intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của du lịch đến phát triển kinh tế và phát thải carbon

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Tác động của du lịch đến phát triển kinh tế và phát thải carbon" chỉ ra lượng CO2 phát thải từ các nguồn chính của hoạt động du lịch như giao thông vận tải, lưu trú, thực phẩm và đồ uống, mua sắm. Nghiên cứu cũng đưa ra hàm ý giảm thiểu tác động, gợi ý chính sách hướng tới du lịch thân thiện với môi trường, từ đó làm giảm tác động có hại của hoạt động du lịch và cũng để làm tăng tác động của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của du lịch đến phát triển kinh tế và phát thải carbon

  1. TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ PHÁT THẢI CARBON Bùi Nhật Quỳnh1, Trần Thu Giang1, Ngô Việt Anh2 Tóm tắt: Tổng hợp cơ sở lý luận làm rõ mối liên hệ giữa du lịch, phát triển kinh tế và môi trường: (i) Du lịch có tác động tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của các quốc gia trong dài hạn; (ii) Để phát triển du lịch góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, thì tính bền vững về môi trường cần được đảm bảo; (iii) Phát triển du lịch làm tăng phát thải Carbon, tác động tiêu cực tới môi trường và hệ sinh thái. Nghiên cứu chỉ ra lượng CO2 phát thải từ các nguồn chính của hoạt động du lịch như giao thông vận tải, lưu trú, thực phẩm và đồ uống, mua sắm. Nghiên cứu cũng đưa ra hàm ý giảm thiểu tác động, gợi ý chính sách hướng tới du lịch thân thiện với môi trường, từ đó làm giảm tác động có hại của hoạt động du lịch và cũng để làm tăng tác động của du lịch đối với tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Phát thải CO2, du lịch bền vững, môi trường, phát triển kinh tế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch được coi là một trong những thành phần trung tâm trong việc xây dựng nền kinh tế và trong việc mở rộng tài chính thông qua thúc đẩy nâng cao công nghệ, tăng trưởng thu nhập quốc dân, mở rộng cơ hội việc làm (Algieri & Aquino, 2008). Mặt khác, nó cũng góp phần vào bảo tồn các di sản, di tích lịch sử, phát triển điểm đến và hệ thống tiện ích, cơ sở hạ tầng điểm đến. Cùng với đó, trao đổi ngoại tệ và hoạt động trao đổi kinh tế giữa các quốc gia cũng được đẩy mạnh thông qua hoạt động du lịch (Basu & Marg, 2010). Vì vậy, ngành du lịch đã dần phát triển thành một ngành công nghiệp bắt buộc với vô số các nước đang phát triển, làm nền tảng cho nâng cao thu nhập và mở rộng việc làm. Bên cạnh những tác động tích cực, du lịch làm tăng lượng khí thải CO2 từ phương tiện giao thông. Đồng thời, lượng khách du lịch là một tác nhân góp phần làm tăng lượng khí thải CO2 bình quân đầu người (Lê Thái Hà và Nguyễn Phúc Cảnh, 2020). Nghiên cứu cũng nhận thấy tác động của du lịch đối với phát thải CO2 khác nhau tùy thuộc vào mức thu nhập khác nhau của các quốc gia. Ở cấp độ toàn cầu, du lịch dường như làm tăng lượng khí thải CO2 từ giao thông vận tải. Điều đó chỉ ra sự cần thiết cải thiện quản lý du lịch ở các quốc gia để thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ du lịch có lượng carbon thấp. Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 1 Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển. 2
  2. 516 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Nghiên cứu này sẽ phân tích tính bền vững về môi trường trong phát triển du lịch, một trong những ngành lớn nhất và nhanh nhất trong số các ngành công nghiệp đang phát triển trên thế giới. Mặc dù ngành du lịch tạo ra những đóng góp đáng kể cho quốc gia, địa phương và cho nền kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của du lịch đã tác động đến phát thải khí nhà kính, phát thải CO2 trên toàn thế giới. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Khí thải nhà kính (hay khí nhà kính) là loại khí trong khí quyển gây hiệu ứng nhà kính (Theo khoản 29 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14). Theo khoản 1 Điều 91 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các khí thải nhà kính chính là Carbon dioxide (CO2), Methane (CH4) và Nitrous oxide (N2O) và các loại khí khác. Các loại khí nhà kính được quy đổi thành tấn CO2 theo hệ số làm nóng lên toàn cầu của các khí nhà kính đó, gọi là “tấn CO2 tương đương”, hay còn gọi là “Carbon”. Hệ số làm nóng lên toàn cầu1 của các khí nhà kính do Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu quy định (Theo khoản 15 Điều 3 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn). Do vậy, trong phạm vi bài viết này, thuật ngữ “phát thải Carbon” hay “phát thải CO2” đều được hiểu là phát thải khí nhà kính với đơn vị “tấn CO2 tương đương”. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng du lịch, phát triển kinh tế, và môi trường có mối liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển (Lee & Brahmasrene, 2013; Lê Thái Hà và Nguyễn Phúc Cảnh, 2020; Muhammad và cộng sự, 2021). Vì vậy, bài viết sẽ đi tổng quan các vấn đề có liên quan đến du lịch và bền vững về môi trường, du lịch và phát triển kinh tế, du lịch và phát thải carbon. Du lịch và phát triển kinh tế Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng du lịch có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở các nước EU (Holzner, 2011), ở Đông Âu (Hall, 1998), ở Áo (Falk, 2010), ở Hy Lạp (Dritsakis, 2004), ở Ý (Bernini, 2009), ở Tây Ban Nha (Balaguer & Cantavella-Jordá, 2002) và ở Vương quốc Anh (Blackstock và cộng sự, 2008). Các học giả đều đồng tình rằng du lịch là một nhân tố quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong dài hạn. Ngành du lịch cũng mang lại những tác động tích cực đáng kể cho phát triển kinh tế so với ngành xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ khác (Mihalic, 2002). Bên cạnh đó, du lịch quốc tế là nguồn thu ngoại tệ lớn và tạo ra doanh thu xuất khẩu. Lợi ích kinh tế chủ yếu thu được từ du lịch bao gồm thu nhập ngoại hối, tạo việc 1 Theo Thông Tư số 01/2022/TT-BTNMT ngày 07.01.2022, hệ số làm nóng lên toàn cầu GWP (Global Warming Potential) là khả năng hấp thụ nhiệt trong khí quyển của khí nhà kính theo thời gian (thường là 100 năm) so với CO2. Ví dụ khả năng làm ấm lên của 1 kg khí gas trong vòng 100 năm khi so sánh trong tương quan với 1kg khí CO2. GWP của khí CO2 = 1, CH4 = 28, N20 = 265 (IPCC Fifth Assessment Report, 2014 (AR5).
  3. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 517 làm, và nâng cao thu nhập (Basu & Marg, 2010). Lee và Chang (2008) cũng đồng ý rằng phát triển du lịch không chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngành, mà còn thúc đẩy tăng trưởng các ngành liên quan, bao gồm dịch vụ lưu trú, giao thông vận tải, kinh doanh dịch vụ bổ sung. Vì vậy, nhiều chính phủ đã tham gia vào phát triển du lịch nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế (Lee & Brahmasrene, 2013). Du lịch và bền vững về môi trường Giảm thiểu khí thải nhà kính, một trong những tác động tích cực về môi trường của phát triển du lịch, đã được ghi nhận trong một số nghiên cứu. Chẳng hạn như, Lee và Brahmasrene (2013) nhận thấy rằng du lịch và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) làm giảm đáng kể lượng khí thải CO2 ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu từ năm 1988 đến năm 2009. Trên thực tế, các doanh nghiệp du lịch tuy không ngừng phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm đa dạng để thu hút du khách như đưa ra chuyến du lịch mới lạ, tổ chức sự kiện và hoạt động teambuilding tại điểm đến du lịch, còn chú ý đến những tác động bất lợi của du lịch tới môi trường. Môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến một quốc gia (De Vita & Abbott, 2004). Nghiên cứu đã xem xét môi trường là một yếu tố góp phần thu hút dòng vốn du lịch và liên kết các quốc gia trên con đường phát triển. Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường là vấn đề được quan tâm bởi nhiều quốc gia, nhiều điểm đến và của các nhà quản lý, lữ hành du lịch. Nền kinh tế có thể đạt được sự tăng trưởng dài hạn trong khi vẫn đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không bị cạn kiệt, hoặc được khai thác một cách có trách nhiệm. Sở thích của khách du lịch tác động đáng kể đến tính bền vững của môi trường (Marsiglio, 2015). Do vậy, để du lịch phát triển góp phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, thì tính bền vững về môi trường cần được đảm bảo, hay nói cách khách du lịch xanh cũng phải được đẩy mạnh phát triển (Dritsakis, 2012). Du lịch và phát thải carbon Khi tham gia vào hoạt động du lịch, du khách không chỉ đến duy nhất điểm tham quan, mà họ còn tiêu dùng và phụ thuộc vào các dịch vụ cơ sở hạ tầng chẳng hạn như sân bay, bến cảng, đường bộ, đầu đường sắt, cũng như viễn thông. Xây dựng cơ sở hạ tầng và điểm du lịch phụ trợ, bao gồm các khu nghỉ dưỡng và nhà hàng, tạo ra nhiều tác động tới môi trường và hệ sinh thái. Khách du lịch ngày càng có xu hướng đi du lịch cá nhân, lựa chọn lái xe ô tô riêng của mình để đi du lịch khám phá thay vì đi theo tour. Những xu hướng tiêu dùng du lịch này đều gây ra những thiệt hại đáng kể tới môi trường (Black, 2004; Hoyer, 2000). Tovar và Lockwood (2008) báo cáo rằng du lịch đã tạo ra những suy thoái môi trường, tiêu cực xã hội và các tác động tiêu cực về văn hóa cũng như sự phân mảnh môi trường sống. Phát triển du lịch đại chúng đã hủy hoại môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội của nhiều điểm đến du lịch. Những tác dụng phụ không mong muốn này đã
  4. 518 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... dẫn đến mối lo ngại ngày càng tăng đối với bảo tồn và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, phúc lợi của con người và khả năng tồn tại lâu dài về mặt kinh tế của cộng đồng. Các loại hình du lịch thay thế như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, và du lịch nông thôn, vì vậy cũng được đẩy mạnh phát triển để hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, ở một số quốc gia, các loại hình du lịch thay thế này bị hạn chế bởi nhiều bất ổn trong khu vực và trên thế giới (Hall, 1998). Martín-Cejas và Sánchez (2010) đã thực hiện nghiên cứu để đánh giá tác động của việc sử dụng các phương tiện vận tải đường bộ trong hoạt động du lịch đối với môi trường ở đảo Lanzarote (Tây Ban Nha). Đây là một đóng góp cho những nghiên cứu về biến đổi khí hậu nói chung, và về việc sử dụng ô tô trên đảo nói riêng. Rõ ràng là những biến đổi của môi trường có thể xảy ra do sự phát triển du lịch thông qua việc xây dựng các khách sạn, khu du lịch và việc sử dụng các phương tiện vận chuyển với số lượng ngày một gia tăng. Gössling và Hall (2006) chỉ ra rằng những biến đổi môi trường toàn cầu đã rõ ràng và những thay đổi còn đáng báo động hơn, đặc biệt là những thay đổi về khí hậu được dự đoán trước. Những thay đổi này, ngược trở lại, tác động đến toàn bộ các điểm đến du lịch và các hoạt động du lịch, như vùng núi (Scott, 2006), vùng ven biển và hồ (Jones và cộng sự, 2006). Ngành vận tải hiện nay dựa vào nhiên liệu hóa thạch để lưu chuyển khách du lịch tại các điểm đến và cho một loạt các hoạt động du lịch. Nhiên liệu hóa thạch có liên quan đến phát thải khí nhà kính. Các nghiên cứu đã chỉ ra vấn đề năng lượng liên quan đến ngành du lịch, đặc biệt là những tác động của nó đối với các vấn đề môi trường, chẳng hạn như phát thải khí nhà kính và sự nóng lên toàn cầu (Lee & Brah- masrene, 2013; Lê Thái Hà và Nguyễn Phúc Cảnh, 2020). Theo UNWTO (2008), ước tính lượng CO2 phát ra từ các hoạt động liên quan đến du lịch chiếm khoảng 5% tổng lượng khí thải toàn cầu. Hầu hết lượng khí thải này được tạo ra bởi việc vận chuyển khách du lịch, đặc biệt là ngành hàng không. Từ đó có thể thấy, những đóng góp của ngành du lịch vào biến đổi khí hậu đang ở cấp độ toàn cầu và đáng kể. Nghiên cứu của Scott và cộng sự (2010) đã vẽ ra một bức tranh còn đáng lo ngại hơn về mối đe dọa tiềm tàng của lượng khí thải CO2 cao, như một hệ quả của phát triển du lịch. Tác giả chỉ ra rằng ngành du lịch có thể trở thành ngành dẫn đầu trong phát thải nguồn khí nhà kính toàn cầu trong tương lai. Tuy nhiên, với những thay đổi trong chính sách phát triển, việc giảm phát thải có thể được thực hiện. Du lịch ứng phó với biến đổi khí hậu như thế nào là rất quan trọng đối với sự bền vững của du lịch (Scott, 2011). Hướng đi mới trong chính sách thúc đẩy nền kinh tế ít Carbon hoặc công nghệ mới giúp phát thải thấp hơn được áp dụng, đều có thể giúp giảm lượng khí thải CO2, mặc dù số lượng khách du lịch không ngừng tăng lên. Các máy bay mới hơn, tiết kiệm năng lượng hơn hoặc các chính sách hạn chế số lượng chuyến bay có thể giữ lượng khí thải CO2 ở mức thấp.
  5. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 519 Hệ thống các nghiên cứu đã có chỉ ra những quan điểm trái chiều về mối liên hệ giữa phát triển du lịch và phát thải Carbon. Lee & Brahmasrene (2013) kết luận rằng có mối quan hệ giữa phát triển du lịch và phát thải CO2 , cụ thể tăng trưởng du lịch không nhất thiết phải dẫn đến tăng lượng khí thải CO2 , thay vào đó có thể dẫn đến giảm khí thải CO2 . Tuy vậy, Lê Thái Hà và Nguyễn Phúc Cảnh (2020) lại chỉ ra rằng, số lượng khách du lịch quốc tế góp phần quan trọng tạo ra lượng khí thải CO2 bình quân đầu người cao hơn ở các quốc gia đến. Điều thú vị là tác động của du lịch đối với lượng khí thải CO2 là khác nhau giữa các quốc gia có mức thu nhập khác nhau. Các phát hiện của nghiên cứu này đưa ra những gợi ý chính sách hướng tới du lịch thân thiện với môi trường, đặc biệt là ở các nền kinh tế có mức thu nhập trung bình cao. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết phân tích và tổng hợp một cách đầy đủ những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài về các hoạt động du lịch dẫn đến phát thải Carbon. Nguồn dữ liệu thứ cấp phục vụ cho bài viết được thu thập thông qua các chương sách, báo cáo, bài báo, bài phát biểu, bài viết đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước về phát thải Carbon, về phát triển du lịch ở Việt Nam và trên thế giới, về phát triển du lịch bền vững cùng với các số liệu thống kê có liên quan. Phương pháp này giúp tập hợp được nguồn tài liệu phong phú liên quan đến bài viết, phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá về phát thải carbon trong phát triển du lịch. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát về phát triển du lịch Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), du lịch và các hoạt động kinh tế liên quan của nó tạo ra được 11% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu (Global Domestic Product) và tuyển dụng 200 triệu lao động và chuyên chở gần như 700 triệu du khách trên toàn thế giới hàng năm. Du lịch thế giới tăng trưởng được khoảng 5,6% vào năm 2018. Mức tăng trưởng 5,6% là kết quả đáng chú ý trong giai đoạn từ 2010 (tăng trưởng ở mức 4%-5%), chỉ sau mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 7% của năm 2017. Số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu năm 2018 đã vượt mốc 1,4 tỷ lượt, tăng 74 triệu lượt so với năm 2017. Tuy nhiên, những kết luận này không dựa trên những con số thống kê các điểm đến mà chỉ tập trung vào du lịch quốc tế và vì thế mà một con số đáng kể về du lịch nội địa chưa được tính vào. Những thống kế này có thể chưa đánh giá hết được việc di chuyển du lịch trong vùng bằng đường bộ so với di chuyển bằng máy bay hay tàu thuỷ. UNWTO đánh giá rằng tỷ lệ của du lịch nội địa so với du lịch quốc tế là khá cao 10:1, mặc dù rằng tỷ lệ này có thể dao động mạnh từ nước này sang nước khác.
  6. 520 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, bất ổn ở Đông Bắc Á, chậm trễ trong tiến trình Brexit, khủng hoảng chính trị ở một số quốc gia Nam Mỹ, xung đột leo thang ở Trung Đông, thiên tai xảy ra ở diện rộng một số nơi, đại dịch COVID-19, chiến tranh giữa Nga và Ukraina... là những yếu tố tác động mạnh đến dòng khách du lịch quốc tế. Kết quả là du lịch toàn cầu bị suy giảm mạnh mẽ trong giai đoạn 2020- 2022, nhưng sau đó một năm thì ngành cũng được phục hồi và bắt đầu tăng chậm trở lại. Theo Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) và Liên đoàn các Thành phố Du lịch Thế giới công bố ngày 10/5/2023, doanh thu từ ngành du lịch-lữ hành toàn cầu sẽ đạt 5.000 tỷ USD, tương đương 86,2% doanh thu toàn ngành của năm 2019 (Diệu Linh, 2023). Như vậy, dù ngành du lịch có những dao động lớn hàng năm, du lịch cũng được thể hiện một khả năng co giãn kỳ lạ của nó để bật lại nhanh chóng từ những điều kiện rất khó khăn về chính trị và kinh tế. Con người thích khám phá thế giới và nhìn thấy những điều thú vị ở những vùng đất mới. Nếu con người có những đảm bảo về độ an toàn thì họ có thể sẽ di chuyển để du lịch càng sớm. Theo UNWTO, phần lớn điểm đến ở Đông Nam Á duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là Việt Nam thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế trong những năm gần đây. Trước đại dịch COVID-19, vào năm 2018, Việt Nam đón gần 15,5 triệu lượt khách quốc tế (tăng 19,9% so với năm 2017, được đánh giá là mức tăng trưởng “nóng” so với thế giới và khu vực). Đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng tiếp tục đạt 16,2%. Sau hai năm 2020-2021 tăng trưởng âm, đến năm 2022, ngành du lịch đã đón nhận nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực. Theo thống kê, tính chung cả năm 2023, lượng khách quốc tế đến ước đạt 12,6 triệu lượt, tăng 244,2% so với năm 2022, khách nội địa ước đạt 108 triệu lượt, vượt 5,8% so với năm trước. Doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống cả năm 2023 ước đạt 673,5 nghìn tỷ đồng, và doanh thu từ du lịch lữ hành ước đạt 37,8 nghìn tỷ đồng (Ms Smile, 2024). 4.2. Đánh giá về phát thải carbon trong phát triển du lịch Các ước tính về lượng phát thải CO2 toàn cầu của ngành du lịch được đưa ra vào năm 2005 khoảng 1,3 tỷ tấn CO2 tương đương và 1,7 tỷ tấn CO2 tương đương vào năm 2010. Theo Báo cáo của Tổ chức Du lịch bền vững quốc tế (2022), ngành du lịch đóng góp khoảng 8% lượng khí thải carbon trên toàn thế giới. Các hoạt động phát thải carbon lớn là từ các chuyến bay, các hàng hoá, dịch vụ, lưu trú và nhiều hoạt động khác đều tạo ra lượng khí thải carbon trong ngành du lịch. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, dấu chân carbon của các nhóm du khách từ các quốc gia có thu nhập cao hơn, trong đó có khách du lịch Mỹ có tỷ lệ cao, đứng đầu danh sách về phát thải carbon.
  7. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 521 Biểu đồ 1. Dấu chân carbon của ngành du lịch thế giới (Nguồn: Lenzen và cộng sự, 2018) Về giao thông vận tải: Giao thông vận tải là yếu tố cơ bản nhất của ngành du lịch. Các phương tiện như máy bay, ô tô, tàu hoả, thuyền và thậm chí là khinh khí cầu cho phép khách du lịch sử dụng phục vụ mục đích khám phá, trải nghiệm tại các điểm đến trên toàn cầu. Tuy nhiên, các chuyến bay tạo ra lượng khí thải carbon lớn nhất. Ngày nay, hoạt động giao thông vận tải là nguồn phát thải carbon chính của ngành du lịch. Tính trung bình, máy bay và ô tô tạo ra nhiều CO2 nhất trên mỗi dặm di chuyển, tiếp theo là xe buýt du lịch, thuyền, phà và tàu hoả. Trong những năm gần đầy, số lượng khách du lịch quốc tế tăng lên nhanh chóng khi giá vé máy bay được cho là rẻ hơn. Chính vì vậy mà từ giai đoạn 2025-2016, lượng khí thải từ ngành du lịch liên quan đến giao thông vận tải đã tăng hơn 60% (Báo cáo của Tổ chức Du lịch bền vững quốc tế, 2022). Về lưu trú: Các khách sạn, nhà nghỉ phục vụ hoạt động lưu trú của khách du lịch cũng tạo ra lượng carbon đáng kể. Nhiều cơ sở lưu trú dựa vào hệ thống sưởi và điều hoà không khí trong các phòng nghỉ của khách du lịch ở các vùng có khí hậu nóng hoặc lạnh. Những hệ thống này sử dụng nhiều năng lượng và tạo ra CO2 , cũng như việc sử dụng các thiết bị nước nóng trong phòng vệ sinh, hồ bơi hay spa. Ngoài ra, việc sử dụng năng lượng cho các hoạt động khác trong các cơ sở lưu trú như đèn chiếu sáng, TV, máy giặt, tủ lạnh và các thiết bị khác cũng tạo ra các phát thải carbon, đặc biệt với các thiết bị cũ thường có lượng phát thải cao hơn nhiều lần. Trong Báo cáo của Chương trình hành động tiết kiệm năng lượng khách sạn Caribbean (2012) đã chỉ ra rằng, các khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp có mức độ phát thải carbon lớn hơn gấp nhiều lần so với các nhà nghỉ, homestay tại nhà dân.
  8. 522 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Về thực phẩm và đồ uống: Sản xuất thực phẩm được cho là chiếm khoảng ¼ lượng phát thải nhà kính trên toàn thế giới. Quá trình đưa sản xuất thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn trải qua trồng trọt, chế biến, vận chuyển, đóng góp, làm lạnh và nấu chín. Tất cả các hoạt động này đều tạo ra lượng phát thải carbon. Đặc biệt trong ngành du lịch, hoạt động ăn uống và thưởng thức ẩm thực là yếu tố cơ bản nhất. Các bữa ăn, tiệc tùng buffet trong các khách sạn, khu nghỉ dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn tới lãng phí thức ăn. Lãng phí thực phẩm trong du lịch là một vấn đề toàn cầu, trên thực tế, lãng phí thực phẩm là yếu tố phát thải CO2 lớn thứ 3 thế giới. Về mua sắm: Trong ngành du lịch, hầu hết các chuyến đi đều kết thúc bằng các hoạt động mua sắm các sản phẩm. Các sản phẩm được mua sắm phổ biến như đồ trang sức, đồ điện tử, các sản phẩm nghệ thuật, quà lưu niệm,… Quá trình chế tác, vận chuyển các sản phẩm này đều tạo ra khí thải carbon. Một số mặt hàng không được sản phẩm xuất tại địa phương mà từ các nước khác đặc biệt như các mặt hàng của Trung Quốc được phủ rộng tại các điểm đến du lịch của Việt Nam. Việc vận chuyển với khoảng cách xa của các sản phẩm hàng hoá cũng là nguyên nhân chính trong phát thải cacborn của ngành du lịch. Theo quan điểm đã nêu ở trên, tác động của du lịch đối với lượng khí thải CO2 là khác nhau giữa các quốc gia có mức thu nhập khác nhau. Điều này được chứng minh bởi nghiên cứu của Lenzen và cộng sự (2018) về dấu chân carbon của các thị trường khách quốc tế. Theo đó, khách du lịch đến từ các nước có thu nhập cao như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ,… có dấu chân carbon cao hơn các khách du lịch đến từ các nước có thu nhập thấp hơn. Nghiên cứu này còn chỉ ra rằng việc tăng trưởng của chi tiêu du lịch là tác nhân tạo ra phát thải mạnh hơn carbon trong ngành du lịch. 5. HÀM Ý GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn của nhân loại trong thời đại hiện nay. Phân tích chỉ ra rằng sự nóng lên toàn cầu khả năng tăng 1,5oC so với mức trung bình, điều này gây nên tình trạng biến đổi khí hậu nhanh chóng với những hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra trên phạm vi toàn cầu (Cevik, 2022). Để đạt được các mục tiêu trong cắt giảm phát thải và phát triển bền vững, đòi hỏi các quốc gia cần thực hiện hàng loạt các giải pháp trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, chính phủ các quốc gia cần thực hiện các mục tiêu phát triển xanh đối với ngành du lịch, nhằm giảm thiểu các tác động trong phát thải carbon đến môi trường. Khuyến khích quá trình khử cacbon trong toàn bộ nền kinh tế: Đây là mục tiêu lâu dài, đòi hỏi các quốc gia chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế từ các mô hình kinh tế cũ, lạc hậu, mô hình kinh tế tuyến tính dựa vào khai thác tài nguyên sang mô hình kinh tế tuần hoàn phát thải thấp nhất nhằm đạt được sự trung hoà về khí hậu nhờ chuyển đổi năng lượng. Đây được coi là sự thay đổi quan trọng và hiệu quả nhất trong quá trình khử carbon khỏi quá trình sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động du lịch.
  9. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 523 Điện khí hóa di chuyển và vận tải: Các khu, điểm du lịch, các khu nghỉ dưỡng cần thực hiện quá trình thay thế các phương tiện di chuyển, vận tải khách du lịch sử dụng năng lượng hoá thạch sang các năng lượng thay thế như điện, nhằm giảm thiểu phát thải carbon trong quá trình vận hành. Nghiên cứu và xây dựng điện khí hoá di chuyển và vận tải là một trong những mục tiêu bắt buộc trong phát triển du lịch tại các điểm đến, địa phương trên phạm vi cả nước. Các lựa chọn như xe buýt đưa đón bằng điện, chương trình chia sẻ xe đạp và dịch vụ đi chung xe giúp giảm tắc nghẽn giao thông và khí thải đang nổi lên như một giải pháp toàn diện nhằm đạt được mức 0 ròng cho ngành du lịch. Chính phủ Barcelona đã triển khai chương trình chia sẻ xe đạp có tên Bicing, có hơn 500 trạm và 7.000 xe đạp. Chương trình đã thành công trong việc giảm tắc nghẽn giao thông và khí thải và trở thành một lựa chọn phổ biến cho khách du lịch cũng như người dân địa phương. Hướng tới du lịch thông minh: Phát triển ngành du lịch trở nên thông minh hơn nhờ quá trình ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến. Các quá trình của ngành du lịch như vận hành, khai thác, theo dõi, giám sát, đánh giá tác động,… cần được ứng dụng ngày càng nhiều hơn bởi các công nghệ hiện đại như cơ sở dữ liệu lớn Big data, trí tuệ nhân tạo AI,… nhằm quản trị tốt ngành du lịch ở mỗi quốc gia, mỗi điểm đến. Bằng cách tận dụng công nghệ và dữ liệu kỹ thuật số, những điểm đến du lịch có thể tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng, tiêu thụ nước, quản lý chất thải và giao thông, đồng thời nâng cao trải nghiệm của du khách và hỗ trợ cộng đồng địa phương. Quản lý rác thải: Chưa có thành phố du lịch nào thực hiện được mục tiêu không rác thải. Tuy nhiên, các hệ thống ưu tiên giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế cũng như sử dụng cảm biến và phân tích thông minh để tối ưu hóa việc thu gom và xử lý là giải pháp toàn diện cho lượng khí thải trong lĩnh vực xử lý chất thải. Thành phố Dubai ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã triển khai một hệ thống quản lý chất thải nhằm chuyển đổi 1,9 triệu tấn chất thải rắn còn sót lại mỗi năm thành năng lượng bền vững. 6. KẾT LUẬN Du lịch, phát triển kinh tế và môi trường có mối liên hệ qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Du lịch thúc đẩy phát triển kinh tế qua các kênh tiêu dùng, hàng hóa, dịch vụ, lưu trú, tuy nhiên lại tạo ra nhiều tác động tới môi trường và hệ sinh thái. Du lịch thúc đẩy sự phát triển kinh tế qua các phương tiện vận tải đường bộ và đường hàng không thông qua các hoạt động du lịch, tuy nhiên lại gây ra những biến đổi của môi trường do các phương tiện vận tải hiện nay dựa vào nhiên liệu hóa thạch để lưu chuyển khách du lịch tại các điểm đến, dẫn đến phát thải khí nhà kính. Các hoạt động du lịch gây phát thải carbon có thể kể đến cụ thể như, giao thông vận tải, lưu trú, thực phẩm và đồ uống, mua sắm. Giao thông vận tải là thành phần cơ bản nhất của ngành du lịch gây phát thải carbon, trong đó các chuyến bay tạo ra lượng khí
  10. 524 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... thải Carbon lớn nhất, tiếp theo là các phương tiện đường bộ và đường thủy. Về lưu trú, nhiều cơ sở lưu trú dựa vào hệ thống sưởi và điều hòa trong các phòng nghỉ của khách du lịch, hồ bơi, spa sử dụng nhiều điện và thải ra CO2, ngoài ra còn có các thiết bị sử dụng điện như đèn chiếu sáng, TV, máy giặt, tủ lạnh và các thiết bị khác. Thực phẩm thừa trong hệ thống các nhà hàng là nguồn phát thải CO2 lớn thứ 3 thế giới. Cuối cùng, hoạt động mua sắm trong khi du lịch, tuy gián tiếp thông qua các hoạt động sản xuất, vận chuyển hàng hóa, nhưng là yếu tố chính thúc đẩy sự phát thải khí nhà kính. Để thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050 của Liên hợp quốc nói chung, cắt giảm phát thải và phát triển các hoạt động du lịch bền vững nói riêng, quốc gia cần thực hiện hàng loạt các giải pháp như: Khuyến khích quá trình khử carbon trong toàn bộ nền kinh tế; Điện khí hóa di chuyển và vận tải; Hướng tới du lịch thông minh; Quản lý rác thải. Các chính sách nhằm đạt được mục tiêu phát triển xanh đối với ngành du lịch kể trên đã và đang được triển khai nhằm giảm thiểu và cân bằng giữa du lịch, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Algieri, B., & Aquino, A. (2008). Recent developments in the Italian tourism market. Tourism Development: Economics, Management, and Strategy. New York: Nova Science Publishers Inc, 145-169. 2. Báo cáo của Tổ chức Du lịch bền vững quốc tế (2022). Dấu chân carbon ngành du lịch. Truy cập ngày 4/3/2024, đường dẫn: https://sustainabletravel.org/issues/carbon-footprint-tourism/ 3. Báo cáo của Chương trình hành động tiết kiệm năng lượng khách sạn Caribbean (2012), truy cập ngày 4/3/2024, đường dẫn: chrome-extension://efaidnbmnnnibpcajpcglclefindmkaj/ https://www.caribbeanhotelandtourism.com/downloads/CHENACT-Presentation Final.pdf? _ga=2.43018853.118351264.1709542192-1927140635.1709542192 4. Balaguer, J., & Cantavella-Jordá, M. (2002). Tourism as a long-run economic growth factor: the Spanish case, Applied Economics, 34(7), 877-884. 5. Basu, K., & Marg, V. S. (2010). Impact of political instability and terrorism in the tourism industry of three Middle-East countries: An Econometric exploration. Paper presented at the International conference on tourism, transport & logistic, UP organizer and publication Co, France. 6. Bernini, C. (2009). Convention industry and destination clusters: evidence from Italy, Tourism Management, 30(6), 878-889. 7. Black, W. R. (2004). Sustainable mobility and its implication for tourism. In L. Lumsdon, & S. Page (Eds.), Tourism and transport: Issues and agenda for the new millennium (pp. 57-68). London, UK: Elsevier. 8. Blackstock, K. L., White, V., McCrum, G., Scott, A., & Hunter, C. (2008). Measuring responsibility: an appraisal of a Scottish National Park’s sustainable tourism indicators, Journal of Sustainable Tourism, 16(3), 276-297.
  11. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 525 9. Cevik, S. (2022). Dirty Dance: Tourism and Environment. IMF Working Papers, 2022(178), A001, truy cập ngày 05/03/2024, đường dẫn https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen- Moi-truong/Thong-tu-01-2022-TT-BTNMT-huong-dan-Luat-Bao-ve-moi-truong-500962.aspx 10. De Vita, G., & Abbott, A. (2004). The impact of exchange rate volatility on UK exports to EU countries, Scottish Journal of Political Economy, 51(1), 62-81. 11. Diệu Linh (2023). Lượng khách du lịch toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt hơn 10 tỷ lượt người, đường dẫn https://www.vietnamplus.vn/luong-khach-du-lich-toan-cau-nam-2023-du-kien- dat-hon-10-ty-luot-nguoi, truy cập ngày 20/02/2024. 12. Dritsakis, N. (2004). Cointegration analysis of German and British tourism demand for Greece, Tourism Management, 25(1), 111-119. 13. Dritsakis, N. (2012). Tourism development and economic growth in seven Mediterranean countries: A panel data approach, Tourism economics, 18(4), 801-816. 14. Falk, M. (2010). A dynamic panel data analysis of snow depth and winter tourism, Tourism Management, 31(6), 912-924. 15. Gössling, S., & Hall, C. M. (2006). An introduction to tourism and global environmental change. In S. Gössling, & C. M. Hall (Eds.), Tourism and global environmental change (pp. 1-33). Oxon, UK: Routledge 16. Hall, D. R. (1998). Tourism development and sustainability issues in Central and Southeastern Europe, Tourism Management, 19(5), 423-431. 17. Holzner, M. (2011). Tourism and economic growth: the beach disease?, Tourism Management, 32(4), 922-933. 18. Hoyer, K. (2000). Sustainable tourism or sustainable mobility? The Norwegian case, Journal of Sustainable Tourism, 8(2), 147-159. 19. IPCC Fifth Assessment Report (2014). Truy cập ngày 05/03/2024, đường dẫn https:// ghgprotocol.org/sites/default/files/ghgp/Global-Warming-Potential-Values%20 %28Feb%2016%202016%29_1.pdf 20. Jones, B., Scott, D., & Gössling, S. (2006). Lakes and streams. In S. Gössling, & C. M. Hall (Eds.), Tourism and global environmental change (pp. 76-94). Oxon, UK: Routledge. 21. Lê Thái Hà và Nguyễn Phúc Cảnh (2020). The impact of tourism on carbon dioxide emissions: insights from 95 countries, Applied Economics, 53 (2), 235-261. 22. Lee, J. W., and Brahmasrene, T. (2013). Investigating the Influence of Tourism on Economic Growth and Carbon Emissions: Evidence from Panel Analysis of the European Union, Tourism Management 38 (2013), 69-76. 23. Lee, C.-C., & Chang, C.-P. (2008). Tourism development and economic growth: a closer look at panels, Tourism Management, 29(1), 180-192. 24. Lee, J., W, & Brahmasrene, T. (2013). Investigating the influence of tourism on economic growth and carbon emissions: Evidence from panel analysis of the European Union, Tourism Management, 38(2013), 69-76. 25. Lenzen, M., Sun, Y., Faturay, F., Ting, Y., Geschke, A., & Malik, A. (2018). The carbon footprint of global tourism, Nature Climate Change, 8, 522-528.
  12. 526 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 26. Martín-Cejas, R. R., & Sánchez, P. P. R. (2010). Ecological footprint analysis of road transport related to tourism activity: the case for Lanzarote Island, Tourism Management, 31 (1), 98-103. 27. Marsiglio, S. (2015). Economic growth and environment: tourism as a trigger for green growth, Tourism economics, 21 (1), 183-204. 28. Mihalic, T. (2002). Tourism and economic growth issues. In R. Sharply, & D. J. Telfer (Eds.), Tourism and development: Concepts and issues (pp. 81-111). Clevedon, UK: Channel View Publications. 29. Muhammad, H., A, Rao, A., A, & Ahsan, F. (2021). The Effect of Tourism, Economic Growth and Environment in Developing Countries, Journal of Energy & Environment, 2 (1), 24-33. 30. Scott, D. (2006). Global environmental change and mountain tourism. In S. Gössling, & C. M. Hall (Eds.), Tourism and global environmental change (pp. 54-75). Oxon, UK: Routledge. 31. Scott, D. (2011). Why sustainable tourism must address climate change, Journal of Sustainable Tourism, 19 (1), 17-34. 32. Scott, D., Peeters, P., & Gössling, S. (2010). Can tourism deliver its “aspirational” greenhouse gas emissions reduction targets?, Journal of Sustainable Tourism, 18 (3), 393-408. 33. Tovar, C., & Lockwood, M. (2008). Social impacts of tourism: an Australian regional case study, International Journal of Tourism Research, 10 (4), 365-378.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2