Tài liệu Bệnh đái tháo đường và thai nghén
lượt xem 3
download
Hiện nay, bệnh đái tháo đường đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Ngoài sự ảnh hưởng của bệnh đến khả năng quan hệ tình dục, bệnh đái tháo đường còn có những ảnh hưởng nhất định đến người mẹ và thai nhi trong thời gian mang thai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Bệnh đái tháo đường và thai nghén
- Bệnh đái tháo đường và thai nghén Hiện nay, bệnh đái tháo đường đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Ngoài sự ảnh hưởng của bệnh đến khả năng quan hệ tình dục, bệnh đái tháo đường còn có những ảnh hưởng nhất định đến người mẹ và thai nhi trong thời gian mang thai. Và ngược lại, việc mang thai
- cũng ảnh hưởng đến sự tiến triển của bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đái tháo đường Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Nguyên nhân gây ra bệnh là do thiếu hormone của tuyến tụy. Đây là một tuyến tiêu hóa lớn, không chỉ có chức năng tiết ra dịch tụy để tiêu hóa thức ăn trong ruột, mà còn bài xuất hormone
- insulin đổ vào máu để điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường. Những tổn thương ở tụy làm cho nó không tiết ra được insulin sẽ gây hậu quả là đường máu tăng cao và đến mức nào đó (quá ngưỡng hấp thu lại của thận) thì lượng đường dư thừa trong máu sẽ bị đào thải qua nước tiểu gây nên bệnh đái tháo đường. Người bị đái tháo đường thường có bốn triệu chứng gợi ý để nghĩ đến bệnh là: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và sút cân nhiều. Nếu xét nghiệm sẽ thấy lượng đường trong
- máu tăng cao (triệu chứng chính) và xét nghiệm nước tiểu có thể thấy ít hoặc nhiều đường trong đó (nước tiểu bình thường không có đường). Vì thế, tiểu ra ở đâu có thể có ruồi bâu, kiến đậu ở đó. Ngoài ra, người bị đái tháo đường có thể bị béo phì hay gầy sút, lở loét dễ bị nhiễm trùng (mụn nhọt, bắp chuối, nhọt tổ ong...) dai dẳng, khó điều trị. Nặng hơn nữa có thể bị hôn mê, co giật do hạ đường huyết và toan hóa máu. Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường đến thai nghén
- Khi người bị bệnh đái tháo đường có thai hoặc khi người có thai bị đái tháo đường, bệnh đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi. Đối với người mẹ Người có bệnh đái tháo đường kèm theo thai nghén thì lần thai nghén đó dễ bị nhiễm độc thai nghén (tiền sản giật và sản giật với các dấu hiệu cao huyết áp, protein niệu và phù trong thời kỳ mang thai). Thai phụ cũng dễ bị nhiễm trùng nặng, có tỷ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ
- sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó). Sau khi sinh có thể bị đái tháo đường nặng hơn. Có khoảng 5 - 20% bà mẹ bị đái tháo đường trong lúc có thai sau khi sinh vẫn tiếp tục bị bệnh. Bạn gái bị bệnh đái tháo đường khi mang thai có nguy cơ sảy thai cao hơn, đặc biệt, nếu kiểm soát mức đường huyết không tốt. Đối với thai nhi Thai nhi của các bà mẹ bị đái tháo đường có tỷ lệ tử vong cao hơn và thai có thể bị dị tật hoặc chậm phát triển. Phần
- lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng bất thường bẩm sinh tăng gấp 3 lần ở những thai nhi có mẹ mắc bệnh đái tháo đường. Thời gian bị ảnh hưởng (gây bất thường bẩm sinh) rất giới hạn, khi tuổi thai khoảng 3 - 6 tuần. Vì vậy, việc kiểm soát đường huyết chặt chẽ, sớm trong thai kỳ, thậm chí ngay cả trước khi có thai sẽ giúp ngăn ngừa những bất thường của thai nhi. Sự trưởng thành về phổi của thai trong tử cung của mẹ có bệnh đái tháo đường thường chậm hơn so với thai nhi của các bà mẹ không bị bệnh. Do đó, nếu trẻ bị sinh non
- thì càng dễ bị suy hô hấp nặng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ có mẹ bị đái tháo đường bị suy hô hấp tăng gấp 5 – 6 lần so với trẻ có mẹ bình thường. Con của các bà mẹ đái tháo đường thường nặng cân, to con và to cả các bộ phận nội tạng trừ não (4kg hoặc hơn thế là chuyện thường gặp ở các bà mẹ bị đái tháo đường). Bởi vì khi đường huyết tăng, thai nhi tăng tiết insulin để tiêu thụ lượng đường này nên bé cũng tăng trưởng và dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen ở lớp mỡ của thai nhi. Vì thế, thai này thường gây sinh khó, có
- tỷ lệ mổ cao, nếu sinh thường rất dễ bị sang chấn. Thai tuy to nhưng lại kém về chức năng và kém phát triển sau khi sinh, đặc biệt là phát triển về trí tuệ, tâm thần. Ảnh hưởng của thai nghén đến bệnh đái tháo đường Thai nghén có thể coi là một yếu tố sinh bệnh đái tháo đường. Ngay cả khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh vẫn có thể bị bệnh đái tháo đường khi mang thai. Bởi vì khi mang thai, nội tiết của cơ thể người mẹ có sự thay đổi, do sự có mặt của nhau thai đã tiết ra nhiều hormone khác nhau để
- thai phát triển. Mà các hormone của nhau thai hầu hết là các chất có thể gây tăng đường huyết. Vì vậy, người phụ nữ trước đây chưa bao giờ bị đái tháo đường, đến khi có thai có thể mắc bệnh đái tháo đường do thai nghén và bệnh đái tháo đường thường khỏi hẳn sau khi sinh con (tuy vậy có một số ít vẫn tiếp tục bị đái tháo đường). Ngoài ra, với người đã bị đái tháo đường trước lúc có thai thì bệnh dễ bị nặng hơn lên. Tình trạng hạ đường huyết dễ xảy ra ngay từ những tháng thai nghén đầu tiên do tình trạng nghén: ăn uống kém, nôn mửa; nhất là đối với người
- bệnh được điều trị thường xuyên bằng insulin. Tình trạng toan hóa cũng dễ xảy ra vào những tháng giữa và cuối kỳ thai nghén. Khi chuyển dạ, do ăn uống kém, các cơ tử cung và cơ bắp của cơ thể lại vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng thì nguy cơ hạ đường huyết rất cao. Khi đó có thể phải ngừng hẳn việc điều trị bằng insulin và có khi còn phải truyền thêm dung dịch có đường cho sản phụ. Sau khi sinh, tác dụng của các hormone nhau thai không tồn tại nữa cũng cần điều chỉnh insulin điều trị cho người bệnh một cách thích hợp.
- Những lưu ý khi mang thai Đối với những phụ nữ có nguy cơ mắc đái tháo đường cao Nên đi khám bác sĩ ngay từ trước khi mang thai và nếu có mang thai thì cần làm xét nghiệm đường huyết trong giai đoạn sớm (ba tháng đầu) của thai kỳ. Nếu kết quả bình thường thì sẽ được thực hiện tiếp xét nghiệm sàng lọc tình trạng bất dung nạp đường trong thai kỳ vào khoảng tuần thứ 24 - 28. Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm dung nạp đường glucose qua hệ tiêu hóa.
- Tuy nhiên, theo Hội những nhà sản phụ khoa Mỹ, nên thực hiện xét nghiệm này cho tất cả các phụ nữ có thai vì có tới khoảng 50% phụ nữ bị đái tháo đường trong thai kỳ, dù họ không thuộc nhóm có nguy cơ cao. Đối với những phụ nữ đã mắc đái tháo đường trước khi mang thai Thai phụ cần thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cần được theo dõi chặt chẽ
- lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, cần thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khỏe của thai nhi, siêu âm màu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi. Như vậy, những bà mẹ bị đái tháo đường cần được theo dõi và chăm sóc chu đáo ở cả hai phía: các thầy thuốc sản khoa và các thầy thuốc chuyên khoa nội tiết điều trị bệnh đái tháo đường. Mọi thứ thuốc men và chế độ ăn uống trong giai đoạn thai nghén này cần theo đúng chỉ
- dẫn của các thầy thuốc chuyên khoa. Có như thế mới tránh được các rủi ro, tai biến cho cả mẹ và con.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ảnh hưởng của kiểm soát đường huyết tích cực đối với nguy cơ tim mạch của người bệnh đái tháo đường type 2
18 p | 178 | 35
-
Nguy cơ bệnh Đái tháo đường
5 p | 166 | 31
-
Aspirin cho người bệnh đái tháo đường
10 p | 147 | 21
-
Nghiên cứu kiến thức, thực hành về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân đái tháo đường TYP II tại bệnh viện Đa khoa Hoà Bình - tỉnh Bạc Liêu năm 2010
4 p | 160 | 14
-
Khảo sát khả năng ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase của một số cây thuốc dân gian trong điều trị bệnh đái tháo đường
9 p | 289 | 13
-
Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường:Hãy chăm sóc và bảo vệ đôi bàn chân của bạn
5 p | 186 | 11
-
Tài liệu Trẻ em và bệnh đái tháo đường
7 p | 106 | 11
-
Thực trạng kinh doanh thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường ở các nhà thuốc tại thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 132 | 8
-
Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019
8 p | 57 | 5
-
Kết quả và tính an toàn của liệu pháp bổ sung dapagliflozin trên người bệnh đái tháo đường típ 2
8 p | 17 | 4
-
Tổng quan về biến chứng của bệnh đái tháo đường
3 p | 74 | 4
-
Thay đổi kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường týp 2 ngoại trú tại bệnh viện nội tiết tỉnh Yên Bái năm 2018 sau giáo dục sức khỏe
7 p | 70 | 4
-
Hiệu quả chương trình giáo dục sức khỏe nâng cao khả năng tự quản lý của người bệnh đái tháo đường típ 2
9 p | 23 | 3
-
Can thiệp dinh dưỡng thành công ca bệnh đái tháo đường týp I có biến chứng nặng tại Việt Nam
12 p | 28 | 2
-
Đánh giá kết quả quản lý điều trị ngoại trú người bệnh đái tháo đường típ 2 tại phòng khám nội tiết, bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2020
10 p | 5 | 2
-
Phát triển bộ tài liệu truyền thông - giáo dục sức khỏe cho người bệnh đái tháo đường típ 2 ở tuyến cơ sở tại Việt Nam
6 p | 3 | 2
-
Tầm quan trọng của điểm cắt BMI hợp lý trong đánh giá tình trạng thừa cân béo phì ở người bệnh đái tháo đường týp 2 tại Việt Nam
17 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn