intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Long An lớp 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Long An – Lớp 3 được biên soạn thành 05 chủ đề: Truyền thống trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc của quê hương Long An; Làng nghề dệt chiếu ở Long An; Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thái Bình, người con ưu tú của quê hương Long An; Bánh tét quê em; Chùa Tôn Thạnh – di tích lịch sử Quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Long An lớp 3

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LONG AN 3 Th án g 2 2 3 – 20
  2. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGUYỄN QUANG THÁI – TRẦN THỊ KIM NHUNG (đồng Tổng Chủ biên) LÊ THỊ SONG AN – TRẦN MINH HƯỜNG (đồng Chủ biên) LÊ THỊ THÚY – HUỲNH VĂN HIỆP – NGUYỄN VĂN THIỆN TRẦN THỊ MỸ HẠNH – PHAN ANH TUẤN TỈNH LONG AN 3 1
  3. LỜI NÓI ĐẦU Các em học sinh thân mến! Với mục tiêu đáp ứng nội dung giáo dục địa phương của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Long An – Lớp 3 là tài liệu giúp các em thực hiện những hoạt động học tập trải nghiệm, tìm hiểu một số nội dung lịch sử, văn hoá, nghệ thuật đặc trưng của địa phương mình. Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Long An – Lớp 3 được biên soạn thành 05 chủ đề: Chủ đề 1: Truyền thống trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc của quê hương Long An Chủ đề 2: Làng nghề dệt chiếu ở Long An Chủ đề 3: Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thái Bình, người con ưu tú của quê hương Long An Chủ đề 4: Bánh tét quê em Chủ đề 5: Chùa Tôn Thạnh – di tích lịch sử Quốc gia Mỗi chủ đề được tổ chức thành các hoạt động: Khởi động; Khám phá; Luyện tập; Vận dụng, đảm bảo tính kế thừa, kết nối giữa các hoạt động trải nghiệm với các môn học trong nhà trường. Qua đó, giúp các em vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống tại địa phương, phát triển các phẩm chất và năng lực cần thiết. Chúc các em có một khởi đầu thật hứng khởi và những trải nghiệm thú vị với Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Long An – Lớp 3. BAN BIÊN SOẠN 2
  4. KÍ HIỆU DÙNG TRONG TÀI LIỆU Học sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm cá nhân để tham gia hoạt động tạo hứng thú, tò mò vào chủ đề mới. Học sinh thực hiện các hoạt động quan sát, thảo luận, tìm tòi, tìm kiếm thông tin nhằm phát hiện và chiếm lĩnh những điều mới, chưa biết của chủ đề. Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng được trang bị để giải quyết các vấn đề, tình huống, chủ đề luyện tập tương tự hay biến đổi,… nhằm khắc sâu kiến thức hình thành kĩ năng, kĩ xảo một cách chắc chắn. Học sinh giải quyết các vấn đề của thực tế hoặc vấn đề có liên quan đến tri thức của chủ đề từ đó phát huy tính mềm dẻo của tư duy, khả năng sáng tạo. 3
  5. MỤC LỤC Lời nói đầu ................................................................................................ 2 Kí hiệu sử dụng trong tài liệu.................................................................3 CHỦ ĐỀ 1 TRUYỀN THỐNG TRUNG DŨNG KIÊN CƯỜNG, TOÀN DÂN ĐÁNH GIẶC CỦA QUÊ HƯƠNG LONG AN................................................................5 CHỦ ĐỀ 2 LÀNG NGHỀ DỆT CHIẾU Ở LONG AN ............................................. 11 CHỦ ĐỀ 3 ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NGUYỄN THÁI BÌNH, NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA QUÊ HƯƠNG LONG AN..................... 17 CHỦ ĐỀ 4 BÁNH TÉT QUÊ EM................................................................................. 24 CHỦ ĐỀ 5 CHÙA TÔN THẠNH – DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA.....................31 Giải thích thuật ngữ............................................................................... 37 Danh sách hình ảnh sử dụng trong tài liệu .................................... 38 4
  6. Chủ 1 Đề TRUYỀN THỐNG TRUNG DŨNG KIÊN CƯỜNG, TOÀN DÂN ĐÁNH GIẶC CỦA QUÊ HƯƠNG LONG AN 5
  7. KHỞI ĐỘNG Cùng nghe bài hát Tiếng hát Long An trung dũng kiên cường của nhạc sĩ Minh Sơn. Có ai về Long An đẹp xinh, Đất quê ta trù phú hữu tình, Đất hùng thiêng cửa ngõ đô thành hướng Tây Tổ quốc. Có ai về thăm đất nơi đây, Lướt thăm sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Ngắm quê ta nổi sóng lúa vàng bát ngát tới chân trời mây. Kìa những dòng sông, khoan hỡi dô khoan, khoan hỡi dô khoan. Sóng vỗ tình ca, khoan hỡi hò khoan, khoan hỡi hò khoan. 1 2 Cánh đồng lúa đang thu hoạch Sinh hoạt của con người mùa nước nổi ? Em ấn tượng nhất với hình ảnh nào về Long An được nhắc đến trong bài hát? 6
  8. KHÁM PHÁ Hoạt động 1 Tìm hiểu truyền thống Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc của quê hương Long An Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dù Mỹ trực tiếp đưa vào miền Nam bao nhiêu vạn quân, dù phải chiến đấu 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, nhân dân Việt Nam quyết chiến đấu đến thắng 3 lợi hoàn toàn”, Đảng bộ Lá cờ thêu 8 chữ vàng “TRUNG DŨNG Long An với quyết tâm đánh KIÊN CƯỜNG, TOÀN DÂN ĐÁNH GIẶC” Mỹ và thắng Mỹ đã phát động phong trào “Toàn dân đánh giặc”. Với phong trào này, nhân dân Long An từ bộ đội, du kích, đến cả thanh niên, người già, trẻ em cùng tham gia đánh Mỹ. Cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện trên địa bàn Long An đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân ngoan cường được phong tặng, truy tặng danh hiệu anh hùng như: Tiểu đoàn 1 Long An 3 lần anh hùng; các đội quân tóc dài đấu tranh chính trị trực diện với địch và đội nữ pháo binh cơ động kiên cường; các đơn vị thông tin, giao bưu, cơ yếu luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nhiều cá nhân anh hùng; nhiều người chỉ huy giỏi;… Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 17 tháng 9 năm 1967, tại Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn miền Nam lần thứ 2, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã quyết định phong tặng danh hiệu cho Đảng bộ, quân và dân Long An cùng lá cờ vẻ vang ghi 8 chữ vàng TRUNG DŨNG KIÊN CƯỜNG, TOÀN DÂN ĐÁNH GIẶC. (Theo Quỳnh Anh, Long An “Trung dũng, kiên cường, toàn dân, đánh giặc”, Cổng Thông tin điện tử Tỉnh uỷ Long An) 7
  9. ? 1. Em hiểu như thế nào về cụm từ “Toàn dân đánh giặc”? 2.Trong thông tin trên, chi tiết nào thể hiện lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước của nhân dân Long An? 3. Danh hiệu “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” được trao cho ai và trong dịp nào? Em có biết Với phương châm: “Điều đâu đi đó, chỉ đâu đánh đó, đánh đâu thắng đó”, Tiểu đoàn 1 Long An là đơn vị nòng cốt của Đảng bộ và nhân dân Long An trong phong trào “Toàn dân đánh giặc” với 3 lần 4 được phong Anh hùng: Lần Gặp mặt đoàn đại biểu cựu chiến binh thứ nhất ngày 11 – 2 – 1970; Tiểu đoàn 1 Long An lần thứ hai ngày 20 – 12 – 1979; lần thứ ba ngày 25 – 1 – 1983. Hoạt động 2 Phát huy truyền thống quê hương Trung dũng kiên cường Em hãy quan sát và mô tả các hoạt động trong những hình ảnh dưới đây: 5 6 Hoạt cảnh Long An – Khúc hát tự hào tại Lễ kỉ niệm 50 năm ngày tỉnh Long An được phong tặng danh hiệu Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” 8
  10. 7 8 Học sinh tham quan Công viên Tượng Học sinh Long An không ngừng nỗ lực đài Long An Trung dũng kiên cường, học tập, sáng tạo để sau này dựng xây toàn dân đánh giặc quê hương, đất nước ? 1. Các hoạt động và việc làm trên có ý nghĩa như thế nào? 2. Là học sinh, em cần làm gì để tiếp nối truyền thống của quê hương Long An? Em nhớ Tám chữ vàng TRUNG DŨNG KIÊN CƯỜNG, TOÀN DÂN ?ĐÁNH GIẶC là biểu tượng cho truyền thống anh dũng, bất khuất, hào hùng 1. Emcủa quân có suy nghĩvàgìdân Long về các An. hoạt Ngày động 10 –làm và việc 3 – trên? 2005, nhân kỉ niệm 30 năm ngày thống nhất đất nước, Công viên Tượng 2. LàAn đài Long học sinh,dũng Trung em cần kiênlàm gì đểtoàn cường, tiếpdân nối đánh truyềngiặc thống đượccủakhởi quê hương Long An? công xây dựng. Khu Công viên Tượng đài khánh thành vào ngày 28 – 4 – 2010, là công trình tôn vinh giá trị truyền thống, tri ân các thế hệ đi trước đã hi sinh vì sự nghiệp cách mạng, độc lập tự do của dân tộc. LUYỆN TẬP 9
  11. Em hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu với du khách về truyền thống Tám chữ vàng của quê hương Long An, theo các gợi ý sau: – Công viên Tượng đài Long An Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc được xây dựng vào ngày 10 – 3 – 2005 và khánh thành vào ngày 28 – 4 – 2010; – Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Long An đã phát động phong trào “Toàn dân đánh giặc”; – Nhiều cá nhân, đơn vị đã lập được nhiều chiến công hiển hách (trong đó có Tiểu đoàn 1 Long An được Đảng và Nhà nước 3 lần trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân); – Ngày 17 – 9 – 1967, tại Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn miền Nam, Đảng bộ, quân và dân Long An vinh dự được phong tặng danh hiệu cùng lá cờ vẻ vang ghi 8 chữ vàng “Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc”. VẬN DỤNG Em hãy chọn một trong hai hoạt động sau để thực hiện: 1. Cùng với người thân và thầy cô, em hãy tìm hiểu thông tin về một người anh hùng ở Long An trong phong trào “Toàn dân đánh giặc”. 2. Cùng bạn bè, người thân tham quan Khu Công viên Tượng đài Long An Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 - 5 câu) nêu những cảm nhận của em sau chuyến tham quan để chia sẻ cùng mọi người. 10
  12. Chủ 2 Đề LÀNG NGHỀ DỆT CHIẾU Ở LONG AN 11
  13. KHỞI ĐỘNG Cùng các bạn nghe một đoạn trong bài vọng cổ sau: Hò... hơ... chiếu Long Cang nhịp nhàng em dệt. Bấy nhiêu tình em gửi hết vào đây. Chiếu hoa em dệt thật dày. Mong đây với đó... Hò... ơ... Mong đây với đó xuân này nên duyên... (Trích Đôi chiếu Long Cang – Việt Sơn) ? Khúc vọng cổ trên nhắc đến địa danh nào của tỉnh Long An? Địa danh đó có sản phẩm gì nổi tiếng? KHÁM PHÁ Hoạt động 1 Tìm hiểu nghề làm chiếu ở Long An 1. Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi. Vào thế kỉ 17, lưu dân từ miền Trung, miền Bắc đã đến khai cơ lập nghiệp ở vùng đất Long An. Trong hành trang văn hoá của mình, họ mang theo nghề dệt chiếu lác. Người dân thời đó, ngoài việc khẩn hoang trồng lúa, lúc nông 1 nhàn, họ dệt chiếu lác dựa trên nguồn nguyên liệu là cây Vợ chồng 2 nghệ nhân ông Phạm Văn Năm và bà Trần Thị Hai, gắn bó cả đời với nghề lác dồi dào. dệt chiếu Từ thế kỉ 17 – 18, xã Long Định, huyện Cần Đước được xem là quê hương khởi phát nghề dệt chiếu ở Long An và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Và cũng từ đây, nghề dệt chiếu lan truyền sang các xã Long Cang, Phước Vân, 12
  14. Long Sơn (huyện Cần Đước), một số nơi ở các huyện Bến Lức, Cần Giuộc, Châu Thành, Tân Trụ của tỉnh Long An. (Theo Cục Di sản văn hoá, Nghề dệt chiếu lác ở Long An, nguồn: dsvh.gov.vn) ? 1. Nghề dệt chiếu lác xuất hiện ở Long An vào thời gian nào? 2. Địa phương nào được xem là nơi khởi phát của nghề dệt chiếu lác ở Long An? 2. Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và mô tả quá trình làm ra sản phẩm chiếu lác. 2 3 Búng lác, xoã bó lác được cột một đầu, Lác được thu hoạch để đưa về dệt chiếu sao cho chúng xoè ra như hình nan quạt để làm khô phần gốc 4 5 Nhuộm lác ngoài trời Lác sau khi nhuộm màu, đem phơi khô 13
  15. 6 7 Dệt chiếu thủ công Dệt chiếu bằng máy Hoạt động 2 Sản phẩm được làm từ chất liệu lác/cói ở làng chiếu Long An Em hãy quan sát những hình ảnh sau và trả lời câu hỏi. 8 9 Chiếu trơn Chiếu hoa 10 11 Thảm châm làm bằng cói lác Giỏ xách làm bằng bàng 14
  16. ? 1. Sản phẩm chiếu lác Long An bao gồm những loại nào? 2. Hãy kể thêm những sản phẩm khác của làng chiếu Long An mà em biết. Em nhớ Trải qua nhiều thăng trầm, nghề dệt chiếu vẫn được gìn giữ, phát huy, trở thành một trong những nghề có truyền thống lâu đời tại Long An. Giờ đây, làng nghề dệt chiếu không chỉ tạo công ăn việc làm cho hàng trăm gia đình mà còn là một điểm đến du lịch văn hoá nổi bật của quê hương Long An. Tháng 12 – 2014, nghề dệt chiếu của Long An được Bộ Văn hoá – Thể thao và Du lịch ra quyết định đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. LUYỆN TẬP Em hãy hoàn thành các nội dung bài học theo mẫu sau: Nghề dệt chiếu ở Long An Thời gian ra đời? Phát triển tại địa phương nào? Sản phẩm chủ yếu ? ? Nghề dệt chiếu trở thành ? ? 15
  17. VẬN DỤNG 1. Dựa vào nội dung bài học và thông tin dưới đây, em hãy cho biết: – Vì sao những người trẻ tuổi ít theo nghề dệt chiếu? – Nếu gia đình em làm nghề dệt chiếu, em sẽ làm gì để giữ gìn nghề truyền thống? Ở Long Cang, ai cũng biết dệt chiếu, nhưng giờ hầu như chỉ còn những người lớn tuổi giữ nghề, ngày ngày miệt mài bên khung dệt. Còn những người trẻ tuổi, phần lớn vào làm việc ở các công ti, xí nghiệp trong khu vực với mức lương khá hơn và tương đối ổn định. Nếu như năm 2014, cả xã có hơn 300 hộ làm nghề dệt chiếu thì nay chỉ còn khoảng 1/3 trong số đó vẫn sống với nghề. (Theo Lê Đức, Giữ nghề dệt chiếu Long Cang, Báo Long An online) 2. Thiết kế sản phẩm cho nghề chiếu ở Long An. Em hãy cùng người thân, làm một sản phẩm sinh hoạt từ chất liệu lác/ cói. tham quan làng nghề dệt chiếu tại địa phương. 16
  18. Chủ 3 Đề ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NGUYỄN THÁI BÌNH, NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA QUÊ HƯƠNG LONG AN Chân dung Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thái Bình 17
  19. KHỞI ĐỘNG Cùng các bạn lắng nghe ca khúc Cần Giuộc tôi yêu của nhạc sĩ Lê Hồng Phúc và cho biết: Bài hát nhắc đến những địa danh nào của huyện Cần Giuộc? 1 Tượng đài Nghĩa sĩ Cần Giuộc KHÁM PHÁ Hoạt động 1 Tìm hiểu tiểu sử Anh hùng Nguyễn Thái Bình Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi. Nguyễn Thái Bình sinh ngày 14 – 1 – 1948 tại xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, là con thứ 3 trong một gia đình nghèo có 12 anh em. Sau khi học xong tiểu học, Nguyễn Thái Bình theo cha 2 lên Sài Gòn và học trường Pétrus Ký. Ngoài giờ học, Nguyễn Thái Bình – biểu tượng của thanh Nguyễn Thái Bình phải làm niên, sinh viên miền Nam trong cuộc chiến chống xâm lược của Mỹ tại Việt Nam việc nhặt banh quần vợt để kiếm tiền phụ cha nuôi các em. Năm 1966, Nguyễn Thái Bình thi đậu vào nhiều trường đại học danh tiếng. Tháng 3 – 1968, Nguyễn Thái Bình được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cấp học bổng sang Mỹ du học. Ông học tại một đại học cộng đồng ở Ca-li-phoóc-ni-a (California), năm sau chuyển đến Đại học Oa-sinh-tơn (Washington). Tại đây, ông đã tốt 18
  20. nghiệp hạng ưu ngành ngư nghiệp. Trong thời gian học tập ở Mỹ, Nguyễn Thái Bình đã tích cực tham gia các phong trào biểu tình, kêu gọi phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Thái Bình đã bị các 3 cơ quan tình báo Mỹ theo dõi Nguyễn Thái Bình trong bộ đồ nông dân và trục xuất về nước. Việt Nam nói chuyện phản đối chiến tranh tại Mỹ Ngày 2 – 7 – 1972, trên chuyến bay về Việt Nam, vừa đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, lấy cớ Nguyễn Thái Bình là “không tặc” định cướp máy bay, tổ bay và tên tình báo trên chuyến bay đã khống chế và hạ sát anh. Người sinh viên anh hùng Nguyễn Thái Bình và sự hi sinh của anh trở thành biểu tượng cho phong trào phản chiến của sinh viên miền Nam Việt Nam và sinh viên quốc tế vào thập niên 1970. (Minh Thu tổng hợp) ? 1. Quê quán Nguyễn Thái Bình ở huyện nào của tỉnh Long An? 2. Những chi tiết nào cho biết Nguyễn Thái Bình là học sinh, sinh viên ưu tú? 3. Hãy nêu những phẩm chất đáng quý của người anh hùng Nguyễn Thái Bình. Em cần học hỏi ở anh những phẩm chất gì? 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1