Tài liệu bồi dưỡng giáo viên hè 2012 môn: Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp Tiểu học
lượt xem 9
download
Mời các bạn cùng tham khảo Tài liệu bồi dưỡng giáo viên hè 2012 môn: Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp Tiểu học. Tài liệu gồm có các nội dung: Khái niệm, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của HĐGDNGLL; Những nội dung của HĐGDNGLL; Các chủ điểm giáo dục HĐGDNGLL; Phương thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên hè 2012 môn: Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp Tiểu học
- TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN HÈ 2012 Môn: Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cấp Tiểu học I. Khái niệm, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của HĐGDNGLL 1. Thế nào là HĐGDNGLL? HĐGDNGLL là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập ở trên lớp với giáo dục học sinh ở ngoài lớp thông qua các hoạt động lao động, văn nghệ, xã hội, TDTT, vui chơi giải trí và giao lưu qua bạn bè, với thầy cô giáo, với cha mẹ học sinh và mọi người xung quanh... 2. Vị trí: HĐGDNGLL là một bộ phận rất quan trọng và vô cùng cần thiết trong toàn bộ quá trình dạy học – giáo dục ở nhà trường phổ thông nói chung và của trường Tiểu học nói riêng. Hai bộ phận này gắn bó hỗ trợ với nhau trong quá trình giáo dục. 3. Vai trò: HĐGDNGLL ở trường Tiểu học có vai trò: - Là nơi thể nghiệm, vận dụng và củng cố tri thức trên lớp. - Là dịp, cơ hội để học sinh tự bộc lộ nhân cách toàn vẹn, từ đó khẳng định vị trí của mình. - Là môi trường nuôi dưỡng và phát triển tính chủ thể cho học sinh: Chủ động, tích cực, độc lập và sáng tạo. - Là dịp tốt để thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùng tham gia. ( 3 lực lượng...). * Tóm lại: từ vị trí, vai trò quan trọng của HĐGDNGLL ta thấy nó thật cần thiết và là bộ phận không thể thiếu của quá trình sư phạm tổng thể ở trường Tiểu học nói riêng. Thực hiện HĐGDNGLL có nội dung, kế hoạch, biện pháp và có các phương pháp đa dạng, phong phú sẽ đạt hiệu quả giáo dục cao và sẽ có những chủ nhân dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo hơn. 4. Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: HĐGDNGLL có 3 nhiệm vụ sau: 4.1. Củng cố nhận thức: HĐGDNGLL trước hết phải nhằm giúp học sinh tiểu học củng cố các tri thức của bộ môn đã học ở trên lớp. Đồng thời bổ sung thêm những kiến thức về tự nhiên, xã hội, về con người mà trong bài lên lớp chưa có điều kiện mở rộng. 4.2. Bồi dưỡng thái độ tình cảm: HĐGDNGLL sẽ làm bộc lộ hứng thú, sở trường, năng lực của các em. Đồng thời thể hiện lòng tự tin, tự trọng, tôn trọng bạn bè và mọi người kể cả các em nhỏ tuổi hơn mình từ đó phát triển hài hoà giữa tình cảm thẩm mỹ, tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ và hoạt động xã hội để tạo nên nhân cách toàn diện. 4.3. Hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi: Đó là kỹ năng thực hiện các công việc lao động đơn giản, các kỹ năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài tập thể dục, các môn thể thao, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình, trong nhà trường và trong xã hội. Kỹ năng tổi chức cácc hoạt động tập thể, biết phối hợp cùng thực hiện, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin chủ động và kỹ năng giao tiếp với mọi người. 1
- II. Những nội dung của HĐGDNGLL: 1. Yêu cầu: * Khi lựa chọn các nội dung cần chú ý các nhiệm vụ, yêu cầu giáo dục đạt ra, phù hợp với đặc điểm học sinh về lứa tuổi, về trình độ nhận thức, về giới tính, về sức khoẻ. Nội dung phải phù hợp với điều kiện kinh tế: +Thời gian tổ chức ( kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm) + Trường ( Sân bãi, dụng cụ....) + Địa bàn dân cư ( đồng bằng, nông thôn...) + Kinh phí ( từ nguồn quỹ của nhà trường, học sinh đóng góp, phụ huynh hỗ trợ...) + Tác động từ phía ngoài ( các ban ngành, hội phụ huynh học sinh...) * Các hình thức của HĐGDNGLL phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Phải thu hút, hấp dẫn học sinh + Phải phù hợp với nội dung + Nên thay đổi, sáng tạo các hình thức mới, tránh lặp lại nhiều lần một hình thức 2. Những nội dung chủ yếu của HĐGDNGLL ở tiểu học: - Phản ánh cuộc sống học tập, sinh hoạt và rèn luyện của học sinh tiểu học ở nhà trường, gia đình và trong cộng đồng. - Những thông tin cập nhật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội phù hợp với nhận thức của học sinh tiểu học. - Tạo cơ hội để học sinh tiểu học phát triển các khả năng của mình trong hoạt động HĐGDNGLL. - Những nội dung của HĐGDNGLL được thể hiện ở các loại hình hoạt động sau đây: + Hoạt động văn hoá nghệ thuật. + Hoạt động vui chơi giải trí thể dục thể thao + Hoạt động thực hành khoa học kỹ thuật + Hoạt động lao động công ích + Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh + Các hoạt động mang tính xã hội. III. Các chủ điểm giáo dục HĐGDNGLL: 1. Chủ điểm 1: Truyền thống nhà trường * Thời gian thực hiện: Tháng 9 và 10 * Yêu cầu giáo dục: - Giáo dục sự hiểu biết về trách nhiệm của người học sinh với truyền thống của nhà trường. - Rèn luyện nề nếp, thói quẹn tốt của người học sinh Tiểu học. - Bồi dưỡng tình cảm, thái độ đối với trường lớp. * Các hình thức hoạt động: - Chuẩn bị tốt cho lễ khai giảng - Lễ khai giảng năm học mới 2
- - Học tập nội quy của nhà trường - Ôn luyện các bài hát đã học từ năm học trước - Tìm hiểu những nhiệm vụ trọng tâm, những chỉ tiêu chính của năm học mới, hướng phấn đấu của bản thân và của tập thể lớp trong năm học mới. - Lao động tu sửa trường lớp. 2. Chủ điểm 2: Kính yêu thầy cô giáo * Thời gian thực hiện: Tháng 11 * Yêu cầu giáo dục: - Giúp học sinh nhận thức được công lao dạy dỗ của các thầy cô giáo - Giáo dục tình cảm tôn trọng, kính yêu và biết ơn thầy cô giáo. - Thể hiện lòng biết ơn thông qua các hoạt động văn hoá - văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11, viết thư thăm thầy cô giáo cũ... * Các hình thức hoạt động: - Phát động phong trào thi đua tháng học tốt, tuần học tốt, ngày học tốt dành nhiều điểm cao mừng thầy giáo cô giáo. - Ra báo tường về ngày nhà giáo VN 20 – 11 - Các hoạt động văn hoá - nghệ thuật mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Viết thư thăm thầy cô giáo cũ. - Công trình lao động “ Mừng ngày nhà giáo Việt Nam”. 3. Chủ điểm 3: Yêu đất nước Việt nam * Thời gian thực hiện: Tháng 12 * Yêu cầu giáo dục: - Giáo dục cho học sinh hiểu biệt về truyền thống của dân tộc, sự giàu đẹp của quê hương đất nước. - Giáo dục thái độ tôn trọng với những chiến công, những chiến sĩ đã quên mình về Tổ quốc. Qua đó giáo dục ý thức rèn luyện bản thân qua học tập. - Sưu tầm tranh ảnh, các bài hát ca ngợi quê hương đất nước, các chiến sĩ bộ đội. * Các hình thức hoạt động: - Tìm hiểu về những cảnh đẹp của quê hương đất nước. - Sưu tầm tranh ảnh về anh bộ đội, về quê hương đất nước. - Cuộc thi: “ Em góp phần bảo vệ quê hương”. - Ca hát về anh bộ đội - Tổ chức ngày 22 – 12 – Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam – Ngày Quốc phòng toàn dân. - Hội thi vui học chuẩn bị cho một học kỳ mới. 4. Chủ điểm 4: Giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc * Thời gian thực hiện: Tháng 1 và 2 * Yêu cầu giáo dục: - Giáo dục học sinh hiểu biệt về truyền thống văn hoá dân tộc địa phương. - Giáo dục ý thức bảo vệ, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc cho các em. - Bồi dưỡng giao tiếp, ứng xử cho các em. 3
- * Các hình thức hoạt động: - Tìm hiểu những cái hay, cái đẹp trong phong tục tập quán của quê hương: Lao động mùa xuân, Tết trồng cây, Ngày hội mùa xuân... - Học tập những điều cần làm trong ngày tết cổ truyền ( có thảo luận ở lớp 4+5). - Ca hát về mùa xuân quê hương, sự đổi mới của quê hương, về Đảng, về Bác Hồ... - Vui chơi các trò chơi dân gian, dân tộc diễn ra ở địa phương. - Thi nét đẹp tuổi thơ. - Tham quan các di tích lịch sử, các cảnh đẹp ở địa phương. 5. Chủ điểm 5: Yêu quý mẹ và cô giáo * Thời gian thực hiện: Tháng 3 * Yêu cầu giáo dục: - Hiểu ý nghĩa ngày quốc tế phụ nữ 8 – 3 - Giáo dục học sinh lòng kính trọng yêu quý mẹ và cô - Hai mẹ hiền. - Biết cách quý trọng người phụ nữ Việt Nam. * Các hình thức hoạt động: - Phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày quốc tế phụ nữ ( Như dành những bông hoa điểm 10 tặng mẹ, tặng cô...) - Ra báo tường( Báo ảnh) về ngày Quốc tế phụ nữ, ca hát về mẹ và cô giáo.. - Tổ chức kỷ niêm ngày Quốc tế phụ nữ 8 – 3. 6. Chủ điểm 6: Hoà bình và hữu nghị * Thời gian thực hiện: Tháng 4 * Yêu cầu giáo dục: - Giáo dục tinh thần Quốc tế vô sản, đoàn kết thân thiện với thiếu nhi, khách du lịch quốc tế. Hiểu quyền và bổn phận của trẻ em. - Biết tôn trọng mọi người, biết cách thể hiện trong giao tiếp. - Tự hào về ngày giải phóng Miền Nam ( 30/4). Ngày Quốc tế lao động. * Các hình thức hoạt động: - Tổ chức cho học sinh sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về cuộc sống của thiếu nhi các nước trên thế giới. - Tổ chức hội vui học tập, câu lạc bộ khoa học nghệ thuật.... - Văn nghệ chào mừng ngày 30 – 4 và ngày 1-5, giao lưu về quyền và bổn phận của trẻ em... 7. Chủ điểm 7: Bác Hồ kính yêu * Thời gian thực hiện: Tháng 5 * Yêu cầu giáo dục: - Giáo dục học sinh hiểu biết về Bác Hồ, hiểu biết truyền thống của Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ. * Các hình thức hoạt động: - Phát động phong trào thi đua cuối năm học, lập thành tích dâng Bác Hồ kính yêu. - Tổ chức “ Hái hoa dân chủ”, “ Rung chuông vàng”... phục vụ cho ôn tập cuối năm. - Tổ chức buổi “ Gặp gỡ hữu nghị”. 4
- - Tìm hiểu về thời niên thiếu của Bác Hồ. Ca múa hát về Bác Hồ. - Tìm hiểu về truyền thống của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Đại hội cháu ngoan Bác Hồ - Chuẩn bị kế hoạch hoạt động hè. IV. Phương thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: 1. Quỹ thời gian thực hiện: - HĐGDNGLL được thực hiện với quỹ thời gian là 4 tiết/ tháng ( Tương đương với 1 tiết/ tuần). Việc bố trí thời gian của tiết này trong thời khoá biểu hàng tuần do nhà trường sắp sếp. Nếu không bố trí được hằng tuần thì có thể sắp xếp thành một buổi hoạt động chung( 4 tiết) với quy môn khối lớp, liên lớp. ( Nếu đơn vị trường có nhiều điểm lẻ thì có thể bố trí theo các điểm trường ) 2. Một số chú ý khi tổ chức HĐGDNGLL: Khi tổ chức HĐGDNGLL giáo viên cần lưu ý những vẫn đề sau đây: 2.1. Chú ý đến sự đa dạng của các hình thức hoạt động nhằm lôi cuốn học sinh tham gia, kích thích tính tích cực hoạt động của các em. Muốn vậy giáo viên phải thay đổi các hình thức hoạt động trong từng chủ điểm giáo dục, tránh lặp đi lặp lại một vài hoạt động mà học sinh đã quá quen thuộc. 2.2. Tăng cường vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động. Điều này có 2 tác dụng: - Một là: Tạo cơ hội để học sinh được rèn luyện và tự khẳng định mình - Hai là: Với vai trò là chủ thể, hoạ sinh sẽ tự thể hiện những khả năng của mình trong hoạt động và giúp giáo viên thể hiện được ý tưởng của mình khi tổ chức các hoạt động GDNGLL. 3.3. Giáo viên chủ nhiệm càn phối hợp chặt chẽ với Tổng phụ trách Đội để nắm bắt kế hoạch hoạt động của Sao Nhi đồng và Đội thiếu niên, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của tổ chức Đội để thực hiện hoạt động có hiệu quả. V. Quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Để dạt được kết quả theo yêu cầu giáo dục, HĐGDNGLL cần phải thực hiện theo một quy trình khoa học và chặt chẽ. Chính vì vậy, quy trình tổ chức HĐGDNGLL phải bao gồm các bước liên hoàn với nhau như sau: * Đặt tên cho hoạt động: Chủ điểm : “Bác Hồ kính yêu” 1. Mục tiêu của hoạt động: ( Được thể hiện ở 3 khía cạnh) - Kiến thức: - Kỹ năng: - Thái độ: 2. Các khâu tổ chức hoạt động + Nội dung hoạt động + Hình thức hoạt động 3. Chuẩn bị hoạt động: + Về phương tiện hoạt động( Phiếu, tranh ảnh, hệ thống câu hỏi....) + Về tổ chức ( Phân chia nhiệm vụ cho giáo viên và học sinh, các nhóm, tổ...) 4. Tiến hành hoạt động: Thực hiện theo chương trình đã được xây dựng. Giáo viên và học sinh cùng nhau thực hiện các hoạt động đã lựa chọn. VD: 5
- Thời Người phụ Người TT Nội dung chương trình gian trách tham gia 1 Ổn định tổ chức, tuyên bố lý 2 phút Lớp trưởng học sinh do 2. Hát, múa những ca khúc về 15 phút Lớp trưởng Các nhóm chủ đề đã chọn 3 Trò chơi giải ô chữ ( hoặc 10 phút Lớp trưởng Học sinh chơi trò chơi; hoặc thi vẽ....) 4 HS nghe GV kể chuyện ( 5 phút Học sinh hoặc tổ chức hoạt động khác) GV GN 5. Đánh giá kết quả hoạt động: Sau mỗi hoạt động giáo viên cần cho học sinh đánh giá và tự đánh giá mức độ đạt được của tập thể và của cá nhân theo tiêu chí đã xây dựng. ******************************************************************* MỘT SỐ BÀI SOẠN MINH HOẠ Chủ điểm tháng ( Nếu tổ chức hoạt động tập trung) CHỦ ĐIỂM THÁNG 5: MỪNG SINH NHẬT BÁC I. Yêu cầu giáo dục: Giúp các em hiểu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ. Tự hào là cháu ngoan của Bác, các em phấn đấu rèn luyện, học tập tốt để trở thành Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, chủ nhân tương lai của đất nước. II. Nội dung, hình thức hoạt động, phương tiện hoạt động 1. Nội dung: - Các bài hát, múa về Bác: Tre ngà bên lăng Bác, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.... - Giải ô chữ (hoặc thay bằng hái hoa dân chủ…) Nội dung ô chữ: (1) V Ă N B A (2) K I Ế P B Ạ C (3) K I M Đ Ồ N G (4) N H Ư N G U Y Ệ T 6
- (5) H Ồ Q U A N G (6) H A I B À T R Ư N G (7) T R À N G A N (8) H Ồ N G (9) N G Ô Q U Y Ề N (10) H À N G N G A N G * Gợi ý tìm từ: Hàng ngang thứ 1: (Từ gồm 5 chữ cái): Tên Bác Hồ ghi trong sổ lương ngày 5/6/1911 trên con tàu La – tút –sơ – Tơ – rê – vin của Pháp. VĂN BA ¦ xuất hiện chữ B (Ngày 5/6/1911 Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước và trên con tàu La – tút –sơ – Tơ – rê – vin của Pháp Bác đã lấy tên là Văn Ba). Hàng ngang thứ 2: (Từ gồm 7 chữ cái) : Nơi có đền thờ Trần Hưng Đạo tại Chí Linh – Hải Dương. KIẾP BẠC ¦ xuất hiện chữ Ê Hàng ngang thứ 3: (Từ gồm có 7 chữ cái): Người đội truởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh. KIM ĐỒNG ¦ xuất hiện chữ N Hàng ngang thứ 4: (Từ gồm 7 chữ cái): Đây là tên con sông mà ngày nay có tên là sông Cầu NHƯ NGUYỆT ¦ xuất hiện chữ N Hàng ngang thứ 5: (Từ gồm 7 chữ cái): Tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng khi hoạt động ở Trung Quốc. HỒ QUANG ¦ xuất hiện chữ H Hàng ngang thứ 6: ( Từ gồm 10 chữ cái) : Tên 2 nữ tướng trong cuộc khởi nghĩa chống giặc phương Bắc xâm lược. HAI BÀ TRƯNG ¦ xuất hiện À Hàng ngang thứ 7: (Từ gồm 7 chữ cái): Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người………… TRÀNG AN ¦ xuất hiện chữ R Hàng ngang thứ 8: ( Từ gồm 4 chữ cái) : Đây là con sông còn có tên là Nhị Hà. HỒNG ¦ xuất hiện Ồ Hàng ngang thứ 9: ( Từ gồm 8 chữ cái) : Tên vị vua chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. NGÔ QUYỀN ¦ xuất hiện N Hàng ngang thứ 10: ( Từ gồm 9 chữ cái) : Phố có số nhà 48, nơi đây vào năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ. HÀNG NGANG ¦ xuất hiện G Các chữ xuất hiện: BẾN NHÀ RỒNG 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu bồi dưỡng GV tiểu học - Tiểu Mô đun - Thể dục - Phần 1
51 p | 414 | 67
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học môn Lịch sử và Địa lí
177 p | 34 | 10
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học môn tiếng Việt
246 p | 26 | 8
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học môn Khoa học
183 p | 16 | 8
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học môn Đạo đức
218 p | 23 | 8
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh trung học cơ sở, môn Khoa học tự nhiên
176 p | 19 | 8
-
Dạy học toán ở tiểu học theo hướng tiếp cận phẩm chất và năng lực (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên tiểu học)
65 p | 79 | 8
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học môn Công nghệ
178 p | 13 | 7
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Ngữ văn
159 p | 13 | 6
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Giáo dục thể chất
135 p | 23 | 6
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Giáo dục công dân
121 p | 22 | 6
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học môn Tự nhiên xã hội
182 p | 14 | 6
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học môn Giáo dục thể chất
178 p | 15 | 6
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 2: Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Âm nhạc
144 p | 15 | 5
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Giáo dục thể chất
141 p | 21 | 5
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh tiểu học môn Âm nhạc
200 p | 24 | 5
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học cơ sở môn Tin học
108 p | 16 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn