intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu học tập Nghiên cứu, phát triển thuốc và các sản phẩm tự nhiên từ cây cỏ: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

6
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu học "Nghiên cứu, phát triển thuốc và các sản phẩm tự nhiên từ cây cỏ" Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: các bước nghiên cứu thuốc mới và thử nghiệm tiền lâm sàng; nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc từ thảo dược; phát triển các sản phẩm tự nhiên từ cây cỏ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu học tập Nghiên cứu, phát triển thuốc và các sản phẩm tự nhiên từ cây cỏ: Phần 2

  1. Chương III CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU THUỐC MỚI VÀ THỬ NGHIỆM TIỀN LÂM SÀNG MỤC TIÊU 1. Nêu được tầm quan trọng của nghiên cứu thuốc và các bước nghiên cứu thuốc từ cây cỏ. 2. Trình bày được cách lựa chọn đối tượng nghiên cứu, phương pháp tiến hành và chất lượng Dược liệu. 3. Trình bày được các phương pháp đánh giá chất lượng Dược liệu và lựa chọn mẫu nghiên cứu. 4. Nêu được một số nội dung cơ bản quy định trong giai đoạn Dược lý thực nghiệm. NỘI DUNG 1. Tầm quan trọng của nghiên cứu thuốc. 2. Lựa chọn đối tượng nghiên cứu. 3. Nghiên cứu sàng lọc các cây thuốc. 4. Đánh giá chất lượng Dược liệu. 105
  2. TLHT NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN THUỐC VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN TỪ CÂY CỎ 5. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng Dược liệu. 6. Chuẩn bị mẫu nghiên cứu. 7. Nghiên cứu Dược lý thực nghiệm. 3.1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu thuốc mới Phát minh chế tạo thuốc và phát triển thuốc là những nỗ lực phức tạp và tốn kém được các công ty dược phẩm, nhà khoa học hàn lâm và chính phủ thực hiện. Kết quả của con đường phức tạp này từ khám phá đến thương mại hóa, hợp tác đã trở thành một thông lệ tiêu chuẩn để phát triển các ứng cử viên thuốc thành thuốc thương mại thông qua các con đường phát triển. Chính phủ thường quy định những loại thuốc nào có thể được bán trên thị trường, làm thế nào thuốc được bán trên thị trường và trong một số khu vực pháp lý, giá thuốc bán ra. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO dược phẩm được hiểu chung như sau: Dược phẩm hay còn gọi là thuốc bao gồm hai thành phần cơ bản là thuốc Hóa dược và thuốc Y học cổ truyền. Thuốc phải đảm bảo được độ an toàn, hiệu quả và có chất lượng tốt được quy định thời hạn sử dụng và sử dụng theo liều lượng hợp lý. Ở Mỹ, một “loại thuốc” là: - Một chất được công nhận bởi một dược điển chính thức hoặc danh mục thuốc. - Một chất dùng để chẩn đoán, chữa bệnh, giảm thiểu, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh. 106
  3. Chương 3. Các bước nghiên cứu thuốc... - Một chất (trừ thực phẩm) nhằm mục đích ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc bất kỳ chức năng nào của cơ thể. - Một chất dùng để sử dụng như một thành phần của thuốc nhưng không phải là thiết bị hoặc thành phần, bộ phận hoặc phụ kiện của thiết bị. - Các sản phẩm sinh học được bao gồm trong định nghĩa này và thường được bảo vệ bởi cùng các luật và quy định, nhưng sự khác biệt tồn tại về quy trình sản xuất của chúng (quy trình hóa học so với quy trình sinh học). Ở  châu Âu, thuật ngữ này là “dược phẩm” (hay là thuốc) và được luật pháp EU quy định là: (a) Bất kỳ chất hoặc sự kết hợp nào của các chất được trình bày là có đặc tính để điều trị hoặc phòng ngừa bệnh ở người; (b) Bất kỳ chất hoặc sự kết hợp của các chất có thể được sử dụng trong hoặc quản lý cho con người hoặc với mục đích khôi phục, sửa chữa hoặc sửa đổi chức năng sinh lý của việc gây một dược lý, miễn dịch hoặc hành động trao đổi chất, hoặc để thực hiện một chẩn đoán y tế.  Theo quy định của “Quy chế đăng kí thuốc” ban hành kèm theo quyết định 3121/2001/QĐ-BYT ngày 18/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế thì: “Thuốc là những sản phẩm dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, làm giảm triệu chứng bệnh, chẩn đoán bệnh và hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể”. Thuốc thành phẩm là dạng thuốc 107
  4. TLHT NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN THUỐC VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN TỪ CÂY CỎ đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất để lưu thông, phân phối và sử dụng. Nguyên liệu làm thuốc là những chất có hoạt tính (hoạt chất) hay không có hoạt tính (dung môi, tá dược) tham gia vào thành phần cấu tạo của sản phẩm trong quá trình sản xuất. Vậy ở Việt Nam thuốc mới được định nghĩa như thế nào? Là thuốc có Dược chất mới, Dược liệu lần đầu tiên được sử dụng làm thuốc tại Việt Nam, Thuốc có sự kết hợp mới của các dược chất đã lưu hành hoặc các dược liệu đã từng sử dụng tại Việt Nam. 3.1.1. Việc nghiên cứu tạo nên thuốc mới là hết sức cấp bách, là lĩnh vực được rất nhiều nhà khoa học quan tâm Trong vòng 60 năm qua, công nghệ khoa học đã và đang phát triển một cách chóng mặt. Hàng loạt các sản phẩm công nghệ cao được ra đời như điện thoại cảm ứng, máy tính siêu năng, đồng hồ điện thoại... Tuy nhiên, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mà cụ thể là dược học, số lượng thuốc mới ra đời ngày càng giảm đi. Cụ thể, từ năm 1950 tới 2008, có 1222 hoạt chất mới (1103 phân tử hóa học và 119 hoạt chất sinh học) được FDA (Food and Drug Administration, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận, tức chỉ trung bình 21 thuốc mới được ra đời hàng năm. Con số này thật đáng lo ngại khi trên thế giới có hàng trăm loại bệnh tật, và nguy hiểm hơn khi những loại bệnh không có thuốc trị ngày càng gia tăng. Gần đây, việc xuất hiện chủng siêu vi khuẩn Escherichia coli kháng 108
  5. Chương 3. Các bước nghiên cứu thuốc... colistin, một loại kháng sinh dự phòng chỉ dành cho vi khuẩn đã kháng những kháng sinh khác, dấy lên một tình trạng báo động trong giới y học. Phải chăng con người đang thua cuộc trong cuộc chiến chống lại bệnh tật? Nhằm giải quyết tình trạng cấp bách trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số chiến lược trong quá trình nghiên cứu, cụ thể: (a) Thử nghiệm hoạt chất cũ trên bệnh mới: các hoạt chất đã có mặt trên thị trường hay các hoạt chất không có tác dụng để điều trị bệnh A, có thể được thử trên mô hình bệnh B, với hy vọng tìm được “thuốc mới” trong những chất đã có. Ví dụ Sildenafil (Viagra) ban đầu được thử trên mô hình bệnh tim mạch (Thuốc sildenafil ban đầu được nghiên cứu để điều trị cao huyết áp ở phổi, tức là chứng tăng huyết áp động mạch phổi, khi hoạt động sẽ làm thư giãn và mở rộng các mạch máu trong phổi cho phép máu lưu thông dễ dàng hơn. Giảm huyết áp cao trong phổi cho phép tim và phổi làm việc tốt hơn) nhưng lại thấy có tác dụng mạnh mẽ trong rối loạn chức năng cường dương và thuốc Viagra ra đời để trị chứng liệt dương ở nam giới. (b) Nghiên cứu từ kinh nghiệm dân gian: để tiết kiệm thời gian và kinh phí tìm kiếm hoạt chất mới, các nhà khoa học đã nghiên cứu các tài liệu cổ xưa về các bài thuốc hiệu quả trong dân gian. Từ đó xoáy sâu vào một loại cây hay động vật cụ thể. Giải Nobel Y học năm 2015 về thuốc trị sốt rét artemisinin (Đây là công trình của GS. Đồ U U, người 109
  6. TLHT NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN THUỐC VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN TỪ CÂY CỎ Trung Quốc đã nghiên cứu chiết xuất Artemisinin từ cây Thanh cao hoa vàng - Artemisia annua để trị sốt rét) là một ví dụ điển hình về hướng nghiên cứu này. (c) Thay đổi dược động học: dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trinh thuốc đi vào, lưu lại và đi ra khỏi cơ thể. Một số hoạt chất đã được chứng minh là an toàn trên người (qua bước 1 trong thử nghiệm lâm sàng) nhưng lại không (hoặc ít) có tác dụng trị liệu. Nguyên nhân có thể do hoạt chất kém hấp thu vào máu, bị chuyển hóa quá nhanh thành chất khác, không đến được cơ quan bị bệnh, hay bị đào thải quá nhanh qua phân hoặc nước tiểu. Do đó, hướng nghiên cứu thay đổi cấu trúc của hoạt chất nhằm thay đổi dược động học đang được phát triển mạnh mẽ vì tiết kiệm được một lượng lớn thời gian và chi phí. 3.1.2. Các con đường để tạo thuốc mới Nhìn chung có 3 con đường để tạo nên thuốc mới: - Từ nguồn tự nhiên: Là thuốc có nguồn gốc từ Thực vật, động vật và khoáng vật trong thiên nhiên được bào chế thành thuốc để sử dụng phòng và chữa bệnh. - Tổng hợp hóa học: Là thuốc có chứa dược chất đã được xác định thành phần, công thức, độ tinh khiết và đạt tiêu chuẩn làm thuốc bao gồm cả các thuốc được chiết xuất từ dược liệu, thuốc 110
  7. Chương 3. Các bước nghiên cứu thuốc... có kết hợp dược chất với các dược liệu đã được chứng minh về tính an toàn và hiệu quả. Thuốc hóa dược được sản xuất nhờ tổng hợp hóa học, từ các hoạt chất hóa học đặc hiệu kết hợp theo một tiến trình lập sẵn. Thuốc hóa dược thường có cấu trúc hóa học rõ ràng, sau khi một loại hóa dược được sản xuất xong, nó có thể được phân tích để tìm xem toàn bộ các thành phần tạo nên nó. Ngược lại, một nhà sản xuất hóa dược có thể thay đổi quá trình sản xuất nhưng qua tiến trình phân tích sản phẩm vẫn chứng minh được hóa dược được sản xuất. - Sinh học phân tử: Thuốc sinh học có bản chất là các protein (kháng thể đơn dòng) được tạo ra bằng công nghệ sinh học (gây đáp ứng miễn dịch trên động vật, sau đó thu kháng thể bằng kỹ thuật sinh học phân tử) và nhắm mục tiêu vào các protein gây viêm trong hệ thống miễn dịch như TNF (Tumor Necrosis Factors) và interleukin. Các loại thuốc sinh học như vaccin, máu hoặc các thành phần máu, gen, mô, tế bào sống, protein tái tổ hợp... đều được dùng như một phương pháp điều trị bệnh. Thuốc sinh học được tạo ra nhờ các quá trình sinh học. Thuốc sinh học sau khi được sản xuất đôi khi có một số cấu trúc phức tạp khó phân tích rõ trong phòng thí nghiệm nên nhà sản xuất phải bảo đảm sản phẩm có độ bền, chất lượng, độ tinh khiết không thay đổi qua quá trình sản xuất từ lần này cho đến lần khác. Thuốc sinh học thì đôi khi khó mô tả đặc điểm bằng các phương pháp thử trong phòng thí nghiệm và một số thành phần cấu tạo nên 111
  8. TLHT NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN THUỐC VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN TỪ CÂY CỎ một thuốc sinh học có thể không được biết rõ. Công nghệ sản xuất vắc-xin phức tạp đến mức khi BioNTech mua lại nhà máy của Novartis tại Đức hồi tháng 9-2020, họ mất hơn 6 tháng để xuất xưởng lô vắc-xin đầu tiên trong khi hãng Pfizer mang công nghệ sản xuất công nghiệp về Mỹ, cũng phải mất gần 8 tháng để guồng máy hoạt động. Việc tạo thuốc mới có thể tóm tắt trong 4 bước sau: (1) Đánh giá các đích tác dụng. (2) Tìm kiếm được đúng các phân tử thuốc (các thuốc có khả năng) liên kết với đích đã chọn. (3) Kiểm tra hợp chất mới trong phòng thí nghiệm và trên lâm sàng về độ an toàn và hiệu quả. (4) Đạt được sự chấp thuận và đưa thuốc mới tới tay các bác sĩ và bệnh nhân. Sẽ mất khoảng 10 - 15 năm để phát triển một loại thuốc mới từ giai đoạn phát hiện cho tới khi đưa vào điều trị cho người bệnh. Chi phí trung bình cho việc nghiên cứu và phát triển thành công một thuốc vào khoảng 800 triệu cho tới 1 tỷ đôla. Con số này bao gồm chi phí cho hàng nghìn những thất bại: cứ mỗi 5.000 - 10.000 hợp chất tham gia vào hệ thống nghiên cứu và phát triển thì cuối cùng cũng chỉ có duy nhất 1 hợp chất được sự chấp thuận. 112
  9. Chương 3. Các bước nghiên cứu thuốc... (1) (2) (3) (4) (5) Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu thuốc mới Bước đầu tiên (1) là xác định mục tiêu bệnh để nghiên cứu thuốc. Bước này về thời gian và tiền bạc chưa thể tính toán bởi tùy thuộc vào các định hướng rất khác nhau. Bước (2) là tìm kiếm chất dẫn đường và ứng viên thử tiền lâm sàng: Thời gian có thể kéo dài từ 3 - 6 năm, số tiền tiêu tốn khoảng 230 triệu USD (cho tìm kiếm chất dẫn đường và cho thử tiền lâm sàng tiêu tốn 71 triệu USD) và đáng chú ý là nếu tìm kiếm chất dẫn đường có khoảng 5.000 - 10.000 chất thì số chất đủ điều kiện để đưa thử tiền lâm sàng chỉ còn là 250 chất (tỷ lệ quá thấp, đạt từ 5% - 2,5%). 113
  10. TLHT NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN THUỐC VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN TỪ CÂY CỎ Bước (3) thử lâm sàng, đây là bước quan trọng quyết định để một thuốc được lưu hành. Thời gian kéo dài từ 6 - 7 năm, chi phí tiêu tốn đến 394 triệu USD. Với số lượng người tham gia trên 5.000 người. Nếu số mẫu đưa thử tiền lâm sàng là 250 mẫu thì số mẫu đủ điều kiện để thử lâm sàng chỉ còn lại 5 mẫu (tỷ lệ đạt chỉ 2%). Bước (4) giai đoạn thẩm định và xin phép đưa vào sản xuất cũng phải kéo dài từ nửa năm đến 2 năm, tiêu tốn 44 triệu USD. Và số lượng mẫu đủ điều kiện để cho phép đăng ký và lưu hành chỉ có 1, chiếm tỷ lệ 2%. Cũng có những trường hợp không có một mẫu nào đạt điều kiện phê duyệt. Do vậy người ta mới cho rằng nghiên cứu thuốc mới là một quá trình: - Tốn tiền bạc. - Tốn thời gian. - Là quá trình mạo hiểm. Tìm kiếm và phát triển một loại thuốc mới là một quá trình dài và phức tạp. Mỗi thành công được xây dựng nên từ rất nhiều những thất bại. Những tiến bộ trong hiểu biết về sinh học người và bệnh đã mở ra những cơ hội mới để chữa trị thông qua các loại dược phẩm. Và đồng thời, các nhà nghiên cứu đang phải đối mặt với những thách thức trong việc hiểu và áp dụng những tiến bộ này trong điều trị bệnh. Những triển vọng này sẽ tăng lên khi kiến thức khoa học của chúng ta ngày càng được mở rộng và trở nên hoàn thiện hơn. Các công ty nghiên cứu dược phẩm vẫn đang tận 114
  11. Chương 3. Các bước nghiên cứu thuốc... tụy để phát triển khoa học và mang đến những loại thuốc mới cho người bệnh. 3.1.3. Các cách tiếp cận để tạo thuốc mới từ thảo dược Việc định hướng để tạo nên thuốc mới với phương pháp lý tưởng là xác định đích tác dụng (nguyên nhân bệnh ở mức độ gen, phân tử hay tế bào). Tìm kiếm được đúng các phân tử thuốc (các thuốc có khả năng) liên kết với đích đã chọn. Kiểm tra hợp chất mới trong phòng thí nghiệm (tiền lâm sàng) và trên lâm sàng về độ an toàn và hiệu quả. Đạt được sự chấp thuận và đưa thuốc mới tới tay các bác sĩ và bệnh nhân. Nhiệm vụ của các nhà khoa học là tìm được đích tác dụng đối với mỗi bệnh lý trên cơ sở đó thiết kế hay tìm kiếm thuốc có tác dụng tại đích. Việc tìm kiếm này cũng có thể thực hiện được hoàn toàn ngẫu nhiên hoặc theo một số nguyên tắc nhất định. Đã có hai cách tiếp cận chính trong nghiên cứu và phát triển thuốc mới: - Sàng lọc để tìm kiếm những hợp chất có tác dụng trên một đích đặc hiệu đã được xác định. Đây rõ ràng là phương pháp có nhiều ưu điểm nhưng vấn đề là các đích tác dụng chưa được xác định, một số bệnh lý có tìm ra nhiều đích tác dụng hoặc chưa tìm ra đích tác dụng cụ thể. - Sử dụng các test sàng lọc chung đôi khi có thể giúp tìm ra các gợi mở và từ đó có thể tìm được các đích tác dụng mới. 115
  12. TLHT NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN THUỐC VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN TỪ CÂY CỎ Trong các mô hình sàng lọc hoạt chất hiện đại, mới đây xuất hiện phương pháp sàng lọc ảo in silico (virtual screening) và ngay lập tức đã đóng một vai trò hết sức quan trọng. Phương pháp trên sử dụng các tiến bộ trong tin học để sàng lọc ảo, mô tả và dự đoán các cấu trúc mới được cho là có hoạt tính mạnh. Ưu điểm của phương pháp là giảm thiểu chi phí và thời gian trong quá trình phát hiện và phát triển thuốc. Nó thường được mô tả là một phương pháp gồm nhiều bước theo tuần tự thông qua các tiêu chí sàng lọc khác nhau để từ đó thu hẹp dần để lựa chọn các hợp chất có tiềm năng phát triển làm thuốc với những hoạt tính sinh học mong muốn. Hợp chất được nghiên cứu không nhất thiết phải có sẵn và việc thử nghiệm chúng là mô phỏng ảo nên không gây tốn kém về nguyên vật liệu. Dựa vào nguyên lý này, bất kỳ hợp chất nào cũng có thể được đánh giá thông qua sàng lọc ảo. Tùy thuộc vào quy mô nghiên cứu, cơ sở dữ liệu hợp chất cho sàng lọc ảo có thể lên tới hàng chục triệu hợp chất và toàn bộ những chất này có thể được phân tích chỉ một lần sàng lọc. Thông thường, mỗi loại thuốc mới được đưa ra thị trường phải tốn kém khoảng 800 triệu euro và tốn thời gian 10 - 15 năm (Song & Lim et al., 2009). Trong khi đó, với các hệ thống máy tính nối mạng hiện đại (ví dụ tính toán lưới - Grid) thì hàng triệu cấu trúc có thể được sàng lọc ảo chỉ trong thời gian vài tuần (Mullard, 2014). Một nguy cơ cho thấy có đến 71 biệt dược sẽ hết hạn bảo hộ trong khoảng thời gian từ 2010 - 2015. 73 tỷ USD 116
  13. Chương 3. Các bước nghiên cứu thuốc... doanh thu của 10 công ty dược phẩm lớn nhất sẽ bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của các thuốc generic trong 3 năm 2009 - 2012. Thêm vào đó ngày càng xuất hiện nhiều các bệnh lạ như ung thư và vấn đề kháng thuốc, đặc biệt đối với kháng sinh hiện là những thách thức lớn nhất cho ngành công nghiệp Dược hiện nay. Với các phương pháp nghiên cứu cổ điển, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và thí nghiệm kiểu “thử - lỗi”, chúng ta khó có thể tạo nên những đột biến trong quá trình tìm kiếm nhân tố mới nhằm phát triển thành thuốc. Cùng với sự phát triển của sinh học phân tử và khoa học máy tính, chúng ta đã có thể giải thích được cơ chế của nhiều loại bệnh, nhìn thấu bản chất lý hóa của thuốc. Vì thế việc phát triển các thuốc mới dựa trên các phương pháp in silico sẽ có nhiều ưu thế, tìm ra các thuốc mới tốt hơn và ít độc tính hơn đồng thời rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí nghiên cứu. Phương pháp thiết kế thuốc trợ giúp bởi máy tính có thể được áp dụng trong nhiều khâu của quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc. Dùng để phát hiện các hợp chất dẫn đường mới, tối ưu hóa cấu trúc các hợp chất dẫn đường, lựa chọn các cấu trúc có tiềm năng trở thành thuốc, nghiên cứu cơ chế tác dụng, cơ chế kháng thuốc. Các phương pháp này có thể được sử dụng để phát hiện các hợp chất dẫn đường trên các đích sinh học khác nhau, đặc biệt là các bệnh đang được quan tâm hiện nay như HIV, cúm gia cầm, sốt rét, ung thư hay các bệnh ký sinh trùng... 117
  14. TLHT NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN THUỐC VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN TỪ CÂY CỎ Trên thực tế hiện nay các phương pháp hóa - sinh - dược - tin đã được sử dụng trong hầu như toàn bộ quá trình nghiên cứu và phát triển thuốc. Không một thuốc nào hiện đang được nghiên cứu trên thế giới mà không có sự hỗ trợ (dù ít hay nhiều) của công cụ tin học. 3.2. Lựa chọn đối tượng để nghiên cứu 3.2.1. Tìm kiếm trong tài liệu Bước đầu nghiên cứu một thuốc mới việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu có thể sẽ bắt đầu bằng việc tìm kiếm các tài liệu liên quan ví dụ dựa trên các tài liệu Dược lý dân tộc học đồng thời có sự có sự kết hợp chặt chẽ với các nhà thực vật học dân tộc, các đồng nghiệp bản địa và các lương y đang hành nghề ở các địa phương để tìm hiểu các đối tượng nằm trong định hướng. Để mở rộng đối tượng, có thể tìm kiếm trong tài tài liệu, tạp chí liên quan như Chemotaxonomy, các thông báo về tác dụng sinh học, thực vật dân tộc học, các dữ liệu về hóa thực vật, từ điển các sản phẩm tự nhiên (DNP- Dictionary of Natural Products)... Đây là những gợi mở ban đầu cho nghiên cứu về cây thuốc. Việc tìm kiếm các cây thuốc để nghiên cứu không nhất thiết là các cây hoàn toàn mới, chưa từng được nghiên cứu. Dược liệu tiến hành nghiên cứu có thể đã biết rõ tác dụng được ghi trong y văn (bộ phận dùng, liều dùng), có thể nghiên cứu trên bộ phận dùng khác, hướng tới các tác dụng sinh học dự đoán, theo kinh nghiệm dân gian. Tiến hành sàng lọc người ta có thể dự đoán (định 118
  15. Chương 3. Các bước nghiên cứu thuốc... hướng) về mặt hóa học, hoặc tác dụng dược lý nhất định có mục tiêu rõ ràng. 3.2.2. Tìm kiếm cây thuốc trong dân gian Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các cộng đồng dân tộc Việt nam là dồi dào, phong phú. Đi sâu vào các vùng miền nước ta có thể thấy mỗi cộng đồng dân tộc khác nhau họ sử dụng hệ cây thuốc riêng của họ đồng thời cũng có cách sử dụng các cây thuốc chữa trị riêng. Việc tìm kiếm cây thuốc cổ truyền là nguồn vô tận để tạo nên thuốc mới. Từ cây cỏ đã cho ta nhiều hợp chất tự nhiên có cấu trúc vô cùng phức tạp mà không một nhà hóa học tài ba nào làm được, như Taxol một hợp chất tự nhiên chiết từ cây Thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.) là một hợp chất tự nhiên với 12 cacbon bất đối xứng; Artemisinin là một alcaloid được chiết xuất từ cây Thanh cao hoa vàng (Artemisia annua L.) có cấu trúc trioxan rất không bền vững về hóa học. Trong cây thuốc đã cho ta rất nhiều chất dẫn đường để nghiên cứu phát triể thành thuốc như Morphin, Quynin, Taxol... Nhìn rộng ra, các cây thuốc, các vị thuốc được sử dụng trong Y học cổ truyền trên khắp thế giới đã và đang được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả trong việc tìm kiếm các thuốc mới hiện đại. Các cây cỏ, các bài thuốc được người dân sử dụng từ thời xa xưa. Từ quãng thời gian ấy việc chữa bệnh còn mang thêm các quan niệm về tâm linh nên có thể một số cách chữa bệnh,bài thuốc và cây thuốc có thể không có tác dụng thật mà mang tính tâm lý (placebo). 119
  16. TLHT NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN THUỐC VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN TỪ CÂY CỎ Tuy nhiên nhiều cây cỏ trong Y học cổ đại được chứng minh là có tác dụng được ghi chép trong các sách sử và ngày nay Y học hiện đại đã chứng minh điều đó. Có thể nêu một số ví dụ thuốc chống sốt rét Artemisinin được chiết xuất từ cây Thanh cao hoa vàng, thuốc trị hen Ephedrin chiết từ cây Ma hoàng (Ephedra sinica Stapf.), Morphin được phân lập từ nhựa thuốc phiện... là những thuốc được nhắc đến trong Y học cổ truyền từ Trung Quốc, nước Anh, từ nền y học cổ Hy Lạp và nền văn hóa Aztec và Myan ở Nam Mỹ. 3.3. Nghiên cứu sàng lọc các cây thuốc 3.3.1. Ý nghĩa của việc sàng lọc cây thuốc Nguồn thuốc từ cây cỏ một phần quan trọng là được nghiên cứu sàng lọc, có vậy mới tận dụng kho tàng tri thức về sử dụng cây cỏ, đồng thời làm gia tăng nguồn thuốc sử dụng. Hiện nay việc suy giảm nguồn nguyên liệu làm thuốc thấy rõ, nếu không đảy mạnh việc nghiên cứu sàng lọc thì sẽ không còn nguyên liệu để sàng lọc trong một tương lai gần. Việc nghiên cứu sàng lọc là cách sử dụng các phương pháp khoa họcgiúp cho việc làm sáng tỏ khả năng trị bệnh của nguồn cây cỏ, có vậy mới tạo được lòng tin trước hết cho cán bộ Y tế từ đó người bệnh mới tin tưởng, an tâm, chữa bệnh mới hiệu quả. Trong Y văn từ trước đều không nhắc đến các thử nghiệm sinh học. Tác dụng của thuốc được chứng minh qua hiệu quả chữa trị của các ca bệnh. Việc sàng lọc trong đó 120
  17. Chương 3. Các bước nghiên cứu thuốc... cảc sàng lọc tác dụng sinh học cũng là những minh chứng thuyết phục cho giá trị chữa bệnh của các cây thuốc. Hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật việc bố trí thí nghiệm để sàng lọc cây thuốc có thể nhanh hơn tuy nhiên cũng tùy theo khả năng của từng cơ sở, về điều kiện nhân lực, về trang thiết bị và nhất là mục tiêu của nghiên cứu để có thể lựa chọn tiến hành sàng lọc một cách có chọn lọc, có mức độ để đạt hiệu quả tốt hơn. 3.3.2. Mục tiêu nghiên cứu sàng lọc tác dụng ban đầu Nghiên cứu thuốc mới bước quan trọng đầu tiên là phát hiện cây thuốc đó có tác dụng chữa bệnh, phát hiện ra tác dụng nào đó của cây thuốc nghiên cứu để phát triển thành thuốc mới lưu hành trên thị trường. Để đi sâu hơn nữa việc sử dụng cây thuốc có hiệu quả người ta còn xác định thành phần có hoạt tính sinh học. Việc xác định thành phần có hoạt tính sinh học ở một cây thuốc có thể là trong cây thuốc đó bộ phận nào của cây có tác dụng, tiến tới xác định trong cây thuốc đó, trong bộ phận cây đó có thành phần hoạt chất gì. Các thành phần đó được chiết tách và lại được đánh giá tác dụng sinh học của nó. Trong một số cây thuốc có thể khi thử nghiệm sinh học, thành phần có hoạt tính thì hàm lượng hoạt chất rất thấp. Hoặc một số thành phần có hoạt tính sinh học thấp thì hàm lượng hoạt chất lại rất cao. Người ta có thể dựa vào cấu trúc để có thể thay đổi nhằm điều chỉnh sao cho thu được nhóm hoạt chất có tác dụng sinh học mạnh và hàm lượng cao. Người ta cũng áp dụng việc tối ưu hóa 121
  18. TLHT NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN THUỐC VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN TỪ CÂY CỎ hoạt tính sinh học bằng một số phương pháp như thay đổi cấu trúc... Mục đích của phần này là làm tăng hoạt tính sinh học, khắc phục các nhược điểm dược động học cũng như tác dụng phụ của thuốc. Vì nghiên cứu phát triển thuốc hiện nay chủ yếu dựa trên mục tiêu sinh học cụ thể nên để tăng tác dụng của thuốc các nhà nghiên cứu sẽ phải thiết kế các chất dẫn nhằm tăng sự liên kết của thuốc với mục tiêu sinh học. Ngoài ra, một mục tiêu khác của thiết kế dẫn chất là tìm ra các dẫn chất có tác dụng chọn lọc lên mục tiêu sinh học. Thông thường một dẫn chất càng có tác dụng lên mục tiêu sinh học thì tác dụng phụ của nó sẽ càng giảm. Việc thay đổi cấu trúc của thuốc thường gặp là: - Có thể thay đổi nhóm thế. - Mở rộng cấu trúc. - Có thể kéo dài hoặc thu ngắn mạch nhánh. - Mở rộng hay thu hẹp vòng. - Thay đổi vòng. - Tạo vòng mới. - Đơn giản hóa cấu trúc. - Phức tạp hóa cấu trúc. Ví dụ như cấu trúc hóa học của Palmatin (một alcaloid chiết trong cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour. Họ Tiết dê, Menispermaceae) và Berberin (cũng là một alcaloid chiết từ cây Vàng đắng Coscinium usitatum Piere. 122
  19. Chương 3. Các bước nghiên cứu thuốc... Họ Tiết dê, Menispermaceae) rất giống nhau, chỉ khác gốc thế R1 và R2. Việc sàng lọc cũng còn cung cấp tính hợp lý cho việc sử dụng lâm sàng cây thuốc. Cũng có những trường hợp chưa phát hiện được tác dụng gì rõ rệt nhưng qua thử nghiệm cho một số tác dụng dược lý nhất định giúp định hướng nghiên cứu tiếp theo. Hiện nay việc nghiên cứu sàng lọc cây thuốc thường được tiến hành hướng đến các mục đích của một nghiên cứu. Đối với thuốc đã biết tác dụng người ta sàng lọc để xây dựng một phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý tốt nhất, từ đó áp dụng để sàng lọc đánh giá các loại thuốc mức độ tác dụng. Cũng có những đề tài mục đích sàng lọc các loại thuốc để tìm kiếm tác dụng dược lý, mức độ tác dụng, tác dụng trực tiếp hay gián tiếp. Một số đề tài khác mục đích sàng lọc là để tìm kiếm các cấu trúc hóa học có tác dụng sinh học. 3.4. Đánh giá chất lượng dược liệu 3.4.1. Quy định về đánh giá chất lượng dược liệu Theo quy định tại Thông tư 38/2021/TT-BYT, Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền là đặc tính kỹ thuật của dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền bao gồm chỉ tiêu chất lượng, mức chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm và các yêu cầu kỹ 123
  20. TLHT NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN THUỐC VÀ CÁC SẢN PHẨM TỰ NHIÊN TỪ CÂY CỎ thuật, quản lý khác có liên quan đến chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền. Dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền phải áp dụng tiêu chuẩn chất lượng theo dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ sở. Tiêu chuẩn chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền được trình bày theo mẫu quy định. Mỗi Dược liệu được đưa vào sử dụng đều phải đạt chất lượng. Năm 2021, Bộ Y tế ban hành thông tư 38/2021/TT- BYT, “Quy định về quản lý chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền” trong đó nêu các quy định mang tính pháp lý nhằm quản lý chặt chẽ chất lượng các dược liệu đưa vào sử dụng. Thông tư quy định về việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng; công bố chất lượng dược liệu; kiểm nghiệm chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền; truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và thủ tục thu hồi, xử lý dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền vi phạm. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở nuôi trồng, thu hái, khai thác, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền (được gọi là cơ sở kinh doanh); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền tại Việt Nam. Thông tư này không áp dụng đối với cơ sở kinh doanh bán thành phẩm dược liệu và thuốc dược liệu; cá nhân nuôi trồng, thu hái, khai thác dược liệu. 124
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2