intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu: Một số biện pháp truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho các bậc cha mẹ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

235
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên: Mở các lớp về bồi dưỡng và kỹ năng tuyên truyền cho các đối tượng như ban giáo hiệu, giáo viên, nhân viên nấu ăn nhằm huấn luyện đội ngũ thành những tuyên truyền viên tốt có được phong cách trình bày, ngôn ngữ mạch lạc, dễ hiểu truyền đạt thông tin đến đối tượng; biết lắng nghe tóm tắt nhanh những câu hỏi, các ý kiến thắc mắc để trả lời, giải thích tư vấn cho phụ huynh; biết sử dụng một số phương tiện nghe, nhìn, các đò dùng học...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu: Một số biện pháp truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho các bậc cha mẹ

  1. Một số biện pháp truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe cho các bậc cha mẹ 1. Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên: Mở các lớp về bồi dưỡng và kỹ năng tuyên truyền cho các đối tượng như ban giáo hiệu, giáo viên, nhân viên nấu ăn nhằm huấn luyện đội ngũ thành những tuyên truyền viên tốt có được phong cách trình bày, ngôn ngữ mạch lạc, dễ hiểu truyền đạt thông tin đến đối tượng; biết lắng nghe tóm tắt nhanh những câu hỏi, các ý kiến thắc mắc để trả lời, giải thích tư vấn cho phụ huynh; biết sử dụng một số phương tiện nghe, nhìn, các đò dùng học cụ hỗ trợ cho các bước tiếp xúc với cha mẹ trẻ thêm phong nhú, ấn tượng. 2. Củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội cố kiến thức và nâng thêm trình độ chuyên môn; cập nhất các kiến thức mới, các vấn đề thời sự đang diễn ra trong cuộc sống, xã hội. Nhờ luyện tập đội ngũ tuyên truyền viên có được sự tự tin của bản thân; tạo được uy tín, niềm tin đối với các bậc cha mẹ; đã thống nhất được với phụ ngũ:
  2. Mở nhiều lớp về dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh, cách chăm sóc trẻ… cho đội ngũ tuyên truyền viên; cung cấp tài liệu cho học viên giúp người học nắm chắc củng huynh cách nuôi dạy con với từng gia đ ình, từng trường lớp. 3. Lập kế họach tuyên truyền hàng tháng cho cả năm học. Các chủ điểm, đề tài tuyên truyền được xây dựng, sắp xếp vào mỗi tháng xoay quanh các yêu cầu như: Lượng thông tin bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh. Các họat động hưởng ứng các phong trào giáo dục sức khỏe của nhà trường. Nội dung được chọn đề tuyên truyền cần căn cứ vào các yếu tố liên quan như: Tình hình sức khỏe của học sinh có những vấn đề nào phải can thiệp. Tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi trường cần được nhắc nhở đề phòng bệnh, xử lý kịp thời. Tình hình hiểu biết về nuôi con của cha mẹ.
  3. Thời điểm chọn nội dung tuyên truyền được gắn kết cùng thời điểm với các nội dung truyền thông của thế giới, trong nước của thành phố trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ví dụ: Tháng 3 hàng năm ủy ban nhân dân thành phố tuyên truyền tháng hành động về chất lượng vệ sinh an tòan thực phẩm thì tại các trường MN cũng có bandroll tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động này đồng thời trên các bảng tuyên truyền của nhóm, lớp phổ biến các tin như: lực chon thực phẩm an tòan; cách chế biến hợp vệ sinh, cách ăn uống hợp vệ sinh; dạy trẻ rửa tay trước khi ăn; Cách bảo quản thức ăn; Giới thiệu họat động hội thi tay nghề cấp dưỡng đang diễn ra trong trường… 4. Học tập trao đổi khinh nghiệm: Mở các hội nghị học tập rút kinh nghiệm tại cơ sở từ cấp thành phố đến quận, huyện để cùng nhau bàn bạc, thảo luận. Nhiều cách làm thuận lợi, tranh thụ được sự giúp đỡ hợp tác từ nhiều phía giúp các trường làm tốt công tác tuyên truyền đã được giới thiệu trong các hội nghị như: - Tổ chức sinh họat câu lạc bộ tuyên truyền viên trong quận, huyện. Các tuyên truyền viên ngòai việc trao đổi kinh nghiệm, cách giải quyết các tình huống khi tiếp xúc với phụ huynh còn được cung cấp các thông tin tài liệu từ
  4. ngành. Cùng với các tư liệu tự sưu tầm, đội ngũ tuyên truyền viên đã biên soạn nhiều bài viết có nội dung phong phú phục vụ cho các vấn đề cần tuyên truyền trong tháng. Sau đó lại c ùng nhau biên tập, trình bày, photo, ép nhực gửi về các trường tham khảo hoặc sử dụng để phổ biến trên các góc tuyên truyền của trường, của lớp. Đây là một cách làm giúp giáo viên luôn tự tin, tăng thêm hiểu biết và đỡ vất vả trong công tác tuyên truyền. - Quan tâm đầu tư cho các góc tuyên truyền của trường và lớp. Kết hợp với bản tin là hình ảnh được thay đổi nhiều lần trong tháng đã thu hút được sự quan tâm chú ý của phụ huynh. Nhiều phụ huynh quan tâm đã xin nhà trường tài liệu về đọc. Vì thế, các tài liệu đã được nhà trường photo; các tờ rơi, sách bỏ túi, bài hát, bài thơ… đã được các nhà tài trợ giúp sức cho nhà trường gửi đến phụ huynh. - Mỗi trường đều tổ chức lưu giữ các tài liệu để kho thông tin tuyên truyền thêm phong phú, đa dạng. - Tăng cường các buổi trò chuyện giữa giáo viên và phụ huynh. Ban giám hiệu dành thời gian nhất định trong tuần để tiếp phụ huynh. Nhà trường còn tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm; ngòai các tuyên truyền viên của trường còn có các chuyên gia, các thầy thuốc gặp gỡ, đối thọai trực tiếp, giải đáp
  5. thắc mắc các vấn đề liên quan đến chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, lôi cuốn phụ huynh tham dự đông đảo. - Kết hợp với Hội, Cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp tổ chức các hội thi có thưởng trong chủ điểm Dinh dưỡng sức khỏe dành cho phục huynh và học sinh. Các hình thức thi trắc nghiệm, hỏi đáp, thi nấu ăn, bé tập làm nội trợ… hoặc thông qua các trò chơi, các tiết mục văn nghệ đã phản ánh được kiến thức khả năng thực hành của cha mẹ và trẻ. Hội thi tạo được bầu không khí cùng nhau tích cực tìm hiểu, học tập và áp dụng khoa học vào cuộc sống sinh họat hàng ngày của mỗi gia đình đồng thời nhà trường cũng tự đánh giá XIX. XX. XXI. XXIII. XXIV. XXV. Biện pháp tạo hừng thú cho trẻ khám phá khoa học Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thành Phố Hồ Chí Minh
  6. Trường Mầm Non BCTH 19/5 – Quận 1 Giáo viên: Hoàng Thị Ngọc Trâm Lớp: Chồi 2 ĐẶT VẤN ĐỀ: Khi nghe nói đến “ Trẻ mầm non Khám Phá Khoa Học”, mọi người đều rất ngạc nhiên và tự hỏi: “ Trẻ mầm non chứ có phải là cấp II, cấp III hay Đại học đâu mà Khám phá khoa học? ” Bản thân tôi lúc đầu cũng nghĩ như vậy nhưng sau khi tham khảo một số tài liệu nói về “ Khám phá khoa học” và dự giờ một vài hoạt động khoa học của khối Lá, tôi tự đặt câu hỏi: “ Tại sao mình không lấy những thí nghiệm từ các tài liệu nhưng phải tìm hiểu kỹ xem đề tài nào phù hợp với trẻ và những kỹ năng, thao tác thử nghiệm nào phù hợp với trẻ lớp mình và tạo thành các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ Mẫu Giáo?” Những suy nghĩ, câu hỏi đó còn làm tôi trăn trở và cuối cùng tôi đã tìm ra một số hoạt động để tôi và các cháu cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cũng trải nghiệm và kết quả là các cháu thích học, tiết học vô cùng sinh động và đặc biệt các cháu tự tìm ra. Tự khám phá ra kết quả mà các cháu vừa được thí nghiệm. Qua sự thành công này đối với lớp, tôi xin trình bày một số biện pháp, biện pháp khi tổ chức cho trẻ khám phá khoa học để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
  7. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ. Thật vậy, cứ để cho cháu đ ược hoạt động, được trải nghiệm, được thử - sai và cuối cùng cháu tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều lý thú đối với trẻ. Thí nghiệm 1: Dạy về không khí Đầu tiên cô cho trẻ chơi các trò chơi nhỏ: Trò chơi 1: “ Bịt mũi” Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không? → không thở được Vậy làm thế nào để thở được? → thả tay ra, thở được Cho cháu đứng vào chổ cô quy định, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG? Cho cháu đứng góc khác cùng vài bạn nữa, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG? Cho cháu đứng tự do trong lớp, hỏi cháu: THỞ ĐƯỢC KHÔNG? Lúc này tôi mới đặt vấn đề: Chúng ta thở được là nhờ có không khí, vậy KHÔNG KHÍ CÓ Ở ĐÂU? → Không khí ở xung quanh chúng ta. Tôi kết luận: NHƯ VẬY KHÔNG KHÍ CÓ Ở XUNG QUANH CHÚNG TA. Tôi tiếp tục đặt tình huống: THẾ KHÔNG KHÍ CÓ BẮT ĐƯỢC KHÔNG? → Có cháu nói được có cháu nói không.
  8. Tôi hỏi tiếp: LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BẮT ĐƯỢC KHÔNG KHÍ? → Lúc này các cháu đưa ra rất nhiều ý kiến: lấy ly, lấy chai, lấy lon, lấy hộp,… để bắt không khí. Tôi phát cho mỗi cháu một cái túi nilon và yêu cầu: “ Hãy lấy và bắt không khí vào túi” → mỗi cháu đã thực hiện một cách khác nhau: nắm bắt không khí xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi…. Nhưng các cháu vẫn chưa thấy gì trong túi. Tôi tiếp tục gợi ý: “ Các con hãy làm cách nào để túi phồng to lên đi ” → Cháu phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải xoắn hay cột túi lại. Sau đó tôi giải thích: : KHÔNG KHÍ ĐANG Ở TRONG TÚI CỦA CÁC CON ĐẤY”. Tiếp theo tôi cho các cháu chơi với túi không khí…. Ví dụ: Lấy kéo cắt túi để thấy không khí xì ra, lấy cây nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát → đó là không khí. Tiết học sôi động và vui hẳn lên, các cháu biết thêm là: Không khí luôn luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí thì mới sống, mới thở được…. Thí nghiệm : Trứng chìm – Trứng nổi
  9. Tôi cho cháu làm thí nghiệm: đổ muối vào hai ly nước, lượng nước hai ly bằng nhau, riêng lượng muối thì khác nhau, khuấy đều sẽ thấy trứng có quả sẽ nổi, quả chìm… Trẻ thực hiện: bỏ trứng vào hai ly nước Ly A trứng nổi, ly B trứng chìm → Cho cháu tìm ra nguyên nhân. Thử ly nước A sao thấy mặn quá, thử ly nước B không mặn bằng hoặc bạn đổ vào ly A bao nhiêu muỗng muối, đổ vào ly B bao nhiêu muỗng muối…. Từ đó cháu suy ra: vì ly B ít muối nên trứng không thể nổi lên được. Muốn trứng nổi lên phải làm gì? (Cháu thỏa thuận với nhóm là phải thêm muối vào ly B…) → Vậy trứng ở trong nước muối có nổi được không? Trứng còn nổi được ở đâu nữa không? → Mở rộng: nước đường, dầu ăn….→ tiếp tục cho trẻ khám phá. Mỗi khi cháu khám phá ra điều gì, ta cho cháu ghi kết quả bằng kí hiệu mà cô và cháu đã thỏa thuận để dễ kiểm tra. Khi thí nghiệm thành công, tôi thấy trên khuôn mặt các cháu lộ rõ vẻ thích thú, phấn khởi vô c ùng và có những nhóm đã reo hò ầm ĩ. Với tiết học này tôi thấy vui và các cháu thực sự chủ động khi làm công việc thí nghiệm. Lại thêm một lần nữa tôi đã tác động
  10. vào các cháu tính tự tin, tự lập, tự suy nghĩ, tự tìm ra kết quả nhanh nhất để hoàn thành công việc mình đang làm. Đối với tôi, tôi đã áp dụng nhiều vào tiết học của cháu về những đề tài khám phá khoa học và tất cả đều được sự hưởng ứng nhiệt tình, say mê của cách cháu. Tôi đã tự tin hơn khi tìm các đề tài cho trẻ sau này như: Nhanh chậm Thấm mau Đổi màu Đã được tôi đưa vào dạy và đạt kết quả cao, phụ huynh cũng đã đến kể cho tôi nghe về những thành quả cháu đã thí nghiệm ở nhà như: hoa đổi màu, nhuộm quả… Tôi thật sự phấn khởi với những phương pháp, biện pháp khi cho chúa thí nghiệm và điều tôi thích nhất là các cháu mang về nhà làm thí nghiệm cho bố mẹ xem KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Thông qua một số hoạt động khoa học đó, tôi đã tạo cho trẻ: Sự hứng thú, tò mò, thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh. Hình thành cho trẻ 1 số kỹ năng, thao tác thử nghiệm trong góc khoa học. Trẻ ngày càng có kỹ năng quan sát tốt, biết suy đoán, phán đoán nhằm tìm ra một kết quả chính xác.
  11. Không chỉ khám phá trong góc khoa học hoặc trong các hoạt động khoa học mà cháu còn khám phá, áp dụng và phát hiện được rất nhiều điều qua các môn học khác. Đây là những phương pháp, biện pháp mà tôi đã dạy trẻ khi lên chuyên đề “ Khám phá khoa học” và ngày hôm tôi xin mạn phép đưa ra những kinh nghiệm dạy trẻ về đề tài “ Biện pháp tạo hứng thú cho trẻ khám phá khoa học” để các bạn cùng tham khảo và có những phương pháp, biện pháp dạy cháu hay hơn và đạt hiệu quả tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2