Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại
lượt xem 25
download
Do quá trình phát triển liên tục và cực chậm chạp, do việc bảo lưu văn bản hết sức tốt cũng như nhờ có việc xuất hiện sớm của kỹ thuật in ấn nên văn học Trung Quốc cung cấp cho ta tư liệu hết sức độc đáo để đặt những vấn đề về sự tiến hóa và thay đổi của hệ thống các thể loại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại
- Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại Do quá trình phát triển liên tục và cực chậm chạp, do việc bảo lưu văn bản hết sức tốt cũng như nhờ có việc xuất hiện sớm của kỹ thuật in ấn nên văn học Trung Quốc cung cấp cho ta tư liệu hết sức độc đáo để đặt những vấn đề về sự tiến hóa và thay đổi của hệ thống các thể loại. Bản thân khái niệm “thể loại” trong khoa nghiên cứu văn học Trung Quốc đương đại được truyền đạt qua từ “thể tài” (體 裁) trong đó “thể” nghĩa đen là “thân thể”, “hình thức”, “kiểu” và “tài” - “cắt xén”. Cùng với từ này, người ta cũng dùng các thuật ngữ khác như “văn thể” (文 體), theo nghĩa đen là “thân thể văn học”, “hình thức văn học”. Những khái niệm này chỉ mới xuất hiện trong thế kỷ XX, nhưng bảo lưu trong chúng thành tố “thể”, tức là thân thể, vốn đã được sử dụng theo nghĩa đó từ thời viễn cổ. Trong một chứng tích văn tự đầu tiên của người Trung Quốc - Kinh Sử (“Thượng Thư” hay là “Thư Kinh”) ta gặp câu “Từ thiện thể thuộc” (Lời tuyệt đẹp
- mà thể lệ thuộc). Như các nhà nghiên cứu của Trung Quốc giả định, trong Kinh Sử rõ ràng đã tồn tại quan niệm về “thân thể của văn học” (văn thể), tức là về một số hình thức nào đó không được đưa vào khái niệm 辞 “từ” (Xue Phen Chan, tr.3). Tất nhiên, không có cơ sở để nghĩ rằng các tác giả cổ xưa của Kinh Sử đã đề cập đến các phạm trù văn học hay dẫu chỉ là những thể loại ngôn từ. Thuật ngữ 體 "thể” có thể diễn đạt những khái niệm rất khác nhau và trước hết là những phạm trù phong cách học cũng như những phạm trù chung nào đó, tương ứng với việc phân chia loại hình ở thời hiện đại ra “thơ ca” và “văn xuôi”, v.v... Mặc dù trong tiếng Hán cổ đại chưa hề có khái niệm trừu tượng “thể loại”, song những kiểu cấu tạo văn bản đặc biệt - xét về hình thức, phong cách và cũng có thể cả những dấu hiệu về đề tài - đã được các tác giả cổ đại phân chia, ta có thể, một cách ước lệ, coi chúng là những tổ chức về thể loại giống như chúng ta xem những kiểu văn học dân gian, những dạng dân ca hay tự sự dân gian là những tổ chức như thế. Nhân đây phải nói rõ là những tổ chức thể loại sơ khai nhất mà chúng ta bắt gặp trong những chứng tích văn chương cổ đại thoạt kỳ thủy đã hình thành trong truyền thống văn học truyền miệng. Các chứng tích văn chương cổ đại Trung Quốc, nếu như không tính đến những ghi chép tản mát trên mai rùa hay xương động vật chủ yếu để bói toán, là những vựng tập bao gồm những văn bản khác nhau về nguồn gốc và tính chất. Thêm vào đó, những vựng tập này được xếp sắp theo kết cấu và phong cách. Thuộc về những vựng tập cổ xưa nhất ấy là Kinh Sử, với những phần xa xưa hơn cả, chắc được hình thành từ thiên niên kỷ thứ hai trước CN và những phần muộn nhất hình thành vào thời đại của Khổng Tử, ở thế kỷ VI trước CN. Trong thành phần của vựng tập này, với nội dung kể chuyện, nói chung một cách có gắn kết lôgich (nhưng chưa có gắn kết chủ đề), về các sự kiện thời viễn cổ, chúng ta phát hiện thấy những mảng mảnh được tách riêng nhờ những ký hiệu từ vựng đặc biệt. Ví dụ như cáo (告) – thông báo tới nhân dân, một dạng hiệu triệu của lãnh tụ đối với đồng bào mình. Bản thân chữ cáo bắt nguồn từ động từ cáo nghĩa là nói (về tự dạng, từ giữa thiên niên kỷ thứ nhất sau CN, cáo với nghĩa là “thông báo tới nhân dân” có thêm bộ ngôn (言) là lời nói). Như các nhà chú giải Trung Quốc đã chỉ rõ, lúc đầu
- chữ cáo không nhất thiết mang nghĩa là thông báo của người trên gửi cho người dưới, nó có thể là thông báo của người dưới gửi cho người trên (lãnh tụ, người cai trị...). Nhưng dần dần, ý nghĩa đầu tiên trở nên áp đảo và thuật ngữ cáo bắt đầu được áp dụng cho thông báo của người lãnh đạo đối với thần dân. Chính là trong nghĩa thuật ngữ này, nó đã được sử dụng trong Kinh Sử. Thuật ngữ thứ hai được bắt gặp trong các trang viết của chứng tích cổ xưa này là thệ (誓) - lời thề. Đây nói về lời thề trước khi xuất quân, lời thề chiến binh, rất đặc trưng không chỉ cho người Trung Quốc cổ đại mà tất cả các dân tộc khác. Tuy nhiên, không phải mọi lời thề từ cửa miệng của các bá vương đều được diễn tả bằng từ thệ trong các văn bản cổ. Thuật ngữ thứ ba trong văn kể chuyện của Kinh Sử là mệnh (命) – mệnh lệnh của các lãnh tụ bộ lạc hay các vương hầu. Không khó khăn gì để nhận thấy rằng tất cả các thuật ngữ này và các tổ chức văn bản đứng sau chúng, những văn bản có thể gọi một cách ước lệ là các thể loại cổ đại, đã trực tiếp gắn liền với thực tiễn hoạt động của các bậc đế vương cổ đại. Tất cả chúng đều là những thông báo của bề trên gửi cho cấp dưới, những thông báo thực ra truyền bằng miệng do những điều kiện của thời ấy (thiếu các vật liệu cần thiết để viết chữ, sự sơ khai của bản thân hệ thống chữ tượng hình). Có thể giả định hai khả năng thâm nhập của chúng vào văn bảnKinh Sử. Hoặc là chúng được truyền miệng trong một thời gian dài (hàng nhiều thế kỷ), lưu trong trí nhớ dân gian và đã được ghi lại khi có sử sách, chúng được trích dẫn trong các văn bản cổ, đó là tác phẩm của các nhà biên niên sử cổ đại, những tác giả vô danh của Kinh Sử, họ đã sáng tạo ra chúng theo khuôn mẫu hay giống như những hình thức truyền miệng tương tự cùng thời đại hay của thời chưa xa. Vô luận thế nào đi nữa, thông báo tới nhân dân (cáo), lời thề (thệ) và các mệnh lệnh (mệnh) của đế vương - rõ là những tạo thành thể loại sơ khai nhất, được phát hiện trong các chứng tích văn tự cổ đại Trung Quốc, mà những tạo thành ấy lại được tách biệt bằng những từ- thuật ngữ riêng chỉ rõ rằng các tác giả cổ đại đã có ý thức về chúng như là những hình thức lời nói độc lập. Kinh Sử không phải là chứng tích duy nhất của văn học Trung Quốc thời cổ đại. Song song với nó, có thể là hầu như đồng thời, còn có những chứng tích khác được sáng tạo; hầu như chiếm vị trí chủ đạo trong số ấy là Thi Kinh (詩 經), trong đó sưu tập các bài dân ca, nhã và tụng, được biên soạn vào thế kỷ XI-VII trước CN. Kinh Thi chia làm bốn phần: Quốc phong trong đó gồm những bài dân ca theo đúng nghĩa
- của từ ấy, chủ yếu là tình ca, Đại nhã, Tiểu nhã, và Tụng. Trên thực tế chỉ có phần cuối cùng bao gồm những tác phẩm cùng loại ở mức độ nào đó và chúng được thống nhất lại dưới cái tên Tụng, bản thân tên gọi đã chỉ ra tính chất thể loại của chúng. Các tên gọi của các phần còn lại vị tất đã có sự tương ứng với thể loại của các bài ca được đưa vào đấy. Tên gọi phần đầu tiên không nhằm vào thể loại: các bài dân ca đưa vào đây được chia theo nguyên tắc địa lý (ví dụ Chu Nam là các bài ca của nước Chu Nam, v.v...). Chữ 雅 (nhã) đi vào tên gọi phần thứ hai và ba, theo truyền thống được dịch ra tiếng Nga là oda (phú) nhưng xem ra chỉ là thuật ngữ liên quan với âm nhạc chứ không liên quan đến nghệ thuật ngôn từ. Theo lời bình chú một khảo luận cổ đại về các luật lệ và nghi lễ, “tiểu nhã” là âm nhạc của các bậc bá, còn “đại nhã” là âm nhạc của thiên tử (tức nhà vua - B.R). Cần chú ý rằng “nhã” là tên gọi của một nhạc cụ thời cổ, có dáng giống chiếc trống hình điếu thuốc xìgà. Nhưng bản bình chú đã dẫn cho phép giả định rằng thuật ngữ tụng từ âm nhạc mà đi vào văn chương, các nguồn tư liệu cổ thường nói về mối liên hệ của tụng với nghi lễ, ví dụ với nghi lễ ca tụng công lao của các vị cầm quyền trong các đền thờ trước các vị thần. Hẳn là tụng lúc đầu là những trình diễn ca múa ở đền thờ, từ chúng chỉ còn giữ lại được những văn bản được đưa vào Kinh Thi. Như vậy, căn cứ theo Kinh Thi, trong thơ ca, người Trung Quốc cổ đại thoạt đầu thực tế phân biệt hai biến thể văn bản: nhã và tụng, trong đó tụng gắn liền với nghi lễ và âm nhạc. Có thể gọi hai biến thể này là những hình thức thể loại cổ đại không, rất khó mà trả lời. Như chúng tôi đã nói trên, các tác phẩm thi ca được tập hợp trong phần “tụng” thực ra khá giống nhau về tính chất. Nhưng với phần Nhã, tình hình phức tạp hơn, ví dụ, trong Tiểu nhã, có những bài ca trữ tình, khác rất ít với các bài trong Quốc phong. Cũng cần phải nhận thấy rằng cả hai thuật ngữ nhã và tụng đều nằm trong một khái niệm có tính chất tập hợp, hình thành từ thời cổ: lục nghệ lần đầu tiên ta bắt gặp trong sách Chu lễ và được xem xét tỉ mỉ trong bài Thi đại tự nổi tiếng viết cho Kinh Thi. Trong những chứng tích ấy, có liệt kê sáu nguyên tắc của thơ: phong (ta nhớ đến Quốc phong Kinh Thi), nhã (phần 2 và 3 của Kinh Thi), tụng (tên gọi phần cuối cùng Kinh Thi), phú (thủ pháp trình bày, miêu tả), tỷ - so sánh, hứng - khúc dạo đầu. Vấn đề chữ phong có phải là tên gọi một nhóm văn bản hay không hiện vẫn bỏ ngỏ. Có thể giải thích nó như là tên gọi các bài dân ca, bởi vì, như đã nói ở trên, chương Quốc phong còn giữ được lời của nhiều bài ca như thế. Nhưng thiết nghĩ, khái niệm “dân ca” nói chung không phải là một định nghĩa thể loại, đó chỉ là khái niệm chỉ
- loại hình, bao quát hơn tên gọi của một thể loại, bởi vì trong số các bài dân ca, các nhà folklore học tách ra các nhóm thể loại khác nhau. Vả lại, dựa vào văn bản sách Sơn hải kinh cổ kính, phong là từ có quan hệ với thế giới âm nhạc, trước hết là “giai điệu, sau đó mới đến bài hát”. Sự áp dụng khái niệm phong để chỉ các bài dân ca được các nhà bình chú cổ đại biện luận nhờ dùng phép loại suy: “Cũng như gió chuyển động các vật thể, bài ca tác động đến tình cảm của con người” (Morohasi Tetsudzi, tr.324). Còn ba nguyên tắc cuối trong “lục nghệ” ở Chu lễ và Thi đại tự là phú, tỷ, hứng, thì rõ ràng chúng xác định không phải thể loại, mà chỉ các phương thức diễn tả, những thủ pháp nghệ thuật; và sự thống hợp chúng vào trong một bảng kê chung với những tên gọi có nét thể loại nhã, tụng cho thấy sự mơ hồ trong việc phân chia thể loại ở các nhà lý luận Trung Quốc cổ đại, sự lẫn lộn các tiêu chí thể loại và phong cách. Thêm nữa, các tiêu chí này, như chúng ta sẽ thấy, về lâu dài sẽ còn giữ một ý nghĩa quyết định trong cách tiếp cận với văn học. Để hiểu những quan niệm của người Trung Quốc về các loại hình và loại thể văn chương (họ không có lý luận văn học giống như Nghệ thuật thi ca của Aristote), các bảng thư mục thời cổ đại và trung đại có một ý nghĩa không thể tranh cãi. Hình thức hệ thống hóa này của người Trung Quốc ra đời do một hoạt động thực tiễn: do sự cần thiết phân loại các sách chép tay trong thư viện cung đình. Bảng phân loại đầu tiên như thế, được thực hiện bởi Lưu Hâm khoảng đầu công nguyên, đã thất truyền, nhưng được biết nó gồm bảy phần: các tri thức chung, các kinh điển, các tác phẩm triết học của bách gia, thi và phú, các bộ binh thư, các sách bói toán và cuối cùng là các sách y học. Sử gia nổi tiếng Ban Cố ở thế kỷ I sau CN đã kế tục Lưu Hâm đưa ra bảng phân loại chi tiết hơn. Ông gọi một trong các chương của bộ Hán thư là Nghệ văn chí (Khảo tả nghệ thuật(1) và văn chương) trong khi phân chia thành mười ba mục lớn tất cả các sách của thư viện hoàng gia (tính ra có 596 tác phẩm) tập trung tại sáu kho sách cung đình và các sách đã được người tiền bối của ông là Lưu Hâm miêu tả. Trên thực tế, việc phân loại của Ban Cố là sự lặp lại cách phân loại của Lưu Hâm, chỉ có phân chia chi tiết hơn trong các chương mục lớn. Giống như nhà nho Lưu Hâm, Ban Cố mở đầu bảng liệt kê với các kinh điển nho gia (Kinh Dịch, Kinh Thư, Kinh Thi với tất cả các lời bình chú), còn kết thúc bằng những trước tác về các môn khoa học ứng dụng. Những trước tác có tính chất thuần túy văn chương (theo cách hiểu của chúng ta về từ này),
- tức là phú (賦) và từ (辭)(ngoại trừ Kinh Thi đã được nho gia kinh điển hóa và các tác phẩm có tính chất bình chú dành cho nó), trong Hán thư của Ban Cố đứng sau các trước tác của các nhà triết học nhưng đứng trước các sách có tính chất ứng dụng: sách binh pháp và thiên văn, sách lịch và bói toán các loại, sách toán học, sách y học, v.v... Sự xếp đặt vị trí này cho các tác phẩm mà ngày nay chúng ta gọi là tác phẩm nghệ thuật ngay sau những trước tác kinh điển và triết học đặc biệt được tôn sùng nhiều vào thời ấy nói lên vai trò mà người Trung Quốc cổ đại dành cho thơ ca của mình. Tất nhiên, bảng thư mục của Ban Cố không đặt ra mục tiêu phân loại các trước tác thơ ca theo thể loại, nhưng khi tìm hiểu nó, chúng ta thấy rằng với tính cách là những đơn vị độc lập, tác giả cổ đại này tách biệt phú, sau đó là ca thi (bài hát và bài thơ). Đồng thời nhà sử học dẫn ra một lời phát biểu thời cổ rằng “cái không ca hát được mà chỉ đọc có nhịp điệu thì gọi là phú”, tức là một định nghĩa phú từ góc độ hình thức diễn xướng chứ không phải từ mặt đề tài, kết cấu hay các dấu hiệu khác. Có điều ngay ở đây đã chỉ ra cả tính “quí tộc” của phú: “Người nào thăng tiến cao và có khả năng làm phú thì có thể được coi là bậc đại nhân (đại thần - B.R)”. Sau đó, từ văn bản của Ban Cố chúng ta biết được rằng những bài phú đầu tiên thí dụ của Khuất Nguyên (thế kỷ IV trước CN), trình bày các lời tiên tri nhưng về sau, nhất là vào đời Hán, ý nghĩa này bị mất đi, và các tác giả làm phú chỉ tranh đua nhau tô điểm lời văn (xem Ban Cố, tr.1755-1756). Như vậy nhà sử học cổ đại, trong khi phân biệt phú theo phương thức diễn xướng (đó là một dạng trường ca cỡ nhỏ, được viết bằng văn xuôi có vần và được diễn xướng bằng một thứ nhịp điệu ngâm nga đặc biệt), đã đồng thời chỉ ra nguồn gốc của nó (có lẽ là từ nghi lễ) và, điều căn bản, chỉ ra tính cầu kỳ về phong cách của nó. Chúng tôi xin bổ sung thêm rằng sự cầu kỳ về phong cách, sự chất đầy các từ ngữ hiếm, các hình dung từ và ẩn dụ lạ thường và phức tạp trên thực tế đã khiến phú nổi bật giữa các thể loại khác trong lịch sử văn học Trung Quốc nhiều thế kỷ. Liệu có thể coi ca thi là một thể loại đặc biệt hay không - đây là vấn đề còn tranh luận. Bản thân Ban Cố giải thích là ông nói về những bài dân ca sưu tầm được từ thời Hán Vũ đế (140- 87 trước CN), tiến hành bởi một cơ quan chuyên trách – Nhạc phủ, nhằm mục đích tìm hiểu phong tục các địa phương khác nhau. Nếu phán đoán căn cứ vào những mẫu còn giữ được của loại thi ca loại này, thì nó có đặc điểm là rất đa dạng về kiểu loại. Ban Cố tách nó ra riêng một chương có lẽ theo dấu hiệu truyền
- miệng của nó. Đối với thơ, tình hình có phần nào rõ ràng hơn, còn với văn xuôi thì khá phức tạp. Vào thời Ban Cố bắt đầu hình thành văn xuôi kể sự tích các thánh và văn xuôi tự sự. Ví dụ Lưu Hướng (77-6 trước CN) - cha của Lưu Hâm, tác giả công trình thư mục chúng tôi đã nói ở trên, đã soạn Liệt nữ truyện (Truyện về những phụ nữ nổi tiếng, kể cả những người đức hạnh lẫn những người tội lỗi). Tác phẩm này cũng được nhắc đến trong thư mục của Ban Cố, nhưng trong chương “các tác giả nho sĩ” và không phải như là một trước tác riêng rẽ mà trong thành phần tổng tập tác phẩm của Lưu Hướng gồm 67 mục. Đồng thời tổng tập Lưu Hướng bao hàm cả một tuyển tập khác của ông - Thuyết uyển (Vườn các lời nói), trong đó có các truyện rất ngắn bằng văn xuôi. Các tuyển tập những câu chuyện được kể “nhân tiện” như thế được Ban Cố nhắc đến trong mục “tiểu thuyết” (những lời nói nhỏ) kết thúc bảng liệt kê các trước tác của các nhà triết học thuộc các trường phái khác nhau. Như chính soạn giả giải thích, những tuyển tập này được biên soạn bởi các quan lại cấp thấp có nhiệm vụ lượm lặt các câu chuyện đầu đường xó chợ (đạo thính đồ thuyết - Ban Cố, tr.1745). Xem ra, chúng là loại văn xuôi dân gian được các quan lại đặc biệt ghi chép và nhuận sắc để giúp người cầm quyền biết được trong dân chúng nói gì. Về sau, hầu như trải qua gần hai ngàn năm, trong tiếng Hán, thuật ngữ tiểu thuyết mới bắt đầu chỉ những tác phẩm văn xuôi tự sự. Ban Cố không đặt cho mình nhiệm vụ tạo ra một lý thuyết văn học, nhưng tác phẩm của ông giúp ta hiểu những quan điểm của người Trung Quốc cổ đại về sự phát triển của văn chương của chính họ. Công trình thư mục của ông dường như tổng kết sự phát triển của văn tự ở Trung Quốc cổ và cung cấp một mẫu mực phân loại các văn bản với các biến thể khác nhau, mẫu mực này sẽ được các nhà biên soạn khác nhau tái hiện lại trong nhiều thế kỷ (2). Ý thức về đặc trưng của đích thị các hình thức văn học và việc phân loại chúng bắt đầu ở Trung Quốc muộn hơn, với sự phát triển của lý luận văn học trong thời trung cổ sơ kỳ, tức là trong thế kỷ III-IV sau CN.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tính sử thi trong tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành
9 p | 1164 | 208
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học tác phẩm tự sự lớp 12 ban cơ bản
38 p | 684 | 66
-
Chuyên đề: Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam - TS. Nguyễn Văn Thông
15 p | 384 | 57
-
Văn học Trung Quốc - Chương 7
25 p | 163 | 38
-
Tính năng động nghệ thuật của văn học hiện đại Việt Nam và một cách nhìn từ thể loại
13 p | 167 | 30
-
Dạy tác phẩm tùy bút trong trường THPT - Nhìn từ đặc trưng thể loại
5 p | 296 | 22
-
Tìm hiểu bài KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
7 p | 233 | 20
-
Đặc trưng hệ thống thể loại của văn chương yêu nước nửa sau thế kỉ XIX ở Việt Nam
13 p | 103 | 15
-
Tài liệu: Ảnh hưởng của văn học chữ Hán Trung Quốc đối với thơ ca dân gian người Việt
15 p | 143 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hình thành và củng cố tri thức thể loại trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 Trung học phổ thông theo chương trình 2018
99 p | 24 | 11
-
Tài liệu: Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại
8 p | 151 | 10
-
Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam _3
7 p | 126 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong chương trình Ngữ văn 10 THPT (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)
73 p | 39 | 8
-
Những đề xuất cách tân thể loại trong truyện thơ Nôm Nguyễn Đình Chiểu Phần 1
8 p | 94 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp nâng cao chất lượng dạy học Văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 9
18 p | 96 | 6
-
Tài liệu tham khảo: Thể loại trong văn học Trung Quốc thời trung đại
9 p | 81 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dung đặc trưng thể loại kịch trong tiết đọc văn Hồn Trương Ba, da hàng thịt (trích) – Lưu Quang Vũ, nhằm phát huy năng lực cho học sinh lớp 12
39 p | 12 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn