TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ NỘI DUNG QUẢN Lí HÀNH CHÍNH
lượt xem 35
download
Nhà nước là một sản phẩm của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được và là một sản phẩm lịch sử của xã hội có giai cấp. Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt nam ra đời là một tất yếu khách quan của quá trình cách mạng Việt nam. Quan điểm xuyên suốt thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước là xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân; mọi quyền lực thuộc về nhân dân và quyền lãnh đạo thuộc về Đảng Cộng sản Việt nam....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ NỘI DUNG QUẢN Lí HÀNH CHÍNH
- BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ NỘI DUNG QUẢN Lí HÀNH CHÍNH
- PHẦN I. QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Chương I QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Quản lý hành chính nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt.
- 1.1. Một số vấn đề về nhà nước và quản lý nhà nước Nhà nước là một sản phẩm của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được và là một sản phẩm lịch sử của xã hội có giai cấp. Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt nam ra đời là một tất yếu khách quan của quá trình cách mạng Việt nam. Quan điểm xuyên suốt thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước là xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân; mọi quyền lực thuộc về nhân dân và quyền lãnh đạo thuộc về Đảng Cộng sản Việt nam. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, có nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau về Nhà nước. Nhà nước theo chủ nghĩa Mác- Ănghen và V. I. Lênin là sản phẩm của đấu tranh giai cấp và là công cụ để đấu tranh và thống trị xã hội. Trên cơ sở những quan điểm khác nhau về Nhà nước và quyền lực Nhà nước, vấn đề tổ chức bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng cơ bản của nhà nước cũng rất khác nhau giữa các nước và khác nhau từng thời kỳ. Tổ chức bộ máy nhà nước và sự phân công thực thi các loại quyền lực nhà nước. Mô hình chung của các nước là: quyền lực nhà nước được phân chia thành ba nhóm quyền lực (xem sơ đồ hình 1). Việc thực thi ba quyền Quyền lập pháp Quyền Tư pháp đó, tuy thụôc vào từng điều kiện cụ thể có thể theo các mô hình Quyền lực nhà nước khác nhau. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, quyền lực Quyền hành pháp nhà nước là thống nhất, tập Hình 1: quyền lực nhà nước và phân chia các nhóm quyền lực trung, không phân chia nhưng có sự phân công phối hợp thực thi ba nhóm quyền lực nhà nước. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp; chính phủ và chính quyền địa phương các cấp là
- hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp; hệ thống toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là các cơ quan tư pháp.1/ Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan quyền lực nhà nước hay các cơ quan quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước cũng là một dạng của quản lý nói chung. Quản lý (management) là sự tác động một cách có tổ chức của chủ thể (nhà quản lý, chủ thể quản lý) vào một đối tượng nhất định nhằm điều chỉnh các các hành vi, hoạt động của con người, nhóm con người và tổ chức (đối tượng quản lý) để duy trì tính ổn định và phát triển của tổ chức theo theo những mục tiêu đã đề ra. Nhưng quản lý nhà nước là sự quản lý của một chủ thể đặc biệt- có quyền lực công, quyền lực nhà nước do chính các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhằm bảo đảm cho quốc gia phát triển theo những định hướng chính trị đã vạch ra. Quản lý nhà nước gắn liền với quyền lực công, quyền lực nhà nước. Quản lý nhà nước là sự hoạt động có tổ chức và bằng quyền lực nhà nước của các cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước (công quyền ) để điều chỉnh các quá trình xã hội, hành vi của công dân và mọi tổ chức xã hội ( chính trị , kinh tế...) nhằm giữ gìn trật tự xã hội (thể chế chính trị) và sự phát triển xã hội theo mục tiêu đã định (sơ đồ hình 2). Quản lý nhà Các cơ quan lập nước pháp được Công dân, các tổ thực Cơ quan nhà Các cơ quan Mục tiêu của nhà chức nhà nước, các nước Tư pháp nước tổ chức xã hội,..... hiện bởi (đối tư ợng bị quản lý) hệ thống Các cơ quan của các hành pháp cơ quan Hình 2: Quản lý nhà nước - chủ thể quản lý và đối tư ợng quản lý 1 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992
- thực thi ba loại quyền lực nhà nước đã nêu trên : hành pháp, lập pháp và tư pháp và điều này thể hiện theo nguyên tắc đã được Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp 1992 nêu ra là: Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và Nhà nước quản lý. Trong điều kiện thể chế chính trị Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước. Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của mặt trận) không chỉ với tư cách là một chủ thể xã hội mà còn là những chủ thể đại diện cho nhân dân. Trong xu hướng dân chủ xã hội chủ nghĩa, sự tham gia của công dân trong hoạt động quản lý nhà nước được nhà nước khuyến khích, hỗ trợ, bảo vệ. 1.2 Quản lý hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của quản lý nhà nước Đây là một phạm trù cần được hiểu đúng. Trong nhiều trường hợp, nhiều người thường đồng nhất quản lý hành chính nhà nước với quản lý nhà nước. Cũng có ý kiến cho rằng quản lý hành chính nhà nước là quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp. Cả hai cách tư duy đó đều chưa chính xác. Quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành quản lý nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước được định nghĩa một cách đơn giản như sau: quản lý hành chính nhà nước là hoạt động quản lý nhà nước của hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp. Nhiều nước quản lý hành chính nhà nước được hiểu là chấp hành (executive). Từ định nghĩa trên, quản lý hành chính nhà nước (có thể nói hành chính nhà nước) là hoạt động quản lý của hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của quốc gia, hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp được xác định trong văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp bao gồm: hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp trung ương và hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp ở địa phương. Sự khác nhau trong cách quan niệm
- hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp ở cấp chính quyền địa phương. Trong thể chế nhà nước đơn nhất, quyền lập pháp tập trung ở cơ quan lập pháp trung ương. Tại các cấp của chính quyền địa phương không có hệ thống lập pháp (trừ nhà nước liên bang). Đồng thời hệ thống các cơ quan tư pháp là hệ thống độc lập, không phụ thuộc vào cấp chính quyền địa phương. Do đó, hệ thống các cơ quan hành pháp được xác định bao gồm: hệ thống các cơ quan đại diện của cộng đồng nhân dân ở địa phương (Hội đồng) và các cơ quan chấp hành của Hội đồng. Trong điều kiện thể chế nhà nước Việt Nam, thuật ngữ hành chính hẹp hơn so với thuật ngữ hành pháp (chấp hành). Theo Hiến pháp, Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ Ban Nhân dân từ trước đến nay - Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ Ban Nhân dân 2003, có sự phân biệt giữa hệ thống thực thi quyền hành pháp và hành chính. "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên". Trong khi đó, Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
- Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở2/. Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, nhưng Hội đồng Nhân dân không có quyền hạn lập pháp, mà chỉ căn cứ vào Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên để đưa ra các nghị quyết cụ thể triển khai các loại văn bản quy phạm pháp luật đó phù hợp với địa phương. Hiến pháp, Luật tổ chức chính phủ cũng xác định cách thức đối với chính phủ. Theo Hiến pháp, Luật tổ chức chính phủ, chính phủ là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Chính sự quy định đó làm cho khái niệm hành chính nhà nước ở nước ta có nghĩa hẹp hơn so với các nước khác khi gọi hành chính là chấp hành ( xem sơ đồ hình 3). 2. Các yếu tố cấu thành hoạt động quản lý hành chính nhà nước Hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành dựa trên bốn nhóm yếu tố cơ bản: - Thể chế hành chính nhà nước; - Hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước tạo nên bộ máy hành chính nhà nước ; - Đội ngũ những người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước; - Nguồn tài chính cần thiết bảo đảm cho các hoạt động quản lý nhà nước được thực hiện. 2 Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ Ban N hân dân năm 2003.
- Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Quốc hội) Thực thi quyền lực nhà nư ớc Thực thi quyền lập pháp (Quốc hội) Thực thi quyền hành pháp Thực thi quyền tư pháp (toà án, VKS) Cơ quan quyền lực nhà nước ở Hệ thống cơ quan hành chính địa phương (HĐND) nhà nư ớc Cơ quan hành chính nhà nư ớc trung ương Cơ quan hành chính nhà nư ớc ở địa phương Hình 3: H ệ thống các cơ quan thực thi quyền lực / hành chính 2.1 Thể chế Hành chính nhà nước Hoạt động quản lý hành chính nhà nước như đã nêu trên là loại hoạt động thực thi quyền hành pháp. Do đó, các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động dựa trên những nguyên tắc do pháp luật quy định. Nghiên cứu những quy định mang tính pháp luật của nhà nước đề ra cho các cơ quan hành chính hoạt động là nhằm bảo đảm hiểu đúng sự hoạt động của các cơ quan hành chính, đồng thời cũng là cách thức để thay đổi những quy định cần thiết cho hoạt động của các cơ quan hành chính khi những quy định đó không còn phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Thể chế trong ý nghĩa chung nhất " là hệ thống các quy định do nhà nước xác lập trong hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước và được nhà nước sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi và mối quan hệ giữa nhà nước với công dân, các tổ chức nhằm thiết lập trật tự kỷ cương xã hội”. Theo cách định nghĩa này, nhiều người đồng nhất thể chế với hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước. Tuy nhiên, khi nói đến thể chế không chỉ hệ thống pháp luật mà phải gắn liền với cơ quan thực thi pháp luật đó. Hệ
- thống pháp luật là nền tảng của thể chế, nhưng cơ quan thực thi pháp luật mới là chủ thể của thể chế. Thể chế với cách tiếp cận trên được định nghĩa: "thể chế bao gồm toàn bộ các cơ quan nhà nước với hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước được các cơ quan nhà nước sử dụng để điều chỉnh và tạo ra các hành vi, các mối quan hệ giữa nhà nước với công dân, các tổ chức nhằm thiết lập trật tự kỷ cương xã hội theo mục tiêu nhà nước đề ra. Trong tổ chức nhà nước, việc phân chia hay phân công phối hợp thực thi các quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp đã tạo ra hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp và được gọi chung là các cơ quan hành chính nhà nước. Để thực hiện quyền hành pháp, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước và các quy tắc, quy chế vận hành của các cơ quan này tạo thành thể chế hành chính nhà nước. Như vậy, xét trên tổng thể, thể chế nhà nước bao trùm toàn bộ các loại thể chế hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước; trong khi đó thể chế hành chính chỉ bao gồm các loại thể chế của các cơ quan hành chính nhà nước. Hoạt động của các cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước nhằm thực thi quyền hành pháp, là hoạt động tổ chức đời sống xã hội trên cơ sở luật và nhằm thực hiện luật. Chính những hoạt động này của các cơ quan hành chính nhà nước mà những mục tiêu của quốc gia được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng như trong các chính sách, chiến lược vĩ mô của nhà nước trở thành các sản phẩm cụ thể của quốc gia. Nếu thiếu sự hoạt động của các cơ quan hành pháp, mọi quy định của nhà nước không thể biến thành hiện thực. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý nhà nước, là một bộ phận lớn nhất trong cơ cấu nhà nước, đảm nhận những chức năng thực thi quyền hành pháp để quản lý, điều hành mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng và thực thi quyền lực của nhân dân.
- Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước là một hệ thống tổ chức và định chế có chức năng thực thi quyền hành pháp, tức là quản lý công việc hàng ngày của nhà nước. Gắn liền với hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước là một thể chế được cấu thành từ những yếu tố nhằm đảm bảo thực thi các hoạt động hành chính nhà nước một cách thống nhất. Thể chế hành chính nhà nước là bộ phận của thể chế nhà nước và là một hệ thống gồm luật, các văn bản pháp quy dưới luật tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng như cho mọi tổ chức và cá nhân sống và làm việc theo pháp luật. Mặt khác, là các quy định các mối quan hệ trong hoạt động kinh tế cũng như các mối quan hệ giữa các cơ quan và nội bộ bên trong của các cơ quan hành chính nhà nước. Thể chế hành chính nhà nước là toàn bộ các yếu tố cấu thành hành chính nhà nước để hành chính nhà nước hoạt động quản lý nhà nước một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu của quốc gia. Thể chế hành chính nhà nước bao gồm: các cơ quan hành chính nhà nước và pháp luật quy định cách thức các cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực thi các hoạt động quản lýnhà nước.3/ Thể chế hành chính nhà nước được cấu thành từ các yếu tố: - Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở. - Hệ thống các văn bản pháp luật của nhà nước điều chỉnh sự phát triển kinh tế - xã hội trên mọi phương diện, đảm bảo xã hội phát triển ổn định, an toàn, bền vững. Đó là thể chế quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực ( thể chế kinh tế, thể chế văn hoá,...) . - Hệ thống các văn bản pháp luật quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của các cơ quan thuộc bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến tận cơ sở bao gồm: Chính phủ, thủ tướng Chính phủ, các bộ, các 3 Xem sách đã dẫn.
- cơ quan thuộc Chính phủ; chính quyền địa phương các cấp cũng như các cơ quan quản lý nhà nước được thành lập theo luật định. - Hệ thống các văn bản quy định chế độ công vụ và các quy chế công chức. - Hệ thống các chế định về tài phán hành chính nhằm giải quyết những tranh chấp hành chính giữa công dân với nền hành chính thông qua khiếu kiện về sự vi phạm pháp luật của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước đối với công dân, đối với các tổ chức xã hội. - Hệ thống các thủ tục hành chính nhằm giải quyết các quan hệ giữa nhà nước với công dân và với các tổ chức xã hội. Đó là hệ thống các thủ tục phức tạp, đòi hỏi phải công khai, rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, dễ tiếp cận. Nghiên cứu thể chế hành chính để hiểu cách thức hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo những trình tự thủ tục mà pháp luật đã quy định. Nghiên cứu thể chế hành chính để hiểu tính pháp lý của những hoạt động quản lý hành chính nhà nước mà các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành. Nghiên cứu thể chế hành chính cũng là cách thức để hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính cũng như các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước. Thể chế hành chính xác lập những cơ chế để xác định cách thức quản lý nhân sự trong các cơ quan hành chính nhà nước. Thể chế hành chính cũng xác định cụ thể các mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính (chủ thể quản lý) với tổ chức, công dân (các đối tượng bị quản lý). Thể chế hành chính có một nội dung rất cơ bản là quy định thủ tục hành chính để giải quyết các mối quan hệ giữa nh à nước (hành chính) với các tổ chức và công dân. Đây cũng là điều cơ bản nhất khi áp dụng các tiêu chuẩn ISO 9001-2000 có thể chịu tác động rất lớn. Bản chất của thủ tục hành chính chính là quy định cách thức (các bước) để giải quyết những đòi hỏi của công dân, tổ chức từ phía các cơ quan nhà nước.
- Mỗi một hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước cũng như hoạt động cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của công dân cũng như hoạt động quản lý hành chính nhà nước đều được tiến hành theo những quy trình nhất định. Pháp luật hoá những quy định đó và đòi hỏi các nhà quản lý phải tuân thủ những quy định đó. Nếu không pháp luật hoá những quy định đó, mỗi một cơ quan hành chính nhà nước và mỗi một cán bộ, công chức có thể thực thi các công việc đó theo những "ý muốn chủ quan riêng". Đề ra quy trình thủ tục hành chính và chấp hành theo các quy định đó là một đòi hỏi tất yếu của hoạt động quản lý hành chính nhà nước và đó là điều kiện cơ bản để có thể áp dụng ISO 9001-2000. Mỗi một cấp hành chính đều có rất nhiều công việc phải làm để phục vụ nhân dân. Và mỗi quy trình đó phải được công khai cho dân biết (xem một số thủ tục hành chính ở bảng 1) và cán bộ, công chức phải nghiêm chỉnh thực hiện. Bảng 1: Một số quy trình được thể chế hoá tại cấp chính quyền địa phương cơ sở. STT Các loại thủ tục Ghi chú Xác nhận sơ yếu lý lịch 1. Chứng thực chữ ký trông giao dịch dân sự 2. Chứng thực từ chối di sản 3. Đăng ký tạm vắng 4. Chứng thực di chúc 5. Các loại chứng thực theo phân cấp của NĐ 75 6. Đăng ký khai tử 7. Đăng ký khai tử quá hạn 8. Đăng ký lại khai tử 9.
- Cấp giấy báo tử 10. Đăng ký kết hôn. 11. Đăng ký kết hôn lại 12. Xác nhận tình trạng hôn nhân 13. Đăng ký hộ tịch 14. Đăng ký lại hộ tịch 15. Đăng ký khai sinh 16. Đăng ký khai sinh qúa hạn 17. Đăng ký khai sinh lại 18. Đăng ký nhận con nuôi 19. Đăng ký từ bỏ con nuôi 20. Đăng ký nhận con 21. Đăng ký việc con nhận cha mẹ 22. Cấp bản sao hộ tịch 23. Đăng ký cải chính hộ tịch 24. Đăng ký giám hộ. 25. Đăng ký chấm dứt giám hộ. 26. Tách hộ khẩu 27. Đăng ký tạm trú 28. Xác định nhân sự/ lý lịch tư pháp 29. Chuyển hộ khẩu 30. Nhập khẩu mới sinh 31. Chuyển đến 32. Di chuyển lý lịch quân nhân dự bị 33. Xác nhận hồ sơ xin giấy chứng nhận QSDD 34. Xác nhận hồ sơ xin chuyển đổi quyền SDD 35. Xác nhận hồ sơ xin nhượng quyền SDD 36. Xác nhận hộ thuộc diện chính sách ưu đãi 37. Xác nhận hộ nghèo 38. Xác nhận hồ sơ xin trợ cấp xã hội/ chất độc/ tai nạn/ tàn tật 39.
- Xác nhận thế chấp vay vốn 40. Xác nhận đơn xin trợ cấp đột xuất gia đình chính sách 41. Xác nhận đơn xin thay đổi dân tộc 42. Xác nhận đơn xin phép xây dựng nhà 43. Trích lục bản đồ địa chính 44. Xác nhận đơn đề nghị trợ cấp tuất cho gia đình chính sách 45. Xác nhận đề nghị cấp lại, đổi thẻ thương binh/ gia đình liệt 46. sỹ Xác nhận đơn xin bằng Tổ quốc ghi công 47. Xác nhận chế độ thờ cúng liệt sỹ 48. Xác nhận người có công với cách mạng 49. Xác nhận hồ sơ mua bán, chuyển nhượng nhà ở 50. Xác nhận sang tên hợp đồng mua nhà 51. Xác nhận đề nghị chia tách hợp đồng thuê nhà 52. Xác nhận địa chỉ, hộ khẩu, hoàn cảnh gia đình 53. Đăng ký thế chấp 54. Đăng ký nghĩa vụ quân sự 55. Lập quỹ phòng chống bão lụt 56. Quản lý lao động công ích 57. Chứng thực uỷ quyền lĩnh lương,bảo hiểm 58. Nguồn: thu thập trên trang Hanoiportal về các thủ tục hành chính ở Hà nội 2.2 Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước Hoạt động thực thi quyền hành pháp được tiến hành bởi một tập hợp của rất nhiều cơ quan thuộc hệ thống các cơ quan thực thi quyền hành pháp. Các cơ quan thực thi quyền hành pháp tạo nên một hệ thống, liên kết, phụ thuộc lẫn nhau trong việc thực thi quyền lực nhà nước. Các cơ quan thực thi quyền hành pháp như đã nêu trên sơ đồ hình 3, bao gồm hai nhóm cơ quan: các cơ quan quyền nhà nước ở địa phương và các cơ quan hành chính nhà nước.
- Các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam gọi chung đó là Hội đồng Nhân dân. Theo Hiến pháp 1992 và 1992 sửa đổi, Hội đồng Nhân dân có chức năng:”Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước” 4/. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định bao gồm: - Chính phủ - Cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Nếu với cách quy định đó, cả hai yếu tố kết hợp chặt chẽ: chấp hành (hành pháp) và hành chính. - Uỷ Ban Nhân dân ba cấp “ tỉnh, huyện và xã”. Mỗi một cấp hành chính đều có cơ cấu tổ chức cụ thể của cấp đó. Cơ cấu tổ chức của từng cấp cũng do pháp luật quy định. a) Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước trung ương: Theo Hiến pháp, Luật tổ chức chính phủ (2001), Chính phủ bao gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Số lượng Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ do Quốc hội quyết định. Phó thủ tướng, bộ trưởng do Thủ tướng chính phủ đề nghị và quốc hội bỏ phiếu phê chuẩn. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khoá XI đ ã phê chuẩn cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2002 – 2007 bao gồm 26 Bộ và cơ quan ngang bộ (sơ đồ hình vẽ 4) Chức năng của bộ và nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quy định trong Luật tổ chức chính phủ và 4 Điều 119 và 120 của Hiến pháp 1992.
- được Chính phủ quy định cụ thể thông qua các nghị định. Nghị định 86/2002/NĐ-CP, quy định chung nhất chức năng của bộ, cơ quan ngang bộ (dưới đây gọi chung là bộ). Bộ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật Nhiệm vụ, quyền hạn bộ trưởng được xác định trên nguyên tắc phân công hoạt động quản lý nhà nước trên từng lĩnh vực cụ thể giữa các bộ và cơ quan ngang bộ. Chi tiết hoá các nội dung phân công quản lý nhà nước giữa các bộ được quy định trong nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ, cơ quan ngang bộ trong từng nhiệm kỳ của chính phủ. Chính phủ Thủ tướng; Phó thủ tướng; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Bộ GTVT Bộ KH - CN Văn Phòng CP Bộ Công An Bộ Xây Dựng Bộ Y tế Ngân Hàng NN Bộ Ngoại Giao Bộ Thuỷ Sản Ub Dân tộc ** Bộ Nội Vụ ** Bộ Tư Pháp Bộ VH - TT UB TDTT Bộ B ưu Chính- VT **** Bộ Tài Chính Bộ GD&ĐT UB DSGD&TE **** Bộ Tài nguyên & môi trường **** Bộ NN&PTNT Bộ LĐTB&XH Thanh Tra NN Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Thương Mại Bộ Công nghiệp **: Đ ổi tên ****: mới thành lập Hình4: Cơ cấu tổ chức chính phủ Việt Nam nhiệm kỳ 2002- 2007 Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ và bộ trưởng cụ thể trên các lĩnh vực: Về pháp luật
- Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch Về hợp tác quốc tế Về cải cách hành chính Về thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước Về quản lý nhà nước các tổ chức thực hiện dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ Về quản lý nhà nước các tổ chức kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân Về quản lý nhà nước hoạt động của hội, tổ chức phi Chính phủ thuộc ngành, lĩnh vực hoạt động trong phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh Về tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước Việc quy định trên cho thấy các bộ trưởng đều có những nhiệm vụ và quyền hạn trên các lĩnh vực. Và do đó, nếu nghiên cứu một quy trình làm việc cho một số lĩnh vực chung (ví dụ ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quản lý cán bộ, công chức thuộc bộ,....) và chuẩn hoá nó theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng sẽ áp dụng cho nhiều bộ. Hay nếu xây dựng được một số quy trình chuẩn cho nhiều bộ thì việc áp dụng ISO 9001-2000 cho các cơ quan hành chính sẽ thuận lợi. Luật tổ chức chính phủ cũng trao cho Chính phủ đ ược thành lập các cơ quan thuộc chính phủ. Đây là những cơ quan do Chính phủ thành lập, không phải thông qua Quốc hội (hoặc Uỷ Ban Thường vụ quốc hội). Việc thành lập, sát nhập hoặc giải thể các cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ quyết định nhằm phù hợp với đòi hỏi phải giúp Chính phủ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Lần đầu tiên nhiệm kỳ 2002-2007, Chính phủ đã có một Nghị định riêng về loại cơ quan thuộc Chính phủ. Nghị định về 30/2003/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan thuộc Chính phủ. Theo quy định có hai nhóm cơ quan thuộc Chính phủ 5/: 5 Xem chi tiết Nghị đinh 30/2003/NĐ-CP ngày 1/4/2003.
- - Cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nh à nước theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cần phải chú ý, mặc dù được trao chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực (thực chất là được Chính phủ uỷ quyền) nhưng các loại cơ quan thuộc Chính phủ không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây cũng là một khó khăn cho các cơ quan này khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực (xét trong trường hợp này cơ quan thuộc chính phủ giống như bộ), nhưng lại không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật 6 /. - Cơ quan thuộc Chính phủ hoạt động sự nghiệp để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ hoặc thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp chỉ đạo; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. Số lượng cơ quan thuộc Chính phủ đã và đang có xu hướng giảm. Nhiều cơ quan thuộc Chính phủ trước đây đã chuyển thành một bộ phận của một số bộ. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ quy định bằng nghị định. Cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ bao gồm các bộ phận (department): - Vụ; - Văn phòng; - Thanh tra; - Cục; - Tổng cục - Các đơn vị sự nghiệp thuộc bộ. 6 Luật Ban hành v ăn bản quy phạm pháp luật sửa đổi đã đưa thuật ngữ cơ quan thuộc chính phủ r a khỏi lụât này.
- b) Uỷ Ban Nhân dân và các cơ quan chuyên môn. Uỷ Ban Nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Theo văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, có ba cấp hành chính: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; Xã, phường, thị trấn. Mỗi Uỷ Ban Nhân dân từng cấp được pháp luật quy định số uỷ viên U ỷ Ban Nhân dân: - Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có từ chín đến mười một thành viên; Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có không quá mười ba thành viên; - Uỷ ban nhân dân cấp huyện có từ bảy đến chín thành viên; - Uỷ ban nhân dân cấp xã có từ ba đến năm thành viên. Số lượng thành viên và số Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân của mỗi cấp do Chính phủ quy định cụ thể bằng văn bản pháp quy 7/. Hệ thống các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ Ban Nhân dân do chính phủ quy định bằng nghị định cụ thể. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến cơ sở. Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban nhân dân, cơ quan chuyên môn cấp trên và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp khi được yêu cầu. 7 Xem Luật tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ Ban Nhân dân (2003).
- Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân và hướng dẫn về tổ chức một số cơ quan chuyên môn để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phù hợp với đặc điểm riêng của địa phương . Chính phủ, căn cứ và chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đã ban hành hai nghị định quy định hệ thống các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh và Thị xã. Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh bao gồm hai nhóm: - Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được tổ chức thống nhất cả nước. Đó là: 1. Sở Nội vụ; 2. Sở Tài chính; 3. Sở Kế hoạch và Đầu tư; 4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;5. Sở Công nghiệp; 6. Sở Xây dựng; 7. Sở Giao thông vận tải (ở các thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Giao thông - Công chính);8. Sở Tài nguyên và Môi trường; 9. Sở Thương mại và Du lịch; 10. Sở Khoa học và Công nghệ; 11. Sở Giáo dục và Đào tạo; 12. Sở y tế; 13. Sở Văn hoá - Thông tin và Thể dục thể thao;14. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; 15. Sở Tư pháp; 16. Sở Bưu chính, Viễn thông;17. Thanh tra tỉnh; 18. Uỷ ban Dân số, Gia đ ình và Trẻ em;19. Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; - Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được tổ chức theo đặc thù riêng của từng địa phương. 8/ Các cơ quan chuyên môn cấp huyện cũng bao gồm hai nhóm: - Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện được tổ chức thống nhất. Đó là: 1. Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội; 2. Phòng Tài chính - Kế hoạch;3. Phòng Giáo dục; 4. Phòng Văn hoá - Thông tin - Thể thao; 5. Phòng Y tế; 6. Phòng Tài nguyên và Môi trường; 7. Phòng Tư pháp; 8. Phòng Kinh tế; 9. Phòng Hạ tầng kinh tế (đối với quận, thị xã, thành phố thành lập Phòng Quản lý đô thị); 10. Thanh tra huyện; 11. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em; 12. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp huyện. 8 Nghị định 171/2004/NĐ-CP
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu học tập Quản trị thương hiệu - TS. Nguyễn Hữu Quyền
137 p | 731 | 259
-
MTCV-08: TỔ TRƯỞNG TỔ MỘC NỘI THẤT
3 p | 247 | 90
-
DANH MỤC MÃ SỐ NỘI DUNG KINH TẾ
94 p | 587 | 63
-
Tài liệu môn Quản trị bán hàng
67 p | 241 | 55
-
Bài giảng Kỹ năng bán hàng đa cấp
64 p | 349 | 51
-
Câu hỏi lý thuyết Quản trị học
22 p | 726 | 38
-
Tài liệu về Google Analytics
9 p | 112 | 29
-
Tài liệu Lãnh đạo
18 p | 171 | 28
-
Khái luận chung về quản lý nhân sự
8 p | 134 | 23
-
Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực quản trị kinh doanh
39 p | 118 | 21
-
Bài giảng Chương 8: Các quyết định về giá sản phẩm
17 p | 309 | 20
-
Tài liệu học tập Quản trị marketing: Phần 1
111 p | 66 | 17
-
Đề cương môn học Lý thuyết và chính sách thương mại quốc tế - ĐH Mở bán công TP HCM
11 p | 261 | 15
-
Tài liệu tham khảo Marketing dịch vụ - Th.S Trần Phi Hoàng
32 p | 123 | 13
-
Tài liệu học tập Marketing Căn bản: Phần 2
82 p | 58 | 12
-
Bài thuyết trình: Giới thiệu về The Krista
8 p | 71 | 10
-
Hồ sơ học phần tổ chức sự kiện
16 p | 146 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn