Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 7
lượt xem 7
download
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 7 sẽ tiếp tục giúp các em hiểu biết thêm những kiến thức quý báu liên quan đến sự phát triển của vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc xưa và nay, làm giàu vốn tri thức và bồi đắp lòng tự hào về quê hương, đất nước mình. Về lịch sử, các em sẽ được khám phá những nét nổi bật của lịch sử Bắc Ninh - Kinh Bắc từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI; gắn liền với đó là những di tích, nhân vật lịch sử tiêu biểu, góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước trong buổi đầu xây dựng chế độ phong kiến Đại Việt độc lập, tự chủ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 7
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Tài liệu Giáo dục địa phương TỈNH BẮC NINH LỚP 7 1
- BAN BIÊN SOẠN: BAN BIÊN SOẠN: NGUYỄN THẾ SƠN - ĐOÀN THỊ THUÝ LƯU (Đồng Chủ biên) NGUYỄN THỊ NGỌC - TRẦN VIẾT HẠNH (Đồng Chủ biên) HỒ THỊ HỒNG VÂN - ĐẶNG THỊ PHƯƠNG -ĐỨC LIÊM THANH NGA TIÊU THỊ MỸ HỒNG - VŨ NGUYỄN THỊ PHẠM NGỌC TRỤMINH TÂM THỊ THU - NGUYỄN NGỌC THỊNH PHẠM - NGUYỄN - NGUYỄN VĂN ĐÁP NGUYỄN VĂN ĐÁP - LÊ THỊ AN - NGUYỄN MINHLÊ THỊ AN NGUYỄN NHƯ HỌC - NHIÊN - NGUYỄN THỊ THANH NGA NGUYỄN THỊ HỒNGMINH NHIÊN - NGUYỄN THỊ NGUYỄNNGA NGUYỄN NHUNG - NGUYỄN THỊ VÂN - THANH PHƯƠNG BẮC DƯƠNG ĐÌNH THẮNG - TRẦN THỊ HUYỀN - NGUYỄN PHƯƠNG THẢO NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG - NGUYỄN PHƯƠNG BẮC TRẦN QUANG BẮC ĐÌNH THẮNG - TRẦN NGUYỄN NGỌC HOÀN DƯƠNG - NGUYỄN ĐÌNH MÙI - THỊ HUYỀN TRẦN HÙNG VIỆN - PHẠM THỊ XUÂN - ĐỖTRẦN QUANGNGÔ PHÚ THĂNG NGUYỄN PHƯƠNG THẢO - THỊ NGUYỆT - BẮC ĐẶNG THỊ THANH ĐÌNH MÙI - NGUYỄN NGỌC HOÀNTHỊ HOA NGUYỄN MAI - NGUYỄN ĐẠT THỜI - NGUYỄN PHẠM THỊ XUÂN - NGÔ THỊ HẠNH LAN NGUYỄN THỊ BẮC - NGÔ PHÚ THĂNG HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU Bài 1 Học xong bài này, em sẽ: BẮC NINH TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI Nhấn mạnh về yêu cầu cần đạt, năng lực và phẩm chất, thái độ học sinh Học xong bài này em sẽ: ¾ Có được những kiến thức cơ bản về bối cảnh lịch sử, tình hình chính trị, Học xong bài này, khi học. cần đạt được sau em sẽ: Nhấn mạnh về yêu cầu cần đạt, năng kinh tế, xã hội, văn hóa của Bắc Ninh qua các thời kì lịch sử từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI. ¾ Vận dụng các kiến thức đã học để trình bày về quá trình phát triển của Mở đầu: Bắc Ninh từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, với những sự kiện, nhân vật lực và phẩm chất, thái độ học sinh Xác định nhiệm vụ, vấn đề học tập lịch sử tiêu biểu, góp phần vào sự phát triển chung của lịch sử dân tộc. cần đạt được sau khi học. ¾ Tự hào về truyền thống lịch sử của quê hương Bắc Ninh; bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước; biết ơn và noi gương các danh nhân của Bắc Ninh đã có công đóng góp vào sự phát triển của lịch sử địa phương và đất nước. học sinh cần giải quyết; kết nối với những điều học sinh đã biết, nêu vấn Mở đầu: đề nhằm kích thích tư duy, tạo hứng Xác định nhiệm vụ, vấn đề học tập thú đối với bài mới. Năm 1009, một vị tướng xuất thân từ Cổ Pháp (Từ Sơn) đã học sinh cần giải quyết; kết nối với được quần thần nhà Tiền Lê suy tôn làm hoàng đế, dựng lên triều đại quân chủ lâu dài, bền vững những điều học sinh đã biết, nêu vấn đầu tiên trong lịch sử độc lập của Việt Nam: nhà Lý (1009-1225). Tên ông là Lý Công Uẩn. Hình 1.1. Tượng vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) tại phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh đề nhằm kích thích tư duy, tạo hứng 6 thú đối với bài mới. 2 2
- Kiến thức mới: Với các nội dung (kênh hình, kênh Đặc trưng của hát Quan họ là lối hát đối chữ) thông qua các hoạt động học giọng giữa cặp nam và cặp nữ. Bên xướng và bên đối hát đối đáp với tập giúp học sinh khai thác, tiếp nhận nhau bằng một bài hát có cùng giai điệu nhưng khác nhau về lời ca. Các bài mới. cặp đối bao giờ cũng hát đôi và hát không có nhạc đệm. Trong một đôi hát sẽ được phân vị trí của Hình 7.2. Giao lưu, đối đáp Quan họ trên sân khấu từng người. Ở đó, một người hát dẫn (hát chính) còn một người hát luồn (hát phụ). Đặc biệt, khi hát phải tuân theo luật “nam tòng nữ”. Nữ hát vế ra trước, nam hát vế đối sau. Theo nhà nghiên cứu Trần Linh Quý, đặc trưng cơ bản của lối hát Quan họ gồm có bốn yếu tố: vang, rền, nền, nảy. Vang: Các nghệ nhân Quan họ thường có giọng hát vang, sáng, kể cả các nghệ nhân ngoài 90 tuổi như cụ Nhi, cụ Bàn ở làng Diềm, cụ Khiếu ở làng Ngang Nội lúc cụ 103 tuổi mà giọng hát vẫn vang, sáng trong trẻo. Với lối “lấy hơi, nhả Đình Bảng có những điều kiện gì giúp cho nơi này phát tích nhiều nhân vật nổi chữ, buông câu, sử dụng cách mở khẩu hình để khi hát nếu là âm trầm vẫn rõ và tiếng trong lịch sử dân tộc? âm cao không với mà giọng hát vẫn cứ vang. Rền: Khi hát theo từng cặp, dù có người hát chính và người hát phụ, nhưng EM CÓ BIẾT? Em có biết: hai giọng hát luôn hoà quyện với nhau, nâng đỡ nhau, không rời rạc, không “vênh” với nhau mà phải thật hoà quyện. Thông tin hỗ trợ, bổ sung hoặc có Thân mẫu Lý Công Uẩn là bà Phạm Thị Ngà quê ở làng Đình Sấm (nay là Dương Nền: Giọng hát khi hát lên phải thật tự nhiên, nhưng vẫn đảm bảo được tính Lôi, phường Tân Hồng, thành phố Từ Sơn). Từ nhỏ, Lý Công Uẩn được thiền sư Lý ngọt ngào, tình tứ, đằm thắm và truyền cảm, song lại không quá điệu đà, nắn nót. Khánh Văn nhận làm con nuôi và được sư Vạn Hạnh dạy dỗ tại chùa Lục Tổ. Lý Như thế gọi là hát đã đạt được tới sự “nền”. tính liên môn nhằm làm rõ hơn nội Công Uẩn đã từng làm tiểu tại các chùa Lục Tổ, Kiến Sơ, Thiên Tâm. Câu chuyện Nảy: Trong Quan họ, khó nhất là lối hát “nảy hạt” mà ở các loại hình dân ca sự tích làng Hồi Quan với miếu ông bà Hộ Quốc còn cho biết ông có sức khỏe phi khác không có. “Nảy hạt” chính là đặc điểm riêng của ca hát Quan họ. Trong các thường và được dân cả vùng ủng hộ. Nhờ được sự dạy dỗ của các trí thức lớn, lớn dung chính. lên Lý Công Uẩn trở thành người văn võ song toàn, tham gia triều chính của nhà 71 Tiền Lê, làm đến chức Tả thân vệ điện tiền Chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ. Năm 1009 khi vua Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn được triều thần suy tôn lên ngôi Hoàng đế vào ngày 21/11/1009, đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Triều Lý được thành lập, mở ra một một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc. Luyện tập: Là các câu hỏi, bài tập thực hành để 1. Em hãy cùng các bạn trong nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau: - Liệt kê các đối tượng được hưởng chính sách an sinh xã hội. - Nêu những hoạt động để thực hiện chính sách an sinh xã hội. củng cố kiến thức, rèn luyện các kĩ 2. Quan sát các bức ảnh dưới đây và cho biết mỗi bức ảnh thuộc lĩnh vực an sinh xã hội nào? năng gắn với kiến thức vừa học. Hình 1.6. Chính điện Đền Đô, phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn 12 Vận dụng: Hình 11.4. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam Hình 11.5. Thường trực Ban Bí thư Trần tặng quà người nghèo và nạn nhân chất Quốc Vượng tặng quà cho các hộ nghèo Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học độc da cam/dioxin tỉnh Bắc Ninh của xã Mộ Đạo - Quế Võ - Bắc Ninh để giải quyết các tình huống, vấn đề trong thực tiễn. 1. Em hãy tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè về một người được hưởng chính sách an sinh xã hội mà em biết. 2. Em hãy cùng các bạn lập một kế hoạch giúp đỡ một bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn? 3. Gia đình bác Hà Văn D thuộc diện hộ nghèo của tỉnh Bắc Ninh, vừa qua con trai út của bác được cơ quan y tế kết luận bị khuyết tật bẩm sinh không thể nghe và nói được. Câu hỏi: Theo em, Con bác D có được hưởng chế độ an sinh xã hội của Tỉnh không? Nếu được thì thuộc diện nào? Bác D cần làm gì để con bác được hưởng chế độ đó? Các câu hỏi trong bài học giúp học 4. Từ những việc làm cụ thể liên quan đến công tác an sinh xã hội, em liên tưởng tới những giá trị truyền thống tốt đẹp nào của con người Việt Nam trong cuộc sống đương đại? sinh định hướng nội dung kiến thức 5. Nêu một dẫn chứng (lời dạy, hành động cụ thể) của Chủ tịch Hồ Chí Minh về an sinh xã hội? Từ đó rút ra bài học cho chính mình? cần tìm hiểu. 99 Hãy bảo quản, giữ gìn tài liệu để dành tặng các em học sinh lớp sau. 3
- Mục lục Trang CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG VÀ VĂN HOÁ Bài 1. Bắc Ninh từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI 7 Bài 2. Văn Miếu Bắc Ninh 32 Bài 3. Danh nhân, nhân vật lịch sử tiểu biểu tỉnh Bắc Ninh 43 (từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI) Bài 4. Lễ hội làng Diềm 54 Bài 5. Tục kết chạ giữa các làng Quan họ 60 Bài 6. Trang phục của liền anh Quan họ 64 Bài 7. Đặc trưng lối hát của dân ca Quan họ Bắc Ninh 67 CHỦ ĐỀ 2: ĐỊA LÍ, KINH TẾ, HƯỚNG NGHIỆP Bài 8. Dân số và sự gia tăng dân số của tỉnh Bắc Ninh 71 Bài 9. Phân bố dân cư và quần cư tỉnh Bắc Ninh 76 Bài 10. Một số đô thị ở tỉnh Bắc Ninh 82 CHỦ ĐỀ 3: CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG Bài 11. Chính sách an sinh xã hội của tỉnh Bắc Ninh 91 Bài 12. Bình đẳng giới 97 4
- Lời nói đầu Các em học sinh thân mến! Trong tay các em là cuốn Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 7. Tài liệu sẽ tiếp tục giúp các em hiểu biết thêm những kiến thức quý báu liên quan đến sự phát triển của vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc xưa và nay, làm giàu vốn tri thức và bồi đắp lòng tự hào về quê hương, đất nước mình. Về lịch sử, các em sẽ được khám phá những nét nổi bật của lịch sử Bắc Ninh - Kinh Bắc từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI; gắn liền với đó là những di tích, nhân vật lịch sử tiêu biểu, góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước trong buổi đầu xây dựng chế độ phong kiến Đại Việt độc lập, tự chủ. Về địa lí, các em sẽ có thêm hiểu biết về điều kiện tự nhiên, sự phân bố dân cư. Về kinh tế, các em sẽ được bổ sung kiến thức về một số ngành nghề truyền thống và hiện đại ở Bắc Ninh, từ đó có định hướng học tập, chuẩn bị cho sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trong tương lai. Về xã hội, các em sẽ tiếp cận một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống hiện tại cần phải giải quyết (chính sách an sinh xã hội, bình đẳng giới). Về văn hoá, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về những Di sản văn hoá tiêu biểu, lễ hội, nghệ thuật Dân ca Quan họ đặc sắc của quê hương, về xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư ở Bắc Ninh. Tài liệu được thiết kế các hoạt động như cuốn tài liệu Giáo dục địa phương lớp 6 gồm: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. Hi vọng cuốn tài liệu thực sự là nhịp cầu tri thức, tiếp nối mạch nguồn truyền thống ngàn năm văn hiến dân tộc, trong đó có một dấu ấn riêng của vùng quê Bắc Ninh - Kinh Bắc. Chúc các em có những khám phá thú vị và thành công trong học tập! CÁC TÁC GIẢ 5
- 1 Chủ đề LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG VÀ VĂN HOÁ 6
- Bài 1 BẮC NINH TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVI Học xong bài này, em sẽ: ¾¾ Hiểu được những nét chính về bối cảnh lịch sử, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá của Bắc Ninh qua các thời kì lịch sử (từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI). ¾¾ Trình bày được quá trình phát triển của Bắc Ninh (từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI), với những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, góp phần vào sự phát triển chung của lịch sử dân tộc. ¾¾ Tự hào về truyền thống lịch sử quê hương; bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước; trân trọng những đóng góp của các danh nhân của Bắc Ninh vào sự phát triển của lịch sử địa phương và đất nước. Trong phần lịch sử của Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 6, các em đã được học về lịch sử và những đóng góp của nhân dân vùng đất này đối với sự phát triển của lịch sử dân tộc từ thời nguyên thuỷ đến đầu thế kỉ X. Từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI, nhân dân Bắc Ninh tiếp tục có những đóng góp Hình 1.1. Tượng vua Lý Thái Tổ quan trọng đối với sự phát triển (phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh) của lịch sử dân tộc. 7
- Em biết gì về vua Lý Thái Tổ? Hãy chia sẻ một vài đóng góp của ông với đất nước mà em biết. I. BẮC NINH TRONG BUỔI ĐẦU XÂY DỰNG QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐỘC LẬP (THẾ KỈ X) 1. Bắc Ninh trong buổi đầu xây dựng nền tự chủ của dân tộc Thời Bắc thuộc, Bắc Ninh là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của vùng châu thổ sông Hồng (trị sở tại Luy Lâu và Long Biên). Ngoài ra, nơi đây còn đóng vai trò là một trong những trung tâm Phật giáo nổi bật ở khu vực Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc. Hình 1.2. Chùa Dâu (xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành) - Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam 8
- Đến đầu thế kỉ X, nhiều vùng ở Bắc Ninh đã có một số dòng họ có ảnh hưởng lớn, như họ Lý ở Đình Bảng (Từ Sơn), họ Nguyễn ở làng Nguyễn Xá (Tiên Du), họ Lã ở Siêu Loại (Thuận Thành),… Nhiều nhân vật có ảnh hưởng lớn tới lịch sử dân tộc xuất thân từ các gia tộc này như Thiền sư Lý Vạn Hạnh, Thiền sư Lý Khánh Văn, Lý Công Uẩn, Nguyễn Thủ Tiệp, Lã Đường,… Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt 1117 EM CÓ BIẾT? năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, Năm 937, khi Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Ngô Quyền lên ngôi Vương, Nghệ, trong không khí nhân dân cả nước: “bảo khôi phục nền độc lập tự chủ, nhau dắt trẻ phù già, bổ chưng Công Tiễn, về xây dựng kinh đô tại Cổ Loa, nhà Ngô Vương” (Thiên Nam ngữ lục), hào mở ra thời đại mới của lịch sử trưởng Lã Minh ở Liễu Chử (nay là Liễu Khê - dân tộc. Tuy nhiên, sau khi còn gọi là làng Lựa - thuộc xã Song Liễu, huyện Ngô Quyền mất (năm 944), Thuận Thành) đã theo Ngô Quyền trừng phạt triều đình trung ương rơi vào Kiều Công Tiễn. Năm 938, ông đã tham gia phá hỗn loạn. Trước tình hình đó, quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. nhiều thế lực hào trưởng địa (Theo “Lịch sử Hà Bắc”, Hội đồng phương đã nổi dậy, tạo nên Lịch sử tỉnh Hà Bắc, 1986) cục diện loạn 12 sứ quân. Hình 1.3. Bản đồ cục diện loạn 12 sứ quân 9
- Tại vùng Bắc Ninh có các sứ quân: Nguyễn Thủ Tiệp, tự xưng là Nguyễn EM CÓ BIẾT? Lệnh công, giữ miền Tiên Du, nay còn dấu thành cũ ở chân núi Bát Vạn (Tiên Trong 3 sứ quân cát cứ ở vùng đất Bắc Ninh thì sứ quân của Nguyễn Du); sứ quân Lý Khuê, xưng là Lý Lãng Thủ Tiệp là mạnh nhất. Nguyễn Thủ công, giữ miền Siêu Loại (Thuận Thành) Tiệp xưng Nguyễn Lệnh công với và một phần Gia Lâm (Hà Nội); sứ quân trung tâm cát cứ là làng Nguyễn Xá Lã Đường, xưng là Lã Tá công, giữ miền (huyện Tiên Du). Khi khởi binh, sứ Tế Giang (bao gồm một phần Thuận quân này đã chiếm giữ toàn bộ huyện Thành và Văn Giang). Tiên Du. Sau chiếm huyện Vũ Ninh, Trong cảnh đất nước loạn lạc, Đinh Nguyễn Thủ Tiệp xưng là Vũ Ninh Bộ Lĩnh (xưng là Vạn Thắng vương) đã vương. Từ trong cuộc hỗn loạn 12 sứ tập hợp lực lượng rồi từ Hoa Lư (Ninh quân, Đinh Bộ Lĩnh tiếp tục sự nghiệp Bình) lần lượt dẹp loạn 12 sứ quân. Năm của sứ quân Trần Lãm và thu phục 968, đất nước thống nhất - nhà Đinh ra các sứ quân khác. Đinh Bộ Lĩnh đã cử Nguyễn Bặc đến đánh sứ quân đời. Sau thời kì cầm quyền ngắn ngủi của Nguyễn Thủ Tiệp. Nguyễn Thủ Tiệp bị nhà Đinh (968 - 980), năm 980, nhà Tiền đánh bại và chạy vào đất Diễn Châu Lê được xác lập. Vua Lê Đại Hành đã (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). phong vương cho các con và cử đi cai trị (Theo “Lịch sử Hà Bắc”, các châu, quận. Năm 993, người con thứ Hội đồng Lịch sử tỉnh Hà Bắc, 1986) 7 là Lê Long Tung được phong làm Định Phiên vương đóng ở thành Tư Doanh, bên sông Ngũ Huyện. Năm 995, người con thứ 11 là Lê Long Đề được phong làm Hành Quân vương coi châu Cổ Lãm ở phía bắc sông Đuống. Hình 1.4. Điện Tam bảo chùa Kim Đài (Lục Tổ) tại phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn 10
- Cùng với sự phát triển về kinh tế, chính trị, vùng Bắc Ninh tiếp tục đóng vai trò là trung tâm Phật giáo của vùng châu thổ sông Hồng. Bên cạnh chùa Dâu, nhiều trung tâm Phật giáo mới dần xuất hiện như chùa Kiến Sơ, chùa Lục Tổ, chùa Chu Minh, chùa Trường Liêu,… Các nhà sư cũng đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, tôn giáo trong xã hội Việt Nam ở thế kỉ X. Em hãy trình bày những nét chính về tình hình Bắc Ninh trong thế kỉ X. 2. Nhân dân Bắc Ninh tham gia cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống lần thứ nhất (981) Cuối năm 979, nhân lúc tình hình triều đình nhà Đinh rối loạn, nhà Tống âm mưu tiến hành xâm lược nước ta. Trước tình thế đó, sau khi lên ngôi, vua Lê Đại Hành đã gấp rút tập hợp lực lượng để chống quân xâm lược Tống. Nhà vua chủ trương xây dựng các trận địa chặn đường tiến quân thuỷ, bộ của địch, trong đó có thành Bình Lỗ ở bờ nam sông Cầu nhằm che chắn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hình 1.5. Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất 11
- Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất (981), nhân dân vùng đất Bắc Ninh vừa giữ vai trò hậu phương trực tiếp, chi viện nhiều sức người, sức của, vừa đắp thành Bình Lỗ, giam chân địch ở Tây Kết không cho chúng đi xa triền sông Cầu. Sau các chiến dịch quân sự trên sông Bạch Đằng và tấn công đạo quân EM CÓ BIẾT? của Hầu Nhân Bảo, vua Lê Đại Hành đem quân phối hợp với lực lượng ở Đánh giá cuộc kháng chiến chống thành Bình Lỗ nhằm tiêu diệt đạo quân Tống của quân dân Đại Việt do Lê thuỷ của Trần Khâm Tộ ở Tây Kết. Cuộc Đại Hành lãnh đạo, Trần Hưng Đạo tấn công làm quân Tống bị thiệt hại nặng đã nói: “Thời Đinh - Lê dùng được nề, số còn lại tháo chạy xuôi sông Cầu bị người hiền lương, đất phương Nam quân ta truy kích. Tại trận Tây Kết, quân mới mạnh mà phương Bắc thì mỏi ta bắt sống được các tướng Tống là mệt suy yếu, trên dưới cùng lòng, Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huân. lòng dân không chia, xây thành Một lần nữa, những chiến công hiển Bình Lỗ mà phá được quân Tống”. hách trong cuộc chiến đấu chống xâm (Theo “Lịch sử Hà Bắc”, lược phương Bắc lại được ghi dấu trên Hội đồng Lịch sử tỉnh Hà Bắc, 1986) vùng đất Bắc Ninh. Nhân dân vùng đất Bắc Ninh đã có những đóng góp quan trọng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất (981)? II. BẮC NINH DƯỚI THỜI LÝ (1009 – 1225) 1. Đình Bảng - đất phát tích nhà Lý Trên đất Bắc Ninh cổ, Đình Bảng là một trong những trung tâm chính trị, văn hoá tiêu biểu. Vào cuối thời Bắc thuộc vùng này gọi là hương Diên Uẩn, nơi quy tụ nhiều cự tộc trong đó có họ Lý. Khoảng cuối thế kỉ VIII - đầu thế kỉ IX, Diên Uẩn được đổi tên thành Cổ Pháp. Cổ Pháp là vùng đất vừa thuận lợi phát triển nông nghiệp, vừa tiện vị trí giao thương, vì thế, đã thúc đẩy sự phát triển của một vùng đất địa linh nhân kiệt. Trong đó, thiền sư Vạn Hạnh (938 - 1018) là người đóng vai trò quan trọng trong sự xác lập vương triều Lý. Người sáng lập vương triều Lý (1009 - 1225) là Lý Công Uẩn (974 - 1028), thuộc dòng dõi họ Lý ở hương Cổ Pháp. 12
- Những điều kiện thuận lợi nào khiến vùng đất Đình Bảng trở thành nơi phát tích nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử dân tộc? EM CÓ BIẾT? Lý Công Uẩn người hương Cổ Pháp (nay là phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn). Từ nhỏ, Lý Công Uẩn được thiền sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi và được sư Vạn Hạnh dạy dỗ tại chùa Lục Tổ. Lý Công Uẩn đã từng làm tiểu tại các chùa Lục Tổ, Kiến Sơ, Thiên Tâm. Câu chuyện sự tích làng Hồi Quan với miếu ông bà Hộ Quốc còn cho biết ông có sức khoẻ phi thường và được dân cả vùng ủng hộ. Nhờ được sự dạy dỗ của các trí thức tiêu biểu, lớn lên Lý Công Uẩn trở thành người văn võ song toàn, tham gia triều chính của nhà Tiền Lê, làm đến chức Tả thân vệ điện tiền Chỉ huy sứ, thống lĩnh hết quân túc vệ. (Theo “Lịch sử Hà Bắc”, Hội đồng Lịch sử tỉnh Hà Bắc, 1986) Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn được triều thần suy tôn lên ngôi Hoàng đế vào ngày 21/11/1009, đặt niên hiệu là Thuận Thiên. Triều Lý được thành lập, mở ra một một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc. Hình 1.6. Chính điện Đền Đô (phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn) 13
- Dưới thời Lý, hương Cổ Pháp được đổi thành phủ Thiên Đức và nhanh chóng phát triển thịnh vượng. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã xa giá về thăm quê, tặng cho các bô lão quê nhà tiền và lụa theo các thứ bậc khác nhau. Cũng ngay năm đó, vua xuống chiếu phát 20.000 quan tiền, thuê thợ làm chùa ở phủ Thiên Đức. Các vua đời sau, đặc biệt là Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông còn cho xây dựng ở phủ Thiên Đức nhiều chùa, tháp lớn. Những việc làm nêu trên của vua Lý Thái Tổ thể hiện điều gì? EM CÓ BIẾT? Đền Đô còn gọi là đền Lý Bát Đế thờ tám vị vua đầu triều Lý. Đền do vua Lý Thái Tổ khởi dựng. Sách “Đại Việt sử kí toàn thư” chép rằng: “Năm Thuận Thiên thứ XI (1019) dựng Thái Miếu ở sơn lăng Thiên Đức”, do vậy đền còn được coi là “Thái Miếu nhà Lý”, ngày xưa hàng năm Bộ Lễ về đứng chủ tế ở đền. Đền Đô được Nhà nước xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2014. 2. Tình hình Bắc Ninh dưới triều Lý Năm 1010, vua Lý Thái Tổ chia đất nước thành 24 lộ, trong đó hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang lúc đó thuộc lộ Bắc Giang. Tại Bắc Ninh có một số đơn vị hành chính nổi bật như phủ Thiên Đức (khu vực thành phố Từ Sơn, huyện Tiên Du và vùng phụ cận ngày nay); châu Vũ Ninh (khu vực huyện Quế Võ ngày nay) và một số hương, như hương Thổ Lỗi, năm 1068 đổi tên là hương Siêu Loại (khu vực huyện Thuận Thành và vùng phụ cận ngày nay). Vùng đất Bắc Ninh dưới triều Lý là một trong những trung tâm kinh tế năng động của Đại Việt. Trải qua hơn 200 năm triều Lý, sử cũ ghi đề cập đến nhiều lần được mùa, làng xóm được ổn định. Việc trị thuỷ ở Bắc Ninh được các vua nhà Lý hết sức chú trọng. Năm 1077, vua Lý Nhân Tông cho đắp đê dọc sông Như Nguyệt dài 67.380 bộ (khoảng 47 km). Cùng với việc đắp đê, nhà nước còn cho đào, vét nhiều kênh, ngòi trong đó có kênh Lãnh Kinh (phường Thị Cầu, thành phố Bắc Ninh ngày nay) được đào năm 1089. Dưới triều Lý, kinh tế nông nghiệp của vùng đất Bắc Ninh có bước phát triển như thế nào? Những nguyên nhân nào để kinh tế nông nghiệp Bắc Ninh có bước phát triển như vậy? 14
- EM CÓ BIẾT? Phủ Thiên Đức là nơi an táng các vua Lý sau khi mất, có một loại ruộng riêng gọi là ruộng sơn lăng. Ruộng sơn lăng được coi là ruộng công vĩnh viễn, giao cho dân xã sở tại chia nhau cày cấy, nộp một phần hoa lợi để chi phí vào việc thờ phụng, sửa sang và bảo vệ lăng tẩm của các vua Lý. Dân Đình Bảng cho đến triều Lê vẫn được coi là “dân thủ lệ chuyên việc phụng thờ”, được miễn đi lính và lao dịch. (Theo “Lịch sử Hà Bắc”, Hội đồng Lịch sử tỉnh Hà Bắc, 1986) Cùng với sự phát triển nông nghiệp, Bắc Ninh có nhiều làng thủ công nổi tiếng về trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, làm gốm, chế tác đồ kim khí. Một số làng nghề có lịch sử lâu đời như làng lụa Tam Sơn (thành phố Từ Sơn), làng Quả Cảm (huyện Yên Phong) làm đồ sành nâu, làng Phù Lãng (huyện Quế Võ) làm gốm men da lươn,… Với vị trí địa lí thuận lợi, nằm trên các trục giao thông thuỷ bộ quan trọng cùng sự phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, vùng Bắc Ninh trở thành trung tâm giao thương hàng hoá lớn giữa các khu vực của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nêu một số dẫn chứng về sự phát triển của nghề thủ công và thương nghiệp ở vùng đất Bắc Ninh dưới triều Lý. EM CÓ BIẾT? Dưới triều Lý, Bắc Ninh là trung tâm rèn sắt và đúc đồng lớn. Sử cũ chép về việc đúc chuông và tượng cho các chùa ở trên đất Bắc Ninh, như năm 1041 đúc tượng phật Di Lặc và 2 vị Bồ Tát cho Viện Từ Thị Thiên Phúc ở núi Tiên Du hết 7.500 cân đồng, năm 1055 đúc chuông chùa Trùng Quang hết 6.000 cân đồng. (Theo “Lịch sử Hà Bắc”, Hội đồng Lịch sử tỉnh Hà Bắc, 1986) Về văn hoá, Phật giáo ở triều Lý phát triển mạnh mẽ, được coi là “quốc giáo”, có ảnh hưởng lớn tới đời sống chính trị, văn hoá, xã hội của nhân dân. Vùng đất Bắc Ninh là quê hương của nhiều thiền sư nổi tiếng như Lý Vạn Hạnh, Lã Định Hương, Thiền Lão, Tô Minh Trí, Thảo Đường, Âu Đạo Huệ, Nguyễn Nguyên Học,… 15
- EM CÓ BIẾT? Nhà sư Thảo Đường được vua Lý Thái Tông trọng dụng để lập ra một dòng thiền mới - dòng Thảo Đường mà chính nhà vua là một thành viên tích cực. Với dòng thiền Thảo Đường, triều đình nhà Lý đã kết hợp Phật giáo với truyền thống văn hoá dân tộc và tư tưởng Nho giáo để lập một trường phái triết học Phật giáo mang bản sắc Việt Nam. (Theo “Lịch sử Hà Bắc”, Hội đồng Lịch sử tỉnh Hà Bắc, 1986) Hình 1.7. Tượng Phật A di đà (chùa Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du) Trên cơ sở đó, nhiều ngôi chùa lớn đã được trùng tu, xây dựng tại Bắc Ninh. Sách Đại Việt sử kí toàn thư ghi lại việc nhà Lý cho dựng 8 sở chùa tại phủ Thiên Đức (năm 1010); dựng hai chùa Thiền Quang và Thiên Đức (năm 1016); dựng lăng Thiên Đức (năm 1019), chùa Trùng Quang (1034), Viện Từ Thị Thiên Phúc (1041), chùa Vạn Phúc (năm 1057) và các tháp của chùa Vạn Phúc (năm 1088 và 1105),... EM CÓ BIẾT? Triều Lý, các chùa lớn vùng Bắc Ninh tập trung nhiều sư tăng. Chùa Quảng Báo (Dũng Liệt, Yên Phong) có hàng trăm tăng đồ theo sư Nguyễn Nguyên Học; chùa Thanh Trước thì “dân chúng đông như chợ”; chùa Trùng Minh ở núi Tiên Du thì sư Thiền Lão có hàng nghìn học trò… Năm 1129, vua Lý Thần Tông khánh thành 84.000 bảo tháp mang đặt ở nhiều nơi, nhiều nhất ở vùng Phật Tích. Vì thế, núi ở đây còn có tên là Bát Vạn Sơn. (Theo “Lịch sử Hà Bắc”, Hội đồng Lịch sử tỉnh Hà Bắc, 1986) 16
- Văn học và nghệ thuật trên vùng đất Bắc Ninh cũng có những bước phát triển mới dưới triều Lý. Trong số gần 60 nhà thơ của triều Lý còn để lại tác phẩm đến nay, thì Bắc Ninh đóng góp gần 20 người cùng với 7 vị vua Lý cũng là tác giả văn chương của giai đoạn này. Những dẫn chứng nào chứng tỏ Bắc Ninh đã có những đóng góp lớn vào văn học dưới triều Lý? Dưới triều Lý, nền giáo dục, khoa cử Đại Việt cũng từng bước được xác lập. Bên cạnh hoạt động giáo dục tại tự viện của chùa, năm 1076, Quốc tử giám được thành lập. Nhà Lý là vương triều đầu tiên tổ chức các khoa thi theo tinh thần Nho giáo. Tại khoa thi đầu tiên năm 1075, Lê Văn Thịnh (người xã Đông Cứu, huyện Gia Bình) đã đỗ đầu, được xem là “Trạng nguyên khai khoa” trong lịch sử khoa bảng. Lê Văn Thịnh từng giữ chức Thái sư của triều Lý. Ông đứng đầu phái đoàn Đại Việt tiến hành đàm phán biên giới với nhà Tống tại Hội nghị Vĩnh Bình (năm 1084). Tại đây, Lê Văn Thịnh dùng lời lẽ sắc bén với sứ Tống đòi lại được hai châu ở vùng Quảng Nguyên bị giặc chiếm. Tiếp theo là Nguyễn Nguyên Ức - người đỗ đầu nhiều khoa thi của triều đình và dâng nhiều kế sách trị quốc lên vua Lý Thần Tông. Cho biết những đóng góp quan trọng vào truyền thống hiếu học của Đại Việt dưới triều Lý của người dân Bắc Ninh. Các di tích lịch sử ở vùng Bắc Ninh cũng cho thấy sự phát triển của một nền nghệ thuật đa dạng, đạt nhiều thành tựu về âm nhạc, vũ đạo. Hình chạm dàn nhạc ở chân cột chùa Phật Tích phản ánh các điệu múa kèm với âm nhạc của các nhạc cụ như phách, sáo, nhị, đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh, trống cơm và trống da. Với sự hiện diện của trống cơm, tượng người chim và chim thần ở chùa Phật Tích cũng cho thấy giao thoa văn hoá Đại Việt ở triều Lý với văn hoá Chăm Pa. Hình 1.8. Đèn hình đài sen triều Lý 17
- Hình 1.9. Mảnh gạch triều Lý (tìm thấy tại chùa Dạm, phường Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh) Nêu một số dẫn chứng về đóng góp của vùng đất Bắc Ninh vào sự phát triển nghệ thuật dân tộc dưới triều Lý. 3. Bắc Ninh - phòng tuyến vững chắc ngăn chặn và đánh bại quân xâm lược Tống lần thứ hai (1077) Từ nửa sau thế kỉ XI, nhà Tống lại âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Trước tình thế đó, năm 1075, Lý Thường Kiệt chủ động tiến hành cuộc tập kết quân sự tiêu diệt các căn cứ hậu cần của quân Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, và Liêm Châu. Để ngăn chặn quân giặc tấn công vào phủ Thiên Đức và kinh đô Thăng Long, quân dân nhà Lý đã xây dựng hệ thống phòng tuyến vững chắc dọc theo sông Cầu (tức sông Như Nguyệt) cách Thăng Long 30 km về phía Bắc. EM CÓ BIẾT? Phòng tuyến Như Nguyệt thuộc đoạn giữa dòng sông Cầu từ Tam Đảo đến Lục Đầu. Vào thời Lý, đây là khúc sông rộng do nhận nước từ sông Cà Lồ ở ngã ba Xà và sông Thiếp ở Quả Cảm. Dọc theo hai bờ sông là đầm lầy, rừng rậm rất khó vượt qua, vì thế Lý Thường Kiệt chỉ cần cho đắp chiến luỹ từng đoạn ở những nơi đồng trống và trục đường giao thông quan trọng. Đó là các đoạn ở xã Tam Giang - có bến Như Nguyệt, khởi đầu con đường qua Yên Phụ sang Thuỵ Lôi (Đông Anh) để về Thăng Long; đoạn Thị Cầu - trên đường từ Lạng Sơn về Thăng Long; đoạn xã Tam Đa - đối diện với dãy núi Tiên Lát bên bờ bắc. Tại bờ nam, nhà Lý cho đắp chiến luỹ cao vài thước, mặt hướng ra bờ sông thẳng đứng, còn phía trong đồng thoai thoải để quân ta dễ vận động lên mặt luỹ. Dưới chân luỹ ở mặt sông, nhà Lý cho dựng bãi cọc, hầm chông. Phía sau phòng tuyến, trên khu vực các huyện Yên Phong, Tiên Du, thành phố Từ Sơn đặt doanh trại quân nhà Lý. (Theo “Lịch sử Hà Bắc”, Hội đồng Lịch sử tỉnh Hà Bắc, 1986) 18
- Hình 1.10. Lược đồ phòng tuyến Như Nguyệt Đầu năm 1077, quân Tống tiến EM CÓ BIẾT? đến bờ bắc sông Như Nguyệt, chia lực lượng đóng tại xã Mai Đình do phó Vào một đêm cuối mùa xuân năm tướng Triệu Tiết chỉ huy và đại bản 1077, tại đền Xà thờ Trương Hống, doanh của tướng Quách Quỳ đóng ở Trương Hát (Tam Giang, Yên Phong), khu vực xã Quang Châu (Việt Yên), Lý Thường Kiệt cho người đọc bài thơ bờ bắc khu Thị Cầu. Tuy vậy, các nỗ “Nam quốc sơn hà”như là hiệu lệnh lực vượt sông của tướng Quách Quỳ mở đầu cho cuộc tấn công: đều bị quân đội nhà Lý đánh bại, buộc “Nam quốc sơn hà Nam đế cư quân Tống phải co cụm cố thủ. Nắm Tiệt nhiên định phận tại thiên thư vững thời cơ, Lý Thường Kiệt quyết Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm định tập kích doanh trại giặc, tiêu diệt Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.” hơn 1000 quân, buộc Quách Quỳ phải lui quân về nước. Cuộc kháng chiến (Theo “Lịch sử Hà Bắc”, chống quân xâm lược Tống lần thứ Hội đồng Lịch sử tỉnh Hà Bắc, 1986) hai toàn thắng. 19
- Bài thơ phản ánh ý chí độc lập, tự cường của dân tộc, được coi như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước ta. Hình 1.11. Đền thờ Lý Thường Kiệt (xã Tam Giang, huyện Yên Phong) EM CÓ BIẾT? Tương truyền, bà Chúa Kho là hoàng hậu dưới triều Lý, người có công chiêu dân lập ấp, khai khẩn đất đai ở vùng Quả Cảm, Cổ Mễ, Thượng Ðồng. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ 2, bà được giao cai quản, chỉ đạo, sắp xếp, sản xuất, tiếp tế lương thực cho quân đội nhà Lý tại kho lương ở phòng tuyến Như Nguyệt, đồng thời đảm bảo lương thực cho người dân nơi đây. Khi cuộc kháng chiến sắp kết thúc bà bị quân giặc giết trong một lần đi tiếp tế cho dân. Vua Lý thương tiếc, phong cho bà là Phúc Thần. Người dân biết ơn bà, đã lập đền thờ tại chính kho lương ở núi Kho (khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh). Lễ hội đền Bà Chúa Kho diễn ra vào ngày 14 tháng 1 (âm lịch) hàng năm. 1. Tại sao khẳng định: Việc chọn địa điểm và xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt là quyết định đúng đắn và sáng suốt của Lý Thường Kiệt? 2. Em hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai trên vùng đất Bắc Ninh. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang lớp 6
64 p | 212 | 35
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Long An lớp 6
76 p | 226 | 19
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh lớp 6
56 p | 84 | 17
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hưng Yên lớp 7
64 p | 201 | 16
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội lớp 2
48 p | 95 | 16
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước lớp 7
64 p | 102 | 15
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Đà Nẵng lớp 6
48 p | 173 | 15
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 4
84 p | 115 | 14
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu lớp 8
76 p | 96 | 9
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh lớp 6
76 p | 79 | 9
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Tiền Giang 6
66 p | 63 | 9
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Hoà Bình lớp 1
72 p | 63 | 9
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Cần Thơ lớp 10
97 p | 87 | 8
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Vĩnh Phúc lớp 6 (Sách giáo viên)
69 p | 81 | 6
-
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội lớp 3
44 p | 25 | 6
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bạc Liêu lớp 6
95 p | 25 | 6
-
Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bình Phước lớp 3
52 p | 18 | 5
-
Tài liệu Giáo dục địa phương môn Địa lí lớp 9
35 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn