Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng về tác động của năng lực cung ứng dịch vụ tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Sách tham khảo): Phần 2
lượt xem 5
download
Phần 2 của cuốn sách "Tác động của năng lực cung ứng dịch vụ tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng" trình bày những nội dung về: thực trạng tác động của năng lực cung ứng dịch vụ tới kết quả hoạt động của các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; dự báo tiềm năng, quan điểm, định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng về tác động của năng lực cung ứng dịch vụ tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Sách tham khảo): Phần 2
- Phần III THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA NĂNG LỰC CUNG ỨNG DỊCH VỤ TỚI KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LOGISTICS HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG 3.1. Thực trạng năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 3.1.1. Tổng quan về các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Theo số liệu thông quan từ Hải quan tỉnh Cao Bằng, tổng số doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2015 - 2019 ước tính khoảng 2.104 doanh nghiệp. Tính đến năm 2019, số doanh nghiệp logistics đăng ký kinh doanh (trụ sở, chi nhánh, đại diện) hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là 342 doanh nghiệp, chủ yếu vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải. Như vậy, số lượng doanh nghiệp logistics đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn còn hạn chế, tốc độ tăng trưởng thấp, năm 2019 chỉ tăng trưởng 4,3% tức thêm 14 doanh nghiệp logistics mới. Cụ thể, trong số các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, có rất ít doanh nghiệp kho bãi mặc dù xuất khẩu và tiềm năng xuất khẩu cao đòi hỏi nhu cầu kho bãi cao. Năm 2019, trong số 342 doanh nghiệp logistics của tỉnh Cao Bằng, chỉ có 124 doanh nghiệp, chiếm 36,3%, hoạt động trong lĩnh vực kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải; trong khi có 218 doanh nghiệp, chiếm 63,7%, trong lĩnh vực vận tải. Nguyên nhân chủ yếu là vì hạ tầng logistics của tỉnh Cao Bằng hiện nay chưa được đầu tư đúng mức, vẫn còn nhiều hạn chế; thêm vào đó, các đầu và chân hàng XNK từ các tỉnh phía Bắc như 106
- Hải Phòng, Hà Nội… cũng như tình hình thông quan không ổn định do phải phụ thuộc vào tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp logistics còn manh mún, thiếu kinh nghiệm, thiếu chuyên nghiệp, vẫn chủ yếu sử dụng các dịch vụ logistics rời rạc (2PL), chiếm trên 50%; tổng số doanh nghiệp sử dụng gói dịch vụ 4PL chỉ chiếm 11%. Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics 2PL chủ yếu là các doanh nghiệp còn non trẻ, cung cấp các dịch vụ đơn lẻ chưa có tính tích hợp chuỗi cung ứng. Bảng 3.1. Một số chỉ số về doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng số doanh nghiệp logistics trên địa 322 286 298 328 342 bàn của tỉnh Cao Bằng (đơn vị) Tăng trưởng (%) 9,4 -11,2 4,2 10,1 4,3 Vận tải 258 200 209 209 218 Kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 64 86 89 119 124 Nguồn: Hải quan tỉnh Cao Bằng (2019) Kết quả khảo sát của nghiên cứu trên mẫu đại diện 226 doanh nghiệp, chiếm 66,08% tổng số, đã chỉ ra đặc điểm của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Cụ thể, đa phần các doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ trên 10 đến 20 năm (chiếm 35,4%). Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phân loại, đóng gói, bao bì (28,3%) và vận tải giao nhận xuất nhập khẩu (23,9%). Về quy mô lao động, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chủ yếu có từ 301 đến 1.000 lao động, chiếm tỷ trọng 36,7% tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát. Số lượng doanh nghiệp có trên 1.000 lao động cũng chiếm tỷ trọng khá cao (21,7%). Về quy mô vốn, đa số các doanh nghiệp có lượng vốn từ trên 100 đến 300 tỷ (đạt 30,1%). Tỷ lệ doanh nghiệp có quy mô vốn trên 1.000 tỷ chiếm tỷ trọng rất ít, chỉ 9,3% tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát. 107
- Hình 3.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Nguồn: Khảo sát điều tra năm 2019 Tuy số lượng doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, nguồn nhân lực cũng chưa được đào tạo bài bản và chuyên sâu về ngành, nhưng các chỉ số xuất nhập khẩu và logistics của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn tăng. Cụ thể, năm 2019, khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển đạt 123.680 nghìn tấn, doanh thu từ dịch vụ logistics (bao gồm các hoạt động vận tải, kho bãi và hỗ trợ vận tải) đạt 468,11 tỷ đồng. Ngoài ra, trong khuôn khổ xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, các cửa khẩu tại Cao Bằng là đầu mối giao thương, hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các luồng hàng chủ yếu được chuyển tiếp từ cảng Hải Phòng - trung tâm logistics và kinh tế của Việt Nam. Dự kiến theo kế hoạch, cửa khẩu Trà Lĩnh sẽ được thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng để hình thành Khu hợp tác kinh tế biên giới Trà Lĩnh - Long Bang, trở thành trạm trung chuyển hàng hoá từ Trung Quốc 108
- sang các nước ASEAN qua cảng Hải Phòng. Về cảng cạn, theo dự kiến, tỉnh sẽ xây dựng cảng cạn Hà Nội - Thái Nguyên - Cao Bằng kết nối với cảng biển Hải Phòng, có quy mô 20-30ha. Về các trung tâm logistics, tỉnh cũng dự định xây dựng các trung tâm kết nối với các cửa khẩu trên địa bàn và các tỉnh khác thông qua tuyến đường Cao Bằng - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng (Nguyễn Hoàng Việt và các cộng sự, 2018). Nhìn chung, các kế hoạch trên vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đặt ra cho lãnh đạo tỉnh Cao Bằng trong việc phát triển hoạt động logistics của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh. Hiếm có tỉnh nào lại có vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm kết nối hoạt động logistics của nhiều trung tâm logistics của Việt Nam với các trung tâm của Trung Quốc (Tứ Xuyên, Quảng Châu...) như Cao Bằng. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này theo các chuyên gia đánh giá vẫn chưa tương thích với nhu cầu dịch vụ logistics. Nguyên nhân là do Cao Bằng chưa tận dụng được hết các tiềm năng của tỉnh. Vị trí địa lý thuận lợi, nhưng năng lực các doanh nghiệp logistics trên địa bàn còn hạn chế, nhân lực thiếu trầm trọng, nên các doanh nghiệp này chưa phát huy được hết khả năng trong lĩnh vực logistics. Ngoài ra, công tác phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin… của tỉnh còn chậm, vì thế, mức tăng trưởng trong các năm qua vẫn chưa đạt. Xét về lâu dài, nếu muốn đáp ứng được nhu cầu dịch vụ logistics và xứng đáng với vị trí địa lý thuận lợi, Cao Bằng cần nỗ lực nhiều để khắc phục những điểm yếu còn tồn tại, cả về mặt số lượng và chất lượng. Tỉnh cần có những chủ trương thu hút đầu tư thương mại, đào tạo để nâng cao năng lực của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh. 3.1.2. Thực trạng các năng lực cấu thành năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Những năm gần đây tỉnh Cao Bằng và các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh đã định vị lại dịch vụ logistics phục vụ xuất nhập khẩu là trọng tâm phát triển kinh tế. Quyết định về phê duyệt Kế hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025 của UBND tỉnh Cao Bằng đã cho thấy nỗ lực của chính quyền tỉnh trong việc phấn đấu xây dựng tỉnh Cao Bằng trở thành tỉnh phát triển mạnh 109
- về dịch vụ logistics khu vực Đông Bắc. Để đạt được mục tiêu, năng lực cung ứng dịch vụ doanh nghiệp logistics phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng sử dụng các dịch vụ logistics cho hàng hóa trung chuyển xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu Cao Bằng sang Trung Quốc. 3.1.2.1. Thực trạng năng lực thấu cảm thị trường Theo kết quả khảo sát điều tra, thực trạng năng lực thấu cảm thị trường của các doanh nghiệp logistics, mặc dù còn một số hạn chế, nhưng cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Cụ thể: Bảng 3.2. Kết quả khảo sát thực trạng năng lực thấu cảm thị trường của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Điểm Độ lệch Mã Tiêu chí TB chuẩn Khả năng định vị chính xác được tập khách hàng trọng điểm MIC1 2,50 1,269 và nhu cầu, thị hiếu khách hàng Khả năng thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một MIC2 3,42 1,191 cách linh hoạt, tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng Khả năng thấu hiểu được các nhu cầu nhanh, khẩn cấp của MIC3 3,41 1,175 khách hàng Khả năng nắm bắt và thích ứng với xu hướng biến động nhu MIC4 3,47 1,186 cầu khách hàng và thị trường Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019 Thứ nhất là khả năng định vị chính xác được tập khách hàng trọng điểm và nhu cầu, thị hiếu khách hàng của doanh nghiệp logistics. Theo kết quả khảo sát điều tra, khả năng này của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chưa cao, điểm trung bình chỉ đạt 2,50/5 điểm. Các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh cần chú trọng cải thiện khả năng này trong thời gian tới. Năng lực định vị khách hàng chỉ đạt hiệu quả khi doanh nghiệp logistics xác định lĩnh vực hoạt động chính của khách hàng sử dụng dịch vụ logistics tại địa phương. Khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nhóm hàng khác nhau sẽ có nhu cầu khác nhau đối với dịch vụ logistics. Các doanh nghiệp cần tận dụng lợi thế thông thạo địa hình của tỉnh trong quá trình vận chuyển, lưu trữ và giao hàng với các đối tác Trung Quốc. 110
- Thứ hai liên quan đến khả năng thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách linh hoạt, tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng. Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tinh Cao Bằng đáp ứng rất tốt nhu cầu của khách hàng một cách linh hoạt, tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng, điểm trung bình của tiêu chí này là 3,42/5 điểm. Theo đánh giá của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, các nhà cung cấp dịch vụ logistics do am hiểu về thị trường Việt Nam nên đáp ứng được tương đối các yêu cầu của khách hàng, kể cả khả năng đáp ứng các yêu cầu đặc biệt. Một số yêu cầu đặc biệt có thể kể đến như: yêu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật sống, hàng mau hỏng, hàng nhanh giảm trọng lượng…; yêu cầu giao nhận hàng hóa trong các dịp lễ, Tết… đều được các nhà cung cấp dịch vụ logistics thực hiện. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp logistics ở Cao Bằng mặc dù còn hạn chế về cơ sở hạ tầng, nhưng đã đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng trong khả năng và điều kiện cho phép của doanh nghiệp, tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng. Thứ ba là khả năng thấu hiểu được các nhu cầu nhanh, khẩn cấp của khách hàng. Điểm trung bình của tiêu chí này khá cao, đạt 3,41/5 điểm. Theo kết quả khảo sát, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hiện đã thấu hiểu và đáp ứng khá tốt các nhu cầu nhanh và khẩn cấp về hàng hóa của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay, Cao Bằng vẫn chủ yếu chỉ có đường quốc lộ cấp IV, V, chưa có hệ thống đường sắt, còn đường hàng không đang quy hoạch theo dự án. Hệ thống kho bãi, giao thông, cửa khẩu chưa phát huy hết được tiềm năng và hiệu quả. Do đó, tính chính xác và sự nhanh chóng về thời gian khó có thể đáp ứng một cách tốt nhất cho khách hàng sử dụng dịch vụ logistics. Bên cạnh đó, đôi khi, nhu cầu nhanh, khẩn cấp của các lô hàng trong dịch vụ logistics còn phụ thuộc vào khả năng tiếp nhận của bên Trung Quốc. Do đó, năng lực “nhanh” của các doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng mặc dù khá tốt nhưng vẫn còn hạn chế và phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Thứ tư là khả năng nắm bắt và thích ứng với xu hướng biến động nhu cầu khách hàng và thị trường của doanh nghiệp logistics. Với điểm trung bình đạt 3,47/5 điểm - số điểm cao nhất trong bốn khả năng liên 111
- quan đến năng lực thấu cảm thị trường, có thể thấy, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh hoàn toàn có thể thích ứng tốt với các xu hướng biến động nhu cầu của khách hàng cũng như thị trường hiện nay. Các doanh nghiệp này đã tích cực và chủ động khai thác các thông tin về nhu cầu khách hàng, thị trường và tình hình biên giới Việt - Trung để tạo sự chủ động và linh hoạt trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics tới khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sang thị trường Trung Quốc. Đây được xem là một thị trường đầy biến động, do đó mà khả năng nắm bắt và thích ứng với xu hướng nhu cầu của khách hàng vẫn còn hạn chế vì phụ thuộc vào chính sách tiếp nhận của bên Trung Quốc. 3.1.2.2. Thực trạng năng lực tích hợp logistics trong chuỗi cung ứng Năng lực tích hợp logistics là một phần của năng lực cung ứng dịch vụ logistics của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics. Theo kết quả khảo sát điều tra, thực trạng năng lực này của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thể hiện qua các ý sau đây: Bảng 3.3. Kết quả khảo sát thực trạng năng lực tích hợp logistics trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Điểm Độ lệch Mã Tiêu chí TB chuẩn Khả năng phối hợp và điều phối các thành viên trong ISC1 2,94 1,383 chuỗi cung ứng Có khả năng hợp tác và thúc đẩy hợp tác giữa các thành ISC2 3,40 1,230 viên trong chuỗi cung ứng Truyền thông chia sẻ thông tin qua lại với các thành viên ISC3 3,36 1,258 trong chuỗi cung ứng Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019 Thứ nhất, năng lực phối hợp và điều phối các thành viên trong chuỗi cung ứng. Hiện nay, năng lực này chưa được đánh giá cao tại các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Theo kết quả khảo sát điều tra, điểm trung bình của tiêu chí này chỉ là 2,94/5 điểm. Thực tế, mối quan hệ giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và doanh 112
- nghiệp xuất nhập khẩu tương đối độc lập, gói gọn trong hợp đồng cung cấp dịch vụ cụ thể chứ chưa có sự gắt kết bền chặt lâu dài, mức độ cung - cầu giữa các doanh nghiệp logistics chưa được phối hợp nhịp nhàng, khả năng liên kết của hệ thống logistics với hệ thống phân phối (xuất nhập khẩu - thương mại nội địa - sản xuất kinh doanh - tiêu dùng) trong chuỗi logistics ở mức trung bình dẫn đến hiệu quả chuỗi cung ứng mang tính rời rạc và chưa phát huy, tận dụng ưu thế của các thành viên tiềm năng trong chuỗi để kết nối mạng lưới, phát triển chuỗi cung ứng và chuỗi logistics theo chiều sâu, cũng như thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh. Thứ hai, khả năng hợp tác và thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng được các doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá cao, điểm trung bình đạt 3,40/5 điểm. Đây là khả năng được đánh giá cao nhất trong số ba khả năng liên quan đến năng lực tích hợp logistics trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng. Thực tế, hiện nay, các thành viên trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng rất tích cực hợp tác với nhau để nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics tới khách hàng, qua đó cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong chuỗi so với các doanh nghiệp ngoài chuỗi. Thứ ba, năng lực truyền thông chia sẻ thông tin để quản lý hiệu quả luồng thông tin cả trong và ngoài tổ chức. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng hoạt động truyền thông chia sẻ thông tin qua lại với các thành viên trong chuỗi cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đang ngày càng phát huy hiệu quả và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Những kết quả này góp phần nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ tới khách hàng của các doanh nghiệp trong chuỗi. Điểm trung bình của tiêu chí này theo kết quả khảo sát là 3,36/5 điểm. 3.1.2.3. Thực trạng năng lực định vị cạnh tranh giá trị cung ứng dịch vụ Năng lực định vị cạnh tranh giá trị cung ứng dịch vụ logistics là một năng lực quan trọng để các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tạo vị thế cạnh tranh trên thương trường thông qua các khả 113
- năng mà chỉ có doanh nghiệp địa phương có. Thực trạng các năng lực này được thể hiện như sau: Bảng 3.4. Kết quả khảo sát thực trạng năng lực định vị cạnh tranh giá trị cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Điểm Độ lệch Mã Tiêu chí TB chuẩn Khả năng cung cấp cho khách hàng các giải pháp logistics tiên PCV1 2,77 0,984 tiến, hiện đại Khả năng cung cấp các dịch vụ logistics đa dạng, bao gồm PCV2 những dịch vụ gia tăng như dán nhãn, đảm bảo an toàn trong 3,19 0,927 suốt quá trình vận chuyển và dỡ hàng, gom hàng Khả năng đáp ứng các yêu cầu độc đáo bằng cách thực hiện PCV3 2,71 0,972 các giải pháp được lên kế hoạch trước Khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ logistics PCV4 3,18 0,931 chuyên biệt trong các ngành hàng khác nhau Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019 Thứ nhất là khả năng cung cấp cho khách hàng các giải pháp logistics tiên tiến, hiện đại. Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ logistics tốc độ cao, mang tính chủ động tới khách hàng. Đồng thời, hệ thống thông tin kết nối của các doanh nghiệp này chưa được nhanh chóng, và các dịch vụ chưa mang tính khác biệt với hàm lượng trí tuệ nhân tạo còn thấp. Điểm trung bình của tiêu chí này chỉ là 2,77/5 điểm. Thực tế, hiện nay hệ thống logistics tại Cao Bằng phổ biến là logistics 1.0 và 2.0, số lượng doanh nghiệp đạt đến logistics 3.0 rất ít mà mới dừng lại ở mức độ sơ khai nên kết quả hoạt động còn hạn chế. Với mô hình 1.0, các nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ quản lý dòng vật tư sản xuất từ nơi cung cấp đến doanh nghiệp sản xuất dưới dạng thô hay quy trình giao nhận hàng hóa. Trong khi đó, mô hình logistics 2.0 được một số doanh nghiệp lớn đầu tư, hướng đến sự tự động hóa trong việc vận chuyển hàng hóa. Theo đó, các hoạt động bao gồm logistics đầu vào - cung ứng vật tư, quản trị kho hàng, logistics đầu ra đã được tự động hóa bằng các phần mềm quản lý, 114
- các phương tiện vận chuyển cũng được quản lý tập trung. Tuy nhiên, mô hình logistics 2.0 vẫn chưa được tự động hóa toàn bộ, xe điều khiển vẫn ở hình thức thủ công, các hoạt động quản trị vẫn cần nhiều nhân lực tham gia và hoạt động vẫn gói gọn trong một hệ thống nhỏ chứ chưa phát triển thành mạng lưới. Đối với mô hình logistics 3.0, hiện chỉ vài doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh hoạt động ở mức độ khá thô sơ, bởi mô hình này cần đủ nguồn lực tài chính để đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin cũng như trình độ nhân lực cao. Do đó, khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ logistics hiện đại, tiên tiến vẫn còn rất hạn chế và khó thực hiện tại các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh. Thứ hai là khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ logistics, bao gồm những dịch vụ gia tăng như dán nhãn, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển và dỡ hàng, gom hàng… Kết quả khảo sát cho thấy, khả năng này của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng vẫn còn thấp, với điểm trung bình là 3,19/5 điểm. Hiện nay, điều kiện cơ sở hạ tầng còn non kém, giao thông không phát triển mạnh và đa dạng, hệ thống quản lý kho bãi thô sơ và đơn giản... nên hoạt động logistics chỉ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của khách hàng. Theo kết quả nghiên cứu, hiện nay hệ thống kết nối dịch vụ kho bãi nói riêng và dịch vụ logistics noi chung tại Cao Bằng với người sử dụng để tối ưu hóa nguồn lực hạ tầng kho bãi, tồn trữ, phân phối còn hạn chế. Nhiều kho hàng của tỉnh không có hệ thống quản lý dịch vụ kho hàng chuyên nghiệp, chưa phát triển được nhiều dịch vụ gia tăng và chưa áp dụng mô hình hỗ trợ quản lý điều hành theo mô hình 3PL. Do đó, khả năng cung cấp đa dạng các dịch vụ logistics, bao gồm những dịch vụ gia tăng trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế. Thứ ba là khả năng đáp ứng các yêu cầu độc đáo bằng cách thực hiện các giải pháp được lên kế hoạch trước. Ở khía cạnh này, theo kết quả nghiên cứu, các nhà cung cấp dịch vụ logistics tại Cao Bằng đã lên nhiều phương án quản trị hàng dự trữ, trong đó tiêu biểu nhất là mô hình kho phụ ở khu vực địa bàn xa. Đây thường là các kho nhỏ dùng để dự 115
- trữ hàng. Ngoài ra, một số công ty cung cấp dịch vụ logistics cũng đã chủ động ứng dụng các công nghệ thông tin trong quản lý dự trữ, tiêu biểu là tối ưu hóa hàng tồn kho dựa trên điện toán đám mây, sử dụng công cụ logistics trực tuyến cần thiết, giúp các nhà quản lý dự báo, lên kế hoạch và ngân sách cho hàng hóa sẵn có. Tuy nhiên, khả năng này chỉ được một số ít doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh áp dụng thực hiện. Vì vậy, nhìn nhận một cách tổng thể, khả năng đáp ứng các yêu cầu độc đáo bằng cách thực hiện các giải pháp được lên kế hoạch trước của các doanh nghiệp này vẫn chưa cao, điểm trung bình theo kết quả khảo sát điều tra chỉ đạt 2,71/5 điểm. Thứ tư là khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ logistics chuyên biệt trong các ngành hàng khác nhau. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics không chỉ có nền tảng cơ sở hạ tầng logistics ổn định và chất lượng ở cả phần cứng và phần mềm, mà phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức chuyên sâu. Tuy nhiên, với điều kiện cơ sở hạ tầng kém phát triển và hệ thống thông tin kết nối chưa được đầu tư nhiều, cộng với nguồn nhân sự có kiến thức còn hạn chế về lĩnh vực logistics, hiện tại các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chưa thể đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng trong dịch vụ logistics chuyên biệt với các ngành hàng khác nhau. Theo kết quả khảo sát điều tra, các doanh nghiệp tham gia khảo sát chỉ đánh giá khả năng này ở mức 3,18/5 điểm. 3.1.2.4. Thực trạng năng lực ứng dụng CNTT trong các hoạt động cung ứng dịch vụ Năng lực ứng dụng CNTT trong các hoạt động cung ứng dịch vụ có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp logistics trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, đẩy nhanh tiến độ và hỗ trợ trong các khâu quản lý doanh nghiệp. Chính quyền tỉnh Cao Bằng hiểu rõ điều đó và đã có những chính sách, hành động đối với hệ thống CNTT của tỉnh. Thực trạng năng lực ứng dụng CNTT trong các hoạt động cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn trong bối cảnh này được thể hiện như sau: 116
- Bảng 3.5. Kết quả khảo sát thực trạng năng lực ứng dụng CNTT trong các hoạt động cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Điểm Độ lệch Mã Tiêu chí TB chuẩn Khả năng quản lý và xử lý các giao dịch kinh doanh của hệ AIT1 2,82 1,053 thống CNTT Khả năng dự báo, sắp xếp lịch giao hàng thích ứng với khách AIT2 3,11 0,957 hàng của hệ thống CNTT Mức độ an toàn của hệ thống CNTT trong thực hiện các giao AIT3 2,79 0,983 dịch kinh doanh Khả năng tích hợp các hoạt động của doanh nghiệp với khách AIT4 hàng hoặc nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của hệ thống 2,73 1,105 CNTT Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019 Thứ nhất là khả năng sử dụng hệ thống CNTT tiên tiến để quản lý, xử lý các giao dịch cung ứng dịch vụ logistics. Những năm gần đây, chính quyền tỉnh Cao Bằng đã nỗ lực trong việc nâng cấp hệ thống điện, dịch vụ viễn thông và internet, hạ tầng công nghệ thông tin, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho dịch vụ logistics phát triển. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát điều tra, điểm trung bình đánh giá khả năng này của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chỉ là 2,82/5 điểm. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay tại tỉnh Cao Bằng. Cụ thể, các công ty logistics trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn khi ứng dụng CNTT vào hoạt động xử lý giao dịch kinh doanh khi nguồn tài chính có hạn, quy mô công ty nhỏ lẻ... Thứ hai là năng lực sử dụng hệ thống CNTT tiên tiến để dự báo, sắp xếp lịch giao hàng, từ đó có thể dễ dàng thích ứng với khách hàng. Một trong những công cụ logistics trực tuyến cần thiết của các doanh nghiệp logistics, chính là điện toán đám mây, không chỉ giúp tối ưu hóa hàng tồn kho trong quản lý dự trữ, mà còn giúp các nhà quản lý dự báo, lên kế hoạch và ngân sách cho hàng hóa sẵn có. Việc kết hợp sử dụng các phần mềm CNTT để theo dõi quy trình vận chuyển, quản lý kho hàng và hàng tồn, thời gian giao nhận,... sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch dự báo và sắp xếp cho các hoạt động cung cấp dịch vụ logistics 117
- kế tiếp theo tiến độ, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay, không có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng được hệ thống này. Bên cạnh đó, năng lực trình độ nhân sự của doanh nghiệp đối với hệ thống CNTT tiên tiến vẫn còn là bài toán khó để áp dụng các kĩ thuật tiên tiến của CNTT vào quá trình dự báo, sắp xếp lịch giao hàng. Vì vậy, điểm trung bình của tiêu chí này theo kết quả khảo sát điều tra chỉ đạt 3,11/5 điểm. Thứ ba là khả năng sử dụng hệ thống CNTT an toàn để thực hiện các giao dịch kinh doanh. Hiện nay, khả năng này của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh chưa thực sự tốt, với điểm trung bình trong cuộc khảo sát điều tra chỉ là 2,79/5 điểm. Về cơ bản, bên cạnh những lợi ích mà hệ thống CNTT mang lại cũng tiềm ẩn những rủi ro trong vấn đề bảo mật thông tin và an ninh mạng. Các đối thủ có thể lợi dụng các lỗ hổng an ninh mạng để đánh cắp dữ liệu và phá vỡ hệ thống logistics của doanh nghiệp. Mức độ sử dụng CNTT tại các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh chưa nhiều, chỉ mang tính quy mô nhỏ và chưa có sự đồng bộ hóa nên đây không phải là vấn đề đáng quan ngại. Thứ tư, hệ thống CNTT hiệu quả cho phép tích hợp các hoạt động của doanh nghiệp logistics với khách hàng hoặc nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng thông qua hệ thống thông tin. Theo kết quả khảo sát điều tra, năng lực này của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chưa cao. Thực tế tại địa phương hệ thống CNTT vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi mang tính tích hợp của ngành dịch vụ logistics. Theo đó, phần lớn các công ty logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng không đáp ứng được yêu cầu truy xuất tình trạng hàng tồn kho cho doanh nghiệp, dù đây là điều kiện tương đối đơn giản để tham gia cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng; và chỉ khoảng dưới 5% các nhà cung cấp dịch vụ logistics ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu truy xuất tình trạng hàng tồn kho. 3.1.2.5. Thực trạng quy trình kinh doanh và các hoạt động tác nghiệp Quy trình kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện 118
- các dịch vụ logistics của doanh nghiệp. Các hoạt động tác nghiệp được triển khai khi thực hiện quy trình kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, cụ thể gồm: Bảng 3.6. Kết quả khảo sát thực trạng quy trình kinh doanh và các hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Điểm Độ lệch Mã Tiêu chí TB chuẩn Hiệu quả điểm chuẩn của các quy trình dịch vụ logistics theo BSP1 3,48 1,175 yêu cầu của khách hàng Khả năng các quy trình vận hành có thể xử lý nhu cầu đặc BSP2 2,82 1,209 biệt, thay đổi trong thời gian ngắn Khả năng các quy trình tại chỗ hỗ trợ các giải pháp logistics BSP3 3,07 1,174 linh hoạt cần thiết cho khách hàng Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019 Thứ nhất là các quy trình cho hiệu quả điểm chuẩn. Theo kết quả khảo sát điều tra, hiệu quả điểm chuẩn của các quy trình dịch vụ logistics theo yêu cầu của khách hàng là khá tốt, điểm trung bình đạt 3,48/5 điểm. Các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh đều quan niệm hiệu quả điểm chuẩn là một bước quan trọng trong quá trình tái thiết kế quy trình và rất quan trọng để đạt được sự cải thiện bền vững trong dài hạn. Vì vậy, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp này luôn chú trọng cải thiện khả năng đo điểm chuẩn, từ đó tác động tích cực đến năng lực logistics. Thứ hai là các quy trình để tăng khả năng phản hồi. Điểm trung bình của tiêu chí này theo kết quả khảo sát điều tra chỉ là 2,82/5 điểm. Thực tế cho thấy, hiện nay, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng gặp khó khăn trong việc xử lý ngay lập tức hoặc lường trước được những thay đổi hoạt động và nhu cầu của khách hàng. Mặc dù sự phản hồi có vai trò quan trọng trong việc thỏa mãn của các nhu cầu bất ngờ của khách hàng, khả năng phản hồi với những điều kiện khẩn cấp của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh vẫn còn hạn chế. Điều 119
- này khiến các doanh nghiệp không thể đạt được hiệu quả cao và không thể đưa ra các dự báo dài hạn. Sự yếu kém về khả năng này đã phần nào làm suy giảm năng lực cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Thứ ba là khả năng các quy trình tại chỗ hỗ trợ các giải pháp logistics linh hoạt cần thiết cho khách hàng. Kết quả khảo sát điều tra cho thấy khả năng này tại các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn hạn chế. Điểm trung bình của tiêu chí này chỉ là 3,07/5 điểm. Hiện nay, đối với các quy trình quản lý và vận hành chức năng vận chuyển, lưu kho, quản lý nguồn hàng và hàng tồn, đa số các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh áp dụng quy trình thô sơ, chưa có sự can thiệp nhiều từ công nghệ hoặc có nhưng chưa đồng bộ nên chưa thể phát huy tính linh hoạt khi có tình huống bất ngờ phát sinh. Hơn nữa, các quy trình liên quan đến thủ tục hải quan, giấy tờ, chứng từ,… còn phụ thuộc vào phía hải quan Trung Quốc nên không thể chủ động, linh hoạt. Mặt khác, hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đa số không thể thực hiện các dịch vụ logistics trọn gói do sự hạn chế về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chuyên nghiệp nên thường phải thuê ngoài cho một số hoạt động logistics mà họ không có đủ điều kiện cung ứng. Đa số các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có quy mô nhỏ lẻ nên các quy trình kinh doanh công ty thực hiện rời rạc, chưa có sự liên kết chặt chẽ nên khả năng các quy trình tại chỗ hỗ trợ các giải pháp logistics linh hoạt cần thiết cho khách hàng chưa cao. 3.1.2.6. Thực trạng năng lực quản trị nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ Nhân sự cung ứng dịch vụ được xem là yếu tố nòng cốt trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics; vừa đóng vai trò điều hành, vừa đóng vai trò quản lý để doanh nghiệp đạt được các mục tiêu và mang lại hiệu quả. Năng lực quản trị nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ tại các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thể hiện qua các nội dung sau: 120
- Bảng 3.7. Kết quả đánh giá thực trạng năng lực quản trị nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Điểm Độ lệch Mã Tiêu chí TB chuẩn Hệ thống đánh giá, xếp hạng nhân viên hàng năm vận HRM1 2,88 0,862 hành hiệu quả và minh bạch Cung cấp các chương trình đào tạo công việc và tạo cảm HRM2 3,12 0,805 hứng cho nhân viên Tạo điều kiện tối đa cho nhân viên phát triển nghề nghiệp HRM3 3,10 0,779 và thăng tiến Mức lương nhân sự hấp dẫn so với các đối thủ cạnh tranh HRM4 2,87 0,894 cùng quy mô Các gói phúc lợi nhân sự hấp dẫn so với các đối thủ cạnh HRM5 2,86 0,845 tranh cùng quy mô. Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019 Thứ nhất là quản lý hiệu quả. Điểm trung bình của tiêu chí này theo kết quả khảo sát điều tra ở mức khá thấp, chỉ đạt 2,88/ 5 điểm. Hiện nay, với sự thiếu hụt nguồn nhân lực cho hoạt động logistics cả về số lượng và chất lượng, cùng với khả năng ứng dụng CNTT vào quản lý còn hạn chế nên các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chủ yếu đánh giá quản trị nguồn nhân sự theo phương pháp truyền thống, chưa có khung tiêu chí rõ ràng và quy trình bài bản. Do đó, trước mắt các doanh nghiệp logistics trên địa bàn vẫn ưu tiên đầu tư cơ hạ tầng và công nghệ hơn so với mối quan tâm quản trị nguồn nhân sự hiệu quả. Quản lý nhân sự tại các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh thể hiện qua việc phân công công việc và đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao như giao hàng đúng hẹn, đảm bảo các tiêu chuẩn giao hàng, quản lý phương tiện vận chuyển và kho hàng hiệu quả… Thứ hai là hoạt động đào tạo và phát triển nghề nghiệp. Cao Bằng được xem là tỉnh thiếu trầm trọng nhân lực ngành logistics, nhân lực hiện tại ở các doanh nghiệp vẫn chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu về ngành. Nguồn nhân lực này chủ yếu chỉ phụ trách các dịch vụ logistics nhỏ lẻ như giao nhận, kho bãi, xử lý nhận đơn,... Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu công việc, doanh nghiệp logistics đã có kế hoạch đào 121
- tạo, hướng dẫn nhân viên phụ trách các thủ tục hải quan, cập nhật các văn bản pháp luật mới, tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng… Cùng với sự am hiểu thị trường và quy trình thủ tục giấy tờ tại địa phương, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh đã phần nào khắc phục được tình trạng nhân lực thiếu trình độ chuyên môn, đáp ứng cơ bản các yêu cầu của khách hàng khi sử dụng dịch vụ logistics của doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát điều tra, điểm trung bình đánh giá khả năng cung cấp các chương trình đào tạo công việc và tạo cảm hứng cho nhân viên chưa cao, chỉ đạt 3,12/5 điểm. Việc tạo điều kiện tối đa cho nhân viên phát triển nghề nghiệp và thăng tiến cũng chưa thực sự tốt, với mức điểm trung bình chỉ là 3,10/5 điểm. Thứ ba là vấn đề đãi ngộ. Hầu hết nhân sự của doanh nghiệp logistics là người dân địa phương nên có sự ổn định về số lượng và ưu thế về hiểu biết thị trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa thực sự chú trọng đến mức lương nhân sự và các gói phúc lợi hấp dẫn so với các đối thủ cạnh tranh cùng quy mô. Điều này được thể hiện qua kết quả khảo sát điều tra khi phần lớn các doanh nghiệp đều đánh giá thấp hai tiêu chí này. Điểm trung bình của các tiêu chí lần lượt là 2,87 và 2,86/5 điểm. 3.1.2.7. Thực trạng năng lực phát triển quan hệ đối tác với các bên liên quan Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp logistics địa phương cùng với các doanh nghiệp cùng ngành, các công ty đối tác và cơ quan chính quyền tạo thành mạng lưới và mối liên hệ với nhau. Năng lực phát triển quan hệ đối tác với các bên liên quan của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thể hiện qua các nội dung gồm: Bảng 3.8. Kết quả đánh giá thực trạng năng lực phát triển quan hệ đối tác với các bên liên quan của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Độ lệch Mã Tiêu chí Điểm TB chuẩn Thiết lập, phát triển và củng cố quan hệ bền vững để nuôi RSC1 3,65 1,176 dưỡng lòng trung thành của khách hàng 122
- Thiết lập, phát triển và củng cố mối quan hệ bền vững để RSC2 3,76 0,973 tiếp cận các đối tác kinh doanh từ các nền văn hóa khác Sử dụng các mối quan hệ để kích thích giao dịch thương RSC3 3,58 1,137 mại, đặc biệt trong những tình huống khó khăn Sử dụng các mối quan hệ để truy cập được các tài nguyên RSC4 3,59 1,163 và có được các thông tin giá trị Thiết lập, phát triển và củng cố mối quan hệ với chính RSC5 3,97 1,072 quyền địa phương và chính phủ Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019 Thứ nhất là khả năng thiết lập, phát triển và củng cố mối quan hệ bền vững để nuôi dưỡng lòng trung thành của khách hàng. Theo kết quả khảo sát điều tra, điểm trung bình của tiêu chí này là 3,65/5 điểm. Hiện nay, doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh là một mắt xích trong chuỗi cung ứng logistics, có mối quan hệ mật thiết với các bên liên quan. Các dịch vụ logistics mà doanh nghiệp cung cấp gồm nhiều yếu tố cấu thành, trong đó có liên quan đến một số dịch vụ thuê ngoài. Hiểu rõ sự phụ thuộc lẫn nhau nên các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh luôn giữ mối quan hệ tốt với các đối tác trong kinh doanh, đảm bảo lợi ích từ các phía để đáp ứng kịp thời và phù hợp các yêu cầu của khách hàng, tạo niềm tin để khách hàng hợp tác những lần sau. Thứ hai là khả năng thiết lập, phát triển và củng cố mối quan hệ bền vững để tiếp cận các đối tác kinh doanh từ các nền văn hóa khác. Đa số các công ty cung cấp dịch vụ logistics đang hoạt động trên địa bàn tỉnh có quy mô vừa và nhỏ, tính chuyên môn chưa cao nên để thiết lập mối quan hệ với các đối tác nước ngoài là một rào cản lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh đã ngày càng chú trọng hơn đến việc thiết lập, phát triển và củng cố mối quan hệ bền vững để tiếp cận các đối tác kinh doanh từ các nền văn hóa khác, đặc biệt từ Trung Quốc. Nhờ vậy mà các doanh nghiệp ngày càng hiểu rõ yêu cầu cũng như những đòi hỏi của các đối tác trong quá trình cung ứng dịch vụ logistics. Nhờ vậy, theo kết quả khảo sát điều tra, điểm trung bình các tiêu chí này được các doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá khá cao, đạt 3,76/5 điểm. 123
- Thứ ba là khả năng sử dụng các mối quan hệ để kích thích giao dịch thương mại, đặc biệt trong những tình huống khó khăn, giảm thiểu các vấn đề trong quá trình mua sắm. Trong quá trình cung cấp các dịch vụ logistics cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hầu như các doanh nghiệp logistics tại Cao Bằng không thể cung cấp dịch vụ trọn gói do hạn chế về cơ sở hạ tầng và nhân sự chất lượng cao. Bằng các mối quan hệ kinh doanh được thiết lập sẵn, doanh nghiệp có thể tăng cường các hoạt động kinh doanh với sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau, bù đắp các khía cạnh hoặc lĩnh vực mà doanh nghiệp chưa đủ điều kiện thực hiện, nhằm đáp ứng yêu cầu cần thiết của khách hàng. Kết quả khảo sát điều tra cũng đưa ra kết luận tương tự về khả năng này của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng với điểm trung bình đạt 3,58/5 điểm. Thứ tư là khả năng sử dụng các mối quan hệ để truy cập được các tài nguyên và có được các thông tin giá trị. Điểm trung bình của tiêu chí này theo kết quả khảo sát điều tra là 3,59/5 điểm. Nhìn chung, mối quan hệ giữa doanh nghiệp logistics và mạng lưới phân phối, các doanh nghiệp cùng ngành khác không chỉ nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn giúp doanh nghiệp tận dụng các nguồn tài nguyên và thông tin ngành. Các doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với hệ thống phân phối, nhờ đó nắm bắt được các nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics của khách hàng tiềm năng, xu hướng các dịch vụ trong tương lai. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành đã tạo điều kiện để chia sẻ thông tin, các bên cùng có lợi. Tuy nhiên, các mối quan hệ này trên địa bàn tỉnh còn lỏng lẻo và chưa thực sự phát huy, áp dụng được cho hệ thống logistics tại Cao Bằng. Thứ năm là khả năng thiết lập, phát triển và củng cố mối quan hệ với chính quyền địa phương và chính phủ. Việc nắm bắt các chính sách, chủ trương và hướng dẫn của chính quyền đã giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động nghiệp vụ được trôi chảy và thuận lợi. Các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng không ngừng củng cố mối quan hệ với chính quyền và các cơ quan chức năng, thường xuyên cập nhật các tin tức, văn kiện ngành, đề xuất các ý kiến vướng mắc khi thực hiện hoạt động kinh doanh trong các hội thảo, các cuộc họp để có 124
- phương hướng giải quyết kịp thời. Nhờ vậy, điểm trung bình của tiêu chí này là 3,97/5 điểm - mức điểm cao nhất trong số năm khả năng liên quan đến năng lực phát triển quan hệ đối tác với các bên liên quan của doanh nghiệp logistics tỉnh Cao Bằng. 3.1.2.8. Thực trạng năng lực đổi mới giá trị cung ứng dịch vụ Thường xuyên đổi mới giúp các doanh nghiệp logistics có thể cung ứng tốt các dịch vụ. Trong điều kiện hiện có, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã thể hiện năng lực đổi mới sáng tạo như sau: Bảng 3.9. Kết quả đánh giá thực trạng năng lực đổi mới giá trị cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Điểm Độ lệch Mã Tiêu chí TB chuẩn Đổi mới các nguồn lực logistics như kho bãi, phương tiện, ICV1 3,03 0,963 hệ thống phân phối ICV2 Nâng cao năng lực và năng suất nguồn nhân lực 3,66 1,140 Liên tục cải tiến các quy trình nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ICV3 3,92 1,061 logistics Nguồn: Kết quả điều tra năm 2019 Thứ nhất là không ngừng đổi mới các nguồn lực logistics như kho bãi, phương tiện, hệ thống phân phối. Thực tế, tại Cao Bằng, hệ thống kho bãi chật hẹp, phương tiện bốc xếp còn thô sơ, phương tiện vận chuyển chưa đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng. Nhiều nơi chi phí vận tải cao trong khi năng lực vận tải không tương xứng với chi phí. Các doanh nghiệp vẫn dùng các biện pháp thô sơ, sử dụng giấy tờ giao nhận đơn giản trong quá trình phân phối nguồn hàng chứ chưa áp dụng công nghệ vào quá trình hoạt động cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn. Với sự hạn chế về nguồn lực logistics, doanh nghiệp bị phụ thuộc vào các đối tác cung cấp bên ngoài để đáp ứng yêu cầu cấp thiết cho khách hàng nên năng lực đổi mới các nguồn lực logistics là rất hạn chế. Theo kết quả khảo sát điều tra, tiêu chí này chỉ đạt số điểm trung bình là 3,03/5 điểm. 125
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nâng cao kết quả khởi nghiệp thông qua đổi mới mô hình kinh doanh: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp khởi nghiệp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
13 p | 68 | 12
-
Mô hình các nhân tố tác động của văn hóa tổ chức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long
8 p | 16 | 7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp cụ thể với sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội
7 p | 55 | 7
-
Mô hình về mối quan hệ giữa hệ thống quản trị nguồn nhân lực chất lượng cao và kết quả hoạt động của doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long
10 p | 14 | 6
-
Tranh chấp lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hưng Yên hiện nay (nghiên cứu trường hợp Công ty may Cjunionvina – Công ty may Minh Anh)
3 p | 51 | 5
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp điển hình sinh viên ngành Kinh tế - Đại học Thuỷ lợi
3 p | 36 | 5
-
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh dưới góc nhìn doanh nghiệp: Thực trạng và giải pháp. Nghiên cứu trường hợp tỉnh Bắc Giang, Việt Nam
10 p | 6 | 4
-
Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp logistics hoạt động trên địa bàn tỉnh Cao Bằng về tác động của năng lực cung ứng dịch vụ tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Sách tham khảo): Phần 1
105 p | 41 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của nhân viên kinh doanh - nghiên cứu trường hợp ngành hàng hóa mỹ phẩm
10 p | 16 | 4
-
Ảnh hưởng của quản trị doanh nghiệp và cấu trúc sở hữu đến chi phí đại diện: Trường hợp các doanh nghiệp cổ phần hóa niêm yết ở Việt Nam
12 p | 19 | 4
-
Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tới cam kết tổ chức của nhân viên: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp vật liệu xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam bộ
9 p | 28 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp truyền thông và giải trí tại thành phố Hồ Chí Minh
16 p | 29 | 3
-
Ảnh hưởng của thuê ngoài dịch vụ đến hiệu quả phi tài chính của doanh nghiệp - nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đồng bằng sông Cửu Long
12 p | 40 | 3
-
Tác động của áp lực xã hội đến hiệu quả môi trường - nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Thuận
10 p | 44 | 3
-
Bảo vệ người lao động trong các doanh nghiệp thâm dụng lao động trả lương theo sản phẩm - nghiên cứu trường hợp
4 p | 5 | 3
-
Ảnh hưởng của khả năng đáp ứng chuỗi cung ứng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
14 p | 7 | 3
-
Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến danh tiếng doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp công nghệ thông tin, thực phẩm và dệt may tại Việt Nam
9 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn