intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lai Châu lớp 6

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

51
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Lai Châu lớp 6 được biên soạn với 8 chủ đề, các em sẽ được tìm hiểu về các vấn đề văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,… của địa phương. Thông qua hoạt động trong các chủ đề, các em sẽ được trang bị những hiểu biết về nơi sinh sống, phát triển phẩm chất và năng lực, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lai Châu lớp 6

  1. 138/BC-UBND 14/05/2021 08:23:55 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đinh Trung Tuấn (Tổng Chủ biên) − Phạm Quỳnh (Chủ biên) Nguyễn Thị Bích − Hoàng Thị Dung − Nguyễn Việt Hùng − Trần Thị Huệ Phạm Minh Hương − Nguyễn Phương Liên − Trần Thị Bích Ngọc Đinh Hồng Nhung − Lưu Hồng Phương − Đàm Thị Hồng Thắm − Phạm Duy Thắng TÀI LIỆU TỈNH LỚP Th áng 4 - 20 2 1 4 1
  2. MỤC LỤC Chủ đề 1: Truyện cổ tích các dân tộc ở Lai Châu 6 Chủ đề 2: Phong tục truyền thống ở Lai Châu 13 Chủ đề 3: Nhạc cụ dân tộc ở Lai Châu 21 Chủ đề 4: Vị trí địa lí của tỉnh Lai Châu 29 Chủ đề 5: Điều kiện tự nhiên đặc trưng của tỉnh Lai Châu 35 Chủ đề 6: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ở Lai Châu 41 Chủ đề 7: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ở Lai Châu 47 Chủ đề 8: Khám phá nghề nghiệp ở Lai Châu 54 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Các em học sinh lớp 6 thân mến! Trên tay các em là cuốn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Lai Châu lớp 6. Với 8 chủ đề, các em sẽ được tìm hiểu về các vấn đề văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp,… của địa phương. Thông qua hoạt động trong các chủ đề, các em sẽ được trang bị những hiểu biết về nơi sinh sống, phát triển phẩm chất và năng lực, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước. Cuốn sách này sẽ đồng hành với các em trong suốt năm học đầu tiên ở cấp Trung học cơ sở. Hi vọng các em sẽ yêu thích các hoạt động trong sách, say mê học tập, trải nghiệm, biết vận dụng, liên hệ để hiểu rõ hơn những vấn đề của địa phương và thêm trân trọng truyền thống quê hương Lai Châu. Các em hãy giữ gìn cuốn sách cẩn thận, bởi nó sẽ là kỉ niệm đẹp đối với các em trong quá trình học tập. Chúc các em có những tiết hoạt động thật vui vẻ và bổ ích với cuốn sách này! CÁC TÁC GIẢ 3
  4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU MỞ ĐẦU  Xác định nhiệm vụ, vấn đề học tập học sinh cần giải quyết.  Kết nối với những điều học sinh đã biết.  Nêu vấn đề nhằm kích thích tư duy, tạo hứng thú đối với bài mới. KIẾN THỨC MỚI Cung cấp thông tin liên quan đến CHỦ ĐỀ chủ đề và các hoạt động học tập, VỊ TRÍ ĐỊA LÍ CỦA TỈNH LAI CHÂU 4 giúp học sinh khai thác, chiếm – Nêu và xác định được vị trí địa lí của tỉnh Lai Châu trên lược lĩnh kiến thức mới. đồ; – Trình bày được diện tích tự nhiên và các đơn vị hành chính cấp huyện/thành phố của Lai Châu; – Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Vị trí địa lí là yếu tố đầu tiên, quan trọng tạo nên sức mạnh quốc gia. Nơi nào có vị trí thuận lợi, nơi đó có sức hút đối với dân cư và có ới tiềm năng để phát triển kinh tế. Lai Châu là một tỉnh biên giới phía b Tây Bắc Việt Nam, có vị trí chiến lược quan trọng về tự nự nhiên, kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng. 1 Tìm hiểu vị trí địa lí của tỉnh Lai Châu Hình 4.1. Đèo Ô Quy Hồ (huyện Tam Đường) ện ? Lai Châu đã và đang khai thác lợi thế về vị trí địa lí và phạm vi al lãnh thổ của mình như thế nào? 29 Hình 4.2. Lược đồ hành chính tỉnh Lai Châu Lai Châu là một tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam; có toạ độ địa lí từ 21°41’ đến 22°50’ vĩ độ Bắc và từ 102°19’ đến 103°59’ kinh độ Đông1. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai; phía Đông giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp tỉnh Điện Biên, Sơn La. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 9.068,78 km², đứng thứ mười trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước2. 1, 2. Theo Tỉnh uỷ – Hội đồng Nhân dân – UBND tỉnh Lai Châu, Địa chí Lai Châu, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, H.2020, tr29. 2 30 4
  5. LUYỆN TẬP Gồm các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, hoạt động để học sinh củng cố, rèn luyện các kĩ năng gắn với kiến thức vừa học. VẬN DỤNG Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống, vấn đề trong thực tiễn, gắn với địa phương. ? Dựa vào hình 4.2 và thông tin trong bài, em hãy thực hiện yêu cầu: Nêu tóm tắt quá trình phân chia hành chính tỉnh Lai Châu từ năm 2003 đến nay. Kể tên các huyện, thành phố của tỉnh Lai Châu. Gia đình em sống ở huyện/thành phố nào? Kể tên các huyện/thành phố tiếp giáp với huyện/thành phố nơi em đang sống. 4 Xác định vị trí của địa phương (huyện, thị, thành phố) nơi em đang sinh e sống trên hình 4.2. Nhà em cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng bao âu nhiêu km? 5 Hãy trình bày ý nghĩa vị trí địa lí của tỉnh Lai Châu theo gợi ý dưới đây: ướ 6 Thành phố Lai Châu cách thủ đô Hà Nội khoảng bao nhiêu km? Em có thể di chuyển từ Lai Châu đến Hà Nội bằng những phương tiện gì? 7 Sử dụng la bàn để xác định các hướng tiếp giáp của Lai Châu với các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Điện Biên. Từ Lai Châu đến các tỉnh trên, có thể đi theo quốc lộ nào? Vị trí địa lí của tỉnh Lai Châu 33 34 34 Hãy bảo quản, giữ gìn cuốn tài liệu này để dành tặng các em học sinh lớp sau. 5
  6. CHỦ ĐỀ TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC 1 Ở LAI CHÂU Mục tiêu: – Kể lại được một số truyện cổ tích các dân tộc ở Lai Châu; – Tìm hiểu được về một truyện cổ tích nổi bật ở Lai Châu; – Nêu được ý nghĩa của truyện cổ tích ở Lai Châu; – Đánh giá được giá trị, vai trò của truyện cổ tích trong nền văn học Lai Châu. Hình 1.1. Một số tuyển tập truyện cổ dân gian của các dân tộc ở Lai Châu đã được xuất bản ? Xem hình ảnh hoặc đọc các tuyển tập truyện cổ dân gian của Lai Châu và chia sẻ một số thông tin:  Các em có thường nghe, đọc truyện cổ tích không?  Ở trường/gia đình em có các truyện này không? 6
  7. Em có biết?  Truyện kể dân gian nói chung và truyện cổ tích dân gian ở Lai Châu nói riêng có số lượng lớn và phong phú, đa dạng về thể loại.  Đã có nhiều công trình sưu tầm được công bố như Truyện cổ tích miền núi (Nhiều tác giả, NXB Dân tộc, 1958), Truyện cổ Mèo (Lê Trung Vũ, NXB Văn hoá, 1963), Truyện cổ dân tộc Khơ Mú ở tỉnh Điện Biên (Lương Thị Đại, NXB Thời đại, 2013); Truyện cổ Hà Nhì (Chu Thuỳ Liên – Chu Chà Me – Lê Đình Lai, NXB Văn hoá Thông tin, 2013); Truyện cổ ba dân tộc Thái – Khơ Mú – Hà Nhì (Trần Thị An biên soạn, NXB Hội Nhà văn, 2018), Truyện cổ các dân tộc phía Bắc Việt Nam (NXB Văn hoá dân tộc, 2012).  Hiện nay, truyện cổ tích vẫn được phổ biến bằng nhiều hình thức như in ấn, xuất bản, truyền miệng trong cộng đồng. 1 Giới thiệu truyện cổ tích tiêu biểu của Lai Châu Đọc truyện dưới đây và trả lời câu hỏi: HANG VÀNG, HANG BẠC (Truyện cổ dân tộc Thái) Ngày xưa, có một cặp vợ chồng nông dân sinh được hai người con trai. Người em hiền lành, thật thà, hay nhường nhịn. Người anh thì lọc lõi, tham lam. Sau khi hai người con trai lấy vợ, sinh con thì cha mẹ họ lần lượt về suối vàng. Vợ chồng người anh tìm cách chiếm hết gia sản cha mẹ để lại, đuổi vợ chồng người em cùng các cháu đi. Gia đình người em ra đi với hai bàn tay trắng, chỉ mang theo một con chó ghẻ. Cuộc sống gia đình người em vô cùng vất vả. Dù chăm chỉ làm lụng, nhưng đông con nên họ thiếu đói quanh năm. Vợ chồng, con cái thường xuyên phải đi đào củ nâu, củ mài, kiếm nõn chuối, rau rừng về ăn thay bữa. Một hôm, vợ người em đi vào rừng đào củ mài, củ nâu. Chiều muộn mà vẫn chưa thấy vợ trở về nhà, người em sốt ruột lên rừng tìm. Đến khi trời tối mịt, nhìn không rõ, người em vấp phải dây củ mài và bị ngã xuống một cái hố. Không ngờ, người em thấy vợ mình cũng ở dưới hố, đang đói lả. Con chó không thấy chủ về liền đánh hơi đi lên rừng tìm. Chó tìm thấy vợ chồng người em đang mắc kẹt dưới hố bèn thò đuôi xuống để cho hai người bám vào rồi đu lên. Nhưng đuôi chó quá ngắn, không thò xuống đến chỗ vợ chồng người em được. Nó đành nghĩ ra cách chạy đến núi đá tai mèo tìm gặp khỉ chúa, nhờ khỉ chúa giúp. Khỉ chúa thương tình nhận lời. Khỉ chúa ra lệnh cho cả đàn khỉ đu lên một cây tre gần cái hố, khiến cho ngọn tre cong vít thõng xuống hố củ mài. 7
  8. Cả hai người bám vào ngọn tre rồi leo lên, thoát nạn. Vợ chồng lạy tạ ơn cứu giúp của khỉ chúa. Khỉ chúa hỏi han tình cảnh, họ kể mọi chuyện cho khỉ chúa nghe. Thương cho hoàn cảnh nghèo khổ của vợ chồng người em, khỉ chúa dẫn hai người đi đến một cái hang chứa rất nhiều vàng bạc, bảo họ lấy được bao nhiêu thì lấy. Hai người rất mừng rỡ, nhưng cũng chỉ xin lấy một thỏi vàng. Vợ chồng người em bán vàng lấy vốn làm ăn. Nhờ chăm chỉ nên gia đình họ ngày càng khá giả. Thấy nhà người em bỗng nhiên sung túc, vợ chồng người anh sinh lòng ghen ghét, đố kị. Họ sang tận nhà hỏi chuyện. Vốn thật thà, người em kể hết mọi chuyện. Nghe xong, người anh nằng nặc đòi người em đổi con chó lấy toàn bộ gia sản của nhà mình. Người em ban đầu không nghe, nhưng người anh năn nỉ, ép buộc bắt em phải đồng ý. Vợ chồng người anh giả bộ nghèo khổ, bắt chó dẫn đến gặp khỉ chúa. Nhìn thấy hai người rách rưới, kể lể khốn khổ, khỉ chúa lại rủ lòng thương, dẫn vào hang vàng, hang bạc. Hai vợ chồng loá mắt trước hàng đống vàng bạc. Họ cố nhét thật nhiều vào túi quần, túi áo trên người. Đường từ hang ra ngoài chênh vênh, nhiều đá tai mèo nguy hiểm, vì mang số vàng bạc quá nặng, hai vợ chồng trượt chân cùng ngã lăn xuống vực mà chết. Gia đình người em sống yên bình, hạnh phúc cùng con chó nhỏ. (Theo Truyền thuyết và truyện cổ dân gian người Thái Mường So, Đỗ Thị Tấc, Vương Thị Mín, NXB Văn hoá dân tộc, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lai Châu, 2011) ? Em hãy chỉ ra các nhân vật và nêu những sự kiện chính của truyện cổ tích trên.  Nhân vật chính trong truyện cổ tích trên thuộc kiểu nhân vật nào (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật mồ côi, người em út,...)?  Trao đổi với bạn về ý nghĩa của truyện cổ tích trên. 2 Tìm hiểu một số kiểu truyện cổ tích của các dân tộc ở Lai Châu Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: Truyện cổ tích ở Lai Châu phong phú, tiêu biểu là các kiểu truyện sau: Truyện cổ tích về người mồ côi: Nhân vật là người mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai, ở một mình. Những nhân vật mồ côi có cuộc sống nghèo khổ. Ví dụ, truyện cổ tích của dân tộc Khơ Mú có kiểu nhân vật chàng Khó rất đặc sắc. Cuộc đời chàng tiêu biểu cho cuộc đời những người nghèo khổ nhất của dân tộc Khơ Mú. Những người mồ côi đều trải qua nhiều khó khăn thử thách, để cuối cùng có được cuộc sống hạnh phúc, sung túc. Một số truyện tiêu biểu: Người vợ thông minh, Chàng mụn cơm (Truyện cổ dân tộc Mông),... 8
  9. Truyện cổ tích về người em: Truyện kể về nhân vật người anh tham lam, độc ác bị trừng trị, người em chăm chỉ, thật thà được hưởng hạnh phúc (hoặc ngược lại). Một số truyện tiêu biểu: Nghĩa tình anh em, Hai anh em và con cáo biết hát (Truyện cổ dân tộc Thái). Truyện cổ tích về các chàng trai khoẻ (người Kinh gọi là truyện dũng sĩ): Truyện ca ngợi vẻ đẹp hình dáng, tài năng, chiến công của nhân vật như chống lũ lụt, chống hạn hán, chống thú dữ, sâu bọ,… Một số truyện tiêu biểu: Chuyện ba anh em khoẻ, Chuyện chàng Tá Lỳ Khí, Chàng mồ côi, Chàng Mò Cà, Vàng Ý Lỳ, Sự tích Mặt Trăng Mặt Trời, Sự tích cầu vồng, Lấy cánh đổi lửa, Sự tích vết trắng dưới cổ trâu, Hai anh em,… Truyện cổ tích về hôn nhân người – tiên; người – vật: Truyện kể về các cuộc hôn nhân kì lạ giữa một bên (chồng hoặc vợ) là người với một bên (vợ hoặc chồng) là tiên hoặc vật. Một số truyện tiêu biểu: Ý Cáy – Ý Pết, Sự tích chim lửa (Truyện cổ dân tộc Thái),... Truyện cổ về địa danh: Là những câu chuyện lí giải nguồn gốc tên gọi của núi, sông, bản mường, gò đống,… gắn liền với chiến công của con người, sự hoá thân của nhân vật. Một số truyện tiêu biểu: Truyền thuyết về 99 ngọn núi và 99 cái ao (Truyện cổ dân tộc Thái), Chuyện về ông Đá Trắng ở Thu Lũm,... ? Em hãy tìm và kể tên một số truyện cổ tích ở Lai Châu thuộc các kiểu tiêu biểu nêu trên. 3 Kể tên truyện cổ tích của các dân tộc ở Lai Châu Em hãy kể tên các truyện cổ tích của một số dân tộc trên địa bàn tỉnh Lai Châu và cho biết em được đọc/nghe kể từ đâu. Ghi lại vào vở tên các truyện đó theo mẫu sau: Tên truyện Dân tộc Em được đọc hay nghe kể từ đâu? 9
  10. 4 Làm thẻ giới thiệu về truyện cổ tích ở Lai Châu Từ bảng thống kê ở trên, em hãy làm thẻ giới thiệu về một truyện cổ tích mà em thích theo mẫu sau. Tên truyện: Vẽ minh hoạ một chi tiết trong Dân tộc: truyện mà em thích nhất Ý nghĩa: Gắn với địa phương: 5 Tìm hiểu đặc điểm của truyện cổ tích ở Lai Châu a. Em hãy mô tả và khái quát một số đặc điểm của truyện cổ tích ở Lai Châu bằng cách hoàn thành bảng sau vào vở. Một số kiểu truyện Nội dung chính Nét đặc sắc nghệ thuật Truyện về người mồ côi Truyện về người em Truyện về chàng trai khoẻ (dũng sĩ) Truyện về loài vật Truyện về địa danh Truyện về người đội lốt vật b. Qua những truyện cổ tích đó, em hãy nêu một số đặc điểm chung về con người và đời sống văn hoá, phong tục địa phương. Gợi ý Chỉ ra một số yếu tố về con người, đời sống được miêu tả trong truyện cổ tích:  Đặc điểm người lao động, người đi ở, người mồ côi,… về diện mạo, trang phục, công việc;  Chân dung tinh thần con người hiện lên qua truyện cổ tích;  Có những phong tục địa phương nào được miêu tả trong truyện? 10
  11. 6 Thi kể chuyện cổ tích ở Lai Châu Em hãy lựa chọn một câu chuyện cổ tích ở Lai Châu và thực hiện một trong các nhiệm vụ sau: a. Trao đổi với bạn về một cốt truyện và kể lại. b. Đóng vai một nghệ nhân/người kể chuyện kể lại câu chuyện đó. c. Phân vai các bạn trong lớp kể lại câu chuyện. 7 Sưu tầm và bảo tồn truyện cổ tích các dân tộc ở Lai Châu Em hãy chọn một trong hai nhiệm vụ sau và thực hiện: Nhiệm vụ 1: Phỏng vấn một nghệ nhân kể chuyện cổ tích a. Phỏng vấn một nghệ nhân kể chuyện hoặc một người biết kể chuyện cổ tích theo mẫu phiếu sau: PHIẾU PHỎNG VẤN NGHỆ NHÂN KỂ CHUYỆN CỔ TÍCH Tên nghệ nhân: Địa chỉ: Tuổi: Dân tộc: Nội dung phỏng vấn: 1. Số truyện cổ tích mà nghệ nhân thuộc 2. Truyện cổ tích thường kể nhất 3. Không gian kể chuyện (Nơi mà nghệ nhân thường kể chuyện) 4. Đối tượng nghe kể chuyện 5. Ghi chép một lời kể b. Chia sẻ trước lớp về những thông tin em thu thập được. 11
  12. Nhiệm vụ 2: Viết thư Em hãy viết thư giới thiệu về một truyện cổ tích đặc sắc của một dân tộc ở Lai Châu cho một người bạn ở nơi xa. Gợi ý Bức thư thể hiện được các nội dung sau:  Tóm tắt cốt truyện;  Nét đặc sắc;  Ý nghĩa. 8 Đánh giá vai trò của truyện cổ tích với nền văn học Lai Châu Theo em, truyện cổ tích ở Lai Châu đã đóng góp như thế nào vào việc hình thành các thể loại văn học nói chung ở Lai Châu? 12 12
  13. CHỦ ĐỀ PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG 2 Ở LAI CHÂU Mục tiêu: − Liệt kê được ít nhất hai phong tục truyền thống ở Lai Châu; − Tìm hiểu được một phong tục truyền thống tiêu biểu ở Lai Châu; − Đề xuất được một số giải pháp bảo tồn, phát triển các phong tục truyền thống ở Lai Châu. Nằm ở vùng đất Tây Bắc thanh bình, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, Lai Châu là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc với các phong tục, tập quán đa dạng, phong phú. Đã bao giờ em tự hỏi: Điều gì thôi thúc con người tìm đến với mảnh đất Lai Châu? Hình 2.1. Nghi thức trong đám cưới của người La Hủ (xã Bum Tở, huyện Mường Tè) 13
  14. 1 Về miền phong tục truyền thống ở Lai Châu Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: Lai Châu là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc đất nước Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 400 km; gồm thành phố Lai Châu và 7 huyện, 106 xã, phường, thị trấn1, dân số trên 460 nghìn người. Vùng đất này có 20 dân tộc sinh sống, gồm: Thái, Tày, Nùng, Giáy, Lào, Lự, Việt (Kinh), Mường, Khơ Mú, Mảng, Kháng, Hà Nhì, Cống, La Hủ, Si La, Phù Lá, Lô Lô, Mông, Dao và Hoa2. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc sắc tạo nên diện mạo đa sắc màu của văn hoá Lai Châu. ?  Kể tên các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Lai Châu.  Em hãy giới thiệu với bạn về dân tộc của mình.  Gợi ý  Tên người giới thiệu;  Dân tộc;  Nơi sống;  Các phong tục, tập quán của dân tộc,...  Dựa vào các hình ảnh dưới đây, em hãy làm phiếu thông tin Về miền phong tục truyền thống ở Lai Châu theo mẫu. Hình 2.2. Giã bánh giầy Hình 2.3. Tục gội đầu của dân tộc Thái trong ngày Tết của dân tộc Mông 1 Theo Nghị quyết số 866/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Lai Châu. 2 Theo Tỉnh uỷ – Hội đồng Nhân dân – UBND tỉnh Lai Châu, Địa chí Lai Châu, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, H.2020, tr168. 14
  15. Hình 2.4. Nghi lễ cúng trong lễ hội Tú tỉ Hình 2.5. Tục nhuộm răng đen của dân tộc Lự của dân tộc Giáy MẪU PHIẾU THÔNG TIN Về miền phong tục truyền thống ở Lai Châu Vẽ hoặc dán hình ảnh phong tục Tên phong tục: Dân tộc: Ý nghĩa của phong tục: Gắn với lễ hội (nếu có): 15
  16. 2 Tìm hiểu một số phong tục truyền thống đặc sắc ở Lai Châu i Mông Lễ hội Gầu tào của ngườ Gầu tào có nghĩa là đạp núi, chơi núi hoặc du xuân, được tổ chức từ ngày mùng 4 đến 6 (Tết cổ truyền) hằng năm. Hiện nay, lễ hội Gầu tào được duy trì tại xã Dào San, huyện Phong Thổ; xã Sà Dề Phìn huyện Sìn , Hồ,.xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu,... Phần lễ được chia làm 2 quy mô, trong gia đình và ngoài cộng đồng. Sau khi lập gia đình mà mãi vẫn chưa có con, những cặp vợ chồng Hình 2.6. Hát ống trong lễ hội Gầu tào đó đến chỗ có cây nêu, rồi buộc ngô, thóc, bí, rượu mỗi thứ một ít vào chỗ cong của cây nêu. Mặt khác, họ phải làm một mâm cơm để ở dưới cây nêu đó và cầu khấn có con hoặc những điều mong muốn khác như: việc làm, sức khoẻ,... Khi đạt được những ước muốn thì năm sau phải làm lễ ở nhà và mang một mâm cơm ra đó để tạ ơn, khi mang ra không được mang về mà để mọi người cùng ăn tại chỗ. Phần hội Gầu tào diễn ra ngay sau phần lễ với các trò chơi trèo cột lấy thưởng, đánh cù, ném pao, đánh cầu lông gà,…; sau đó các chàng trai, cô gái đưa nhau tới những bãi bằng, cánh rừng để tỉm hiểu, tâm sự và thường họ trao đổi tình cảm với nhau qua hình thức hát bằng ống tre3. Hà Nhì Tết cổ truyền (Hồ sự chà) độc đáo của dân tộc Người Hà Nhì ở Lai Châ sinh sống chủ yếu ở vùng ời à hì i Châu i h ố hủ ế thượng nguồn sông Đà của huyện Mường Tè. Sau một năm lao động vất vả, thu hoạch mùa vụ xong xuôi, người Hà Nhì tổ chức đón Tết cổ truyền. Tết cổ truyền thường được tổ chức vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 Âm lịch và kéo dài trong 3 ngày. Người Hà Nhì làm bánh giầy, bánh trôi, mổ lợn, gà cúng tổ tiên, tạ ơn trời đất và cầu xin một năm mới khoẻ mạnh, làm ăn thuận lợi. Hình 2.7. Bữa cơm đón Tết của dân tộc Hà Nhì 3 Theo Theo Ban chỉ đạo kỉ niệm các sự kiện lịch sử của tỉnh năm 2019 – Tỉnh uỷ Lai Châu, Lai Châu 100 năm lịch sử và phát triển (1909 – 2009), NXB Chính trị Quốc gia, H. 2009. 16
  17. Người Hà Nhì có truyền thống xem gan lợn vào ngày tết. Lá gan đẹp sẽ báo hiệu cho gia chủ một năm mới sức khỏe dồi dào, làm ăn phát triển, mùa màng tốt tươi. Việc cúng tổ tiên bên nội, bên ngoại trong ngày Tết do phụ nữ đảm nhiệm. Để thể hiện lòng biết ơn, con cháu chuẩn bị lễ vật gồm rượu, lợn, gà để mang đến chúc Tết ông bà, cha mẹ4. g ẹ ẩu mẩu ) của dân tộc Thái Lễ hội cốm (Kin lẩu kh Lễ hội được tổ chức vào rằm tháng 9 hằng năm, để thờ cúng, tạ ơn mè khẩu (mẹ lúa) và các vị thần cai quản về mùa màng. Người Thái xưa chủ yếu ăn gạo nếp. Vậy nên lễ hội này được tổ chức để tạ ơn mẹ lúa, các vị thần đã cho họ vụ mùa bội thu, cầu cho năm sau tiếp tục được mùa, con người luôn khoẻ mạnh. Khi hạt Hình 2.8. Lễ hội Cốm của dân tộc Thái lúa làm được cốm người ta tiến hành lễ hội trong phạm vi toàn mường. Phần lễ được tổ chức tại bãi cỏ, trong một ngôi nhà vách được làm bằng phên tre, nứa đan thưa, mái lợp tranh. Thóc để làm cốm đã sấy được cho vào chôộc (cối gỗ) giã thành cốm. Ở nghi lễ cúng loỏng người ta cũng cho một bó lúa nhỏ đã sấy vào giã để tượng trưng. Dàn sấy lúa non được làm từ những thanh tre tươi. Nghi thức hái lúa, sấy lúa, làm cốm thường do người vợ, con gái, con dâu Tạo Tang và trên một chục thiếu nữ bản mường thực hiện. Khi lễ vật đã được sắp xếp đầy đủ, pú mo bắt đầu thực hiện các nghi thức cúng. Kết thúc phần lễ, mọi người được chia mỗi thứ một ít để mong nhận phúc lộc của thần linh ban cho. Trong phần hội, trai gái bản mường đứng hai bên loỏng cầm những chày dài đâm vào đáy, giã vào thành loỏng để tạo ra những âm thanh nhạc điệu tưng bừng; họ còn chơi các trò chơi dân gian như kéo co, má lẻ, đánh còn, nhảy bao, đua thuyền và múa các làn điệu Thái như xoè quạt, xoè nón5. ?  Phong tục truyền thống của dân tộc nào ở Lai Châu mà em ấn tượng nhất? Vì sao?  Vì sao đồng bào các dân tộc Mông, Hà Nhì, Thái, một số dân tộc khác,… đều coi trọng Tết cổ truyền và lễ hội truyền thống? 4 Theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở KHCN, Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề tài: Kiểm kê, lập danh mục Di sản văn hoá phi vật thể của 13 dân tộc cư trú thành cộng đồng trên địa bàn tỉnh Lai Châu và đề xuất các giải pháp bảo tồn, Lai Châu, năm 2017, tr227. 5 Theo Ban chỉ đạo kỉ niệm các sự kiện lịch sử của tỉnh năm 2019 – Tỉnh uỷ Lai Châu, Lai Châu 100 năm lịch sử và phát triển (1909 – 2009), NXB Chính trị Quốc gia, H. 2009. 17
  18. 3 Lập bảng thống kê phong tục truyền thống của các dân tộc ở Lai Châu theo mẫu. STT Dân tộc Các phong tục truyền thống 1 Mông 2 Hà Nhì 3 Giáy 4 Lự 5 Si La 6 Dao 7 Thái 4 Em còn biết phong tục của dân tộc nào khác sinh sống trên quê hương Lai Châu không? Hãy chia sẻ với bạn em hoặc trước lớp về phong tục này. Gợi ý  Tên phong tục;  Điều em ấn tượng nhất về phong tục;  Điều em chưa hài lòng (nếu có) về phong tục;  Đề xuất giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của phong tục. 5 Sưu tầm tranh/ảnh về phong tục cưới hỏi của dân tộc em và một dân tộc khác ở Lai Châu và: iới thiệu cho bạn/người thân của em về điểm giống/điểm khác nhau của phong  G tục cưới hỏi giữa hai dân tộc. Gợi ý Thời gian diễn ra nghi lễ cưới hỏi; các bước tiến hành nghi lễ; điểm đặc sắc/hoặc hạn chế (nếu có) của nghi lễ, phong tục. êu ý kiến: Theo em, trong nghi lễ cưới hỏi của dân tộc mình và dân tộc em vừa giới  N thiệu, điểm đặc sắc nào nên duy trì, điểm hạn chế nào nên loại bỏ? 18
  19. 6 Chọn một trong ba nhiệm vụ sau và thực hiện: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về một phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc Lai Châu. Sau đó, viết một báo cáo (khoảng 150 chữ) giới thiệu giá trị và đề xuất phương án bảo tồn, phát huy giá trị của phong tục này cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp quốc (UNESCO). Báo cáo thể hiện được: − Giá trị của phong tục cổ truyền (điểm nào nên gìn giữ, điểm nào nên thay đổi, hoặc loại bỏ). − Đề xuất được ít nhất một phương án bảo tồn và phát huy giá trị của phong tục cổ truyền đó. Mẫu: BÁO CÁO GIỚI THIỆU GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN PHONG TỤC TRUYỀN THỐNG ... Tên người báo cáo: Lớp: 1. Lí do lựa chọn phong tục: 2. Giá trị của phong tục: − Điểm đặc sắc của phong tục: − Điểm hạn chế của phong tục (nếu có): 3. Điểm đặc sắc của phong tục cần được bảo tồn và phát triển: 4. Điểm hạn chế của phong tục (nếu có) cần được thay đổi hoặc loại bỏ: 5. Đề xuất phương án bảo tồn: Chia sẻ trước lớp về báo cáo của em. 19
  20. Nhiệm vụ 2: Em hãy viết thư giới thiệu về một phong tục cổ truyền của một dân tộc ở Lai Châu cho người bạn đang sinh sống ở nước ngoài. Gợi ý Bức thư thể hiện được các nội dung sau:  Những nét đẹp về phong tục cổ truyền của một dân tộc ở Lai Châu còn được lưu giữ đến ngày nay;  Tình cảm gia đình, cộng đồng được thể hiện trong phong tục cổ truyền của dân tộc. Nhiệm vụ 3: Tập làm hướng dẫn viên du lịch (hoặc hướng dẫn làm tour du lịch) để giới thiệu về một phong tục truyền thống của một dân tộc ở Lai Châu cho các du khách đến tham quan Lai Châu. GỢI Ý CẤU TRÚC BÀI GIỚI THIỆU CỦA HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH Cấu trúc chung: − Mở đầu (thời gian, quãng đường, giá vé…); − Giới thiệu phong tục truyền thống; − Kết thúc. GIỚI THIỆU VÀ CHÀO MỪNG GIỚI THIỆU PHONG TỤC − Chào mừng quý khách đã đến với − Thông tin cơ bản: tên phong tục truyền tour du lịch “Về miền phong tục” của thống ... công ty ABCD. Rất vui được đón tiếp − Địa điểm nơi diễn ra phong tục … quý khách tìm hiểu phong tục …… − Điểm đặc sắc (giá trị) của phong tục … tiêu biểu của dân tộc …. − Một số lưu ý khi tìm hiểu phong tục… − Tôi tên là XYZ cùng đồng hành với quý khách trong chuyến hành trình “Về miền phong tục” hôm nay. LỜI CHÀO VÀ CẢM ƠN − Quảng cáo nội dung thông tin cho tour du lịch “Về miền phong tục” tiếp theo. − Nhắn nhủ và cảm ơn của hướng dẫn viên. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2