intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016-2017 môn Giáo dục công dân cáp THPT - Chuyên đề: Giáo dục pháp luật và một số giải pháp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh THPT

Chia sẻ: Mã Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

56
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016-2017 môn Giáo dục công dân cáp THPT - Chuyên đề: Giáo dục pháp luật và một số giải pháp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh THPT có nội dung gồm 2 phần: phần 1 - cơ sở lý luận về công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông; phần 2 - thực trạng công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường hiện nay và giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho học sin. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2016-2017 môn Giáo dục công dân cáp THPT - Chuyên đề: Giáo dục pháp luật và một số giải pháp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh THPT

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH TÀI LIỆU BỒI DƢỠNG THƢỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CẤP THPT CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HỌC SINH THPT 1
  2. LỜI MỞ ĐẦU Giáo dục pháp luật trong các nhà trường, đặc biệt trong các trường phổ thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần hình thành một cách vững chắc nhân cách của người công dân có ý thức chấp hành pháp luật, đáp ứng những yêu cầu của xã hội hiện tại và tương lai. Do đó, hơn 10 năm qua, Đảng và Chính phủ đã ra những nghị quyết, chỉ thị trong đó khẳng định rằng để xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân cần “Đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, từ phổ thông đến đại học…”. Đòi hỏi này chỉ có thể được thực hiện tốt, đầy đủ khi đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong các trường học theo tinh thần Chỉ thị số 32 - CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư trung ương Đảng và Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg của TTCP “Chú trọng việc chuẩn hóa nội dung chương trình, tài liệu, sách giáo khoa giảng dạy pháp luật chính khóa cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật ngoại khóa bằng nhiều hình thức phong phú”. Pháp luật đối với nhà nước là công cụ, là phương tiện tổ chức hoạt động của chính mình, là sự ghi nhận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và xã hội, là phương tiện quản lý xã hội có hiệu lực nhất. Việc ban hành pháp luật thuộc chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc thực thi pháp luật là của công chức Nhà nước và mỗi công dân. Để thực hiện đúng pháp luật của nhà nước cần phải tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Vì vậy, tuyên truyền giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng có ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống giáo dục chung của Đảng và Nhà nước nhằm giáo dục đạo đức, ý thức pháp luật, xây dựng các văn bản luật, tổ chức thực hiện tốt pháp luật và góp phần xây dựng con người mới XHCN, phát huy quyền làm chủ nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong thời kì mới. Tuyên truyền giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên hoạt động thực hiện giáo dục pháp luật, là cầu nối để chuyền tải pháp luật vào đời sống xã hội, vì pháp luật muốn phát huy được tác dụng và hiệu quả thông qua con người hiểu biết pháp luật. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta quan tâm đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật, nhất là trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Nghị quyết 2
  3. Đại hội X, Đảng ta khẳng định: "Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia cuộc vận dộng thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên, xây dựng nếp sống và làm việc theo hiến pháp và luật pháp trong cơ quan nhà nước và trong toàn xã hội". Trong thực tế cuộc sống các vụ vi phạm pháp luật nói chung, tội phạm nói riêng do nhiều nguyên nhân song trong đó luôn chứa ẩn nguyên nhân sâu xa là ý thức pháp luật và thi hành pháp luật. Từ đó tôi nhận thấy việc giáo dục pháp luật cho toàn dân hiện nay có tính cấp thiết của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế từ trung ương đến cơ sở nhằm làm cho mọi người, mọi thành viên trong xã hội nhận thức và hành động đúng theo pháp luật, hạn chế tối đa các vụ việc vi phạm pháp luật là do không hiểu biết pháp luật mà trong đó việc giáo dục pháp luật cho thế hệ trẻ nói chung, thế hệ công dân nhỏ tuổi đang là học sinh trong các trường học là một phần không thể thiếu, đây cũng là một trong những chiến lược để đảm bảo cho thế hệ công dân tương lai có kiến thức về pháp luật, làm chủ bản thân và xã hội, thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong nhiều năm qua, công tác GDPL cho HS THPT đã được ngành giáo dục rất coi trọng; các hình thức giáo dục, truyên truyền, phổ biến được thực hiện đa dạng, phong phú bằng nhiều hình thức như đưa vào chương trình dạy học chính khóa, ngoại khóa, giáo dục lồng ghép, tổ chức tọa đàm, sân khấu hóa… đem lại những hiệu quả nhất định góp phần nâng cao nhận thức của đa số HS về các quy định của pháp luật (PL), về quyền và nghĩa vụ của mỗi HS trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình trạng vi phạm PL trong HS có chiều hướng gia tăng cả về số vụ việc và tính chất nghiêm trọng, hành vi phạm pháp của các em trở nên thường xuyên hơn , đa dạng hơn , tạo nên những bức xúc trong dư luận và nhân dân ..., nguyên nhân không chỉ là do thiểu hiểu biết PL , mà còn là sự bất chấp PL , thâ ̣m chí “lách luật” để vi phạm…Thực trạng đó đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới đòi hỏi những người làm công tác tuyên truyền, phổ biến và 3
  4. GDPL cần có những thay đổi về quan điểm, cách làm; đổi mới mạnh mẽ nội dung và phương pháp giáo dục cho phù hợp với những thay đổi nhanh chóng của xã hội và tâm sinh lý HS. Đó là: chuyển mạnh quá trình trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất cho các em , đặc biệt chú trọng khâu giám sát diễn biến tâm lý, biểu hiện thái độ, hành vi trong và ngoài nhà trường của các em ; lấy sự tiến bộ về đạo đức, lối sống làm tiêu chí hàng đầu trong đánh giá kết quả học tập của HS ; tránh tình trạng chỉ tập trung vào tuyên truyền, phổ biến mà coi nhẹ hoạt động giáo dục, kiểm tra, kiểm soát... dẫn đến sự đánh giá kế t quả ho ̣c tâ ̣p không chiń h xác , khách quan... Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh THPT là yêu cầu vô cùng cấp thiết. Chỉ khi việc chấp hành pháp luật thực sự trở thành nhu cầu cần thiết đối với bản thân thì các em mới có ý thức chấp hành pháp luật, pháp luật mới thực sự là công cụ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mỗi người. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh còn thể hiện ý thức của mỗi học sinh tham gia quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN mới nhanh chóng đạt được thành công. 4
  5. NỘI DUNG PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG I. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ, MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 1. Một số khái niệm a. Khái niệm về pháp luật Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc mang tính bắt buộc xử sự chung thể hiện ý chí của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện trên cơ sở thuyết phục, giáo dục, cưỡng chế của bộ máy nhà nước. b. Khái niệm về tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật Tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là việc làm sáng tỏ về mặt tư tưởng và nội dung các quy phạm pháp luật, đảm bảo cho sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của người tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật trong quá trình tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật. c. Khái niệm về giáo dục pháp luật Trong khoa học pháp lý, giáo dục pháp luật được xem là hoạt động có tính định hướng của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, trong đó người giáo dục và người được giáo dục luôn tác động qua lại lẫn nhau, thiết lập những hành vi xử sự phù hợp các quy phạm pháp luật. Hoạt động của giáo dục pháp luật nhằm hình thành ở con người thói quen xử sự phù hợp với đòi hỏi của pháp luật. 2. Vị trí Giáo dục pháp luật là quá trình tác động có tính liên tục, lâu dài, thường xuyên. Vì thế, giáo dục pháp luật phải thông qua nhiều cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, trong đó Hội đồng phối hợp PBGDPL giữ vai trò quan trọng, nhưng cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan nhằm mục đích hướng 5
  6. dẫn hành vi của con người xử sự phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, các cấp, các ngành, các phương tiện thông tin đại chúng, độ pháp luật trong một số bộ phận nhân dân con hạn chế. Vì vậy, muốn pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, muốn mọi người đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật thì công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là một yêu cầu cấp thiết, đòi hỏi các cấp, các ngành cần phải quan tâm, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật góp phần vào việc nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đối với hoạt động quản lý nhà nước, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cũng có vị trí vô cùng quan trọng. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã chỉ rõ: “Công tác quản lý không phải việc riêng của những người quản lý chuyên nghiệp mà là sự chuyên nghiệp của nhân dân”. Xét về góc độ xã hội, chủ thể quản lý nhà nước là nhân dân lao động. Để thực hiện quyền lực của mình một cách có hiệu quả nhất, nhân dân lao động đã tổ chức ra nhà nước. Thông qua nhà nước, nhất là thay mặt cho nhân dân lao động, là công cụ quyền lực quan trọng nhất để thực hiện quyền chính trị của nhân dân. Xét về góc độ pháp lý thì chủ thể quản lý đất nước là nhà nước với hệ thống cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương. 3. Vai trò Thực hiện quyền lực của nhân dân là một yêu cầu quan trọng của mọi hoạt động quản lý nhà nước để thực hiện nhiệm vụ mà nhân dân giao cho, nhà nước sử dụng nhiều phương tiện, công cụ quản lý khác nhau, trong đó pháp luật đóng vai trò quan trọng nhất. Vì chỉ có quản lý nhà nước bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa mới loại bỏ được những yếu tố chủ quan tiêu cực trong hoạt động quản lý thì mới đảm bảo được “Mọi quyền lực thuộc về nhân dân”. Khi nhân dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước trên cơ sở các quy định của pháp luật. Để thực hiện được điều đó nhà nước 6
  7. phải thực hiện nhiều biện pháp, huy động nhiều phương tiện để tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho nhân dân. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình quản lý nhà nước, trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta đã khẳng định: “Quản lý nhà nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý”. Như vậy, pháp luật có một vị trí thực sự quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Muốn quản lý xã hội bằng pháp luật thì trước hết nhà nước ta phải xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, đồng thời quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho nhân dân bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau, phù hợp với từng đối tượng. Trên cơ sở đó, để nhân dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và việc tìm hiểu các thông tin pháp luật trở thành một nhu cầu thường xuyên không thể thiếu trong đời sống nhân dân. Xuất phát từ vị trị, vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật đối với đời sống xã hội nói chung và đối với việc nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Trong những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương đã có chiều hướng chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả rõ rệt. Nhưng so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao trong công tác quản lý xã hội bằng pháp luật thì công tác này chưa được thực hiện thường xuyên, các cấp, các ngành chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho nhân dân, chưa kết hợp được các hình thức, phương pháp để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho nhân dân. 4. Mục đích, ý nghĩa của công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật a. Mục đích Đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là ý nguyện của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Một trong những biện pháp để thực hiện mục tiêu chiến lược này là chúng ta phải xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì 7
  8. dân, trong đó mỗi người dân đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Do đó công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân luôn luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là khâu không thể thiếu được trong quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật. Với mục đích hình thành và mở rộng hệ thống tri thức pháp luật cho nhân dân, chính là mục đích trước hết của giáo dục pháp luật. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phát triển ý thức pháp luật cho con người. Đây là hoạt động không thể thiếu được trong quá trình giáo dục pháp luật, bởi tri thức pháp luật giúp cho con người tổ chức một cách có ý thức hành vi của mình và kiểm tra hành vi đó. Công tác này giúp nhân dân hình thành niềm tin pháp luật, có tri thức pháp luật mà thiếu niềm tin đối với pháp luật thì cũng không thể điều khiển hành vi của mình một cách vững chắc và để có niềm tin thì cần phải có giáo dục pháp luật đến tận người dân, hình thành trong mỗi người dân niềm tin pháp luật. Bên cạnh đó còn hình thành các hành vi hợp pháp, đây là một trong những mục đích quan trọng nhất của giáo dục pháp luật. Vì nếu không tạo lập được thói quen xử sự theo pháp luật ở người được giáo dục thì hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật cũng sẽ không có ý nghĩa thiết thực trong đời sống xã hội. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật là nhằm mục đích góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Tạo điều kiện cho mọi người tham gia vào việc áp dụng pháp luật và sử dụng pháp luật như một phương tiện, công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của nhà nước và của xã hội. Tăng cường trật tự, kỷ cương, ngăn ngừa có hiệu quả những hành vi vi phạm pháp luật tiến tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân. b. Ý nghĩa của công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật Xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là những công việc rất quan trọng của nhà nước ta. Pháp chế xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải có một hệ thống 8
  9. pháp luật hoàn thiện và sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh. Việc ban hành pháp luật và hoàn thiện pháp luật là rất quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn là làm thế nào để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống có hiệu quả. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp củng cố pháp chế và trật tự pháp luật của chế độ xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của từng cán bộ, từng người dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, pháp luật dần trở thành các chuẩn mực và định hướng giá trị mới, để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1. Những vấn đề lý luận về công tác giáo dục pháp luật a. Sự cần thiết của công tác giáo dục pháp luật Pháp luật ra đời cùng với Nhà nước, do Nhà nước ban hành và pháp luật là sự biểu hiện của quyền lực chính trị, đồng thời là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Công tác giáo dục pháp luật có vai trò không những cung cấp tri thức pháp luật, nâng cao hiểu biết pháp luật cho mọi người mà còn góp phần hình thành ý thức pháp luật, xây dựng những tình cảm pháp lý trong sáng và thói quen xử sự theo pháp luật. Đây là việc làm rất cần thiết của Nhà nước mà nhất là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân do dân và vì dân. Vai trò của công tác giáo dục pháp luật Nhà nước xã hội chủ nghĩa không chỉ là tất yếu mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Giáo dục pháp luật chính là sự hình thành ý thức của con người là quá trình ảnh hưởng tác động thống nhất của các điều kiện khách quan lẫn các nhân tố chủ quan. Về 9
  10. khách quan Mác - Ănghen cho rằng quá trình giáo dục người lao động không được tách rời những điều kiện của xã hội như: kinh tế, chính trị với sự phát triển cụ thể của xã hội. b. Bản chất của hoạt động giáo dục pháp luật Để pháp luật đi vào cuộc sống không chỉ dừng lại ở việc xây dựng và ban hành pháp luật kịp thời, phản ánh đúng nhu cầu xã hội; đáp ứng sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ xã hội ở từng giai đoạn nhất định, mà điều kiện tiên quyết bảo đảm cho pháp luật đi vào cuộc sống là đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật; nhằm truyền tải thông tin pháp luật tới các chủ thể pháp luật. Qua đó nâng cao sự hiểu biết và thái độ tôn trọng cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Như vậy, phổ biến pháp luật là sự truyền tải thông tin về pháp luật hiện hành, làm cho mọi người hiểu, biết về pháp luật, biết được quyền và nghĩa vụ của mình. c. Mối quan hệ giữa giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức Giáo dục pháp luật là một dạng trong hệ thống giáo dục chung có mối quan hệ với tất cả các dạng khác nhau trong cùng một hệ thống như giáo dục pháp luật tác động tương hỗ một cách sâu sắc với giáo dục chính trị. Giáo dục pháp luật là một yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao trình độ dân trí và pháp luật. Giáo dục pháp luật với tư tưởng giáo dục đạo đức... Giữa giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức tuy là những phạm trù khác nhau nhưng có sự đan xen về nội dung. Pháp luật là chỗ dựa, là cơ sở cho việc hình thành đạo đức mới. Các nguyên tắc cơ bản của đạo đức mới được thể chế hoá thành các qui phạm pháp luật. Do đó pháp luật bảo vệ và phát triển đạo đức, bảo vệ tính công bằng, chủ nghĩa nhân đạo, tự do, lòng tin và lương tâm con người. Vì vậy giáo dục đạo đức tạo nên những tiền đề cần thiết để hình thành ở công dân sự tôn trọng sâu sắc đối với pháp luật. Ngược lại giáo dục pháp luật tạo khả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn hàng ngày những nguyên tắc của đạo đức, củng cố các nghĩa vụ đạo đức, thiếp lập quan hệ không dung thứ với các biểu hiện chống đối xã hội, bảo vệ hạnh phúc gia đình, bồi dưỡng thế hệ trẻ. 10
  11. d. Mục đích vai trò của giáo dục pháp luật Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã chỉ rõ: “Tăng cường giáo dục công dân, đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh coi trọng hơn nữa các môn xã hội và nhân văn, nhất là tiếng việt, lịch sử dân tộc, địa lý và văn hoá Việt Nam”. Ngoài ra mục đích của giáo dục pháp luật còn giúp cho việc xác định hiệu quả của quá trình giáo dục. Không dựa vào mục đích của giáo dục pháp luật, chẳng những không thể đánh giá mà không thể tiến hành tìm kiếm các chỉ số xác định hiệu quả của giáo dục pháp luật. Đáp ứng mong đợi của xã hội, đáp ứng được nhu cầu với thực tiễn và giúp cho việc đánh giá, nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật ở nước ta trong từng thời kỳ. Giáo dục là quá trình tác động định hướng của nhân tố chủ quan lên khách thể giáo dục. Giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Giáo dục pháp luật trước hết là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định thành một hệ thống của Đảng, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội với mục đích thiết lập ý thức pháp luật dưới dạng lòng tin, thói quen, động cơ của hành vi tích cực thực hiện đúng pháp luật của con người. Như vậy, giáo dục pháp luật có tính độc lập tương đối so với các dạng giáo dục khác. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật phải được xem là một phương hướng giáo dục trong hệ thống giáo dục chung của đất nước, có như vậy mới nhanh chóng nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho nhân dân ta. Trong thực tế những tội phạm, công dân vi phạm pháp luật một phần là do nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật vì vậy khi vi phạm pháp luật mới thấy rõ tác hại của việc không nhận thức đúng pháp luật dẫn đến hậu quả sai lầm. Do vậy, công tác giáo dục pháp luật cần được triển khai trong các tầng lớp nhân dân, mà trong đó phải trang bị kiến thức pháp luật cho công dân từ lúc còn lứa tuổi đi học. 11
  12. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật nhằm áp dụng về hiệu quả pháp luật vào đời sống xã hội, nó là chiếc cầu nối để chuyển tải pháp luật vào đời sống bởi vì pháp luật có được thực hiện nghiêm minh hay không thì đấy là khâu đầu tiên tạo ra cho mọi người hiểu biết pháp luật. Nếu không làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật để cho mọi người hiểu, nhận thức đúng đắn thì pháp luật dù có đúng, phù hợp đi nữa thì cũng chỉ dừng lại trên giấy tờ mà thôi. Đồng chí Đỗ Mười - Nguyên Tổng bí thư trung ương Đảng khẳng định: Một xã hội có kỷ cương, kỷ luật phải được xây dựng trên ý thức giáo dục mọi thành viên và cả cộng đồng trong xã hội thói quen và nếp sống tuân theo hiến pháp và pháp luật. Nghị quyết Đại hội X của Đảng cũng chỉ rõ: Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật nâng cao ý thức pháp luật cho toàn dân, gắn quyền hạn với trách nhiệm, lợi ích với nghĩa vụ của công dân, tôn trọng kỷ cương, trật tự xã hội... Nội dung của công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật là yếu tố quan trọng của quá trình giáo dục pháp luật, nó xác định trên cơ sở hình thức, mục đích, đối tượng và chủ thể của công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Mỗi đơn vị trường học đếu có chương trình, kế hoạch cụ thể để phổ biến tuyên truyền giáo dục các kiến thức cơ bản về quyền và nghiã vụ của công dân, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của nhà nước, hệ thống pháp luật cho học sinh, cán bộ công nhân viên của từng đơn vị trường học bao gồm những chủ trương chung của huyện, nghị quyết của Đảng bộ, nghị quyết của từng đoàn thể, các luật có liên quan như: Luật giao thông đường bộ, luật phòng chống ma túy, Luật hình sự, Luật dân sự, Luật hôn nhân gia đình, luật khiếu nại tố cáo,... 2. Chủ trƣơng của Đảng và nhà nƣớc về việc giáo dục pháp luật trong trƣờng THPT Khái niệm giáo dục pháp luật thường xuất phát từ khái niệm giáo dục của khoa học sư phạm, theo nghĩa hẹp giáo dục đó là quá trình tác động định hướng của nhân tố chủ quan lên khách thể giáo dục. Như vậy những ảnh hưởng hay tác động của các yếu tố khách quan không nằm trong nội hàm của khái niệm giáo dục. 12
  13. Theo nghĩa rộng, giáo dục là quá trình ảnh hưởng của những điều kiện khách quan (như chế độ xã hội, trình độ phát triển kinh tế, môi trường sống…) và những tác động của nhân tố chủ quan (tác động tự giác, định hướng của nhân tố của người). Phải khẳng định rằng: Có tồn tại khái niệm giáo dục pháp luật. Bởi vì theo quan niệm giáo dục cả ở nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp của khoa học sư phạm thì con người nói chung là khách thể chịu ảnh hưởng và tác động của các điều kiện khách quan và cả các nhân tố chủ quan để hình thành ý thức, tình cảm và hành vi pháp luật. Về các điều kiện khách quan, Các - Mác, Ănghen, Lênin đều cho rằng trong quá trình giáo dục, người lao động không được tách rời những điều kiện tồn tại của xã hội như chế độ kinh tế, chính trị với những giai đoạn cụ thể của sự phát triển xã hội ấy. Không có sự hoàn thiện “Văn hoá trừu tượng của cá nhân” mà trước hết là sự thay đổi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đời sống con người sẽ tạo ra khả năng phát triển đời sống tinh thần của quần chúng và ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Vì vậy, nghiên cứu sự ảnh hưởng của các hệ thống pháp luật hiện hành, giáo dục pháp luật chỉ là một yếu tố của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở cá nhân con người và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình ấy. Như vậy: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định chủ thể giáo dục pháp luật tác động lên các đối tượng giáo dục pháp luật nhằm hình thành tri thức, tình cảm pháp luật và thái độ tôn trọng pháp luật theo những yêu cầu của pháp luật. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, coi trọng công tác giáo dục tuyên truyền giải thích pháp luật nhất là từ khi có đường lối đổi mới của Đảng từ đại hội lần thứ VI đến nay, văn kiện lần thứ VI của Đảng đã xác định rõ: “Đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường học của Đảng của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân. Cán bộ quản lý các cấp từ Trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật. Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân”. Và “Phải dùng sức mạnh của pháp chế xã hội 13
  14. chủ nghĩa kết hợp với sức mạnh của dư luận quần chúng để đấu tranh chống những hành vi phạm pháp. Các cấp uỷ Đảng từ trên xuống dưới phải thường xuyên lãnh đạo công tác pháp chế, tăng cường cán bộ có phẫm chất và năng lực cho lĩnh vực pháp chế và kiểm tra chặt chẽ các hoạt động của các cơ quan pháp chế”. Tại Đại hội lần thứ IX công cuộc đổi mới tiếp tục khẳng định “Đổi mới và hoàn hiện quy trình xây dựng luật, ban hành và thực thi pháp luật, trong đó chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh”. Đại hội lần thứ XI tiếp tục khẳng định “Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tường, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ cho thế hệ trẻ. Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại.” Như vậy, công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã được Đảng ta đặc biệt quan tâm và chỉ đạo ngày càng toàn diện hơn, sâu sắc hơn. Đó là quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, những quan điểm tư tưởng và đường lối chỉ đạo nêu trên của Đảng làm cơ sở cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cụ thể hoá thành các văn bản quy phạm pháp luật đồng thời phân công nhiệm vụ cho các cơ quan thực hiện. Hiến pháp năm 1992 của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Nhà nước tạo điều kiện để công dân phát triển toàn diện, giáo dục ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật… ”. Để kiện toàn với xây dựng đội ngũ cán bộ giáo giáo viên Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg, ngày 12/3/2008 như sau: “Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp tài liệu pháp luật và các điều kiện hỗ trợ cần thiết khác để nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, phóng viên, biên tập viên pháp luật trong các cơ quan báo chí, xuất bản, giáo viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật đủ về số lượng, có phẩm chất 14
  15. đạo đức tốt, có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ và tiếng dân tộc cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại những địa bàn liên quan” Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 09/12/2003 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân: “Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp và các bộ ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện chương trình, giáo trình, sách giáo khoa về pháp luật phục vụ trực tiếp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường theo phương châm kết hợp nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Việc đưa nội dung pháp luật vào giảng dạy trong nhà trường phải được chọn lọc hợp lý, có hệ thống và bảo đảm hiệu quả thiết thực.” Kế hoạch số: 143/KH-BGDĐT, ngày 29/3/2011 của Bộ Giáo Dục và đào tạo, về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2011 của Ngành giáo dục: “Tổ chức “Ngày pháp luật” định kỳ tại đơn vị thông qua các hình thức phù hợp để phổ biến các văn bản pháp luật mới cho cán bộ, giảng viên, công nhân viên và người học. Xây dựng, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật; mở chuyên mục PBGDPL trên Website, đài truyền thanh, bản tin nội bộ của đơn vị”. Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục pháp luật cho học sinh THPT theo hướng lồng ghép nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân. Tổ chức cuộc thi giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi môn giáo dục công dân. Tổ chức báo cáo chuyên đề về pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong học sinh. 15
  16. III. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRONG NHÀ TRƢỜNG ĐỐI VỚI VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG VÀ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH HỌC SINH 1. Vị trí, vai trò, mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật Phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng, thể hiện rõ nét trên hai khía cạnh sau: Thứ nhất, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Vai trò này bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Một trong những vai trò cơ bản của pháp luật trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội là: pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước. Một nguyên lý đã được khẳng định là nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp luật và pháp luật không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy nhà nước. Thông qua quyền lực nhà nước, pháp luật mới có thể phát huy tác dụng trong đời sống xã hội, phát huy vai trò quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Hệ thống pháp luật là “con đường”, là cái “khung pháp lý” do Nhà nước vạch ra để mọi tổ chức, mọi công dân dựa vào đó mà tổ chức, hoạt động và phát triển. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần đem lại cho mọi người có trí thức pháp luật, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, biết sử dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Thứ hai, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý của mọi thành viên trong xã hội trong đó có học sinh, sinh viên. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang là một vấn đề cấp thiết. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện Nhà nước quản lý bằng pháp luật, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định: “điều kiện quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật của nhân dân”. Để củng cố và tăng cường pháp chế đòi hỏi phải áp dụng nhiều 16
  17. biện pháp đồng bộ trong đó có việc nâng cao trình độ văn hoá pháp lý, xây dựng ý thức pháp luật ở mỗi người dân. Chỉ khi nào trong xã hội mọi công dân đều có ý thức pháp luật, luôn tuân thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật, mới có thể thực hiện quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật và điều này chỉ có thể hình thành và thực hiện được trên cơ sở tiến hành giáo dục pháp luật. Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật cho đối tượng. Thông qua phổ biến, giáo dục pháp luật, người phổ biến, giáo dục được trang bị những tri thức cơ bản về pháp luật như giá trị của pháp luật, vai trò điều chỉnh của pháp luật, các chuẩn mực pháp luật trong từng lĩnh vực đời sống. Hình thành tri thức pháp luật là nền móng cơ bản để xây dựng tình cảm pháp luật. Trên cơ sở kiến thức pháp luật được trang bị đã hình thành mở rộng và làm sâu sắc tri thức pháp luật, giúp người học am hiểu hơn về pháp luật và biết cách đánh giá một cách đúng đắn các hành vi pháp lý. Tri thức pháp luật góp phần định hướng cho lòng tin đúng đắn vào các giá trị của pháp luật, tạo cơ sở hình thành hành vi hợp pháp ở mỗi cá nhân. Tri thức pháp luật giúp con người điều khiển, kiềm chế hành vi của mình trên cơ sở các chuẩn mực pháp lý, tri thức pháp luật đã nhận thức được. Các hành vi phù hợp với pháp luật chỉ được hình thành trên cơ sở nhận thức đúng, có niềm tin và có tình cảm đúng đắn đối với pháp luật. Hình thành, bồi dưỡng, phát triển niềm tin pháp luật cho đối tuợng. Niềm tin vào pháp luật đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng hành vi. Lòng tin vững chắc vào pháp luật là cơ sở để hình thành động cơ của hành vi hợp pháp. Trong cuộc sống, có nhiều trường hợp những người có kiến thức pháp luật nhưng không có lòng tin vào pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên pháp luật, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi. Khi con người tin vào tính công bằng của những đòi hỏi của quy phạm pháp luật thì không cần một sự tác động bổ sung nào của Nhà nước để thực hiện những đòi hỏi đó. Có lòng tin vào tính công bằng của pháp luật, con người sẽ có hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật một cách độc lập, tự nguyện. 17
  18. Niềm tin pháp luật được xây dụng trên cơ sở: + Giáo dục tình cảm công bằng. Nói đến pháp luật là nói đến sự công bằng. Giáo dục tình cảm công bằng là giáo dục cho con người biết cách đánh giá các quy phạm pháp luật, biết cách xác định, đánh giá các tiêu chuẩn về tính công bằng của pháp luật để tự đánh giá hành vi của mình, biết quan hệ với người khác và với chính mình bằng các quy phạm pháp luật. + Giáo dục tình cảm trách nhiệm là giáo dục ý thức về nghĩa vụ pháp lý. Giáo dục tình cảm trách nhiệm nhằm hình thành ý thức tuân thủ pháp luật - một nguyên tắc xử sự của công dân trong mối quan hệ với nhau và với các cơ quan Nhà nước. Giáo dục tình cảm trách nhiệm làm cho người được giáo dục nhận thức được rằng mọi việc làm, mọi hành vi của mình phải dựa trên cơ sở pháp luật và trong khuôn khổ pháp luật cho phép. + Giáo dục ý thức đấu tranh không khoan nhượng đối với những biểu hiện vi phạm pháp luật, chống đối pháp luật, đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật cho đối tượng. Phổ biến, giáo dục pháp luật là nhằm hình thành ý thức pháp luật trong mỗi công dân. Kết quả cuối cùng của phổ biến, giáo dục pháp luật phải được thể hiện ở hành vi xử sự phù hợp pháp luật của các công dân. Giáo dục tri thức pháp luật, bồi dưỡng niềm tin pháp luật là tiền đề để giáo dục ý thức nhân cách rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật. Những hành vi hợp pháp của mỗi người thường biểu hiện qua các việc làm như: + Tuân thủ các quy phạm pháp luật. Kiềm chế không thực hiện các điều pháp luật cấm. + Thực hiện đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân. + Biết đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật; biết vận dụng pháp luật để bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân khi bị xâm phạm. Mục đích cuối cùng của phổ biến, giáo dục pháp luật là nhằm hình thành ở mỗi thành viên xã hội ý thức pháp luật bền vững. 18
  19. 2. Vị trí, vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống và hình thành nhân cách học sinh - Góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho thế hệ trẻ ngay từ trên ghế nhà trường tạo nếp sống, hành động “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.” Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường bao gồm hai lĩnh vực : phổ biến pháp luật và giáo dục pháp luật. Hoạt động giáo dục pháp luật là một hoạt động giáo dục cụ thể gắn bó hữu cơ với hoạt động giáo dục nói chung. Nội dung giáo dục pháp luật là một phần của nội dung chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. Nói cách khác, giáo dục pháp luật là một hoạt động tự thân, thường xuyên của ngành giáo dục khác một số ngành khác. Giáo dục pháp luật trong nhà trường thực hiện thông qua việc dạy và học nội dung, kiến thức pháp luật trong trong chương trình giáo dục chính khóa qua các môn học như giáo dục công dân (phổ thông). Phổ biến pháp luật trong nhà trường được thực hiện thông qua các hoạt động giáo dục ngoại khóa, giáo dục ngoài giờ lên lớp với các hình thức như nói chuyện pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, viết báo tường, sinh hoạt theo chủ đề pháp luật, Tọa đàm, Hội thảo chuyên đề, tham dự phiên tòa… Phổ biến pháp luật góp phần củng cố những tri thức được học trong chương trình, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin pháp luật, đồng thời rèn luyện, uốn nắn hình thành hành vi ứng xử theo chuẩn mực pháp luật quy định. Phổ biến pháp luật trong nhà trường giúp người học tiếp cận pháp luật toàn diện hơn, đầy đủ hơn, thấm sâu hơn, vượt qua rào cản khô khan của ngôn ngữ văn bản. Nhà trường (trường học) là đơn vị cấu trúc cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân, là nơi thực hiện chức năng dạy học có tổ chức. Giáo dục trong nhà trường là hoạt động mang tính mục đích (định hướng), thực hiện mục tiêu của giáo dục. Các nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục trong nhà trường được lựa chọn và có độ tin cậy cao. Giáo dục nhà trường giữ vai trò, tuy không phải duy nhất, nhưng rất trọng yếu trong việc giáo dục đạo đức, lối sống và hình thành nhân 19
  20. cách người học, tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội, đặc biệt trong xã hội tiên tiến, văn minh. Trong thời đại ngày nay, vị trí của giáo dục nhà trường ngày càng được khẳng định và nâng cao, giáo dục trong nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc đào tạo sức lao động mới, đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội. - Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện Phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường có vai trò to lớn đối với sự phát triển toàn diện con người Việt Nam trong đó có việc hình thành ý thức pháp luật, văn hoá pháp lý trong nhân dân. Hoạt động giáo dục pháp luật là một hoạt động giáo dục cụ thể gắn bó hữu cơ với hoạt động giáo dục nói chung. Nội dung giáo dục pháp luật là một phần của nội dung chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục pháp luật là một hoạt động tự thân, thường xuyên của ngành giáo dục - đào tạo. Giáo dục pháp luật tốt không chỉ góp phần ổn định hoạt động của ngành mà còn góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm giáo dục, góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam đòi hỏi có những con người mới, có tri thức khoa học, có hiểu biết về pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật. Thực tế hiện nay cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật trong xã hội ngày càng tăng nhất là trong lứa tuổi thanh thiếu niên mà một trong những nguyên nhân đó là tình trạng “mù” pháp luật, không hiểu biết gì về pháp luật, hoặc hiểu biết pháp luật không đầy đủ, từ đó dẫn đến việc có những hành vi vi phạm pháp luật. Mặt khác, việc mở cửa nền kinh tế cũng có những ảnh hưởng, tác động đến truyền thống, đạo đức xã hội, một số nét đẹp trong đạo đức truyền thống bị pháp vỡ, đạo đức xã hội có biểu hiện xuống cấp, ý thức pháp luật trong dân chúng chưa cao, việc tuân thủ pháp luật chưa được coi trọng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu hiểu biết pháp luật và vận dụng pháp luật trong các hoạt động kinh tế hay để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân trong xã hội càng lớn. Do đó, ngoài 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2