Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất
lượt xem 23
download
Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần: - Biết khái niệm về nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực. - Trình bày tác động của nội lực thể hiện qua vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng và theo phương nằm ngang. - Phân tích và trình bày các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. - Trình bày các tác động của nội lực bằng hình vẽ. - Rèn luyện kĩ năng đọc, chỉ và giải thích các đối tượng địa lí trên bản đồ. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất
- Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất A. Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, học sinh phải cần: - Biết khái niệm về nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực. - Trình bày tác động của nội lực thể hiện qua vận động kiến tạo theo ph ương thẳng đứng và theo phương nằm ngang. - Phân tích và trình bày các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. - Trình bày các tác động của nội lực bằng hình vẽ. - Rèn luyện kĩ năng đọc, chỉ và giải thích các đối tượng địa lí trên bản đồ. B. Thiết bị dạy học: - Các hình vẽ về uốn nếp, địa hào, địa luỹ. - Bản đồ Tự nhiên thế giới, Tự nhiên Việt Nam. - Tập bản đồ Thế giới và các châu lục. C. Hoạt động dạy học: Kiểm tra 1 số kiến thức cũ đã học. Bài mới.
- GV nêu vấn đề: Trái Đất có dạng hình cầu nhưng thực tế bề mặt của nó có đặc điểm là rất gồ ghề (có nơi nhô lên, có nơi hạ thấp xuống, nơi là lục địa, nơi lại là đại dương …). Nguyên nhân nào làm cho bề mặt Trái Đất bị biến đổi? Hoạt động của GV và HS Nội dung chính I. Nội lực. HĐ 1: Cả lớp. - GV có thể nêu: Trên bề mặt Trái Đất, nơi có các lục - Nội lực: lực sinh ra ở bên địa, đại dương; nơi có núi, đồng bằng … Có rất nhiều trong Trái Đất. sự tác động tạo nên những dạng địa hình này, trong đó - Nguyên nhân sinh ra nội lực: quan trọng nhất là nội lực. là các nguồn năng lượng trong - GV phân tích kết hợp dùng hình vẽ sự chuyển động lòng Trái Đất. của các dòng đói lưu và yêu cầu HS đọc mục I tron g SGK để hiểu khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực: + Nội lực là những lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất. + Nguyên nhân sinh ra nội lực: các nguồn năng lượng trong lòng Trái Đất (Các hoạt động về sự phân huỷ các chất phóng xạ: Uraniom, Kali…; sự chuyển dịch, xắp xếp lại vật chất cấu tạo Trái Đất theo trọng lực: Vật chất nhẹ di chuyển lên trên, nặng chìm xuống dưới…
- xảy ra ở trong lòng Trái Đất và sinh ra nguồn năng lượng khá lớn). HĐ 2: Cả lớp. II. Tác động của nội lực. - Về hoạt động núi lửa, động đất trong ch ương trình Thông qua các vận động kiến lớp 6- THCS đã nêu rất cụ thể. GV chỉ chú ý nhấn tạo, hoạt động động đất, núi mạnh đến tác động của nội lực thông qua vận động lửa. kiến tạo. - GV nêu: Quá trình tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua các vận động kiến tạo (vận động theo phương thẳng đứng, vận động theo phương nằm ngang…), các hoạt động núi lửa, động đất… Vận động kiến tạo làm cho lớp vỏ Trái đất có 1. Vận động theo phương những biến đổi lớn: Nơi được nâng lên, nơi hạ thấp; có thẳng đứng. nơi bị nứt nẻ, đứt gãy… Những vận động này có thể - Là những vận động nâng lên, theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều nằm ngang. hạ xuống của vỏ Trái Đất theo - GV vẽ hình về sự chuyển động của các dòng đối lưu phương thẳng đứng. trong lớp Manti để hướng dẫn HS quan sát và nhấn - Diễn ra trên một diện tích lớn. mạnh: Sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo xảy ra do - Thu hẹp, mở rộng diện tích nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân trực tiếp là do lục địa một cách chậm chạp và chuyển động của các dòng đối lưu. lâu dài. Nơi các dòng đối lưu đi lên, vỏ Trái Đất được nâng
- lên; nơi các dòng đối lưu đi xuống, vỏ Trái Đất bị hạ xuống. - Hướng dẫn HS đọc kênh chữ của mục 1 SGK (để nắm được những nội dung cơ bản của vận động thẳng đứng. 2. Vận động theo phương nằm ngang. HĐ 3: Nhóm. - Bước 1: HS quan sát hình 8.1, 8.2, 8.3, 10.4, 8.5: + Lực tác dộng của quá trình uốn nếp, đứt gãy. + Kết quả của quá trình uốn nếp, đứt gãy. + Phân biệt các dạng địa hình khe nứt, địa hào, địa luỹ. + Xác định được những khu vực núi uốn nếp, những địa hào, địa luỹ trên bản đồ. Nêu một số ví dụ thực tế. Bước 2: - Đại diện các nhóm HS trình bày, phân tích được tác động của vận động theo phương nằm ngang đối với địa hình bề mặt Trái Đất. - Các nhóm khác bổ sung, góp ý kiến. Làm cho vỏ Trái đất bị nén ép, * Kết luận: - Có nhiều cách phân loại vận động kiến tạo, nhưng tách giãn.. gây ra các hiện quan trọng nhất là: Vận động theo phương thẳng đứng tượng uốn nếp, đứt gãy. a) Hiện tượng uốn nếp: và vận dộng theo phương nằm ngang. - Liên quan đến các vận động này hoạt động động đất, + Do tác động của lực nằm
- núi lửa… ngang. - Vận động theo phương thẳng đứng diễn ra chậm + Xảy ra ở vùng đá có độ dẻo chạp, lâu dài làm mở rộng, thu hẹp diện tích lục địa, cao. biển… Vận động theo phương nằm ngang sinh ra các + Đá bị xô ép, uốn cong thành hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. nếp uốn. + Tạo thành các nếp uốn, các dãy núi uốn nếp. b) Hiện tượng đứt gãy: + Do tác động của lực nằm ngang. + Xảy ra ở vùng đá cứng. + Đá bị gãy, vỡ và chuyển dịch. + Tạo ra các khe nứt, địa hào, địa luỹ… Đánh giá. - Trình bày, phân tích sự khác nhau về tác động của vận động thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang tới địa hình bề mặt Trái Đất. Bài tập về nhà. 1. Lập bảng so sánh hai quá trình uốn nếp, đứt gãy.
- 2. Làm câu 3 trang 43 SGK. ------------------------------ Rỳt kinh nghiệm sau bài dạy................................................................................... ................................................................................................................................. .................................................................................................................................... ..............................................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Địa lý 6 bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
22 p | 483 | 48
-
Bài giảng Địa lý 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất
16 p | 372 | 45
-
Giáo án Địa lý 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất
5 p | 685 | 30
-
Giáo án Địa lý 6 bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất
4 p | 334 | 17
-
Giáo án Địa Lý lớp 10: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
5 p | 203 | 12
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động tự làm mô hình khi tìm hiểu kiến thức Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất” – Địa lí 10 THPT, bộ sách Cánh Diều
59 p | 13 | 8
-
BÀI 8: TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC DẪN ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
5 p | 197 | 7
-
Bài giảng Địa lý bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái đất
15 p | 88 | 5
-
Giáo án môn Địa lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 7
9 p | 36 | 4
-
Bài giảng Địa lí lớp 10 - Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất
29 p | 48 | 4
-
Bài giảng Địa lí lớp 10: Chủ đề - Thuyết kiến tạo mảng. Tác động của nội lực, ngoại lục đến địa hình bề mặt Trái Đất
62 p | 12 | 3
-
Bài giảng Địa lí lớp 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất - Trường THPT Bình Chánh
18 p | 6 | 3
-
Bài giảng Địa lí lớp 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (Tiết 1) - Trường THPT Bình Chánh
26 p | 16 | 3
-
Bài giảng Địa lí lớp 10 bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (Tiết 2) - Trường THPT Bình Chánh
23 p | 6 | 3
-
Giải bài tập Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất SGK Địa lí 10
3 p | 86 | 2
-
Bài giảng Địa lí lớp 10 - Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất
15 p | 46 | 2
-
Giáo án môn Địa lí lớp 10 sách Cánh diều: Bài 5
7 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn