Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán
lượt xem 8
download
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán trình bày khái quát được những điểm cốt lõi về phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; lựa chọn và vận dụng được các phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá phù hợp với nội dung và định hướng đường phát triển năng lực của học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán
- BỘ GIÁO DỤ DỤC VÀ ĐÀO TẠ TẠO CHƯƠNG TRÌNH TRÌNH ETEP TRƯỜ TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘ N ỘI TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG CỐT CÁN MÔ ĐUN 3 KIỂM KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC MÔN TOÁN HÀ NỘ NỘI, NĂM 2020 1
- BAN BIÊN SOẠN TÀI LIỆU Tác giả: 1. TS. Nguyễn Sơn Hà, Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm − Đại học Sư phạm Hà Nội, Thành viên chính Ban phát triển tài liệu, học liệu BDTX GDPT (Theo Quyết định Số 410/QĐ − ĐHSP HN của Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội), Thành viên Ban phát triển Chương trình môn Toán 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Theo Quyết định Số 789/QĐ − BGD ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 2. Th.S Lưu Công Đông, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 3. PGS.TS Trịnh Thúy Giang, Trường Đại học sư phạm Hà Nội. 4. Th.S Nguyễn Thu Hằng, Trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội. 5. PGS.TS.Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trường Đại học Sư Phạm- Đại học Thái Nguyên. 6. Th.S Mai Anh Hùng, Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm, Hà Nội. 7. TS. Phạm Sỹ Nam, Trường Đại học Sài Gòn, Thành viên Ban phát triển Chương trình môn Toán 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 8. Th.S Đào Minh Thư, Trường THPT Thượng Cát, Hà Nội. 9. TS.Nguyễn Ngọc Tú, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Cộng tác viên: 1. TS. Nguyễn Hoài Anh, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, Thành viên Ban phát triển Chương trình môn Toán 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. TS. Phạm Xuân Chung, Trường Đại học Vinh, Thành viên Ban phát triển Chương trình môn Toán 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. PGS.TS Đỗ Tiến Đạt, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Thành viên Ban phát triển Chương trình môn Toán 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4. PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hồng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 5. GS.TSKH Đỗ Đức Thái, Trường ĐHSP Hà Nội, Chủ biên chương trình môn Toán 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo. 6. TS.Trần Bá Trình, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 7. PGS.TS Nguyễn Đức Sơn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2
- KÍ HIỆU VIẾT TẮT STT Kí hiệu viết tắt Viết đầy đủ 1 CC Năng lực sử dụng công cụ phương tiện học toán 2 ĐGTX Đánh giá thường xuyên 3 ĐGĐK Đánh giá định kỳ 4 GT Năng lực giao tiếp toán học 5 GQVĐ Năng lực giải quyết vấn đề toán học 6 GV Giáo viên 7 HS Học sinh 8 MHH Năng lực mô hình hóa toán học 9 PP Phương pháp 10 TC Tiêu chí 11 TD Năng lực tư duy và lập luận toán học 12 THPT Trung học phổ thông 13 TL Tự luận 14 TN Trắc nghiệm 15 YCCĐ Yêu cầu cần đạt 3
- MỤC LỤC Ban biên soạn tài liệu............................................................................................. 2 Kí hiệu viết tắt........................................................................................................ 3 Đề cương chi tiết mô đun....................................................................................... 7 1. Giới thiệu khái quát mô đun.............................................................................. 7 2. Yêu cầu cần đạt.................................................................................................. 7 3. Cấu trúc của mô đun.......................................................................................... 7 4. Tổ chức các hoạt động học tập của mô đun...................................................... 8 4.1. Kế hoạch bồi dưỡng online trong 5 ngày (học viên tự học qua LMS trước khi bồi dưỡng trực tiếp)....................................................................................................... 8 4.2. Kế hoạch tập huấn trực tiếp trong 3 ngày.......................................................... 10 4.3. Kế hoạch bồi dưỡng online trong 7 ngày (học viên ôn tập và hoàn thành bài tập qua LMS sau khi bồi dưỡng trực tiếp)...................................................................... 12 Đánh giá cuối khóa................................................................................................ 12 Giới thiệu tài liệu đọc............................................................................................. 13 Nội dung 1. Các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS.................................................... 13 1.1. Một số vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá trong giáo dục................................. 13 1.1.1. Các khái niệm cơ bản..................................................................................... 13 a) Đo lường.............................................................................................................. 13 b) Đánh giá.............................................................................................................. 13 c) Kiểm tra............................................................................................................... 14 1.1.2. Mục đích của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục............................................. 14 1.1.3. Các loại hình đánh giá trong giáo dục............................................................. 14 1.1.4. Yêu cầu của đánh giá..................................................................................... 15 1.2. Quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS................................................................................. 15 1.2.1. Đánh giá vì học tập......................................................................................... 16 1.2.2. Đánh giá là học tập......................................................................................... 16 1.2.3. Đánh giá kết qủa học tập................................................................................ 16 1.3. Đánh giá phẩm chất, năng lực........................................................................... 17 1.3.1. Quan niệm về đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực HS.............................. 17 1.3.2. Quan hệ giữa năng lực với kiến thức, kĩ năng và thái độ................................ 18 1.3.3. Định hướng kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực HS................... 18 1.3.4. Nội dung đánh giá.......................................................................................... 20 1.4. Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS 21 1.4.1. Một số nguyên tắc chung của kiểm tra đánh giá ............................................ 21 1.4.2. Một số nguyên tắc của kiểm tra đánh giá giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS........................................................................................................... 21 1.5. Quy trình kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS..... 21 4
- 1.6. Định hướng đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS............................................................................................................................ 34 1.6.1. Định hướng đánh giá kết quả giáo dục theo chương trình GDPT 2018........... 34 1.6.2. Định hướng đánh giá kết quả giáo dục trong môn Toán theo chương trình phổ thông môn Toán 2018.............................................................................................. 35 Nội dung 2. Sử dụng hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục HS THPT........................................................................ 36 2.1. Phân loại kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục HS THPT............................................................................................................................ 36 2.1.1. Đánh giá thường xuyên (đánh giá quá trình)................................................. 36 2.1.2. Đánh giá định kỳ (đánh giá tổng kết).............................................................. 39 2.2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục HS THPT............................................................................................................................. 41 2.2.1. Phương pháp kiểm tra viết............................................................................. 41 2.2.2. Phương pháp quan sát.................................................................................... 44 2.2.3. Phương pháp vấn đáp..................................................................................... 45 2.2.4. Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của HS.................................................................................................................................. 47 Nội dung 3. Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của HS THPT về phẩm chất và năng lực trong dạy học môn Toán...................... 49 3.1. Xây dựng công cụ đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực HS trong dạy học môn Toán................................................................................................. 49 3.1.1. Câu hỏi .......................................................................................................... 49 3.1.2. Bài tập............................................................................................................ 52 3.1.3. Đề kiểm tra.................................................................................................... 54 3.1.4. Bảng kiểm...................................................................................................... 59 3.1.5. Sản phẩm học tập........................................................................................... 61 3.1.6. Hồ sơ học tập................................................................................................. 62 3.1.7. Thang đánh giá.............................................................................................. 65 3.1.8. Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics)............................................................ 66 3.2. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề/bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất năng lực HS........................................................................ 70 3.2.1. Phân tích yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài dạy môn Toán, xác định mục tiêu dạy học chủ đề/bài dạy về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực đặc thù... 70 3.2.2. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề/bài dạy môn Toán theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS............................................................... 71 3.2.3. Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá một bài dạy(giáo án) môn Toán theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.................................................................... 72 Nội dung 4. Phân tích và sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của HS và đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở THPT....................................................................................................... 76 4.1. Phân tích và sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của HS................................................................................... 76 4.1.1. Khái niệm về đường phát triển năng lực......................................................... 76 5
- 4.1.2. Xác định đường phát triển năng lực chung..................................................... 76 4.1.3. Xác định đường phát triển năng lực đặc thù môn Toán.................................. 77 4.2. Định hướng sử dụng kết quả đánh giá để đổi mới phương pháp dạy học môn Toán............................................................................................................................... 81 4.2.1. Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển một số phẩm chất chủ yếu thông qua dạy học môn Toán................................................................................... 81 4.2.2. Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển năng lực chung thông qua dạy học môn Toán.................................................................................................... 82 4.2.3. Định hướng đánh giá kết quả hình thành, phát triển năng lực đặc thù trong dạy học môn Toán.......................................................................................................... 84 4.2.4. Định hướng sử dụng kết quả đánh giá để và đổi mới phương pháp dạy học môn Toán....................................................................................................................... 85 Nội dung 5. Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá HS THPT nhằm phát triển phẩm chất năng lực HS trong dạy học môn Toán.................................................................................................................... 86 5.1. Hướng dẫn xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá HS THPT nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS............... 86 Mẫu kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp............................................................................ 86 5.2. Các hình thức hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá HS THPT nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS....................................... 89 5.2.1. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua tổ chức khóa bồi dưỡng tập trung................ 89 5.2.2. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua tổ chức bồi dưỡng qua mạng........................ 89 5.2.3. Hỗ trợ đồng nghiệp thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn................................. 90 5.2.4. Một số lưu ý khi hỗ trợ đồng nghiệp............................................................... 92 Bài tập cuối khóa học............................................................................ 93 Tài liệu tham khảo................................................................................................... 93 6
- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔ ĐUN 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÔ ĐUN Mô đun kiểm tra, đánh giá HS THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS là Mô đun bồi dưỡng GV phổ thông cốt cán trong việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học HS theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mô đun này được xây dựng theo cấu trúc tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhằm nâng cao hiểu biết cho học viên những kiến thức cơ bản về kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực, trên cơ sở đó, học viên sẽ được phát triển kỹ năng sử dụng các công cụ đánh giá để phát triển phẩm chất, năng lực HS trong quá trình dạy học môn học. 2. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau khi thực hiện xong mô đun, học viên có thể: − Khái quát được những điểm cốt lõi về phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực HS; − Lựa chọn và vận dụng được các phương pháp, hình thức, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá phù hợp với nội dung và định hướng đường phát triển năng lực của HS; − Xây dựng được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của HS về phẩm chất, năng lực; − Sử dụng và phân tích được kết quả đánh giá theo các biểu hiện của năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của HS và đổi mới phương pháp dạy học môn học; − Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá HS theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực. 3. CẤU TRÚC CỦA MÔ ĐUN Mô đun được cấu trúc bởi 5 nội dung với các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc và quy trình kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS Hoạt động 3: Sử dụng, hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS trong dạy học môn Toán. Hoạt động 4: Xác định hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS cho một chủ đề/bài dạy. Hoạt động 5: Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của HS phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực trong dạy học môn Toán. Hoat động 6: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá trong dạy học chủ đề/bài học môn Toán theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Hoạt động 7: Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá HS phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn Toán. 7
- 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA MÔ ĐUN 4.1. Kế hoạch bồi dưỡng online (Học viên tự học 5 ngày qua LMS trước khi học trực tiếp) Học viên có thể tham khảo kế hoạch sau đây: Nội dung trên hệ thống Nhiệm vụ của học viên A. CHUẨN BỊ I. Giới thiệu mô đun Xem video mở đầu giới thiệu chung về mô đun 3 và những hướng dẫn học qua mạng, yêu cầu học qua mạng, địa chỉ trợ giúp học viên khi học mô đun 3. II. Nhiệm vụ học tập Đọc nhiệm vụ học tập. File đính kèm. III. Yêu cầu cần đạt của mô Đọc yêu cầu cần đạt của mô đun. đun: File đính kèm. IV. Ôn tập mô đun 2 Trả lời câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm ôn tập mô đun 2. B. HỌC TẬP, THỰC HÀNH Nội dung 1: Các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS THPT Hướng dẫn học tập nội dung 1. − Xem file hướng dẫn đính kèm. − Xem infographic. − Đọc tài liệu Nội dung 1. Đánh giá cuối nội dung 1. Trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm. 8
- Nôi dung 2: Sử dụng hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học, giáo dục HS THPT Hướng dẫn học tập nội dung 2 − Xem file hướng dẫn đính kèm. − Xem infographic. − Xem video và trả lời câu hỏi. − Đọc tài liệu nội dung 2. Đánh giá cuối nội dung 2 10 câu hỏi trắc nghiệm. File câu hỏi trắc nghiệm. Nôi dung 3: Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của HS THPT về phẩm chất và năng lực trong dạy học môn Toán Hướng dẫn học tập nội dung 3. − Xem file hướng dẫn đính kèm. − Xem video: Sử dụng công cụ của chủ đề/bài dạy đã được xây dựng và video quay trên lớp cho GV bình luận. − Infographic. − Đọc tài liệu nội dung 3. Đánh giá cuối nội dung 3. Xem video và trả lời trước 5 câu hỏi tự luận để thảo luận ở giai đoạn học trực tiếp. Nôi dung 4: Sử dụng và phân tích kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của HS và đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở cấp THPT Hướng dẫn học tập nội dung 4. Xem file hướng dẫn đính kèm. − Xem infographic. − Xem video và trả lời câu hỏi. Đọc tài liệu nội dung 4. Đánh giá cuối nội dung 4. Trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm. Nội dung 5: Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển về kiến thức, kĩ năng tổ chức kiểm tra, đánh giá HS THPT nhằm phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học môn Toán Hướng dẫn học tập nội dung 5. − Xem file hướng dẫn xây dựng kế hoạch. − Xem file kế hoạch mẫu. Đánh giá cuối nội dung 5. Xây dựng file kế hoạch hướng dẫn đồng nghiệp (Nộp sản phẩm cuối khóa học). C. ĐÁNH GIÁ CUỐI KHÓA HỌC Hướng dẫn làm bài tập Xem file hướng dẫn. Sản phẩm D. TÀI LIỆU THAM KHẢO Xem danh mục các tài liệu học viên cần tham (Các File, links…) khảo. 4.2. Kế hoạch tập huấn trực tiếp trong 3 ngày Các thầy cô giảng viên, GV cốt cán có thể tham khảo kế hoạch sau đây: Ngày Thời Nội dung Yêu cầu cần Sản Ghi chú gian đạt phẩm cụ thể 9
- Buổi 1 *Nội dung 1: − Phân tích − Báo cáo của Ngày 1 − Xu hướng hiện được các quan các nhóm về đại về kiểm tra, đánh điểm hiện đại những xu giá kết quả học tập, về kiểm tra, hướng hiện giáo dục theo hướng đánh giá theo đại về kiểm phát triển phẩm chất, hướng phát tra, đánh giá năng lực HS. triển phẩm kết quả học − Nguyên tắc và quy chất, năng lực tập, giáo dục trình kiểm tra, đánh HS. theo hướng giá theo hướng phát − Phân tích phát triển triển phẩm chất, được các phẩm chất, năng lực HS. nguyên tắc và năng lực HS. quy trình kiểm − Báo cáo của tra, đánh giá các nhóm về theo hướng nguyên tắc và phát triển quy trình phẩm chất, kiểm tra, năng lực HS. đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS; Buổi 2 *Nội dung 2: − Vận dụng − Báo cáo Chủ − Sử dụng, hình được một số sản phẩm đề/bài dạy thức, phương pháp hình thức, thực hành do các kiểm tra, đánh giá phương pháp của các nhóm nhóm học kết quả học tập và kiểm tra, đánh về hình thức, viên tự giáo dục theo hướng giá kết quả phương pháp chọn. phát triển phẩm chất, học tập và kiểm tra, năng lực HS trong giáo dục theo đánh giá kết dạy học môn Toán. hướng phát quả học tập và − Thực hành nội triển phẩm giáo dục theo dung 2: Xác định chất, năng lực hướng phát hình thức, phương HS vào dạy triển phẩm pháp kiểm tra, đánh học môn Toán chất, năng lực giá kết quả học tập ở trường phổ HS cho một và giáo dục theo thông. chủ đề/bài hướng phát triển dạy. phẩm chất, năng lực HS cho một chủ đề/bài dạy Ngày 2 Buổi 3 *Nội dung 3: − Thiết kế − Báo cáo được các công sản phẩm 10
- − Xây dựng công cụ cụ kiểm tra, thực hành kiểm tra, đánh giá đánh giá kết của các kết quả học tập và sự quả học tập và nhóm về xây tiến bộ của HS phổ sự tiến bộ của dựng công cụ thông theo hướng HS phổ thông kiểm tra, phát triển phẩm chất theo hướng đánh giá kết và năng lực trong phát triển quả học tập và dạy học môn Toán. phẩm chất, sự tiến bộ của − Thực hành nội năng lực trong HS phổ thông dung 3: Xây dựng dạy học môn theo hướng công cụ kiểm tra, Toán. phát triển đánh giá kết quả học phẩm chất và tập và sự tiến bộ của năng lực cho HS phổ thông theo một chủ hướng phát triển đề/bài dạy. phẩm chất và năng lực cho một chủ đề/bài dạy. Buổi 4 * Nội dung 4: Xây − Xây dựng − Báo cáo dựng kế hoạch kiểm được kế hoạch của các tra, đánh giá trong kiểm tra, đánh nhóm về kế dạy học chủ đề/bài giá theo hoạch kiểm học môn Toán theo hướng phát tra, đánh hướng phát triển triển phẩm giá trong dạy phẩm chất, năng lực chất, năng lực học chủ HS. trong dạy học đề/bài học − Thực hành thiết một chủ đề/bài môn Toán kế kế hoạch đánh dạy. theo hướng giá trong dạy học phát triển chủ đề/bài học môn phẩm chất, Toán theo hướng năng lực HS. phát triển phẩm chất, năng lực HS. Ngày 3 Buổi 5 − Báo cáo kết quả Thực hành xây dựng kế hoạch và bộ công cụ đánh giá trong dạy học chủ đề/bài học môn Toán theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. 11
- Buổi 6 *Nội dung 5: Hỗ trợ − Phân tích − Kế hoạch đồng nghiệp phát được thuận bồi dưỡng triển về kiến thức, kĩ lợi, khó khăn đồng nghiệp; năng tổ chức kiểm của đồng tra, đánh giá HS phổ nghiệp tại thông theo hướng trường và địa phát triển phẩm chất, phương. năng lực trong dạy − Xây dựng học môn Toán. được kế hoạch − Phản hồi và đánh bồi dưỡng đại giá khoá bồi dưỡng. trà cho đồng − Tổng kết khoá bồi nghiệp tại dưỡng. trường và địa phương. 4.3. Kế hoạch bồi dưỡng qua mạng (7 ngày sau tập huấn trực tiếp) Học viên có thể tham khảo kế hoạch sau đây: Ngày Nhiệm vụ Sản phẩm Ghi chú Ngày 1 và Ôn tập và hệ thống hóa Trả lời hoàn thiện 30 câu hỏi 2 kiến thức, kĩ năng đã học. trắc nghiệm trên hệ thống và 5 câu hỏi tự luận xem video. Ngày 3, 4 Hoàn thiện sản phẩm 1 Kế hoạch đánh giá chủ đề/bài và 5 sau tập huấn. dạy và các công cụ kèm theo chủ đề/bài dạy. Ngày 6 Hoàn thiện sản phẩm 2 Kế hoạch hướng dẫn đồng sau tập huấn. nghiệp. Ngày 7 Đóng gói và gửi sản Tất cả các sản phẩm. phẩm lên mạng. ĐÁNH GIÁ CUỐI KHÓA Phần đánh giá online (học viên được xác nhận ĐẠT nếu được ít nhất 70 điểm) 5 câu kiểm tra mô đun : không chấm điểm − Phần A. 30 câu trắc nghiệm cho 3 nội dung 1, 2, 4 Phần đánh giá qua file sản phẩm (học viên được xác nhận ĐẠT nếu được ít nhất 70 điểm) Mỗi học viên tải lên 2 file: 1 file hỗ trợ đồng nghiệp (Nộp file ở Nội dung 5). 1 file kế hoạch và công cụ đánh giá (Nộp file ở Phần C). 12
- GIỚI THIỆU TÀI LIỆU ĐỌC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC MÔN TOÁN Nội dung 1. Các xu hướng hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục nhằm phát triển phẩm chất, năng lực HS 1.1. Một số vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá trong giáo dục 1.1.1. Các khái niệm cơ bản a) Đo lường Đo lường là việc so sánh một vật hay hiện tượng với một thước đo hay chuẩn mực, có khả năng trình bày kết quả dưới dạng thông tin định lượng. Nói cách khác, đo lường liên quan đến việc sử dụng các con số vào quá trình lượng hoá các sự kiện, hiện tượng hay thuộc tính1. Trong lĩnh vực giáo dục, thước đo trên đây của đo lường thường là tiêu chuẩn hoặc tiêu chí. Tham chiếu theo tiêu chuẩn là đối chiếu kết quả đạt được của người này đối với những người khác. Ứng với loại tham chiếu này là các đề thi chuẩn hoá (ví dụ IELTS, SAT). Tham chiếu theo tiêu chí là đối chiếu kết quả đạt được của HS với mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học, hoạt động giáo dục. Ứng với loại tham chiếu này là các câu hỏi, nhiệm vụ học tập, đề thi theo tiêu chí. b) Đánh giá Đánh giá HS là một quá trình thu thập, xử lí thông tin thông qua các hoạt động quan sát theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của HS; tư vấn, hướng dẫn, 1 Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Đào Thị Oanh (2019), Giáo trình Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, NXB ĐHSP, Hà Nội. 13
- động viên HS; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của HS2. c) Kiểm tra Kiểm tra là việc thu thập những dữ liệu, thông tin về một nội dung nào đó làm cơ sở cho việc đánh giá3. 1.1.2. Mục đích của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục4 Mục đích của đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể như sau: a) Giúp GV điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS nhằm động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của HS để hướng dẫn, giúp đỡ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. b) Giúp HS có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. c) Giúp cha mẹ HS tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của HS; tích cực hợp tác với nhà trường trong giáo dục HS. d) Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục. e) Giúp các tổ chức xã hội nắm thông tin chính xác, khách quan, phát huy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển giáo dục. 1.1.3. Các loại hình đánh giá trong giáo dục Có nhiều cách phân loại các kiểu/loại hình đánh giá trong giáo dục dựa vào các đặc điểm như: quy mô, vị trí của người đánh giá; đặc tính của câu hỏi; tính chất thường xuyên hay thời điểm hoặc tính chất quy chiếu của mục tiêu đánh giá…Sau đây là một số ví dụ: Theo mục tiêu đánh giá − Đánh giá chẩn đoán (Diagnostic Evaluation). Phát hiện ra những khó khăn trong học tập của người học mà vì lý do nào đó không thể hiện ra bởi đánh giá quá trình. ĐG này cụ thể và toàn diện hơn. − Đánh giá tiến trình/quá trình (Formative Evaluation). Cung cấp thông tin phản hồi về việc thực hiện của HS trong việc đạt được mục tiêu bài học, giúp xác định lỗi học tập cần thiết được sửa chữa và cung cấp thông tin để làm cho dạy học hiệu quả hơn. − Đánh giá vị trí (Placement Evaluation). 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, Ban hành quy chế đánh giá HS tiểu học. 3 Vũ Quốc Chung(Chủ biên), Nguyễn Hoài Anh, Nguyễn Thị Thanh Hà, Trần Ngọc Lan, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Hùng Quang, Nguyễn Thị Kim Thoa (2015), Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học, NXB ĐHSP, Hà Nội. 4 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, Ban hành quy chế đánh giá HS tiểu học 14
- Xác định các hành vi đầu vào của HS. Nó xác định các kiến thức, kỹ năng người học có mà KT, KN đó cần thiết lúc bắt đầu bài học − Đánh giá tổng kết (Summative Evaluation). Xác định mức độ mục tiêu dạy học đạt được, nó được sử dụng để cho điểm và cung cấp thông tin phản hồi cho người học. Theo hướng sử dụng kết quả đánh giá − Đánh giá theo tiêu chuẩn (norm-referenced). Có tiêu chuẩn tham chiếu là chuẩn tương đối. Cho biết vị trí của một HS trong bảng phân bố điểm số so sánh với vị trí của các HS khác trong nhóm được chọn làm chuẩn mực. − Đánh giá theo tiêu chí (criterion-referenced). Có tiêu chuẩn tham chiếu là chuẩn tuyệt đối tức là mục tiêu học tập của một môn học nào đó trong một nhà trường, thậm chí của một GV. Cho biết mức độ đạt mục tiêu giảng dạy trong một môn học, hay một nội dung DH chuyên biệt nào đó. Theo quy mô đánh giá − Đánh giá trên diện rộng (đánh giá quốc tế, quốc gia...): là loại hình đánh giá mà mục tiêu đánh giá, công cụ đánh giá và quá trình đánh giá được chuẩn bị công phu theo các chuẩn mực xác định, thường triển khai trên một số lượng lớn HS. − Đánh giá lớp học: được tiến hành trong phạm vi đối tượng là HS trong một lớp học, nhằm thu thập thông tin về việc đạt các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ... qua từng bài học, hàng ngày, hàng tháng, để tìm hiểu xem từng HS đã học tập như thế nào,... và cả sự hài lòng, phản ứng của HS đối với các bài giảng của GV. Từ đó, GV điều chỉnh hoạt động giảng dạy, hoạt động học tập để nâng cao kết quả học tập cho mỗi HS. Theo hướng sử dụng kết quả đánh giá Đánh giá theo tiêu chuẩn (norm-referenced). Đánh giá theo tiêu chí (criterion-referenced). 1.1.4 Yêu cầu của đánh giá5 Đánh giá HS phải đáp ứng một số yêu cầu sau: a) Đánh giá HS thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của HS theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông. b) Kết hợp đánh giá của GV, HS, cha mẹ HS, trong đó đánh giá của Gv là quan trọng nhất. c) Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của HS; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng khách quan; không so sánh HS này với HS khác, không tạo áp lực cho HS, GV và cha mẹ HS. 1.2. Quan điểm hiện đại về kiểm tra đánh giá kết quả học tập, giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS Quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS chú trọng đến đánh giá quá trình để phát hiện kịp thời sự tiến bộ của HS và vì sự tiến bộ của HS, từ đó điều chỉnh và tự điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học trong quá trình 5 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, Ban hành quy chế đánh giá HS tiểu học. 15
- dạy học. Quan điểm này thể hiện rõ coi mỗi hoạt động đánh giá như là học tập (Assessment as learning) và đánh giá là vì học tập của HS (Assessment for learning). Ngoài ra, đánh giá kết quả học tập (Assessment of learning) cũng sẽ được thực hiện tại một thời điểm cuối quá trình giáo dục để xác nhận những gì HS đạt được so với chuẩn đầu ra. Hình vẽ dưới đây thể hiện rõ quan điểm hiện đại đó so với đánh giá truyền thống trước đây. 1.2.1. Đánh giá vì học tập Đánh giá vì học tập cũng diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để GV phát hiện sự tiến bộ của HS, từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Việc đánh giá nhằm cung cấp thông tin để GV và HS cải thiện chất lượng dạy học. Kết quả của đánh giá này không nhằm so sánh giữa các HS với nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi HS và cung cấp cho HS thông tin phản hồi để tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn học tập tiếp theo. Với đánh giá này, GV giữ vai trò chủ đạo trong đánh giá kết quả học tập, nhưng HS cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. HS có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của GV, qua đó họ tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn. 1.2.2. Đánh giá là học tập Đánh giá là học tập diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học (đánh giá quá trình), trong đó, GV tổ chức để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, coi đó như là một hoạt động học tập để HS thấy được sự tiến bộ của chính mình so với yêu cầu cần đạt của chủ đề, từ đó HS tự điều chỉnh việc học. Với đánh giá này, HS giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá, HS tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập của mình, tự so sánh, đánh giá KQHT của mình theo những tiêu chí do GV cung cấp. Kết quả đánh giá này có vai trò như một nguồn thông tin phản hồi để HS tự ý thức khả năng học tập của mình đang ở mức độ nào, từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo. 1.2.3. Đánh giá kết qủa học tập Đánh giá kết quả học tập (đánh giá tổng kết hay đánh giá định kỳ) là đánh giá những gì HS đạt được tại thời điểm cuối một giai đoạn GD và được đối chiếu với chuẩn đầu ra nhằm xác nhận kết quả đó so với yêu cầu cần đạt của chủ đề/môn học/cấp học GV là trung tâm trong quá trình đánh giá và HS không được tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá. Có thể tóm tắt những điểm khác biệt cơ bản giữa đánh giá kết quả của việc học, đánh giá kết quả vì việc học và đánh giá kết quả như là việc học qua bảng sau: Bảng 1. Bảng so sánh giữa ĐG kết quả học tập, ĐG vì học tập và ĐG là học tập Tiêu chí ĐG kết quả ĐG vì học tập ĐG là học tập so sánh học tập Trọng tâm ĐG. Kết quả học tập Quá trình học tập Quá trình học tập. Thường thực hiện cuối Diễn ra trong suốt quá Trước, trong và sau Thời điểm ĐG. quá trình học tập. trình học tập. quá trình học tập. Vai trò của GV. Chủ đạo. Chủ đạo hoặc giám sát Hướng dẫn. Vai trò của HS. Đối tượng của đánh Giám sát Chủ đạo. giá. Người sử dụng GV GV, HS HS KQĐG. 16
- Với quan điểm đánh giá hiện đại nêu trên, việc đánh giá cần được tích hợp vào trong quá trình dạy học nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. 1.3. Đánh giá phẩm chất, năng lực 1.3.1. Quan niệm về đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực HS6 Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể7. Với quan niệm trên, đánh giá kết quả học tập theo hướng tiếp cận năng lực cần chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực là đánh giá kiến thức, kĩ năng và thái độ trong những bối cảnh có ý nghĩa. Đánh giá kết quả học tập của HS đối với các môn học và hoạt động giáo dục theo quá trình hay ở mỗi giai đoạn học tập chính là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩ năng, thái độ và năng lực, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của học HS. Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kĩ năng, đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng. Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn. Khi đó HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa sử dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội) để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả khả năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục của từng môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là tổng hóa, kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều môn học, lĩnh vực học tập khác nhau, và từ sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người. Có thể tổng hợp một số dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực người học và đánh giá kiến thức, kĩ năng của người học như sau: Một số điểm khác biệt giữa đánh giá tiếp cận nội dung (kiến thức, kĩ năng) và đánh giá tiếp cận năng lực. STT Đánh giá theo hướng tiếp cận nội dung Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực Quan tâm đến mục tiêu cuối cùng Quan tâm đến đến phương pháp học tập, 1 của việc dạy học. phương pháp rèn luyện của HS. Chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm, 2 Chú trọng vào điểm số. chú ý đến ý tưởng sáng tạo, đến các chi tiết của sản phẩm để nhận xét. 6 https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-trung-hoc/ Pages/default.aspx?ItemID=6273 7 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình phổ thông tổng thể 2018 17
- STT Đánh giá theo hướng tiếp cận nội dung Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực Tập trung vào năng lực thực tế và sáng 3 Tập trung vào kiến thức hàn lâm. tạo. Đánh giá được thực hiện bởi các GV và HS chủ động trong đánh giá, cấp quản lí và do GV là chủ yếu, còn tự 4 khuyến khích tự đánh giá và đánh giá chéo đánh giá của HS không hoặc ít được công của HS. nhận. Đánh giá đạo đức HS chú trọng đến Đánh giá phẩm chất của HS toàn diện, chú 5 việc chấp hành nội quy nhà trường, tham trọng đến năng lực cá nhân, khuyến khích HS gia phong trào thi đua… thể hiện cá tính và năng lực bản thân. 1.3.2. Quan hệ giữa năng lực với kiến thức, kĩ năng và thái độ8 − Với quan niệm về năng lực như đã nêu trên, trong quá trình học tập để hình thành và phát triển được các năng lực, người học cần chuyển hóa những kiến thức, kĩ năng, thái độ có được vào giải quyết những tình huống mới và xảy ra trong môi trường mới. Như vậy, có thể nói kiến thức là cơ sở để hình thành năng lực, là nguồn lực giúp cho người học tìm được các giải pháp tối ưu để thực hiện nhiệm vụ hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối cảnh phức tạp. Khả năng đáp ứng phù hợp với bối của thực tiễn cuộc sống là đặc trưng quan trọng nhất của năng lực, khả năng đó có được dựa trên sự đồng hóa và sử dụng có cân nhắc những kiến thức, kĩ năng cần thiết trong từng hoàn cảnh cụ thể. − Những kiến thức là cơ sở để hình thành và rèn luyện năng lực phải được tạo nên do chính người học chủ động nghiên cứu, tìm hiểu hoặc được hướng dẫn nghiên cứu tìm hiểu và từ đó kiến tạo nên. Việc hình thành và rèn luyện năng lực được diễn ra theo hình xoáy trôn ốc, trong đó các năng lực có trước được sử dụng để kiến tạo kiến thức mới; và đến lượt mình, kiến thức mới lại đặt cơ sở để hình thành những năng lực mới. − Kĩ năng theo nghĩa hẹp là những thao tác, những cách thức thực hành, vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện một hoạt động nào đó trong một môi trường quen thuộc. Kĩ năng hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm những kiến thức, những hiểu biết và trải nghiệm,… giúp cá nhân có thể thích ứng khi hoàn cảnh thay đổi. − Kiến thức, kĩ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực trong một lĩnh vực hoạt động nào đó. Tuy nhiên, nếu chỉ có kiến thức, kĩ năng trong một lĩnh vực nào đó thì chưa chắc đã được coi là có năng lực, mà còn cần đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn kiến thức, kĩ năng cùng với thái độ, giá trị, trách nhiệm bản thân để thực hiện thành công các nhiệm vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn khi điều kiện và bối cảnh thay đổi. 1.3.3. Định hướng kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực HS9 − Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng tiếp cận năng lực tập trung vào các định hướng sau: (i) Chú trọng đánh giá quá trình nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình dạy học. (ii) Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … sang đánh giá năng 8 https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-trung-hoc/ Pages/default.aspx?ItemID=6273 9 https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-trung-hoc/ Pages/default.aspx?ItemID=6273 18
- lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo; (iii) Chuyển đánh giá từ một hoạt động gần như độc lập với quá trình dạy học sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình dạy học, xem đánh giá như là một phương pháp dạy học; (iv) Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lý phân tích, lý giải kết quả đánh giá. Với những định hướng trên, đánh giá kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của HS ở mỗi lớp và sau cấp học trong bối cảnh hiện nay cần phải: Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận năng lực) từng môn học, hoạt động giáo dục từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của HS của cấp học. Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng. Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này. Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc dạy và học. Việc đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập môn học của GV được thể hiện qua một số đặc trưng cơ bản sau: a) Xác định được mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập là so sánh năng lực của HS với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng (năng lực) môn học ở từng chủ đề, từng lớp học, để từ đó cải thiện kịp thời hoạt động dạy và hoạt động học. b) Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn học theo ba công đoạn cơ bản là thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, xác nhận kết quả học tập và ra quyết định điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học. Yếu tố đổi mới ở mỗi công đoạn này là: (i) Thu thập thông tin: thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, nhiều hình thức và bằng nhiều phương pháp khác nhau (quan sát trên lớp, làm bài kiểm tra, sản phẩm học tập, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau,...); lựa chọn được những nội dung đánh giá cơ bản và trọng tâm, trong đó chú ý nhiều hơn đến nội dung kĩ năng; xác định đúng mức độ yêu cầu mỗi nội dung (nhận biết, thông hiểu, vận dụng,...) căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng; sử dụng đa dạng các loại công cụ khác nhau (đề kiểm tra viết, câu hỏi trên lớp, phiếu học tập, bài tập về nhà,...); thiết kế các công cụ đánh giá đúng kĩ thuật (câu hỏi và bài tập phải đo lường được mức độ của chuẩn, đáp ứng các yêu cầu dạng trắc nghiệm khách quan hay tự luận, cấu trúc đề kiểm tra khoa học và phù hợp,...); tổ chức thu thập được các thông tin chính xác, trung thực. Cần bồi dưỡng cho HS những kĩ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho HS tham gia đánh giá và cải tiến quá trình dạy học. (ii) Phân tích và xử lý thông tin: các thông tin định tính về thái độ và năng lực học tập thu được qua quan sát, trả lời miệng, trình diễn,... được phân tích theo nhiều mức độ với tiêu chí rõ ràng và được lưu trữ thông qua sổ theo dõi hàng ngày; các thông tin định lượng qua bài kiểm tra được chấm điểm theo đáp án/hướng dẫn chấm – hướng dẫn đảm bảo đúng, chính xác và đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật; số lần kiểm tra, thống kê điểm trung bình, xếp loại học lực,… theo đúng quy chế đánh giá, xếp loại ban hành. 19
- (iii) Xác nhận kết quả học tập: xác nhận HS đạt hay không mục tiêu từng chủ đề, cuối lớp học, cuối cấp học dựa vào các kết quả định lượng và định tính với chứng cứ cụ thể, rõ ràng; phân tích, giải thích sự tiến bộ học tập vừa căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình và kết quả đánh giá tổng kết, vừa căn cứ vào thái độ học tập và hoàn cảnh gia đình cụ thể. Ra quyết định cải thiện kịp thời hoạt động dạy của GV, hoạt động học của HS trên lớp học; ra các quyết định quan trọng với HS (lên lớp, thi lại, ở lại lớp, khen thưởng,…); thông báo kết quả học tập của HS cho các bên có liên quan (HS, cha mẹ HS, hội đồng giáo dục nhà trường, quản lý cấp trên,…). Góp ý và kiến nghị với cấp trên về chất lượng chương trình, sách giáo khoa, cách tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục,... Trong đánh giá thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập. Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển năng lực, không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau. Kết hợp giữa kiểm tra hỏi-đáp, kiểm tra viết, bài tập thực hành; kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan. Kiểm tra tự luận thường đòi hỏi cao về tư duy, óc sáng tạo và tính lôgic của vấn đề, đặc biệt là sự thể hiện những ý kiến cá nhân trong cách trình bày, tuy nhiên không bao quát được hết kiến thức chương trình giáo dục phổ thông và kết quả kiểm tra nhiều khi còn phụ thuộc vào năng lực của người chấm bài. Kiểm tra trắc nghiệm khách quan với ưu là thích hợp với quy mô lớn, HS không phải trình bày cách làm, số lượng câu hỏi lớn nên có thể bao quát được kiến thức toàn diện của HS, việc chấm điểm trở nên rất đơn giản dựa trên mẫu đã có sẵn, có thể sử dụng máy để chấm cho kết quả rất nhanh, đảm bảo được tính công bằng, độ tin cậy cao. Tuy nhiên nhược điểm của hình thức này là không thể hiện được tính sáng tạo, lôgic của khoa học và khả năng biểu cảm trước các vấn đề chính trị, xã hội, con người của đất nước, nhiều khi sự lựa chọn còn mang tính may mắn. Do đó việc kết hợp hai hình thức kiểm tra này sẽ phát huy được những ưu điểm và hạn chế bớt những nhược điểm của mỗi hình thức kiểm tra. 1.3.4. Nội dung đánh giá10 Nội dung đánh giá bao gồm: a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của HS đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông. b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của HS thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau: − Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. − Những năng lực cốt lõi: +) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; +) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất. 1.4. Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS 10 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, Ban hành quy chế đánh giá HS tiểu học. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm
2 p | 3261 | 682
-
Tài liệu bồi dưỡng Sinh 10 phần Vi sinh vật
5 p | 388 | 69
-
Hướng dẫn chấm học sinh giỏi huyện môn lịch sử ớp 9 huyện Ngọc Hiển năm 2009 - 2010
3 p | 284 | 64
-
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên giáo viên (nội dung 2)
13 p | 839 | 56
-
Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán: Hướng dẫn giải 30 bài toán về dãy các số viết theo quy luật
7 p | 252 | 55
-
Hướng dẫn chấm học sinh giỏi môn sinh học lớp 9 THCS năm 2007 - 2008
4 p | 218 | 36
-
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn tin học dành cho học sinh THCS: 100 bài tập Turbo Pascal
75 p | 196 | 34
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh lớp 6 trường THCS Bắc Sơn giải toán chuyển động đạt hiệu quả
20 p | 122 | 18
-
Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán - Mô đun 3: Kiểm tra đánh giá học sinh trung học cơ sở theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Toán
91 p | 221 | 17
-
Hướng dẫn giải bài 21,22,23 trang 89 SGK Hình học 7 tập 1
5 p | 258 | 8
-
Hướng dẫn bé chạy đi theo đường thẳng
2 p | 108 | 7
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên - Nội dung 2: Giáo dục mầm non năm học 2016-2017
43 p | 51 | 7
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên THPT môn Tin học (Năm học 2013-2014)
49 p | 40 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 tại Trường THCS Phạm Hồng Thái, huyện EA Kar, tỉnh Đăk Lăk
30 p | 61 | 4
-
Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi: Một số phương pháp giải phương trình và hệ phương trình - Trần Hoài Vũ
59 p | 23 | 4
-
Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn Địa lí cấp THCS: Hướng dẫn sử dụng tài liệu giáo dục địa phương Quảng Bình môn Địa lí
43 p | 32 | 3
-
Hướng dẫn giải bài 27,28,29,30,31,32,33,34,35 trang 79,80 Toán 9 tập 2
10 p | 226 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn