intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu học tập Viên nén đặc biệt và hệ thuốc kiểm soát giải phóng: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu học tập "Viên nén đặc biệt và hệ thuốc kiểm soát giải phóng" Phần 2 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học; hệ thuốc giải phóng tại đích. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu học tập Viên nén đặc biệt và hệ thuốc kiểm soát giải phóng: Phần 2

  1. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... Chương 4 HỆ THUỐC GIẢI PHÓNG THEO NHỊP SINH HỌC MỤC TIÊU: 1. Trình bày được định nghĩa, phân loại, ưu nhược điểm của hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học. 2. Giải thích được thành phần, cấu trúc, cơ chế giải phóng dược chất, nguyên tắc bào chế. Ví dụ minh họa về chế phẩm thuốc giải phóng theo nhịp sinh học. 3. Trình bày được các chỉ tiêu chất lượng đặc trưng của thuốc giải phóng theo nhịp sinh học và cách đánh giá. 4. Vận dụng kiến thức về hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học trong dướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. NỘI DUNG: 4.1. Đại cương về hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học 4.1.1. Đồng hồ sinh học, bệnh học thời khắc và bào chế thời khắc a. Đồng hồ sinh học Y học từ thế kỷ 18 đã chứng minh nhiều cơ quan trong cơ thể hoạt động theo nhịp sinh học. Nhiều thông số sinh 168
  2. Chương 4. Hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học lý của cơ thể diễn biến thep nhịp sinh học trong 24 giờ như thân nhiệt, nhịp tim, mạch, huyết áp, lưu lượng tuần hoàn, nhịp thở… Đồng hồ trung tâm điều tiết nhịp sinh học của các cơ quan cơ thể thông qua bộ gen đồng hồ dao động phân tử tại các cơ quan đó. Bằng con đường thần kinh và nội tiết truyền tín hiệu đến bộ gen đồng hồ. b. Bệnh học thời khắc Hai yếu tố phát sinh bệnh là do cơ thể không thích nghi sự thay đổi của môi trường và sự suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Hai yếu tố này đều bị nhịp sinh học chi phối do đó bệnh cũng xảy ra theo nhịp sinh học. Mô hình biểu thị nhịp sinh học của một số bệnh trong 24 giờ trên hình 4.1. Hình 4.1. Nhịp xuất hiện một số bệnh trong 24 giờ 169
  3. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... - Bệnh đường hô hấp: Nghiên cứu đã chứng minh lưu lượng hô hấp yếu nhất vào khoảng nửa đêm về sáng ở người bình thường và đặc biệt ở bệnh nhân hen (Hình 4.2). Tần suất cơn hen xảy ra từ 4 đến 5 giờ sáng cao gấp 70 lần các thời điểm khác trong ngày. Hình 4.2. Đồ thị diễn biến lưu lượng hô hấp trong ngày Dược động học thuốc chữa hen cũng thay đổi theo nhịp sinh học, các thuốc theophylin, terbutalin, bambuterol… có Cmax buổi sáng cao hơn buổi tối, Tmax buổi tối ở thời điểm lớn hơn buổi sáng khi uống thuốc. - Bệnh tim mạch Huyết áp, nhịp tim ở người bình thường và bệnh nhân cao huyết áp tiên phát thường giảm về đêm và tăng cao vào buổi sáng sau khi thức dậy (Hình 4.3). Cơn đột quỵ, nhồi máu cơ tim…thường xảy ra từ 6 giờ - 12 giờ sáng (Hình 4.4). 170
  4. Chương 4. Hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học Hình 4.3. Diễn biến huyết áp tâm thu và nhịp tim trong ngày ở người khỏe mạnh Chú thích: ■-Huyết áp tâm thu (mmHg); ▲-Nhịp tim/phút Hình 4.4. Đồ thị diễn biến số bệnh nhân có cơn đột quỵ trong ngày 171
  5. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... Thuốc tim mạch có sinh khả dụng thay đổi theo nhịp sinh học: ví dụ như nifedipin uống buổi tối giảm tới 30% so với buổi sáng. - Bệnh loét dạ dày - tá tràng Dịch vị được tiết theo nhịp sinh học, cao nhất vào buổi trưa và thấp nhất vào cuối chiều, sau đó lại tăng đến nửa đêm, giảm thấp vào buổi sáng cả ở người bình thường và bệnh nhân loét dạ dày (Hình 4.5). Hình 4.5. Đồ thị diễn biến pH dịch vị trong ngày Nhu động và tháo rỗng dạ dày ban đêm chậm hơn ban ngày, ảnh hưởng đến hòa tan và hấp thu thuốc. Do đó, các thuốc chẹn proton (ranitidin, cimetidin…) chỉ nên dùng ngày 1 liều vào cuối buổi chiều, đầu buổi tối… - Bệnh viêm xương khớp Viêm xương khớp đau nhiều về đêm, thấp khớp thường đau vào buổi sáng. Như vậy, các thuốc chống viêm giảm đau như ibuprofen nên uống vào buổi trưa hay giữa chiều, 172
  6. Chương 4. Hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học còn thuốc thấp khớp nên uống vào sau bữa tối, trước khi đi ngủ. Phần lớn thuốc NSAIDs uống vào buổi sáng có Cmax cao hơn khi uống vào buổi chiều tối. Các loại bệnh như đái tháo đường, tăng cholesterol máu, ung thư, rối loạn thần kinh đều có diễn biến theo nhịp sinh học, cần được sử dụng thuốc vào thời điểm dung nạp thuốc tốt nhất, tạo hiệu quả điều trị cao nhất. c. Bào chế thời khắc Bào chế thời khắc là khoa học dựa trên cơ sở bệnh học thời khắc và dược động học thời khắc bào chế ra các dạng thuốc giải phóng theo nhịp sinh học, cung cấp dược chất cho cơ thể theo nhịp diễn biến của bệnh, tối ưu là đỉnh của nhịp giải phóng và hấp thu dược chất từ dạng thuốc phù hợp với đỉnh của nhịp bùng phát bệnh. Bào chế hiện đại đã tạo ra thuốc giải phóng kiểm soát duy trì nồng độ thuốc hằng định trong khoảng liều điều trị. Tuy nhiên như đã nêu trên, do bệnh diễn biến theo nhịp nên không phải lúc nào cơ thể cũng cần một lượng thuốc như nhau trong ngày. Bào chế thời khắc đã tạo ra thuốc giải phóng theo nhịp sinh học, chỉ khi nào bệnh khởi phát thuốc mới giải phóng. Khi bệnh nặng nhất, thuốc giải phóng lượng dược chất nhiều nhất. Khi cơ thể không phát sinh bệnh, thuốc trong cơ thể có thời gian tiềm tàng (Tlag) không giải phóng dược chất. Đây là ưu điểm nổi bật hơn hệ thuốc kiểm soát giải phóng, hoàn toàn không gây tác dụng, tác dụng phụ cũng như tác dụng không mong muốn khi cơ thể chưa phát sinh bệnh. 173
  7. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... 4.1.2. Thuốc giải phóng theo nhịp a. Định nghĩa, phân loại thuốc giải phóng theo nhịp Thuốc giải phóng theo nhịp sinh học là hệ thuốc giải phóng có kiểm soát, dược chất được giải phóng đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng nơi theo nhịp diễn biến của bệnh sau một khoảng thời gian tiềm tàng nhất định. Thời gian tiềm tàng là thời gian tính từ khi chế phẩm thuốc tiếp xúc với môi trường hòa tan cho đến khu dươc chất bắt đầu được giải phóng khỏi dạng thuốc trong phép thử hòa tan in vitro. Sau thời gian tiềm tàng (Tlag) thuốc bắt đầu giải phóng ngay (Hình 4.6 B) hay giải phóng kéo dài (Hình 4.6 D,E) tùy theo nhu cầu điều trị. Hình 4.6. Đồ thị mô hình giải phóng thuốc A- Thuốc quy ước; B- Hệ thuốc giải phóng kiểm soát; C- Thuốc giải phóng ngay có thời gian tiềm tàng; D- Thuốc giải phóng kiểm soát có thời gian tiềm tang. 174
  8. Chương 4. Hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học Với thuốc dùng theo đường tiêu hóa, thời gian tiềm tàng là thời gian để thuốc có thể di chuyển từ dạ dày cho tới gần cuối ruột non mà không giải phóng dược chất (khoảng 3-5 giờ). b. Phân loại thuốc giải phóng theo nhịp Thuốc giải phóng theo nhịp được xếp vào nhóm thuốc có cải biến sinh khả dụng, phân nhóm thuốc giải phóng muộn, có thể phân loại theo mô hình giải phóng hoặc theo cấu trúc dạng bào chế. Theo mô hình giải phóng dược chất hệ thuốc giải phóng theo nhịp được chia thành 2 loại: - Hệ đơn nhịp Hình 4.7.Đồ thị giải phóng dược chất từ hệ đơn nhịp in vitro 175
  9. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... Hệ thuốc được thiết kế giải phóng toàn bộ lượng dược chất trong hệ cùng một lúc. Sau Tlag hệ đơn nhịp thường giải phóng nhanh dược chất (Hình 4.7) để đón cơn bùng phát của bệnh như trong điều trị cao huyết áp, thuốc chữa hen… Ngoài ra, hệ đơn nhịp cũng được dùng để giải phóng liều thuốc có trong hệ tại một vùng cần thiết trong đường tiêu hóa như cuối ruột non hoặc tại đại tràng. - Hệ đa nhịp Hệ thuốc giải phóng lượng dược chất có trong hệ thành nhiều lần ngắt quãng (Hình 4.8) nhằm giảm tác dụng không mong muốn, cải thiện sự tuân thủ của người bệnh hoặc giải phóng dược chất tại vùng khác nhau trong đường tiêu hóa. Hình 4.8. Đồ thị giải phóng dược chất từ hệ 2 nhịp in vitro 176
  10. Chương 4. Hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học Theo cấu trúc dạng bào chế hệ thuốc giải phóng theo nhịp được chia thành 2 loại: - Hệ đơn đơn vị Hệ chỉ chứa một đơn vị bào chế duy nhất như viên nén, nang thuốc bao kháng dịch vị. Hệ đơn đơn vị thường là hệ giải phóng một nhịp, giải phóng nhanh ngay sau Tlag. - Hệ đa đơn vị Hệ thường chứa đa tiểu phân, chứa nhiều tiểu đơn vị trong một liều dùng như nang chứa hạt, pellet, vi cầu, viên nén mini… Các tiểu đơn vị có thể được bao với các loại màng bao khác nhau, hoặc độ dày màng khác nhau để giải phóng dược chất thành nhiều nhịp. Hệ đa đơn vị có nhiều ưu điểm hơn so với hệ đơn đơn vị: - Dễ thiết kế dạng bào chế có mô hình giải phóng phức tạp theo yêu cầu điều trị, do có sự phối hợp mô hình giải phóng của các nhóm tiểu đơn vị. - Sinh khả dụng ổn định, tính lặp lại cao: dạng đa đơn vị chứa các tiểu đơn vị có đường kính nhỏ dễ đi qua môn vị, làm tăng tháo rỗng dạ dày và trải đều trên ruột non, tạo được bề mặt hòa tan và hấp thu lớn, đảm bảo sinh khả dụng ổn định và đồng nhất cho chế phẩm. - Hệ đa đơn vị tránh được hiện tượng chồng liều, giảm kích ứng tại chỗ, tăng khả năng hòa tan dược chất, đảm bảo sự đồng nhất giữa các lô mẻ sản xuất. 177
  11. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... c. Ưu nhược điểm của thuốc giải phóng theo nhịp - Giảm số lần dùng và liều dùng trong ngày. Giảm tác dụng không mong muốn theo nguyên tắc chỉ giải phóng dược chất khi cơ thể cần. Với bệnh có nhịp ngày đêm rõ rệt có thể chỉ dùng thuốc một lần trong ngày. Với dạng thuốc giải phóng hai nhịp cách quãng chứa hai liều dược chất, người bệnh chỉ phải uống một lần. - Cải thiện sự tuân thủ của người bệnh, tránh thức đêm uống thuốc (thuốc chữa hen, thấp khớp, hạ huyết áp…), tránh quên liều thuốc (thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh thần kinh…). - Nâng cao sinh khả dụng cho các thuốc có sinh khả dụng thấp do bị tác động bất lợi ở phần đầu đường tiêu hóa… - Bào chế thuốc giải phóng theo nhịp còn có nhiều hạn chế như: bệnh diễn biến theo nhịp ngày - đêm chưa phải là nhiều, thuốc dùng đường tiêu hóa có nhiều yếu tố sinh học phức tạp, khó kiểm soát được Tlag, kỹ thuật bào chế phức tạp, giá thành cao… 4.2. Hệ thuốc giải phóng theo nhịp hệ màng bao 4.2.1. Hệ màng bao nứt vỡ a. Đặc điểm thành phần cấu tạo hệ thuốc Màng bao có thành phần là các polyme dễ nứt vỡ như ethyl cellulose, eudragit RL: EC thường kết hợp một tỷ lệ thích hợp HPMC hoặc TEC. Eudragit dẻo dai hơn EC, khi nứt vỡ thường từ từ hơn. 178
  12. Chương 4. Hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học Hệ chứa dược chất là các viên, pellet dùng theo đường uống. Cấu trúc của viên nhân có thể là nhân trương nở, nhân tạo áp suất thẩm thấu, nhân sinh khí. Khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa, nước thấm qua vỏ bao tạo áp lực nứt vỡ vỏ giải phóng dược chất. - Thành phần nhân trương nở thường có tá dược siêu rã như natri starch glycolat, crospovidon, croscarmelose, avicel… Đây là các polyme có các cầu liên kết giữa các mạch có khả năng trương nở mạnh. - Thành phần nhân tạo áp suất thẩm thấu có dược chất và các tá dược dễ tan như NaCl, KCl, mannitol, sorbitol, lactose. - Thành phần nhân sinh khí có các acid hữu cơ như acid citric và natri carbonat. b. Cơ chế giải phóng dược chất Màng bao của hệ thuốc bị nứt vỡ sau một thời gian nhất định (Tlag). Khi thuốc tiếp xúc môi trường, nước thấm qua màng vào hệ, tá dược trương nở (với viên nhân trương nở) hoặc tá dược tạo áp suất thẩm thấu (với viên nhân tạo áp suất thẩm thấu) hoặc tá dược phản ứng sinh khí (với viên nhân sinh khí). Các tác nhân tăng thể tích do trương nở, sinh khí, thẩm thấu tạo áp suất làm nứt, vỡ màng. Thời gian tiềm tàng Tlag của hệ phụ thuộc vào các yếu tố: - Thành phần và độ dày của màng bao. 179
  13. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... - Thành phần (tỷ lệ và chủng loại) các tá dược trong viên nhân. Sau thời gian tiềm tàng, dược chất thường được thiết kế giải phóng ngay để cung cấp một liều điều trị bệnh ở thời điểm khởi phát. c. Nguyên tắc bào chế Viên nhân các hệ thuốc được bào chế bằng các phương pháp dập viên thích hợp: xát hạt ướt, xát hạt khô, dập thẳng…Với viên nhân có tá dược sinh khí, tá dược tạo áp suất thẩm thấu được bào chế bằng phương pháp dập thẳng hoặc xát hạt khô, phương pháp tạo hạt với tá dược dính dùng dung môi khan nước. Vỏ bao hệ thuốc được bào chế bằng phương pháp bao màng mỏng thông thường hoặc bao dập. Cần dịch bao dùng dung môi khan nước để bao viên nhân có tá dược sinh khí, tá dược tạo áp suất thẩm thấu để tránh tương tác. Cần kiểm soát đảm bảo các thông số kỹ thuật trong quy trình bào chế sản xuất để thu được sản phẩm có các chỉ tiêu chất lượng đề ra như Tlag , Tmax , nồng độ dược chất được giải phóng đảm bảo Cmax … d. Một số ví dụ về thuốc hệ màng bao nứt vỡ - Viên Natri diclofenac giải phóng theo nhịp Công thức viên nhân: 180
  14. Chương 4. Hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học Natri diclofenac 100,0 mg Avicel 100,0 mg Lactose 50,0 mg Tá dược màng bao: Natri croscarmelose 21,5 mg/cm2 bề mặt viên EC (có thêm TEC…) 2,4 mg/cm2 bề mặt viên Viên được bao lớp tá dược trương nở natri croscarmelose, sau đó được bao tiếp bên ngoài lớp vỏ bao EC - TEC dễ bị nứt vỡ sau khi viên trương nở, Tlag 2,0 giờ. - Viên Terbutalin giải phóng theo nhịp Terbutalin sulfat 10% Natri clorid 30% Cellulose vi tinh thể 20% Natri carboxyl methyl starch 20% HPMC E5 Vừa đủ Eudragit RS/RL Vừa đủ Viên terbutalin có lớp bao trương nở bên trong và lớp bao nứt vỡ Eudragit bên ngoài, trong viên có kết hợp tá dược thẩm thấu và tá dược trương nở. - Viên Diltiazem giải phóng theo nhịp Hệ chứa dược chất diltiazem, tá dược sinh khí (acid citric và natri bicarbonat) kết hợp với tá dược trương nở (natri 181
  15. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... starch glycolat). Viên nhân được bao màng EC có tá dược hóa dẻo và tạo kênh dẫn nước (PEG, HPMC). Ngoài vỏ bao được bao lớp CAP (Cellulose acetat phtalat) tan ở ruột để hạn chế tác động của môi trường đầu ruột non. T lag 2,5- 3,0 giờ, Tmax 4 giờ. 4.2.2. Hệ màng bao trương nở ăn mòn a. Đặc điểm thành phần cấu trúc hệ thuốc Hệ thuốc là cốt mang dược chất dạng viên nén, pellet, viêng nang gelatin… giải phóng nhanh dược chất hoặc giải phóng có kiểm soát. Màng bao là hệ thuốc có chứa các tá dược trương nở hòa tan hoặc ăn mòn trong đường tiêu hóa như CMC, HPC, HPMC, carbopol, PVP… b. Cơ chế giải phóng dược chất Khi tiếp xúc với môi trường nước, polyme thân nước được hydrat hóa, chuyển thể sol-gel trương nở, sau đó bị ăn mòn hoặc hòa tan hoàn toàn (thời điểm Tlag) để giải phóng dược chất. Tlag được kiểm soát chủ yếu bằng thời gian hòa tan hay ăn mòn của lớp vỏ bao, ít phụ thuộc và các yếu tố trong viên nhân. Polyme hòa tan, ăn mòn có 2 nhóm theo 2 cơ chế: ăn mòn theo bậc thang pH như Eudragit… hoặc ăn mòn do men esterase với các tá dược có cấu trúc ester như sáp, dầu hydrogen hóa, CAP, HPMCP… các polysaccharid không 182
  16. Chương 4. Hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học tan trong ruột non nhưng bị các enzym của hệ vi cơ ở đại tràng phân hủy như pectin, dextrin… c. Nguyên tắc bào chế hệ thuốc Viên nhân được bào chế theo các phương pháp áp dụng cho viên nén, nang cứng, nang mềm, pellet… Màng bao có thể áp dụng phương pháp bao dập hoặc bao bồi. Bao dập khó định vị viên nhân ở trung tâm, dẫn đến độ dày vỏ bao không đều, Tlag dễ sai lệch, vỏ bao thường dày, dễ thấm nước, khó kéo dài Tlag. Bao bồi có quy trình kéo dài nhưng dễ kiểm soát giải phóng dược chất hơn bao dập. d. Ví dụ về thuốc màng bao trương nở ăn mòn Viên Time Clock Sal 45 Viên nén chứa 4mg salbutamol được bao màng thân dầu (sáp carnauba, sáp ong được phân tán trong nước nhờ Tween). Màng chiếm 45% khối lượng viên. Sau thời gian tiềm tàng salbutamol được hấp thu không khác biệt so với viên quy ước. 4.2.3. Một số hệ màng bao khác kiểm soát giải phóng theo nhịp a. Hệ màng bao thay đổi tính thấm Cấu trúc hệ thuốc có nhân thường là pellet, viên nén, vỏ bao polyme có khả năng thay đổi tính thấm. Trong quá trình thay đổi tính thấm, dược chất hầu như không được giải phóng. Khi tính thấm của màng tăng lên và biến đổi 183
  17. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... hoàn toàn, các kênh dẫn nước xuất hiện trong màng bắt đầu hoạt động tạo điều kiện giải phóng nhanh dược chất vào môi trường. Thành phần của màng thường là các polyme sơ nước như các acrylat nhưng có nhóm amoni bậc 4 -N+(CH3)3 và các acid hữu cơ (citric, fumaric, succinic…). Khi tiếp xúc với môi trường hòa tan, nước thấm qua màng vào nhân hòa tan acid hữu cơ RCOO- làm tác nhân phân ly base amin trong polyme, làm tăng quá trình hydrat hóa, tăng tính thấm của màng. Quá trình giải phóng dược chất xảy ra theo cơ chế tạo kênh dẫn nước như đã nêu ở phần trên. b. Hệ màng bao phối hợp Trong thực tế, khi thiết kế thuốc giải phóng theo nhịp phải kết hợp nhiều loại màng bao khác nhau. Các màng này được phối hợp trên một đơn vị (pellet, viên nén mini…) như mô tả trong hình 4.9, hoặc trên nhiều tiểu đơn vị (hình 4.10). Hình 4.9. Sơ đồ mô tả hệ màng bao phối hợp 184
  18. Chương 4. Hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học Hình 4.10. Sơ đồ mô tả hệ màng bao nhiều tiểu đơn vị có màng bao khác nhau (A. Giải phóng ngay, B. Giải phóng kéo dài, C. Giải phóng muộn) c. Ví dụ một số chế phẩm thuốc giải phóng theo nhịp - Nang cứng chứa pellet Verelan PM: pellet được bào chế từ nhân đường bao bồi dần dược chất và acdi furamic với hàm lượng 100, 200 và 300 verapamil hydrochlorid. Sau đó bao màng kiểm soát giải phóng kéo dài, lớp ngoài bao màng Shellac để tạo ra Tlag từ 4-5 giờ. Viên được uống vào khoảng 10 giờ tối, đạt Cmax khoảng 8 giờ sáng hôm sau để phòng cơn tăng huyết áp vào đầu giờ sáng. - Nang cứng chứa pellet Innopran XL: Có 3 loại pellet chứa propanolol đóng trong nang:  Hạt giải phóng nhanh: bao bồi dược chất lên nhân đường.  Hạt giải phóng kéo dài: bao hạt giải phóng nhanh bằng EC để tạo Tlag khoảng 2 giờ.  Hạt giải phóng theo nhịp: bao hạt giải phóng theo nhanh bằng màng EC dày hơn tạo Tlag in vitro 10 giờ và 20 giờ. 185
  19. TÀI LIỆU HỌC TẬP VIÊN NÉN ĐẶC BIỆT VÀ... Nang Innopran XL uống vào 10 giờ tối đạt Cmax vào đầu buổi sáng hôm sau. 4.2.4. Hệ nắp nút kiểm soát giải phóng a. Hệ hút trương nở ăn mòn - Đặc điểm thành phần cấu trúc nang cứng có nút trương nở, ăn mòn  Hệ thuốc là thân nang không tan chứa dược chất. Vỏ thân nang được formol hóa hoặc bao polyme không tan (EC, cellulose acetat…) hoặc polyethylen oxyd.  Nút kiểm soát giải phóng trương nở dùng dẫn chất cellulose, gôm, natri alginat… hoặc nút ăn mòn dùng sáp, cellulose acetat… nút được đống khít chặt trên miệng thân nang.  Nắp nang là vỏ gelatin tan trong nước như nắp nang cứng quy ước. Cấu trúc hệ thuốc được mô tả trên hình 4.11. Hình 4.11. Sơ đồ nang giải phóng theo nhịp- A và hình ảnh thân nang không tan -B 186
  20. Chương 4. Hệ thuốc giải phóng theo nhịp sinh học - Cơ chế giải phóng dược chất Khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa, nắp nang nhanh chóng hòa tan, tạo điều kiện cho nước thấm vào nút làm nút trương nở bật khỏi nắp hoặc bị ăn mòn để giải phóng dược chất. Hình 4.12 mô tả các bước giải phóng dược chất của nang có nút trương nở và nang có nút ăn mòn. Hình 4.12. Sơ đồ các bước giải phóng dược chất của năng đậy nắp nút - Ví dụ: Hệ nang thuốc có cấu trúc nêu trên có tên hệ pulsincap chứa các dược chất chứa hen phế quản, tim mạch, thấp khớp. b. Hệ nút không tan - Đặc điểm thành phần cấu trúc nang cứng có nút không tan 187
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2