CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN<br />
LIÊN HỢP QUỐC<br />
<br />
BỘ NÔNG NGHIỆP<br />
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN<br />
<br />
TRUNG TÂM PHÒNG TRÁNH VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI<br />
(DMC)<br />
DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC THỂ CHẾ VỀ QUẢN LÝ RỦI RO<br />
THIÊN TAI TẠI VIỆT NAM, ĐẶC BIỆT CÁC RỦI RO LIÊN QUAN<br />
ĐẾN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU<br />
<br />
TÀI LIỆU KỸ THUẬT<br />
QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI VÀ<br />
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU<br />
<br />
Đơn vị tư vấn:<br />
Trung tâm Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam<br />
<br />
&<br />
Trường Đại học Thủy lợi<br />
Đại học RMIT, Melbourne, Úc<br />
Đại học Đông Anglia, Anh<br />
Đại học Sussex, Anh<br />
<br />
Hà Nội – 8/2011<br />
<br />
LỜI NÓI ĐẦU<br />
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là một trong năm ổ bão của khu vực châu Á Thái Bình Dương, thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại hình thiên tai khốc liệt. Trong hơn<br />
65 năm qua, thiên tai đã xảy ra ở hầu khắp các khu vực trên cả nước, gây nhiều tổn thất to lớn<br />
về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội và tác động xấu đến môi trường. Trong 10 năm<br />
trở lại đây, trung bình hàng năm có tới 750 người chết và mất tích, thiệt hại về tài sản ước tính<br />
tương đương khoảng 1-1,5% GDP. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang làm<br />
thiên tai ở nước ta có chiều hướng ngày càng phức tạp, gia tăng nhiều hơn so với những thập<br />
kỷ trước về cả quy mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường.<br />
Trong khuôn khổ dự án "Nâng cao năng lực thể chế về Quản lý rủi ro thiên tai tại Việt Nam,<br />
đặc biệt là các thiên tai liên quan đến Biến đổi khí hậu (SCDM)" do Chương trình Phát triển<br />
Liên Hiệp Quốc (UNDP) tài trợ thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cuốn tài<br />
liệu chuyên khảo về quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT) và thích ứng với biến đổi khí hậu<br />
(BĐKH) nhằm phục vụ cho công tác và các hoạt động đào tạo đã được biên soạn.<br />
Cuốn tài liệu do các chuyên gia của Trung tâm Đào tạo và Hợp tác Quốc tế - Viện Khoa học<br />
Thủy lợi Việt Nam, Trường Đại học Thủy lợi cùng với nhóm tư vấn Quốc tế thuộc Trường đại<br />
học RMIT (Úc), Đại học Đông Anglia và Đại học Sussex (Anh) nghiên cứu và xây dựng.<br />
Tài liệu đã tổng hợp và cập nhật các kiến thức về QLRRTT và thích ứng với BĐKH, QLRRTT<br />
dựa vào cộng đồng, đồng thời dựa trên những kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo tại 3 tỉnh thí<br />
điểm là Cao Bằng, Bình Thuận và Cần Thơ (tháng 11/2009), kết quả tham vấn 10 tỉnh đại diện<br />
cho các khu vực có đặc trưng thiên tai khác nhau trong cả nước (tháng 1/2010) và các ý kiến<br />
của Hội chữ thập đỏ và các Tổ chức phi chính phủ (tháng 12/2010). Trong quá trình xây dựng<br />
tài liệu, các chuyên gia kỹ thuật của UNDP thường xuyên góp ý về nội dung và chỉnh sửa chi<br />
tiết theo các quan điểm mới về QLRRTT và BĐKH đang được áp dụng ở các nước trong khu<br />
vực và trên thế giới. Đồng thời, tài liệu cũng đã được các cơ quan liên quan của Bộ Nông<br />
nghiệp và PTNT xem xét và góp ý kiến.<br />
Đây có thể coi là một bộ tài liệu chuyên khảo, cung cấp những kiến thức từ cơ bản đến nội<br />
dung chuyên sâu và chi tiết về QLRRTT và thích ứng với BĐKH, QLRRTT dựa vào cộng<br />
đồng cho các giảng viên và học viên, các cán bộ đang công tác và hoạt động trực tiếp trong<br />
lĩnh vực QLRRTT và BĐKH cũng như các cán bộ ngoài ngành. Dựa trên tài liệu chuyên khảo<br />
này, các giảng viên sẽ xây dựng được các chương trình và nội dung đào tạo riêng biệt dành cho<br />
các đối tượng học viên cấp tỉnh, huyện cũng như hỗ trợ triển khai các hoạt động đào tạo trong<br />
i<br />
<br />
khuôn khổ Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở Việt<br />
nam. Tài liệu gồm 9 chương, với các nội dung chính như sau:<br />
1. Chương 1. Giới thiệu về rủi ro thiên tai. Giới thiệu các khái niệm về hiểm họa, thiên<br />
tai, tình trạng dễ bị tổn thương, rủi ro thiên tai và giải thích mối liên quan giữa các hiện<br />
tượng nêu trên. Đồng thời, trình bày các thuật ngữ về BĐKH, thích ứng và giảm nhẹ tác<br />
động do BĐKH. Mô tả chi tiết các nguyên nhân, ảnh hưởng, tác động của các hiểm họa<br />
tự nhiên và các loại hình hiểm họa tự nhiên thường xuất hiện ở Việt Nam.<br />
2. Chương 2. Cơ cấu tổ chức Quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu. Giới thiệu<br />
những thông tin chung về cơ cấu tổ chức, quản lý trong QLRRTT và BĐKH của thế<br />
giới và Việt Nam.<br />
3. Chương 3. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam. Trình bày các khái niệm cơ bản về BĐKH<br />
và tình hình BĐKH ở ViệtNam.<br />
4. Chương 4. Quản lý Rủi ro Thiên tai. Giới thiệu chi tiết các phương pháp áp dụng<br />
trong QLRRTT, xác định được các thành phần khác nhau của tình trạng dễ bị tổn<br />
thương và đóng góp của các thành phần này tới tác động của thiên tai. Đồng thời, mô tả<br />
các yêu cầu quan trọng đối với cán bộ làm công tác QLRRTT.<br />
5. Chương 5. Đánh giá rủi ro thiên tai. Trình bày mục đích của việc đánh giá rủi ro<br />
thiên tai, các thông tin quan trọng cần phải thu thập và phân tích, quy trình đánh giá<br />
hiểm hoạ. Đồng thời, mô tả các nguyên tắc tiếp cận có sự tham gia và sử dụng các công<br />
cụ đánh giá có sự tham gia phù hợp cũng như phương pháp lập báo cáo đánh giá rủi ro.<br />
6. Chương 6. Giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Trình bày sự khác nhau của các biện pháp và<br />
hoạt động giảm thiểu rủi ro, hiểm họa đặc thù ở Việt Nam và hướng dẫn xây dựng<br />
chiến lược cho việc tổng hợp và áp dụng các kiến thức đào tạo ở cộng đồng.<br />
7. Chương 7. Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Cung cấp các nội dung cơ<br />
bản về QLRRTT dựa vào cộng đồng (CBDRM) và vận động chính sách. Ngoài ra, qua<br />
bài tập thực hành giúp học viên có thể lập được kế hoạch thực hiện QLRRTT ở cấp<br />
cộng đồng.<br />
8. Chương 8. Thích ứng BĐKH và tích hợp thích ứng BĐKH với giảm nhẹ rủi ro<br />
thiên tai. Giúp cho người đọc hiểu được khái niệm thích ứng với BĐKH và các loại<br />
hình thích ứng với BĐKH (thích ứng dự phòng, thích ứng tự điều khiển và thích ứng có<br />
kế hoạch). Trình bày tầm quan trọng của việc kết hợp và các mối quan hệ giữa thích<br />
<br />
ii<br />
<br />
ứng giữa BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, những thách thức và cơ hội trong việc tích<br />
hợp thích ứng BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai với phát triển.<br />
9. Chương 9. Đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ. Giới thiệu nghĩa quan trọng của<br />
quản lý thông tin chính xác và kịp thời, sử dụng các mẫu báo cáo đánh giá thiệt hại và<br />
nhu cầu nhân đạo sau thiên tai, nhận thức tầm quan trọng của nhu cầu thông tin trước<br />
và sau thiên tai.<br />
Để hoàn thành được cuốn tài liệu, nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới GS.TS. Đào<br />
Xuân Học, Trưởng ban chỉ đạo dự án, đã có những chỉ đạo sát sao và hiệu quả trong suốt quá<br />
trình thực hiện. Xin cảm ơn TS. Nguyễn Hữu Phúc, Giám đốc quốc gia dự án SCDM, đã tạo<br />
điều kiện tốt nhất cho nhóm tác giả hoàn thành công việc, đồng thời đã góp nhiều ý kiến<br />
chuyên môn hết sức sâu sắc và hữu ích. Nhóm tác giả cũng chân thành cảm ơn TS. Ian<br />
Wilderspin - Cố vấn quốc tế dự án và PGS.TS. Bùi Công Quang- Cố vấn quốc gia dự án, Ths.<br />
Bùi Quang Huy, Ths. Nguyễn Thanh Tùng, Ths. Vũ Thanh Liêm đã giúp nhóm hiệu đính các<br />
cuốn tài liệu. Đồng thời, nhóm cũng xin cảm ơn sự hợp tác của Ban Quản lý dự án SCDM,<br />
Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai và Cục Quản lý đê điều và Phòng chống lụt bão<br />
đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến trong suốt quá trình xây dựng và hoàn thiện tài liệu.<br />
Mặc dù đã hết sức cố gắng trong quá trình biên soạn tài liệu, tuy nhiên cũng sẽ khó tránh khỏi<br />
những sai sót, đặc biệt là đối với những thuật ngữ mới trong QLRRTT và BĐKH trong cuốn tài<br />
liệu. Nhóm chuẩn bị tài liệu rất mong nhận được những góp ý để bộ tài liệu ngày càng hoàn<br />
thiện hơn.<br />
Nhóm tác giả: TS. Nguyễn Tùng Phong - Đội trưởng; Các thành viên: TS. Roger Few, Ths.<br />
Philip Buckle, Ths. Terry Canon, ThS. Dương Quốc Huy, TS. Trần Thanh Tùng, TS. Ngô Lê<br />
Long, TS. Lương Quang Huy, ThS. Trần Phương Liên, KS. Lê Quang Ảnh, CN. Bạch Phương<br />
Liên.<br />
<br />
iii<br />
<br />