intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu tập huấn năng cao năng lực giáo viên trong giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

17
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung tài liệu gồm 2 chương chính trình bày về các vấn đề chung và cách thức, phương pháp tổ chức dạy học tích hợp, tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh trong các trường nội trú, bán trú về cách phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục trong và ngoài nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu tập huấn năng cao năng lực giáo viên trong giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TÀI LIỆU TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC GV TRONG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HS TRƯỜNG PTDTNT, BÁN TRÚ CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022 TẬP THỂ TÁC GIẢ 1
  2. 1. TS. Nguyễn Xuân An Việt - Vụ GDCTHSSV – Bộ Giáo dục và Đào tạo 2. TS. Phạm Anh Tuấn - Vụ GDCTHSSV – Bộ Giáo dục và Đào tạo 3. CVC. Bùi Tiến Dũng - Vụ GDCTHSSV – Bộ Giáo dục và Đào tạo 4. Trung tá, Nguyễn Tất Thành - Văn phòng Bộ Công an. 5. Đặng Thị Thanh Thảo - Học viện Quản lí giáo dục 6. TS. Mai Quốc Khánh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 7. TS. Tưởng Duy Hải - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 8. ThS. Dương Thị Thúy Nga - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 9. ThS. Đoàn Thị Thoa - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 10. TS. Hoàng Thị Thuận - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 11. ThS. Bùi Xuân Anh - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 12. ThS. Vũ Thị Thanh Nga - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 13. ThS. Trần Trung Dũng - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực GV trong giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh trường PTDTNT, bán trú nhằm trang bị cho đội ngũ GV, cán bộ quản lí các trường PTDTNT những hiểu biết chung và cách thức thực hiện hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh trường PTDTNT, bán trú nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng trường học an toàn cho học sinh các trường PTDTNT, bán trú. Nội dung tài liệu gồm 2 chương chính trình bày về các vấn đề chung và cách thức, phương pháp tổ chức dạy học tích hợp, tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh trong các trường nội trú, bán trú về cách phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục trong và ngoài nhà trường. Ngoài 2 chương trang bị về cơ sở thực tiễn, cơ sở lí luận về giáo dục dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh trường PTDTNT, bán trú, tài liệu còn dành 50% dung lượng để trình bày về các ví dụ minh họa cụ thể các hoạt động giáo dục, kế hoạch bài dạy để GV có thể thực hiện trực tiếp hoặc điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch giáo dục nhà trường theo từng khối lớp, đối tượng học sinh dân tộc trong trường nội trú, bán trú và các cơ quan, tổ chức, số điện thoại liên hệ hỗ trợ GV, học sinh trong công tác phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục. Các nội dung trình bày trong tài liệu đã được xin ý kiến của một số cơ sở giáo dục PTDTNT, bán trú trên cả nước và góp ý của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em. Nhóm biên soạn tài liệu đã cố gắng chắt lọc, tiếp thu toàn bộ ý kiến của các nhà giáo, nhà quản lí, chuyên gia để điều chỉnh và bổ sung nội dung tài liệu, nhưng chắc chắn nội dung trong tài liệu vẫn không tránh khỏi các thiếu sót, khiếm khuyết. Nhóm biên soạn tài liệu trân trọng tiếp thu các ý kiến đóng góp tiếp của thầy cô giáo, nhà quản lí, các chuyên gia và cá nhân quan tâm để tiếp tục hoàn thiện tài liệu. Nhóm biên soạn 3
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 GV GV 2 HS Học sinh 3 CMHS Cha mẹ học sinh 4 BLHĐ Bạo lực học đường 5 XHTD Xâm hại tình dục 6 THPT Trung học phổ thông 7 PTDTNT PTDTNT 8 HĐTN, HN Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 4
  5. MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 3 Danh mục chữ viết tắt 4 Chương 1 Một số vấn đề chung vầ phòng chống bạo lực học đường 7 và xâm hại tình dục 1.1. Bạo lực học đường và phòng chống bạo lực học đường 7 1.1.1. Khái niệm, phân loại và nhận diện 7 1.1.2. Nguyên nhân và hệ quả của bạo lực học đường 9 1.1.3. Phòng chống bạo lực học đường 13 1.2. Một số vấn đề chung về xâm hại tình dục và phòng chống xâm 17 hại tình dục 1.2.1. Xâm hại tình dục và hành vi xâm hại tình dục 17 1.2.2. Hậu quả của xâm hại tình dục 23 1.2.3. Phòng chống xâm hại tình dục 26 Chương 2 Giáo dục phòng chống bạo lực học đường và xâm hại tình 29 dục cho học sinh các trường PTDTNT 2.1. Đặc điểm của HS các trường PTDTNT và tầm quan trọng 29 của giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho HS các trường THPT dân tộc nội trú 2.1.1. Đặc điểm HS các trường THPT dân tộc nội trú 29 2.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục phòng, chống bạo lực 34 học đường và Xâm hại tình dục cho HS THPT các trường dân tộc nội trú, bán trú 2.2. Mục tiêu, nội dung, nguyên tắc giáo dục phòng, chống bạo 39 lực học đường và xâm hại tình dục cho HS các trường PTDTNT cấp THPT 2.2.1. Mục tiêu 39 2.2.2. Nguyên tắc 41 2.2.3. Nội dung 42 2.3 Cách thức tổ chức giáo dục phòng, chống bạo lực học 43 đường và xâm hại tình dục cho HS PTDTNT cấp THPT 2.3.1. Giáo dục phòng chống BLHĐ và XHTD theo phương 43 5
  6. thức dạy học tích hợp, lồng ghép vào các môn học, hoạt động giáo theo chương trình GDPT 48 2.3.2. Giáo dục phòng chống BLHĐ và XHTD thông qua các hoạt động đặc thù của trường PTDTNT 50 2.3.3. Tổ chức các hoạt động xã hội, huy động được nhiều nguồn lực phục vụ cho mục tiêu giáo dục phòng chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục Chương 3 Hướng dẫn tổ chức các họa động giáo dục phòng chống 52 bạo lực học đường và xâm hại tình dục cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú 3.1. Xây dựng kế hoạch tích hợp PCBLHĐ, XHTD trong 52 KHGD của nhà trường PTDTNT cấp THPT 3.1.1. Hướng dẫn đưa nội dung PCBLHĐ, XHTD vào 52 KHGD nhà trường 3.1.2. Gợi ý cách đưa KHPCBLHĐ, XHTD vào Khung 53 KHGD nhà trường 3.2. Tổ chức giáo dục phòng chống bạo lực học đường và xâm 55 hại tình dục thông qua hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 3.1.1. Tổ chức thông qua hoạt động dạy học 55 3.2.2. Tổ chức thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng 71 nghiệp 3.3. Tổ chức giáo dục phòng chống BLHĐ và XHTD thông qua 78 các hoạt động đặc thù của trường PTDTNT Tài liệu tham khảo 85 Phụ lục 6
  7. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG VÀ XÂM HẠI TÌNH DỤC 1.1. Bạo lực học đường và phòng chống bạo lực học đường 1.1.1. Khái niệm, phân loại và nhận diện 1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hạn về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập 1. Bắt nạt học đường là hành vi thể hiện sức mạnh (sức mạnh về thể chất và tinh thần) để đe dọa hoặc thực hiện các hành vi làm tổn thương người khác, nhằm mục đích kiểm soát và duy trì quyền lực với người bị bắt nạt, hành vi không xảy ra một lần mà lặp đi lặp lại theo thời gian giữa những HS trong độ tuổi đến trường.2 Bạo lực học đường trên cơ sở giới là những hành vi gây tổn hại đối với HS về thể chất, tinh thần xuất phát từ những định kiến giới, phân biệt đối xử về giới hoặc giới tính của các em (Plan, 2018). Việc nhận dạng được các loại bạo lực học đường sẽ giúp cha mẹ HS và GV dễ nhận ra các dấu hiệu nếu HS bị bắt nạt hoặc đang bắt nạt bạn khác. Đây là một bước quan trọng trong quá trình ngăn chặn sự tồn tại và phát triển của bạo lực học đường. Bạo lực học đường được chia thành nhiều loại, dựa trên tiêu chí phân loại, gồm hình thức bạo lực (trực tiếp, gián tiếp); phương tiện gây bạo lực (lời nói, thân thể, công nghệ); đối tượng bị bạo lực tác động (thân thể, tinh thần, các mối quan hệ xã hội…). 1.1.1.2. Phân loại và nhận diện * Hành vi bạo lực học đường được chia làm 4 loại bao gồm: Hành vi bạo lực thân thể, hành vi bạo lực tinh thần, hành vi bạo lực xã hội và hành vi bạo lực trên môi trường mạng3. 1 Nghị định 80/2017/NĐ-CP Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. 2 Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội, CSAGA, Plan international, Phòng ngừa bắt nạt học đường; Dự án Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng. 3 Tổ chức Y tế Thế giới (2012). 7
  8. Bạo lực thân thể: là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe và hành vi cố ý khác gây tổn thất, đau đớn trên cơ thể HS. Ví dụ: Cố ý đánh bằng roi, bằng gậy; véo hoặc xoắn tai, cốc vào đầu; tát, đá, đạp vào người; trói, nhốt, treo cây, bắt làm việc quá sức; không cho ăn, không cho uống… Bạo lực thân thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thân thể và tinh thần của HS. Cách nhận biết: Khi bị bạo lực thân thể, nhiều HS giấu thầy cô và cha mẹ, do đó người lớn hãy chú ý đến những vết thương, cào, dấu bầm tím trên cơ thể HS, ngoài ra quần áo bị rách, bị xé hoặc những khi HS than thở đau đầu, đau bụng hoặc các bộ phận khác trên cơ thể cũng có thể là dấu hiệu của HS đang bị bạo lực thân thể. Bạo lực tinh thần: là hành vi lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn thất về tinh thần HS. Ví dụ: Cố ý chế giễu, sỉ nhục, đặt biệt danh, đe doạ, bình phẩm mang tính miệt thị người khác. Việc bạo lực bằng lời nói có thể bắt đầu không gây tổn thương, nhưng về lâu dài sức ảnh hưởng của bạo lực lời nói cũng tiêu cực không kém các loại bạo lực khác. Ở bậc học THPT, HS có thể có nhiều hành vi bạo lực tinh thần hơn các cấp học khác, một HS lớp 11 chia sẻ: “Lúc trào lưu confession (thổ lộ giấu tên) rộ lên thì thay vì bày tỏ tình cảm với nhau, các bạn lại chuyển sang chửi nhau, dùng những lời lẽ không hay cho nhau” Cách nhận biết: HS có thể bắt đầu bỏ bữa, đổi khẩu vị, trở nên buồn bã hoặc cáu bẳn. HS bắt đầu chia sẻ với cha mẹ về những điều đáng buồn mà bạn bè hoặc ai đó nói về HS và HS có thể hỏi bạn xem những điều ấy có thật hay không. Bạo lực xã hội. Là hành vi ngăn cản, cô lập không cho tiếp xúc hoà đồng với bạn bè chung lớp, hội nhóm trong trường học hoặc cộng đồng. Dạng bạo lực này không dễ nhận ra, tuy nhiên lại có thể làm HS bị xấu hổ, cảm thấy cực kỳ tủi thân. Các hành vi sau có thể được xem là bạo lực xã hội: Kết bè phái nhằm xa lánh, cô lập người khác; Nói xấu sau lưng và lan truyền những tin tức bịa đặt, dựng chuyện… nhằm phá huỷ uy tín, danh dự, tên tuổi của người khác. Ví dụ: một nhóm bạn nữ chơi thân với nhau, và thường có những hành động ám chỉ HS chỉ là người thừa, người tàng hình, không ai muốn chơi với HS là nạn nhân. Cách nhận biết: GV và CMHS có thể theo dõi sự thay đổi tính cách, tâm trạng của HS, khi HS đột nhiên ngừng chơi với nhóm bạn hoặc không tham gia hoạt động tập thể nào đó. HS hoạt động một mình nhiều hơn bình thường và các HS nữ thường có trải nghiệm bị xa lánh, bị tách biệt, cảm thấy cảm xúc dễ bị chi phối bởi bạn bè xung quanh. 8
  9. Bạo lực trên môi trường mạng (hay còn gọi bạo lực trực tuyến) có thể hiểu là những hành vi gây hại cố ý, được lặp lại, thông qua các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, và các mạng xã hội, email, diễn đàn, website, nền tảng trực tuyến. Bạo lực trên môi trường mạng có thể diễn ra liên tục, công khai hoặc trong phạm vi cá nhân, có thể thấy ngay trước mắt hoặc diễn ra lặng thầm sau lưng. Ví dụ: Gửi những tin nhắn, hình ảnh, video bài viết nhằm gây tổn thương, tra tấn người khác; Lan truyền tin đồn sai lệch; Giả danh làm người khác trên nền tảng trực tuyến hoặc mạng xã hội; Bị người khác quay chụp những hình ảnh nhạy cảm… HS bị bạo lực trên môi trường mạng có thể gặp phải các nguy cơ như bị bắt nạt trên mạng; nghiện game, internet, tiếp xúc với những nội dung không lành mạnh; bị lừa đảo hoặc bị đánh cắp thông tin; bị XHTD qua môi trường mạng; bị hủy hoại danh tiếng trên mạng… Cách nhận biết HS đang bị bạo lực trên môi trường mạng: Thầy cô và CMHS quan sát và có thể nhận ra khi HS dành nhiều thời gian trên mạng, lướt mạng xã hội và nhắn tin liên tục, nhưng trông các con khá buồn, hay thậm chí căng thẳng. Hãy để ý xem HS bỗng dưng khó ngủ, năn nỉ cha mẹ cho HS ở nhà thay vì đến trường và đột nhiên HS ngừng tham gia các hoạt động đội nhóm mà HS từng ưa thích. * Hành vi bắt nạt học đường cũng được chia làm 2 loại chính: bắt nạt về thể chất và bắt nạt tinh thần. Bắt nạt thể chất: Làm đau về thể chất (Đánh, ném đồ vật vào người, bắt trực nhật lớp, bắt đèo về nhà, không cho đi vệ sinh, bắt quỳ gối, xé sách vở); Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản: Trấn lột tiền, đồ dùng học tập học hoặc các tài sản khác, … Bắt nạt về tinh thần: Hành vi sai khiến (Bắt làm bài tập, bắt cho nhìn bài, giật bài trong giờ kiểm tra..); Hành vi tạo cho người khác có cảm xúc nhục nhã để làm niềm vui (làm xấu hổ trước đám đông, đặt biệt danh xấu, bình luận khiếm nhã về ngoại hình, cách nói chuyện…); Hành vi gây cô lập (Khai trừ khỏi nhóm, không cho và cấm các bạn chơi cùng, không cho bạn tham gia vào các hoạt động của lớp…); Hành vi thể hiện thái độ coi thường, khinh miệt; Hành vi bắt nạt thông qua các thiết bị công nghệ. Các hành vi bắt nạt học đường có thể tồn tại trong thời gian ngắn hoặc dài, thường xảy ra giữa HS với HS. Những HS bị bắt nạt có thể bị trầm cảm, học hành giảm sút, sợ đến đến trường, muốn chuyển trường. Những HS là thủ phạm của hành vi bắt nạt thường có nguy cơ sử dụng bạo lực, vi phạm pháp khi trưởng thành. Những HS bị bắt nạt, HS chứng kiến bắt nạt có xu hướng bắt chước và đi bắt nạt các nạn nhân khác. Dù đối tượng, chủ thể là ai thì bắt nạt học đường cũng rấy nguy hại đối với HS THPT. 9
  10. * Bạo lực học đường trên cơ sở giới không phân có sự phân loại rõ ràng nhưng có một số những biểu hiện như sau: Thể hiện sức mạnh nam tính “Đôi khi nam đánh nhau là muốn thể hiện và khẳng định quyền lực “chính phục và bảo vệ bạn gái của mình”; Hạ thấp giá trị nữ tính “các bạn nữ trông nam tính thì được các bạn khác thích, các bạn nam có cử chỉ dịu dàng nữ tính lại bị ghét, bị trêu chọc”; Không tuân theo khuôn mẫu giới cũng bị bạo lực giới và dễ bị quấy rối, XHTD; Cơ thể của HS nữ thường bị coi như đối tượng tình dục hay động chạm tình dục; Có sự phân biệt trong đối xử giữa hai giới tính, Ví dụ: con gái thì không cần học nhiều, có thể nghỉ ở nhà phụ giúp gia đình, con trai cần phải phấn đấu hết sức. Để xác định hành vi nào là hành vi bạo lực, hành vi nào không bạo lực trong các mối quan hệ giữa các HS trong nhà trường, thường căn cứ vào hai biểu hiện: Một là, HS khi thực hiện hành vi có cố ý thực hiện hành động đó hay không. Hai là, mục đích thực hiện hành vi bạo lực nhằm hướng đến điều gì. 1.1.2. Nguyên nhân và hệ quả của bạo lực học đường 1.1.2.1. Nguyên nhân của bạo lực học đường Tình trạng mất an toàn và bạo lực học đường có thể xuất phát từ chính bản thân HS, gia đình, nhà trường và môi trường tự nhiên - xã hội. * Nguyên nhân từ bản thân HS Đối với HS THPT thì một số vấn đề về thể chất và tâm lí có thể là nguy cơ gây ra các vấn đề bạo lực học đường như: miệt thị ngoại hình, nói xấu và không được khẳng định cái tôi. Trong môi trường mà các em không thể hiện được sự khao khát khẳng định cái tôi của bản thân, thể hiện suy nghĩ, quan điểm và cách hành xử riêng của bản thân thì sẽ dễ có xu hướng có hành vi tiêu cực hoặc gia nhập vào nhóm bạn xấu để thỏa mãn nhu cầu khẳng định bản thân. Ngoài ra hành vi bạo lực ở HS THPT có khi còn là kết quả của hành vi gây hấn bởi xuất phát từ sự ganh tị, cần tiền, ghen tuông, trả thù…Tóm lại giai đoạn này, do đặc điểm tâm lí lứa tuổi mà vị thành niên thiếu kiềm chế, không làm chủ được bản thân, khi các em quá khích có thể không xác định được những hành động mình gây ra có thể gây nguy hại cho người khác và cho chính bản thân mình. Áp lực học tập cũng là một nguyên nhân không nhỏ trong việc gây ra các vấn đề nguy hiểm và bạo lực đối với HS bởi lẽ, mỗi HS khi tham gia vào môi trường học tập, đều tự đặt cho mình những mong muốn, những mục tiêu, dù đó là ngắn hạn hay dài hạn. Áp lực học tập còn đến từ phía GV, phía nhà trường rồi áp lực học tập 10
  11. còn đến từ những người thân trong gia đình của HS và cả cộng đồng nơi HS sinh sống. Nhiều khi HS giải tỏa áp lục học tập bằng hành vi bạo lực hoặc bắt nạt. HS THPT thiếu kiến thức và kĩ năng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến bạo lực học đường. Khi tri thức của HS về phòng chống bạo lực học đường đã được trang bị điều đó cũng không có nghĩa là HS đã sẵn sàng ứng phó và vượt qua được nguy hiểm và bạo lực học đường. Bởi lẽ những tri thức đó mới chỉ là những hiểu biết cơ bản, do vậy HS cần được thường xuyên rèn luyện trong các môi trường phù hợp của lứa tuổi. Việc rèn luyện này giúp HS hình thành được những kĩ năng xã hội cần thiết cho việc nhận diện, ứng phó và giải quyết các nguy hiểm mà HS đối mặt. * Nguyên nhân từ gia đình HS Gia đình là môi trường giáo dục quan trọng từng ngày tác động đến các đặc điểm tâm lí, xã hội, sinh học của mỗi HS. Gia đình không hoàn toàn quyết định đến những khuynh hướng tính cách hay hành vi ứng xử và hành động việc làm của HS, nhưng gia đình có vai trò là những mẫu hành vi trong giai đoạn HS còn đang xây dựng kiểu nhân cách xã hội. Việc các thành viên trong gia đình ứng xử giao tiếp với nhau như thế nào thông thường sẽ dễ làm ảnh hưởng tới cách hành xử của HS THPT với bạn bè và người khác. Cho nên nếu ảnh hưởng đó tốt, cộng với chính HS có đủ hiểu biết và trách nhiệm cá nhân thì HS đó tránh được các nguy cơ bạo lực học đường. Ngược lại, nếu những gì HS được trực tiếp chứng kiến hoặc trải qua trong gia đình dữ dội, bạo lực và nguy hiểm, thì cho dù đứa HS có hiểu biết cũng sẽ hoài nghi và vẫn luôn gặp phải những nguy hiểm khi thích ứng xã hội. Thiếu sự quan tâm từ gia đình là nguyên nhân dẫn đến BLHĐ, thiếu sự quan tâm từ gia đình có nhiều mức độ, có khi chỉ là sự bỏ mặc cảm xúc của HS trước các việc nguy hiểm từ bạo lực, nhưng có khi còn nguy hiểm hơn đó là việc thờ ơ, không quan tâm hoặc không hiểu biết đến các nguy cơ mất an toàn của HS, nhưng nghiêm trọng nhất có lẽ là việc bỏ rơi hoàn toàn 1 đứa HS. Cho dù thiếu quan tâm ở mức độ nào đi chăng nữa thì đều dẫn đứa HS đến nguy cơ bị mất an toàn về cảm xúc, tâm lí hoặc thể chất. Thiếu sự quan tâm của gia đình là việc HS mất đi hẳn “1 hàng rào bảo vệ tự nhiên”, mất đi nhiều những cơ hội nhận được sự bảo vệ, yêu thương, hỗ trợ và nâng đỡ. Việc đối mặt với các nguy cơ mất an toàn của HS lúc này phụ thuộc vào chính những trải nghiệm và đặc tính cá nhân của HS đồng thời phụ thuộc vào nhà trường cùng xã hội. Không phải mọi cha mẹ và người thân của mỗi HS đều có hiểu biết đầy đủ về nguy cơ, nguyên nhân, tác hại và phương pháp giáo dục an toàn và bạo lực học đường cho HS. Do vậy, phối hợp với nhà trường là một giải pháp tốt cho việc giúp 11
  12. HS được an toàn và phòng chống bạo lực học đường. Tuy nhiên, sự phối hợp của một số bộ phận gia đình HS đối với nhà trường hiện nay còn yếu ớt và hình thức. Nhiều gia đình coi việc làm đó là trách nhiệm của riêng nhà trường. Một số biểu hiện của gia đình có hành vi thiếu phối hợp với nhà trường trong giáo dục con như: Thường xuyên vắng mặt trong các buổi họp cha mẹ HS; không tham gia vào các hoạt động khác của nhà trường; không cho HS tham gia vào các hoạt động của nhà trường. Sự thiếu phối hợp này là nguyên nhân dẫn đến việc gián đoạn các thông tin về tình trạng của HS, cũng là nguyên nhân đẩy HS vào nhiều các tình huống nguy hiểm. Có nhiều nạn nhân của bạo lực học đường không được bảo vệ kịp thời đã bỏ học. Thậm chí, nhiều HS bị trầm cảm, chán học. * Nguyên nhân từ phía nhà trường Truyền thông phòng ngừa BLHĐ cho HS thiếu hụt, không đầy đủ hoặc chưa hiệu quả gây ra việc thiếu thông tin, thiếu hiểu biết cho cả HS. Nhận thức của CBQL, GV, nhân viên trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng chống bạo lực học đường chưa đúng mức. Thiếu hoặc thực hiện không hiệu quả quy chế an toàn và phòng chống bạo lực học đường. Thiếu các hoạt động can thiệp kịp thời có thể đẩy những mâu thuẫn nhỏ thành những xung đột lớn, có thể biến một cuộc cãi vã nhỏ thành cuộc ẩu đả dữ dội; thiếu các hoạt động can thiệp kịp thời cũng là nguyên nhân của những vụ bạo lực trên quy mô lớp, trường hoặc liên trường. Ngoài các nguyên nhân trên, ảnh hưởng của môi trường giáo dục trong nhà trường: Điều kiện dạy học, giáo dục, địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tài liệu học liệu dạy học, giáo dục... hay quá trình giáo dục luật pháp trong nhà trường THPTchưa triệt để; mối quan hệ giữa thầy và trò chưa đúng mực; thiếu sự hỗ trợ tâm lí, giáo dục kĩ năng mềm;... đều có ảnh hưởng hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch xây phòng chống bạo lực học đường. * Nguyên nhân từ môi trường, tương tác xã hội Môi trường xã hội và văn hóa có tác động lớn đến bạo lực, đặc biệt là bạo lực học đường trên cơ sở giới. Các khuôn mẫu giới, định kiến giới, sự phân biệt đối xử về giới hoặc quá coi trọng nam tính và hạ thấp nữ tính đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường trên cơ sở giới. 12
  13. Môi trường không gian mạng chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn và hiện hữu đối với sự an toàn và hành vi bạo lực của HS. Nguy cơ mất an toàn trên không gian mạng có thể kể đến như nguồn thông tin độc hại; các game nguy hiểm buộc HS phải làm theo những điều vô lí và nguy hiểm. Hình ảnh bạo lực và đồi trụy; game hấp dẫn có thể làm HS phụ thuộc; những lời bình luận và video tiktoc có nội dung tục nhảm. Nhiều trang mạng cũng như các phương tiện công nghệ là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của những hành động tấn công, đập phá… 1.1.2.2. Hệ quả của bạo lực học đường Trong các thời điểm và hoàn cảnh khác nhau, một người có thể ở nhiều vị trí khác nhau khi bạo lực xảy ra: nạn nhân, người gây ra bạo lực, người chứng kiến hoặc/và người cổ vũ bạo lực. Người bị bạo lực (còn gọi là nạn nhân) là người phải chịu bạo lực (Người bị hại hoặc phải chịu những tổn hại do những hành động bạo lực, sai trái của người khác) Người gây bạo lực (còn gọi là người bắt nạt) là người gây ra bạo lực hoặc gây ra nguy hại (Người thực hiện hoặc chịu trách nhiệm về các hành động bạo lực) Người cổ vũ bạo lực là người cổ vũ, tham gia hoặc cho thấy họ hào hứng bởi hành vi bạo lực Người chứng kiến (còn gọi là người quan sát) là người chứng kiến hành vi bạo lực BLHĐ không chỉ tác động tới một mình nạn nhân, mà còn để lại hệ quả tiêu cực với cả người chứng kiến, người cổ vũ bạo lực và người gây ra bạo lực. Tác động, ảnh hưởng của BLHĐ: Các nghiên cứu về BLHĐ đều cho thấy có nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới việc học tập, trạng thái tinh thần và sức khỏe thể chất của những HS bị bạo lực. HS chứng kiến bạo lực, mặc dù không phải là nạn nhân trực tiếp của bạo lực, song cũng có thể bị ảnh hưởng tương tự và lo lắng có thể trong tương lai chuyện đó sẽ xảy ra với mình. Một số ảnh hưởng và tác động của BLHĐ Ảnh hưởng của BLHĐ đối với học tập: Tác động của BLHĐ làm gia tăng nguy cơ:  Mất tập trung  Mất tự tin  Đạt điểm thấp  Lo lắng, sợ hãi, tức giận  Không muốn tới trường  Trầm cảm, tuyệt vọng  Lo sợ không muốn tham gia các hoạt  Sức khỏe kém động trong lớp/trường/cộng đồng  Thiếu niềm tin vào người khác 13
  14.  Không dám nhờ GV giúp đỡ  Có hành vi bạo lực nguy hiểm  Bị cô lập trong các hoạt động tập thể  Xung đột trong gia đình của lớp, trường  Tự ngược đãi, làm tổn thương bản thân  Muốn chuyển trường để thoát khỏi bạo  Tự tử (hoặc có ý muốn tự tử) lực và sự kì thị  Sử dụng đồ uống có cồn hoặc các chất  Bỏ học kích thích khác  Hạn chế lựa chọn môn học và nghề  Nghiện bạo lực, bạo lực người khác nghiệp Hệ quả của bạo lực không những là vết sẹo hoặc đau đớn về thể xác, mà trong nhiều trường hợp là sự tổn thương tâm thần tồn tại trong một thời gian dài. Hành vi bạo lực có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của HS, gây ra cho các em cảm giác lo lắng, căng thẳng, giận dữ, sợ hãi, cô lập và không an toàn. Một số GV đã chứng kiến BLHĐ đối với HS cho biết tác động đầu tiên là sự suy giảm kết quả học tập của HS theo thời gian và trong một số tình huống, kết thúc bằng việc các em bỏ học. Có những HS cho biết các em đã trở nên cứng rắn, lì lợm hơn nhiều do thường xuyên bị bắt nạt và dần phải tập quen với việc phòng thủ như một hình thức tự bảo vệ. BLHĐ có những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất cũng như việc học tập của HS; đôi khi còn dẫn đến những hành vi tiêu cực của chính nạn nhân với người khác. Không chỉ nhà trường, các cộng đồng liên quan đến trường học cũng chịu những tác động tiêu cực như rất nhiều nạn nhân của BLHĐ; trong đó có những HS chứng kiến hành vi bạo lực sau đó cảm thấy sợ hãi hơn và thậm chí có thể bị chính các nạn nhân bắt nạt, và có cả cha mẹ HS và GV – những người đã phải chứng kiến sự suy sụp và cắt đứt giao tiếp của các em trong cuộc sống của các em này. BLHĐ dẫn đến những vấn đề liên quan đến bối cảnh và các loại văn hóa có ảnh hưởng đến mọi người trong trường học, và BLHĐ không chỉ là vấn đề của các nạn nhân; mà việc chấm dứt nó là lợi ích của toàn thể cộng đồng liên quan đến trường học. 1.1.3. Phòng chống bạo lực học đường Theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 80 NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện phòng chống bạo lực học đường thì phòng chống bạo lực học đường bao gồm: Biện pháp phỏng ngừa bạo lực học đường; Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường; Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường, cụ thể như sau: Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường: 14
  15. - Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lí, GV, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân; - Giáo dục, trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực HS em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lí, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ cho người học; - Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường; - Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lí thông tin liên quan đến bạo lực học đường; - Thực hiện phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học. Trong trường THPT, hoạt động phòng ngừa trong phòng chống bạo lực học đường chính là những hoạt động nhằm hạn chế sự gia tăng những vấn đề tâm lí tiêu cực ở HS THPT trong toàn trường. Hoạt động này dành cho cả những đối tượng chưa có hoặc không có khó khăn tâm lí, và cả đối tượng đang có nguy cơ hoặc đã được phát hiện có vấn đề (cần được can thiệp). Có ba loại phòng ngừa cơ bản là: Phòng ngừa mang tính phổ quát dành cho tất cả những HS trong nhà trường; Phòng ngừa những vấn đề đã bộc lộ, đã được phát hiện sớm Phòng ngừa có lựa chọn hướng vào một số nhóm HS nhất định, những HS này chưa có khó khăn tâm lí nhưng lại có nguy cơ cao như hoàn cảnh gia đình đặc biệt, cha mẹ li hôn… Hoạt động phòng ngừa phổ biến nhất hiện nay vẫn là tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho HS, GV, cán bộ quản lí, GV, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng và các bên liên quan về các nội dung sau:  Mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường.  Trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;  Giáo dục, trang bị kiến thức, kĩ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trên môi trường mạng, tư vấn kiến thức, kĩ năng tự bảo vệ cho người học;  Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận 15
  16. thông tin, tố giác về bạo lực học đường;  Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập, xử lí thông tin về bạo lực học đường; Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường: - Phát hiện kịp thời người học có hành vi gây gổ, có nguy cơ gây bạo lực học đường, người học có nguy cơ bị bạo lực học đường; - Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể; - Thực hiện tham vấn, tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực. Trong nhà trường THPT, hoạt động hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường là những hoạt động, dịch vụ tâm lí học đường trực tiếp hoặc gián tiếp hướng vào HS trong toàn trường, đặc biệt là những đối tượng được phát hiện (thông qua sàng lọc hoặc đánh giá toàn trường) có nguy cơ hoặc có vấn đề cần được can thiệp. Đối với hoạt động can thiệp trực tiếp thì cán bộ tâm lí trực tiếp thực hiện các chương trình trị liệu. Can thiệp trực tiếp bao gồm cả tham vấn trị liệu, đào tạo kĩ năng (kĩ năng học tập, kĩ năng thư giãn sau khủng hoảng…), đào tạo CMHS, hỗ trợ nhóm và các chương trình phòng ngừa, phòng ngừa định hướng (hội nhập vào các mối quan hệ…). Đối với chương trình can thiệp gián tiếp: nhà tâm lí đại diện cho HS nói chung và HS THPT nói riêng phát triển chương trình giáo dục và trị liệu nhưng không trực tiếp thực hiện các chương trình này. Hoạt động hỗ trợ HS THPT có nguy cơ bị bắt nạt và bạo lực học đường tập trung vào những điểm sau:  Phát hiện kịp thời HS có hành vi bắt nạt hoặc HS có nguy cơ bị bắt nạt học đường;  Đánh giá mức độ nguy cơ, hình thức bắt nạt/ bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể;  Thực hiện hỗ trợ cho HS bằng các hình thức khác nhau như tham vấn, tư vấn; thông báo cho gia đình HS có nguy cơ bị bạo lực và gây ra bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực. Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường: - Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của người học; - Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với người học bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực; 16
  17. - Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lí; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lí theo quy định của pháp luật. Trong trường THPT, can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường bao gồm các hoạt động như:  Đánh giá sơ bộ mức độ tổn hại về thể chất và tâm lí của người học, đưa ra nhận định về tình trạng hiện thời của HS;  Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế (nếu HS có các tổn thương về cơ thể như chảy máu, bầm dập…thực hiện tư vấn và hỗ trợ tâm lí cho HS khi bị sang chấn ảnh hưởng đến tinh thần. Sau khi thực hiện đánh giá, tư vấn hỗ trợ thì HS cần được lượng giá và theo dõi để đảm bảo không bị tái bắt nạt/ bạo lực.  Thông báo kịp thời với gia đình người học để phối hợp xử lí; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lí theo quy định của pháp luật. HS cần ghi nhớ: Nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu tiền bạo lực như: nhìn đểu, trêu đùa quá khích, bị cho ra rìa, tẩy chay, bị ức hiếp, hăm dọa… để biết cách né tránh khỏi bế tắc trong cách hành xử. Nhận biết, phân tích, đánh giá các hành vi, biểu hiện thái độ của những người xung quanh, phân định đâu là đúng – sai, xấu tốt: Biết cách giao tiếp, hòa nhập với nhóm bạn để phòng, chống bạo lực học đường (duy trì, phát triển mối quan hệ tích cực với bạn bè, những người xung quanh, biết chọn bạn chơi, tránh những người bạn có nguy cơ tiềm ẩn bạo lực học đường). Biết cách kiềm chế, kiểm soát cảm xúc, sớm nhận ra và học cách đối phó với sự tức giận, căng thẳng của một cách đúng đắn trước khi quá muộn bằng các kĩ năng quản lí cơn giận: xác định tình huống gây tức giận; thở sâu; xác định suy nghĩ, thái độ niềm tin của bản thân; xác định cảm xúc thực sự đằng sau sự tức giận; thử nghĩ xem trong tình huống đó, người khác sẽ nghĩ như thế nào để không tức giận; tách khỏi tình huống đó nếu thấy mình sắp mất tự chủ; tìm các phương án để giải quyết vấn đề; lựa chọn phương án giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Nếu là nạn nhân của bạo lực học đường: Cần cố gắng trao đổi, thương lượng 17
  18. các cách giải quyết khác thay vì đánh nhau, lùi bước để tránh bạo lực như khi bị trêu chọc, sỉ nhục nên im lặng, coi như không có chuyện gì. Trong trường hợp không thương lượng được, tìm cách chạy thoát khỏi hiện trường, cố găng tìm nơi tập trung đông đúc dân cư hoặc hét thật to, tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, cố gắng bảo vệ cơ thể, đặc biệt các vùng: đầu, gáy, thái dương, cơ quan nội tạng… Đánh nhau là phương thức cuối cùng để tự vệ, phản kháng vì vậy nên học một số động tác võ thuật để tự bảo vệ mình. Để phòng tránh HS không nên đi một mình nơi vắng vẻ, tối tăm; không tham gia vào các nhóm bạn thường xuyên có hành vi lệch chuẩn; không tham gia kích bác, nói xấu bạn khác; tôn trọng và không xâm phạm vào cuộc sống riêng tư của bạn; không lấy cắp đồ vật của người khác…; Không giấu giếm mọi chuyện mà nên nói chuyện với bố mẹ, người thân, thầy cô để ngăn chặn sự bát nạt. Nếu là người chứng kiến: Từ chối những lôi kéo hoặc đề nghị sai trái, hình dung trước hậu quả khi thực hiện hành động bạo lực; Can ngăn, ngăn chặn hành vi vi phạm, không cổ vũ, không nói bất cứ điều gì khuyến khích thủ phạm tiếp tục thực hiện hành vi; Gọi điện, tìm cách liên lạc, thông báo cho các cá nhân, tổ chức có liên quan như gia đình, nhà trường, cảnh sát; Giúp đỡ nạn nhân sơ cứu, cấp cứu; Có thái độ tử tế, thân thiện với các bạn bị bắt nạt; Nói chuyện với phụ huynh, GV hoặc người lớn khác mà em tin tưởng để họ có thể giúp đỡ em. Nếu gây ra hành vi bạo lực: Nhận thức được hành vi sai trái của bản thân, hình dung hậu quả có thể dẫn tới vi phạm pháp luật bị xử lí; Báo ngay cho gia đình, thầy cô biết, không giấu diếm hay tìm cách che đậy, trốn tránh; Thể hiện thái độ ăn năn, tích cực phối hợp để khắc phục hậu quả; Tích cực rèn luyện đạo đức, kỉ luật 1.2. Một số vấn đề chung về xâm hại tình dục và phòng chống xâm hại tình dục 1.2.1. Xâm hại tình dục và hành vi xâm hại tình dục 1.2.1.1. Xâm hại tình dục XHTD (XHTD) được hiểu là bất kỳ hoạt động tình dục nào với người khác mà không được sự đồng ý của người đó. Nói một cách khác, XHTD là việc ép người khác quan hệ bằng cách đe doạ hoặc dùng bạo lực, có khi có cả vũ khí hoặc nguy hiểm không kém là những lời dụ dỗ dựa trên sự cả tin, thiếu hiểu biết của nạn nhân. XHTD HS em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ HS em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng 18
  19. dâm, giao cấu, dâm ô với HS em và sử dụng HS em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.4 Theo các định nghĩa trên, XHTD đối với HS trong trường học được hiểu là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ HS tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với HS và sử dụng HS vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức. Như vậy, XHTD đối với HS xảy ra khi một ai đó sử dụng quyền lực hoặc lợi dụng sự tin tưởng của các em để lôi kéo các em vào hoạt động tình dục. Các hành động XHTD có thể bao gồm đụng chạm cơ thể ở các bộ phận nhạy cảm hoặc các hành vi tình dục không tiếp xúc và nhiều hành động khác. Cụ thể:  Hành động chạm vào bộ phận sinh dục (dương vật, tinh hoàn, âm hộ, vú hoặc hậu môn) để thỏa mãn tình dục hoặc để đáp ứng nhu cầu của thủ phạm là người HS tuổi cùng lớp, cùng trường hoặc người lớn.  Bắt chạm vào bộ phận sinh dục của người khác hoặc chơi trò chơi tình dục.  Đưa các đồ vật hoặc bộ phận cơ thể (như ngón tay, lưỡi hoặc dương vật) vào bên trong âm hộ hoặc âm đạo, trong miệng hoặc hậu môn của nạn nhân. Cần lưu ý rằng, tất cả mọi đụng chạm giữa người lớn với HS đều là lạm dụng tình dục. Việc đụng chạm không nhất thiết phải ép buộc hoặc gây đau đớn cho HS mới được coi là lạm dụng tình dục - trên thực tế, trong nhiều tình huống, hành vi XHTD đối với HS được thực hiện có vẻ giống một trò chơi. Bắt nạt tình dục là là một hình thức bắt nạt phổ biến giữa thanh thiếu niên và thanh thiếu niên, hành vi này xảy ra khi một cá nhân hoặc một nhóm cá nhân quấy rối người khác thông qua các nhận xét và hành động có tính chất tình dục. Bắt nạt tình dục có thể xảy ra trực tuyến hoặc trực tiếp. Không giống như bắt nạt về thể chất, việc bắt nạt tình dục có thể khó phát hiện vì nó thường không để lại dấu ấn rõ ràng. Bắt nạt tình dục có thể bao gồm các hành động và nhận xét sau:  Tạo những câu chuyện cười hoặc nhận xét về một người nào đó.  Tạo cử chỉ tình dục cho ai đó.  Đưa ra nhận xét về sở thích tình dục hoặc hoạt động tình dục của ai đó.  Gọi cho ai đó tên khiêu dâm và xúc phạm.  Chạm vào, nắm lấy hoặc chộp ai đó theo cách cố ý tình dục.  Lấy quần áo của ai đó hoặc đánh vào chúng theo cách có mục đích tình dục.  Truyền bá tin đồn tình dục trực tiếp bằng văn bản hoặc trực tuyến. 4 Luật trẻ em 2016 19
  20.  Đăng nhận xét, hình ảnh hoặc video về tình dục trên các trang mạng xã hội.  Gửi tin nhắn văn bản khiêu dâm và hình ảnh không phù hợp qua tin nhắn văn bản, còn được gọi là “sexting”.  Gây ấn tượng với ai đó để tham gia vào “sexting” để thể hiện cam kết hoặc tình yêu.  Chuyển tiếp tin nhắn văn bản khiêu dâm và hình ảnh không phù hợp qua tin nhắn văn bản hoặc e-mail.  Viết nhận xét tình dục về ai đó trong blog, trên các quầy hàng, trong phòng tắm hoặc ở những nơi công cộng khác.  Chia sẻ video hoặc hình ảnh tình dục không phù hợp.  Mạo danh người khác trực tuyến và đưa ra nhận xét/đề xuất tình dục.  Tham gia vào những cảnh xấu hổ hoặc xấu hổ công khai có tính chất tình dục Quấy rối tình dục: bao gồm các bình luận, cử chỉ, hành vi với mục đích làm tổn thương, xúc phạm hoặc hạ thấp nhân phẩm của người khác liên quan tới tình dục. Trong các luật của Việt Nam hiện chưa qui định cụ thể về khái niệm này, song quấy rối tình dục có thể được hiểu là những hành vi như trêu chọc, huýt sáo, buông lời bình phẩm thô thiển, tục tĩu về tình dục, cố tình động chạm vào cơ thể làm người khác thấy khó chịu... Mặc dù ban đầu, những lời nói hoặc hành vi quấy rối tình dục dường như chưa đe dọa gì nhiều đến người bị quấy rối thậm chí còn có vẻ chỉ là ‘đùa vui’, nhưng nếu không cảnh giác và tiếp tục gặp gỡ kẻ quấy rối HS có thể sẽ phải đối mặt với việc bị XHTD. Quấy rối tình dục có mức độ nhẹ hơn XHTD. Tuy nhiên, về khía cạnh chuẩn mực và đạo đức, đây vẫn là hành vi vi phạm các quy định của luật pháp và các giá trị đạo đức của xã hội. Hành vi quấy rối tình dục thường chỉ đến các hành động hôn không mong muốn, chạm/sờ vào ngực hoặc bộ phận sinh dục, vỗ mông, đưa ra nhận xét khiêu dâm, mát-xa không được mời, cử chỉ khêu gợi tình dục, bắt chuyện một cách thô tục và kém duyên liên quan đến tình dục, dồn ai đó vào một không gian chật hẹp nhằm đụng chạm hoặc thực hiện ý đồ xấu. Có một sự thật là các hành động quấy rối này đang ngày càng gia tăng và xuất hiện ngày một nhiều ở các trường học. Các hành động này ngày một tinh vi hơn và thường được HS THPT sử dụng để quấy rối, đụng chạm… đến các bạn khác trong cùng bàn học, cùng lớp học ở cả trong trường lẫn ở các lớp học thêm. Các hành động quấy rối tình dục cũng có thể xảy ra giữa GV với HS. Các hành động sau đây đều có thể là quấy rối tình dục nếu xảy ra đủ nhiều để 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2