phát triển<br />
mạnh mẽ của lý thuyết này là nhờ vào những<br />
đóng góp quan trọng của các nhà nghiên cứu<br />
Kohli và Jaworski, Slater và Narver.<br />
Tiếp cận từ quan điểm hành vi, Kohli và<br />
Jaworski (1990) định nghĩa định hướng thị<br />
trường như là một quá trình tạo lập và thu thập<br />
thông tin về các nhu cầu hiện tại và tương lai<br />
của khách hàng, về thị trường đồng thời phổ<br />
biến các thông tin đó trong toàn bộ tổ chức để<br />
có kế hoạch phối hợp các đơn vị chức năng<br />
nhằm ứng phó với các cơ hội của thị trường.<br />
Ban đầu định nghĩa của tác giả đã bắt nguồn<br />
từ góc độ thị trường, sau đó chỉ ra sự phối hợp<br />
giữa các bộ phận có liên quan trong việc đáp<br />
ứng các nhu cầu thị trường.<br />
Slater và Narver (1990) tiếp cận định<br />
hướng thị trường như là một khía cạnh văn<br />
hóa doanh nghiệp. Theo đó định hướng thị<br />
trường là các hành động cần thiết và có hiệu<br />
quả nhằm tạo ra giá trị vượt trội cho khách<br />
hàng, và từ đó sẽ mang lại kết quả kinh doanh<br />
vượt trội cho doanh nghiệp.<br />
Mặc dù các tác giả trên đã tiếp cận định<br />
nghĩa về định hướng thị trường từ các góc độ<br />
khác nhau, tuy nhiên tất cả đều đi đến điểm<br />
chung là doanh nghiệp cần phải tập trung vào<br />
khách hàng và đó là trách nhiệm chung của<br />
cả tổ chức chứ không phải là trách nhiệm của<br />
một bộ phận.<br />
2.2. Các thành phần của định hướng thị<br />
trường<br />
Slater và Narver (1990) cho rằng định<br />
hướng thị trường bao gồm 3 thành phần: Định<br />
hướng về khách hàng, định hướng cạnh tranh<br />
và phối hợp chức năng:<br />
65<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
yy Định hướng về khách hàng (Customer<br />
orientation): Doanh nghiệp tạo ra giá trị cho<br />
khách hàng bằng cách gia tăng các lợi ích cho<br />
khách hàng trong mối tương quan với việc<br />
giảm các chi phí mà khách hàng bỏ ra. Do<br />
đó việc tìm hiểu, xác định được các nhu cầu<br />
hiện tại và trong tương lai của khách hàng là<br />
điều cần thiết. Hơn thế nữa, một khi đã quan<br />
tâm đến thành phần định hướng khách hàng,<br />
doanh nghiệp sẽ xem xét đến việc sử dụng<br />
một cách có hiệu quả việc sử dụng các nguồn<br />
lực có giới hạn của mình để mang lại những<br />
giá trị vượt trội cho khách hàng hiện hữu và<br />
khách hàng mục tiêu.<br />
yy Định hướng cạnh tranh (Competitor<br />
orientation): Bao gồm các hoạt động liên quan<br />
đến việc đạt được các thông tin từ đối thủ cạnh<br />
tranh trong thị trường mục tiêu và phổ biến các<br />
thông tin đó trong toàn bộ doanh nghiệp. Theo<br />
đó, doanh nghiệp phải nắm bắt được điểm mạnh,<br />
điểm yếu trong ngắn hạn cũng như các năng lực,<br />
chiến lược dài hạn của các đối thủ cạnh tranh ở<br />
hiện tại và các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.<br />
yy Phối hợp chức năng (Interfunctional<br />
coordination): Sự xuất hiện của thành phần<br />
này trong định hướng thị trường dựa trên nền<br />
tảng của hoạt động định hướng khách hàng và<br />
định hướng cạnh tranh. Khi đã nắm bắt được<br />
các thông tin của hai thành phần trên thì việc<br />
kết hợp các nguồn lực của công ty để tạo ra<br />
giá trị tốt nhất cho khách hàng mục tiêu là<br />
điều cần thiết để mang lại kết quả kinh doanh<br />
tốt cho doanh nghiệp.<br />
Định hướng thị trường theo Kohli và<br />
Jaworski gồm 3 thành phần chính, đó là: Tạo<br />
lập và thu thập thông tin; Phổ biến thông tin<br />
cho các bộ phận chức năng và đáp ứng nhu<br />
cầu khách hàng.<br />
Nội dung của thành phần định hướng<br />
khách hàng và định hướng cạnh tranh của<br />
<br />
Slater và Narver cũng bao hàm các các nội<br />
dung về quá trình tạo lập thông tin thị trường<br />
của Kohli và Jaworski. Tuy nhiên, Slater và<br />
Narver lại không đề cập đến các hoạt động<br />
ứng phó của doanh nghiệp với các cơ hội của<br />
thị trường như Kohli và Jaworski.<br />
Kết quả nghiên cứu của hai nhóm tác giả<br />
trên đã khơi nguồn cho nhiều nghiên cứu<br />
tại các nước khác nhau như Mỹ, Canada,<br />
NewZealand, Trung Quốc, Hong Kong…<br />
Slater và Narver (1990), Deng và Dart (1994),<br />
Grey và cộng sự (1998), Deng và Dart (1998).<br />
Nhìn chung, các nghiên cứu đều dựa trên ba<br />
thành phần cơ bản là định hướng khách hàng,<br />
định hướng cạnh tranh và phối hợp chức năng.<br />
Cho đến năm 1994, Deng và Dart đã bổ sung<br />
thêm thành phần thứ tư của định hướng thị<br />
trường chính là định hướng lợi nhuận (Profit<br />
Orientation). Lợi nhuận là mối quan tâm hàng<br />
đầu ở hầu hết các doanh nghiệp, việc định<br />
hướng lợi nhuận là cơ sở để doanh nghiệp có<br />
hướng đầu tư nguồn lực tốt hơn cho hoạt động<br />
kinh doanh của mình, tập trung nguồn lực cho<br />
các hoạt động mang lại lợi nhuận cao. Nội<br />
dung của thành phần định hướng lợi nhuận<br />
là xác định được lợi nhuận từ các hoạt động<br />
kinh doanh chính, từ các kênh phân phối khác<br />
nhau cũng như lợi nhuận từ các khu vực kinh<br />
doanh của công ty.<br />
Gray và cộng sự (1998) qua nghiên cứu<br />
các công ty tại New Zealand đã xây dựng bộ<br />
thang đo tổng hợp năm thành phần của định<br />
hướng thị trường, bao gồm ba thành phần cơ<br />
bản cùng với thành phần định hướng lợi nhuận<br />
và ứng phó nhanh nhạy (Responsiveness).<br />
Đến đây, định hướng thị trường được xem là<br />
một khái niệm hoàn thiện tổng hợp từ nghiên<br />
cứu của các tác giả đã nêu và được ứng dụng<br />
đối với toàn bộ ngành công nghiệp tại một<br />
quốc gia khác ngoài Mỹ, một bước tiến so với<br />
66<br />
<br />
Tác động của định hướng . . .<br />
<br />
phạm vi nghiên cứu tại một doanh nghiệp của<br />
Slater và Narver. Thang đo này cũng được<br />
ứng dụng trong các nghiên cứu về định hướng<br />
thị trường tại Việt Nam (Lại Văn Tài và Hứa<br />
Kiều Phương Mai, 2007; Lê Nguyễn Hậu và<br />
Phạm Ngọc Thúy, 2007; Bùi Huy Hải Bích và<br />
Võ Thị Thanh Nhàn, 2007)...<br />
<br />
scorecard) để đo lường kết quả hoạt động kinh<br />
doanh của công ty. Phương pháp này có thể<br />
sử dụng để đánh giá tất cả các hoạt động của<br />
doanh nghiệp như: tài chính, dịch vụ khách<br />
hàng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và<br />
cương vị của người lãnh đạo.<br />
Kết quả hoạt động kinh doanh có thể được<br />
đánh giá dưới hai góc độ chủ quan và khách<br />
quan. Đánh giá chủ quan dựa vào việc tự đánh<br />
giá theo quan điểm của doanh nghiệp, trong<br />
khi đánh giá khách quan thì dựa vào các chỉ<br />
số tài chính, thị phần, doanh thu của doanh<br />
nghiệp trên thị trường….Tuy nhiên, trong hầu<br />
hết các nghiên cứu về tác động của định hướng<br />
thị trường đến kết quả kinh doanh, các tác giả<br />
thường sử dụng cách đánh giá chủ quan. Có lẽ<br />
việc thu thập thông tin về tài chính, doanh thu<br />
và thị phần của doanh nghiệp bị giới hạn bởi<br />
phần lớn các chủ doanh nghiệp có xu hướng<br />
e ngại công khai thông tin về hoạt động của<br />
công ty ra bên ngoài.<br />
<br />
2.3. Khái niệm kết quả kinh doanh của<br />
doanh nghiệp<br />
Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
(Business Performance) là những gì mà doanh<br />
nghiệp đạt được sau một quá trình sản xuất<br />
kinh doanh nhất định, kết quả là mục tiêu cần<br />
thiết của mỗi doanh nghiệp. Đây cũng là mục<br />
tiêu được quan tâm nhiều nhất bởi các nhà<br />
nghiên cứu trong lĩnh vực quản trị bởi kết quả<br />
kinh doanh không chỉ là mục tiêu cuối cùng<br />
của doanh nghiệp mà còn là tiêu chí dùng để<br />
so sánh với đối thủ cạnh tranh. Richard và<br />
cộng sự (2009) đã kết luận rằng kết quả kinh<br />
doanh của doanh nghiệp được đánh giá dựa<br />
vào ba nguồn kết quả đầu ra của công ty: Kết<br />
quả tài chính (Financial performance) như<br />
lợi nhuận, lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA),<br />
lợi nhuận từ hoạt động đầu tư (ROI),…; Kết<br />
quả về thị trường (Market performance) như<br />
doanh số, thị phần…; và các kết quả mang lại<br />
cho cổ đông như lợi nhuận, giá trị tăng thêm<br />
của cổ phiếu….<br />
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
có thể là những đại lượng cụ thể có thể định<br />
lượng cân đong đo đếm được cũng có thể là<br />
những đại lượng chỉ phản ánh được mặt chất<br />
lượng hoàn toàn có tính chất định tính như<br />
thương hiệu, uy tín, sự tín nhiệm của khách<br />
hàng về chất lượng sản phẩm. Trong những<br />
năm gần đây, các nhà quản trị thường sử dụng<br />
phương pháp thẻ điểm cân bằng (Balanced<br />
<br />
2.4. Mối quan hệ giữa định hướng thị<br />
trường và kết quả kinh doanh của doanh<br />
nghiệp<br />
Mối quan hệ giữa định hướng thị trường<br />
và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đã<br />
được nghiên cứu trong nhiều ngành khác nhau<br />
từ sản xuất, thương mại đến phi thương mại.<br />
Trong giai đoạn đầu thập niên 90, vấn đề này<br />
được nghiên cứu nhiều nhất tại Mỹ. Nghiên<br />
cứu của Slater và Narver (1990), Jaworski và<br />
Kohli (1993) được xem là một trong những<br />
nghiên cứu tiền đề đã chứng minh ảnh hưởng<br />
tích cực của định hướng thị trường lên kết quả<br />
kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó, mối<br />
quan hệ này càng được khẳng định tại nhiều<br />
quốc gia trên thế giới (Bảng 2.1).<br />
67<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
Bảng 2.1: Sơ lược một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa MO và kết quả kinh doanh<br />
của doanh nghiệp.<br />
<br />
Tác giả/<br />
Quốc gia<br />
<br />
Mẫu<br />
<br />
Nguồn gốc<br />
thang đo MO<br />
<br />
đơn vị kinh Tổng hợp lý<br />
Slater và Narver 113<br />
doanh<br />
chiến<br />
(Mỹ, 1990)<br />
thuyết<br />
lược (SBU)<br />
<br />
Đo lường kết quả<br />
kinh doanh<br />
<br />
Mối quan hệ<br />
giữa MO và kết<br />
quả kinh doanh<br />
<br />
ROA<br />
<br />
(+)<br />
<br />
Thị phần<br />
Sự phối hợp trong tổ<br />
chức<br />
Tinh thần đồng đội<br />
Kết quả kinh doanh<br />
tổng thể<br />
<br />
Jaworski và<br />
Kohli<br />
(Mỹ, 1993)<br />
<br />
Mẫu 1: 222 đơn<br />
vị kinh doanh<br />
chiến lược<br />
Tổng hợp lý<br />
(SBU)<br />
thuyết<br />
Mẫu 2: 230<br />
công ty<br />
<br />
Deng và Dart<br />
(Canada, 1994)<br />
<br />
248 công ty<br />
<br />
Narver và<br />
Slater<br />
<br />
Kết quả về thị<br />
trường<br />
<br />
(+)<br />
<br />
Chan và Ellis<br />
(Hong Kong,<br />
1998)<br />
<br />
73 công ty dệt<br />
may, da giày<br />
<br />
Narver và<br />
Slater<br />
<br />
Tăng trưởng<br />
Lợi nhuận<br />
<br />
(+)<br />
(+)<br />
<br />
Thương hiệu<br />
Sự thỏa mãn của<br />
khách hàng<br />
Lòng trung thành<br />
của khách hàng<br />
ROI<br />
<br />
(+)<br />
(+)<br />
<br />
490 công ty<br />
<br />
Slater và<br />
Narver,<br />
Jaworski và<br />
Kohli, Deng<br />
và Dart<br />
<br />
Baker và Sinkula 411 công ty<br />
(Mỹ, 1999)<br />
<br />
Kohli và cộng<br />
sự<br />
<br />
Thị phần<br />
Sự thành công của<br />
sản phẩm mới<br />
Kết quả kinh doanh<br />
tổng thể<br />
<br />
Sin và cộng sự<br />
(Hong Kong,<br />
2005)<br />
<br />
63 khách sạn<br />
<br />
Narver and<br />
Slater<br />
<br />
Kết quả về thị<br />
(+)<br />
trường<br />
Kết quả về tài chính (+)<br />
<br />
Singh (Phần<br />
Lan, 2006)<br />
<br />
33 thư viện<br />
<br />
Lozano<br />
<br />
Hiệu quả dịch vụ<br />
<br />
(+)<br />
<br />
Mahmoud<br />
(Ghana, 2011)<br />
<br />
191 doanh<br />
nghiệp vừa và<br />
nhỏ<br />
<br />
Slater và<br />
Narver,<br />
Jaworski và<br />
Kohli<br />
<br />
Kết quả kinh doanh<br />
<br />
(+)<br />
<br />
Gray và<br />
cộng sự (New<br />
Zealand,1998)<br />
<br />
68<br />
<br />
(0)<br />
(+)<br />
(+)<br />
(+)<br />
<br />
(+)<br />
(+)<br />
<br />
(+)<br />
(+)<br />
(+)<br />
<br />