Tài liệu: Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại
lượt xem 10
download
Một trong những nhà lý luận văn học đầu tiên là Lục Cơ, sống ở thế kỷ III sau CN, người soạn Văn phú (Phú về ngôn từ trang nhã). Viện sĩ V.M. Alekseev, người đã dịch bài phú này sang tiếng Nga và bình luận nó, đã chỉ ra hơn hai mươi đề tài cơ bản đã được Lục Cơ đề cập tới (xúc động và thăng hoa của nhà thơ, hứng khởi sáng tạo, sự toàn năng của nhà thơ, v.v...).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu: Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại
- Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại Một trong những nhà lý luận văn học đầu tiên là Lục Cơ, sống ở thế kỷ III sau CN, người soạn Văn phú (Phú về ngôn từ trang nhã). Viện sĩ V.M. Alekseev, người đã dịch bài phú này sang tiếng Nga và bình luận nó, đã chỉ ra hơn hai mươi đề tài cơ bản đã được Lục Cơ đề cập tới (xúc động và thăng hoa của nhà thơ, hứng khởi sáng tạo, sự toàn năng của nhà thơ, v.v...). Trong số chúng có đề tài mà V.M. Alekseev xác định như là “hình thức, phong cách, thể loại” (Alekseev, tr.266-268). Nếu như chúng ta chú ý đến nguyên văn văn bản thì thấy rằng trong khi giải thích đề tài này, Lục Cơ nhìn chung chỉ thao tác một khái niệm thể (體), mà về nó chúng tôi đã nói ở ngay đầu bài viết. Khái niệm này ở đây hình như có ý nghĩa vừa là hình thức văn học vừa là phong cách. V.M. Alekseev đã truyền đạt nó như thế trong bản dịch của mình (“Hình thức và phong cách phong phú bằng muôn vạn khác biệt”). Nhưng trên thực tế, Lục Cơ nói đến những hình thức văn chương rất gần với cái mà bây giờ chúng ta gọi là các thể loại. Vì thế mà một nhà nghiên cứu thời nay, rất có uy tín về lịch sử tư tưởng văn học Trung Quốc là giáo sư Quách Thiệu Ngu, khi bình luận Văn phú đã nhìn thấy ở chữ Thể chính là thể loại (thể tài). Nhưng thiết nghĩ rằng V.M. Alekseev vẫn gần chân lý hơn, rằng khái niệm thể đối với Lục Cơ dẫu sao cũng rất mềm dẻo: chẳng hạn, thể loại được hình thành bởi phong cách. Và đây, một sự liệt kê các thể loại này trong Văn phú qua bản dịch của V.M. Alekseev: “Thi nói tình nên kiều diễm. Phú là tự nhiên trong thân thể
- nên lưu chuyển như dòng chảy chính xác và rõ ràng. Bi văn (Văn khắc trên đá) phát triển phong cách của mình một cách trang nhã và giúp biết bản chất sự vật. Tiếng khóc kiểu lụy 誄 réo rắt như sợi chỉ se, giọng bi ai. Minh văn đầy uyên bác, song cô đúc, như tiết ra tình và nhiệt khí. Văn thể châm giọng lúc bổng lúc trầm, nhưng phong cách trong sáng và mạnh mẽ. Tụng tung hoành lộng lẫy, văn phong rực rỡ, còn luận thì vừa chính xác vừa tế nhị, đi thẳng vào lòng. Tấu: văn phong đều đặn, thấu đáo nhưng tất cả đều mực thước theo kiểu cổ điển. Thuyết thì bừng bừng như lửa, song tất cả đều được suy tính tinh khôn” (Alekseev, tr.262). Như vậy Lục Cơ liệt kê tất cả những thể loại Văn cơ bản thời đó theo quan điểm của ông. Có cả thảy mười thể loại. Ông đặt thi lên vị trí đầu tiên và điều đó không hề ngẫu nhiên. Thời cổ đại và trung đại các tác giả Trung Quốc tuân thủ nghiêm ngặt trật tự của việc liệt kê (không phải ngẫu nhiên Ban Cố như ta đã thấy, mở đầu thư mục của mình với các trước tác kinh điển, còn nhà nho thì được ông đặt đứng đầu các nhà triết học). Ở vào thời Lục Cơ, thi đã không còn là ca thi của Ban Cố nữa mà là thơ viết ngày nay được đại diện bởi chùm thơ vô danh Cổ thi thập cửu thủ (Mười chín bài cổ thi) và các tác phẩm của Mai Thặng (thời này người ta đã viết thi ngũ ngôn thay thế cho lối thơ tứ ngôn của Kinh Thi). Và việc Lục Cơ bắt đầu bảng liệt kê của mình với thi đã phản ánh rõ rệt sự thay đổi trong quá trình văn học (ta nhớ là Ban Cố, người tiền bối của ông, đã đặt phú lên hàng đầu). Có thể nói, sự phồn thịnh của phú đã đi qua (dẫu bản thân Lục Cơ vẫn sử dụng thành công thể loại này), còn chính thi đã được đưa lên vị trí đầu tiên. Được Lục Cơ đặt xuống hàng thứ hai, phú là những bản trường ca miêu tả ở qui mô không lớn, như đã nói, được viết bằng văn xuôi có vần, điệu, hết sức phức tạp và được tu sức cao về phong cách. Thoạt đầu, phú có nghĩa là “trần thuật về các sự kiện” và Alekseev đã định nghĩa chúng như là “trường ca bằng văn xuôi”. Bi hay bi văn bắt nguồn từ chữ bi (碑)- “tấm đá”, “tấm đá ghi nhớ”. Những phiến đá loại này được đặt trước cổng các cung điện và đền thờ. Trong các cung điện, ban đầu chúng thực hiện vai trò của những chiếc đồng hồ đặc biệt, bởi vì người ta xác định thời gian nhờ vào bóng đổ xuống từ chúng, còn ở cổng các đền thờ, người ta buộc vào các tấm đá ấy các động vật hiến tế. Bắt đầu từ khoảng thế kỷ III trước CN, trên các tấm đá ấy, người ta khắc những văn bản kể về những việc làm và công lao hiển hách của các nhà cầm quyền và anh hùng. Dường như về sau những tấm đá như thế bắt đầu được đặt trên các
- nấm mộ, ở đó chúng thay thế những tấm bảng bằng gỗ. Trên những tấm đá đó, người ta khắc những dòng ghi chép chi tiết về công đức của người quá cố. Gần với bi là những ghi chép trên chất liệu đồng - minh (銘). Chữ “minh” được viết bởi bộ thủ kim (金)(kim loại), trực tiếp chỉ ra chất liệu dùng để khắc văn bản ghi chép (chữbi cũng có bộ thủ thạch (石) - đá). Tên gọi có sắc thái từ nguyên của thể loại này gắn với từ đồng âm danh (名) - “tên người”, “tên gọi”(trong tiếng Hán, hai từ minh và danh là từ đồng âm, đọc là míng - ND) từ đây mà có ý nghĩa phái sinh là “lời” hay tên để lại cho con cháu. Hẳn là tên gọi của một thể loại văn chương gắn với nghĩa cuối cùng này. Trong một bộ sử biên niên cổ đại, Tả truyện (thế kỷ IV trước CN), có nói rằng trong các bài minh có ghi công lao của các vương bá và thiên tử, tức là của nhà vua. Minh còn một chức năng nữa là tác dụng phòng ngừa, răn đe. Người ta cho rằng trên các đồ dùng bằng đồng, ví dụ trên các đỉnh thờ, các vạc đồng, nồi đồng có kích thước tương đối lớn, cần phải khắc những bài minh với các nội dung răn đe khác nhau. Đặc điểm tự nhiên của minh là sự ngắn gọn và từ vựng đặc biệt, “tiết ra tình cảm và nhiệt khí” như V.M. Alekseev đã dịch. Chúng tôi cố ý phá vỡ đôi chút trật tự liệt kê của Lục Cơ, mà theo ông thì bi và minh được tách bạch bởi việc nhắc đến tiếng khóc kiểu như lụy (誄), do muốn nhấn mạnh rằng cả hai thể loại này đều phụ thuộc vào chất liệu mà trên đó người ta khắc những văn bản tương ứng, rằng những chức năng khởi thuỷ của chúng - ca tụng và giáo huấn - không có quan hệ trực tiếp với văn chương như là ngôn từ được tu sức - nó được quan niệm là như thế ở Trung Quốc bắt đầu từ thời trung đại sơ kỳ. Lụy như đã nói, là một trong những hình thức than khóc. Có một vài hình thức như thế: tùy thuộc vào khóc ai. Lần đầu tiên được nhắc đến trong một chứng tích ở thế kỷ VI trước CN - Chu lễ, luỵ là lời ca tụng công lao của người chết với nỗi buồn thương của tác giả trước cái chết của nhân vật, thể hiện ở phần kết thúc của văn bản. Hơn nữa, lụy thường thể hiện nỗi buồn thương của người bề trên (về mặt xã hội, đẳng cấp, của cải) về cái chết của bậc dưới. Như các nhà lý luận cổ đại viết: “Người nghèo hèn không viết lụy dành cho người giàu sang, người trẻ tuổi không viết lụy dành cho người già cả”. Giống như thơ thời cổ, lụy được viết bằng thơ tứ ngôn. Từ nguyên của bản thân thuật ngữ này không rõ ràng, nhưng khác với các thuật ngữ đã nói (bi, minh), chữ lụy được viết bằng bộ ngôn (言) chỉ rõ sự liên thuộc trực tiếp của khái niệm này với ngôn từ. Nhân thể chúng tôi nhận xét là Lục Cơ đặt lụy – tiếng khóc, sau bi với tính cách là những ghi chép trên bia mộ.
- Tiếp theo minh - những bài khắc trên đồ đồng – Lục Cơ nói về châm (箴), những lời giáo huấn. Chữ châm dùng để gọi tên thể loại được các nhà lý luận trung đại qui về chữ đồng âm (針) với ý nghĩa là “cái kim”, vật dùng chữa bệnh ở Trung Quốc từ thời cổ đại. Ứng với nghĩa ấy, như người Trung Quốc xưa quan niệm, bài châm được làm ra để ngăn ngừa không cho con người làm việc sai trái. Như V.M. Alekseev viết trong lời binh chú cho Văn phú, nó cần phải “nghiêm khắc và trang trọng, trong sáng và rõ ràng”. Và chỉ có sau châm trong bảng liệt kê của Lục Cơ, mới đến lượt tụng (頌) - một kiểu thơ ca ngợi rất cổ kính (thường là thơ tứ ngôn). Như chúng ta nhớ, tụng là những bài tụng ca làm thành một trong những phần của Kinh Thi cổ đại, nhưng hẳn là ở đây nói đến thứ tụng muộn hơn, ví dụ kiểu các bài tụng kết thúc các truyện trong Liệt nữ truyện của Lưu Hướng. Bản thân việc Lục Cơ không xếp chúng cùng dãy với thi và phú mà chỉ đặt đứng sau những thể loại chức năng thuần túy như bi, lụy, minh, châm đã xác nhận sự thay đổi vị thế của thể loại này trong văn học Trung Quốc. Trong bảng liệt kê của Lục Cơ, sau tụng đến luận (論). Theo lời của V.M. Alekseev, “luận là một nghị luận về một đề tài, phổ biến nhất là đề tài lịch sử; nó thấm vào tất cả các chi tiết của công việc, suy nghĩ ở mức độ tập trung lớn, chói sáng bởi sự quả quyết rõ ràng của bản án đối với những hành vi của con người hoặc tích cực, hoặc tiêu cực” (Alekseev, tr.267). Luận là một thể loại thuần túy có tính chất nho giáo. Như Tiêu Thống, soạn giả của tập Văn tuyển đầu tiên ở thế kỷ VI sau CN, đã viết, luận có hai loại: loại luận bàn về các sự kiện lịch sử mà nhà sử học đặt ở cuối các truyện sử để đưa ra các phán quyết về hành động của nhân vật của mình; và loại luận bàn về từng vấn đề riêng rẽ mà thời cổ và thời nay đặt ra hoặc đã đặt ra trong các sách cổ. Tiếp theo, Lục Cơ nói về tấu, đó là “báo cáo cho vua, một loại tác phẩm có phong cách ít nhất không thua các thể loại khác, được viết bằng một giọng điệu bình tĩnh, cân bằng, bằng những lời trình bày mọi chuyện rất có căn cứ, nhưng đồng thời với ngôn ngữ tao nhã tự nhiên có phẩm chất văn chương rất cao” (như trên). Nhận xét ngắn gọn nhưng rất súc tích về thể loại tấu của V.M. Alekseev cho thấy là Lục Cơ đã liệt các bản tấu lên hoàng đế vào loại trước tác văn học không phải do tầm quan trọng quốc gia của chúng mà vì văn phong trang nhã. Đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng thể loại của Lục Cơ như chúng ta biết, là thuyết (說) - theo Alekseev, đó là một “phán đoán, giải thích, một lý thuyết về hiện tượng, một chứng minh cho ý kiến đúng đắn”, nó “không thể được trình bày bằng những
- ngôn từ đơn giản, thô lỗ mà cần rực sáng bằng sự cách điệu, làm người đọc lóa mắt, làm say đắm bởi sự trình bày tư tưởng khéo léo, bởi sự sắc sảo” (Như trên, tr.267- 268). Thuyết, tên gọi của thể loại này, về mặt từ nguyên gắn liền với động từ thuyết là “nói” và ý nghĩa phái sinh của nó là: “giải thích”, “trình bày”, “cắt nghĩa”; từ đây có chức năng của nó: giải thích, kiến giải ý nghĩa, trình bày quan điểm riêng, thường là về vấn đề này hay khác của định đề Khổng giáo. Các lý thuyết gia trung đại thường viện dẫn một chương của Kinh Dịch coi như “cha đẻ” của thể loại này, đó là chương Thuyết quái - Giải thích các quẻ. Tuy nhiên ngay ở đây, như ta thấy, trong định nghĩa thể loại thuyết của Lục Cơ, có nhấn mạnh đến sự cần thiết của sự tô vẽ, tu sức cho văn bản. Nếu định tóm lược tất cả những điều Lục Cơ nói về mười thể loại mà ông đã liệt kê thì dễ nhận thấy rằng nếu căn cứ vào các chuẩn mực thời nay về văn chương thì nhà lý luận Trung Quốc đã thống hợp vào khái niệm văn - văn chương - những thể loại rất khác nhau. Có những thể loại theo quan điểm chúng ta về cơ bản là văn chương (thi, phú, một phần nào là tụng), có những thể loại rõ ràng là thể loại chức năng mà sự xuất hiện của chúng chịu sự qui định của các yêu cầu thực dụng, gắn liền với đời sống xã hội (giáo huấn, tấu sớ, luận thuyết về các đề tài kinh điển, v.v...). Đồng thời ta nhận thấy trong danh sách của Lục Cơ, các thể loại chức năng có số lượng lớn hơn nhiều. Nhưng việc đưa chúng vào phạm trù văn chương có vẻ hoàn toàn hợp lý, bởi vì chúng thỏa mãn tiêu chuẩn cơ bản của tính văn chương vào thời của Lục Cơ (và ngay cả mãi về sau) - tiêu chuẩn về sự tranh tao nhã của phong cách, đáp ứng các nhu cầu thẩm mỹ của xã hội. Nếu như Lục Cơ nói về các thể loại văn chương theo quá trình suy ngẫm chung về tính chất của sáng tác văn học thì người đồng thời với ông là Chí Ngu (挚 虞) (năm sinh của ông không rõ, năm mất 312 tức sau Lục Cơ hai mươi năm) đã soạn một văn bản chuyên biệt Văn chương lưu biệt luận (Luận về các khuynh hướng và các loại hình văn chương). Tiếc là từ văn bản của sách này gồm hai quyển, tức là khá đồ sộ và tỉ mỉ vào thời ấy, chỉ còn giữ được một số phiến đoạn không lớn lắm. Từ các phiến đoạn này ta thấy tác giả đã miêu thuật khá chi tiết các thể loại của văn chương Trung Quốc, và chúng ta còn biết được mười một đoạn miêu thuật như thế. Chúng dành cho một phần các thể loại thi, phú, tụng, bi, minh, lụy, mà ta đã gặp ở Lục Cơ, cũng như dành cho sự miêu tả ngắn gọn thể loại “khóc người chết trẻ”- ai (哀) trong đó, khác với lụy, trọng tâm là bộc lộ nỗi buồn thương chứ không đơn giản là trình bày công đức của người quá cố. Lần đầu tiên một thể loại đặc biệt được đưa vào, đó là thất – có nghĩa là “bảy” - mà nhà thơ Mai Thặng đời Hán (chết năm 141 trước CN, được coi là người sáng tạo ra. Ông này là tác
- giả của Thất phán (七 发) - bảy bài giáo huấn), trong đó, ông bắt chước Thất gián (七 諫) (Bảy điều can gián) của bậc tiền bối của mình - nhà văn và nhà châm biếm nổi tiếng Đông Phương Sóc. Đặc điểm của thể thất là ở chỗ nó là cuộc đối thoại bao gồm những câu hỏi - đáp với số lượng đúng bằng 7. Điều quan trọng cần lưu ý là Chí Ngu, xem ra, đã cố nhận thức về sự khác biệt của các thể loại thuần túy văn chương với các thể loại chức năng, phi văn chương. Ví dụ như trong khi nhắc tới trong trước tác của mình các cuốn sách bói toán cổ, ông viết rằng “chúng không phải là văn chương theo nghĩa đen” (chính văn) (Trung Quốc lịch đại..., tr.158). Hẳn là không có một thời đại nào trong lịch sử văn học Trung Quốc mà lại quan trọng hơn thế kỷ V-VI. Trong thời kỳ này, Nhâm Phảng (任 昉) (490- 508) viết công trình Văn chương duyên khởi (文 章 緣 起) (Nguồn gốc của văn chương), Lưu Hiệp 劉 勰 (465- 520) sáng tạo nên một văn bản tổng quát nhất về lý luận văn học - Văn tâm điêu long (文 心 彫 龍) (Rồng chạm khắc của tư tưởng văn học), còn nhà triết học Nhan Chi Thôi 顏 之 推 (531- 591) thì phát biểu những suy nghĩ của mình về văn học. Như D.S. Likhachev viết, “trong văn học Nga cổ (thực ra là văn học trung đại - B.R) diễn ra sự tự gia tăng ráo riết số lượng các thể loại” (Likhachev, 1979, tr.57). Có thể nghĩ rằng đó là quá trình đặc trưng cho cả nhiều nền văn học trung đại khác, trong số đó có cả văn học Trung Quốc. Nếu như các nhà lý luận mà chúng ta đã nhắc ở trên, đã nhắc đến trong các bản liệt kê của mình hàng chục tên gọi thì Nhâm Phảng trong Văn chương duyên khởi đã phân biệt đến 84 loại. Bảng phân loại của ông về nguyên tắc hãy còn theo chức năng, một phần vì thế mà nó tỉ mỉ đến mức ông thường chia một thể loại thành hai theo chức năng riêng mà chúng đảm nhiệm, ví dụ ông chia biểu (表) thành biểu theo nghĩa chung (báo cáo) và thượng biểu – theo nghĩa chung “báo cáo lên trên”, cho lãnh đạo cao nhất, hoặc chia tao (騷) thành tao thực thụ và phản tao (nghĩa đen là “ngược lại tao”). Nhưng khuynh hướng chia nhỏ các thể loại ra những tiểu thể loại như thế đã gây ra phản ứng ngược lại: người ta tập hợp các thể loại thành những nhóm lớn hơn. Người đồng thời với Nhâm Phảng là nhà lý luận Lưu Hiệp đã bắt tay vào việc đó. Trong trước tác Văn tâm điêu long của mình, ông cố gắng miêu thuật và phân loại tất cả các văn bản văn chương nổi tiếng thời ấy. Mặc dù có thể cho rằng Lưu Hiệp tiếp nhận một số tư tưởng của Phật giáo và Đạo gia, cơ sở của lý thuyết của ông hiển nhiên là Khổng giáo được tôn sùng ở Trung Quốc. Lưu Hiệp xem văn (văn chương) như là biểu hiện của một sức mạnh nào
- đó - đức (đức thường được dịch là “năng lượng”, “tính qui luật”, “đạo đức”, chính với sức mạnh đó mà các vị hoàng đế huyền thoại cổ đại đã trị vì thế giới) và đồng thời như là biểu hiện của cái đạo phổ quát - đại đạo hay là tự nhiên. Nếu chúng ta chú ý đến văn bản của bản thân trước tác và trình tự của các chương mục thì sẽ thấy rằng Lưu Hiệp bắt đầu xác định văn chương bằng việc luận bàn về Kinh - các kinh điển Khổng giáo mà ông xem như là biểu hiện vĩnh cửu của đạo, như là “tiền khu của tất cả mọi ngôn từ” (Lưu Hiệp, Tập 1, tr.23). Sau khi dành lời ca ngợi cho kinh điển Khổng giáo, Lưu Hiệp chuyển qua xem xét các thể loại văn chương và bắt đầu từ chương Biện tao (辨 騷). Thuật ngữ biện - biện luận đã đi vào tên gọi một trong những chùm thơ của nhà thơ đầu tiên ở Trung Quốc - Khuất Nguyên (thế kỷ IV trước CN), nhưng ở đây biện xem ra chỉ giữ nghĩa động từ là “làm sáng tỏ”, “phân tích” nội dung phần này là sự phân tích, làm sáng tỏ thể loại tao vốn được đặt tên theo bản trường ca nổi tiếng nhất của Khuất Nguyên – Ly tao, ở đây, theo lời Lưu Hiệp, đã thống hợp những phẩm giá của các bài ca hợp thành các chương Quốc phong và Tiểu nhã trong Kinh Thi cổ kính. Như là một thể loại, tao không mấy phát triển trong văn học Trung Quốc. Bản thân chữ tao được các nhà ngữ văn cổ đại cắt nghĩa từ nguyên như là “đau buồn” mặc dù nghĩa đầu tiên của từ này là “vận động vô trật tự”, “rối loạn”. Trong nhiều thế kỷ, người ta lý giải tao như là một “bài ca buồn đau”, nhưng cách đây không lâu người ta phát hiện thấy ở hai huyện thuộc tỉnh Chiết Giang một thể loại cực kỳ cổ sơ vẫn còn được bảo lưu đến tận ngày nay dưới dạng sống động gọi là tao tử ca (騷 子 歌), chữ “tử” ở đây là tiếp vĩ ngữ. Hóa ra đây là những bài ca nghi lễ được diễn xướng cả trong các tang lễ lẫn lễ cưới, cho nên vị tất có thể coi tao chỉ là sự biểu hiện của buồn đau. Nhưng đối với khảo sát của chúng tôi, từ nguyên học của tên gọi thể loại không quá quan trọng, quan trọng là chỉ dẫn chung của Lưu Hiệp, là việc ông đặt lên hàng đầu bảng danh sách của mình một thể loại rõ ràng nghệ thuật, mặc dù rất có thể, có thời nó đã có quan hệ nhất định với văn học dân gian nghi lễ. Sau đó Lưu Hiệp nêu đặc trưng của thi, mà không chỉ thơ của Kinh Thi mà còn cả sáng tác của các nhà thơ đời Hán: Lý Lăng, Ban Tiệp Dư, Trương Hành. Khác với các bậc tiền bối của mình, Lưu Hiệp đã nói riêng về những đặc điểm hình thức của thi, xác nhận sự quảng bá của thơ ngũ ngôn, kiểu câu thơ đã được công nhận rộng rãi trong thơ Trung Quốc bắt đầu từ thế kỷ III, đã cố gắng chỉ ra sự vận động của văn học và thơ ca trong thời gian. Thi, đến thế kỷ V được đề cao lên vị trí hàng đầu trong số các loại hình nghệ thuật
- ngôn từ, đã là thơ được viết hoàn toàn và bởi thế nên chương Minh thi (明 詩 - Giải thích thơ) trong hệ thống của Lưu Hiệp đã đi trước chương về thơ dân gian hay là gần với dân gian, tức là thứ thơ được các nhà thơ soạn bắt chước kiểu mẫu dân gian hoặc theo môtip của các bài dân ca. Toàn bộ thơ ca này thời ấy đã được gộp vào khái niệm nhạc phủ - dịch nghĩa đen là “viện âm nhạc” mà vai trò của nó chúng ta đã bàn ở trên. Và chỉ sau khi đã miêu tả các câu thơ của văn học viết (tao, thi), rồi đó đến nhạc phủ, nhà lý luận thế kỷ VI mới hướng đến việc giải nghĩa phú, thể loại mà những người tiền bối của ông đã từng ưa chuộng hơn trong các bảng liệt kê các thể loại văn học. Lưu Hiệp dùng những phụ đề riêng rẽ cho các nhóm thể loại nói trên, nhưng sau đó ông gom chúng lại theo từng cặp một. Ví dụ ông đặt tụng bên cạnh tán (讚 – ca ngợi), bằng cách ấy chỉ ra sự gần gũi của chúng ở thời ông, song thực tế thì hình như ngay từ thời Lưu Hướng và Liệt nữ truyện, nơi mỗi tiểu sử được kết thúc bằng một bài tụng và bài tán,mặc dù tách biệt hai thể loại này về phong cách, đề tài và kết cấu là rất phức tạp (nhiều nhà lý luận Trung Quốc thuộc các thế kỷ khác nhau đã viết về sự rất giống nhau của tụng vàtán ). Lưu Hiệp cũng gộp các thể loại có sự giống nhau về chức năng là chúc (祝 - cầu khấn) và minh (盟 - khấn trời) khi có thề nguyền liên minh. Cả hai về nguồn gốc đều bắt nguồn từ nghi lễ. Một trong các ý nghĩa của chúc, như các bài ca của Khuất Nguyên cho thấy, là “thầy pháp Saman”; từ điển cổ Thuyết văn (thế kỷ I) giải thích chúc là những lời cất lên khi tế lễ. Minh về mặt từ nguyên bắt nguồn từ tên gọi của một thứ vạc dùng chứa tiết của các con vật tế thần giết trong dịp ký kết liên minh giữa các vương hầu. Tên gọi của cái vạc trở thành tên gọi lời cầu khẩn các vị thần khi làm lễ. Về chức năng, minh gần với lời thề nguyền thệ mà chúng tôi đã nói đến ở trên và được Lưu Hiệp nhắc tới trong chương về minh. Lúc đầu, những tác phẩm truyền miệng thuộc các thể loại chúc và minh được ghi chép lại (ví dụ như khắc trên đá), sau đó được người ta sáng tác như những tác phẩm văn học viết, song theo mẫu của các văn bản truyền miệng sơ khởi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án ngữ văn 10 part 2
10 p | 341 | 88
-
Thể loại văn học và sự phân loại tác phẩm văn học
8 p | 917 | 82
-
Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại
7 p | 564 | 25
-
Dạy tác phẩm tùy bút trong trường THPT - Nhìn từ đặc trưng thể loại
5 p | 297 | 22
-
Thể loại "Truyện rất ngắn" trong đời sống văn học đương đại
12 p | 173 | 18
-
Một số thể loại văn học: Thơ, truyện
6 p | 291 | 18
-
Đặc trưng hệ thống thể loại của văn chương yêu nước nửa sau thế kỉ XIX ở Việt Nam
13 p | 103 | 15
-
Tài liệu: Ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người Việt
15 p | 143 | 11
-
Những đề xuất cách tân thể loại trong truyện thơ Nôm Nguyễn Đình Chiểu Phần 1
8 p | 94 | 7
-
Thử đề xuất một cách phân loại tiểu thuyết giai đoạn 1900-1930
5 p | 99 | 6
-
Dịch thể loại _4
5 p | 64 | 5
-
Tiết 1 – 2 :TỔNG QUAN NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM
8 p | 137 | 5
-
Hướng mở cho nghiên cứu thể loại Phần 1
14 p | 55 | 5
-
Tài liệu tham khảo: Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại
9 p | 82 | 4
-
Hướng mở cho nghiên cứu thể loại Phần 2
12 p | 51 | 4
-
Dịch thể loại _2
5 p | 53 | 4
-
Tài liệu: Ai đã đặt tên cho dòng sông
7 p | 98 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn