intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong chương trình Ngữ văn 10 THPT (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

28
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm những giải pháp thích hợp để Dạy bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong chương trình Ngữ văn 10 THPT (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống); Tạo cho các em cơ sở tiếp cận các tác phẩm sử thi dân gian theo đặc trưng thể loại, vốn văn hóa, phong tục tập quán sinh hoạt của địa phương để từ đó có thêm hứng thú với bộ môn Ngữ văn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dạy bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong chương trình Ngữ văn 10 THPT (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: DẠY BÀI “ĐĂM SĂN ĐI BẮT NỮ THẦN MẶT TRỜI” THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THPT (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) Lĩnh vực: Ngữ văn Năm học: 2022- 2023 1
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT KỲ SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: DẠY BÀI ĐĂM SĂN ĐI BẮT NỮ THẦN MẶT TRỜI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT CHO HỌC SINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 THPT (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) Lĩnh vực: Ngữ văn Tác giả: Trần Thị Kiều Oanh, Đinh Nho Thành Tổ bộ môn: Ngữ văn Số điện thoại: 0975149006, 0961227931 Năm học: 2022- 2023 2
  3. DANH MỤC VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 THPT Trung học phổ thông 5 VHVN Văn học Việt Nam 1
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 I. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 2 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 IV. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................... 4 I. Cơ sở của đề tài ....................................................................................................... 4 1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4 1.1. Lý luận về chương trình giáo dục phổ thông 2018 ....................................... 4 1.2. Lý luận về đổi mới phương pháp dạy học .................................................... 6 1.3. Lý luận về dạy học theo đặc trưng thể loại .................................................. 7 2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 9 2.1. Thực tiễn việc dạy và học môn Ngữ văn 10 ở các trường THPT hiện nay .. 9 2.2. Thực tiễn dạy học bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời ở trường THPT hiện nay ............................................................................................................. 11 II. Giải pháp dạy bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong chương trình Ngữ văn 10 THPT (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống)........................................................................................ 12 1. Dạy học theo đặc trưng thể loại ........................................................................ 12 1.1. Cho học sinh nắm vững cốt truyện, sự kiện thông qua hoạt động kể và tóm tắt ....................................................................................................................... 13 1.2. Tìm hiểu bối cảnh tác phẩm (đoạn trích).................................................... 14 1.3. Người kể chuyện ........................................................................................ 15 1.4. Tìm hiểu về nhân vật sử thi ........................................................................ 16 2. Dạy học dự án ................................................................................................... 18 2.1. Các bước thực hiện ..................................................................................... 18 2.2. Ví dụ minh hoạ: phần phụ lục 02 ............................................................... 21 2.3. Kết quả........................................................................................................ 21 3. Dạy học sân khấu hoá tác phẩm văn học .......................................................... 22 3.1. Mục tiêu ...................................................................................................... 22 3.2. Các bước thực hiện ..................................................................................... 22 3.3. Ví dụ minh hoạ: phần phụ lục 03 ............................................................... 23 3.4. Kết quả: ...................................................................................................... 23 4. Dạy học ứng dụng công nghệ thông tin ............................................................ 24 2
  5. 4.1. Sử dụng hình ảnh được sưu tầm, chọn lọc qua khai thác chủ yếu từ internet ........................................................................................................................... 24 4.2. Ứng dụng trong triển khai các nhiệm vụ học tập như làm video, powerpoint, cho hs xem các đoạn phim chuyển tải từ đoạn trích ............................................ 25 4.3. Kết quả........................................................................................................ 26 III. Thiết kế giáo án và thực nghiệm ............................................................................ 26 IV. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất .......................... 49 V. Kết quả thực nghiệm ............................................................................................... 53 PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................................... 56 PHỤ LỤC 01 ............................................................................................................... 59 PHỤ LỤC 02 ............................................................................................................... 61 PHỤ LỤC 03 ............................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 68 3
  6. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên chúng ta thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cho khối lớp 10. Với mục tiêu hình thành 5 phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; 3 năng lực chung và 7 năng lực đặc thù cho học sinh. Có thể nói, với mục tiêu phát triển tốt các phẩm chất và năng lực của học sinh chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đang hướng tới chính là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sự đổi mới cả về mục tiêu cũng như nội dung, chương trình Giáo dục phổ thông 2018 hiện đang được sự quan tâm của toàn xã hội. Đối với môn Ngữ văn 10 được áp dụng cho năm học 2022 – 2023 có nhiều văn bản mang hơi thở cuộc sống hiện đại đầy hấp dẫn. Trong đó, có nhiều tác phẩm văn học mới lần đầu tiên được đưa vào chương trình góp phần thu hút học sinh yêu văn chương và có năng lực sáng tạo. Không chỉ vậy, chương trình hoàn toàn mở, nguồn học liệu mở, phương pháp tiếp cận mở… phù hợp với tiêu chí hiện đại của xã hội. Điều này mang lại một sức hấp dẫn đặc biệt với môn Ngữ văn vốn được coi là vô cùng hàn lâm, cổ điển. Sách giáo khoa môn Ngữ văn mới với đặc điểm tổ chức theo trục kỹ năng, giúp giáo viên và học sinh hình dung được các kỹ năng cần đạt được. Các mức độ yêu cầu về năng lực, phẩm chất rõ ràng, điều này giúp người học có thể tự đánh giá được mức độ của bản thân sau khi kết thúc nội dung học. Đặc biệt, chương trình sách giáo khoa mới, học sinh được chú trọng năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, điều này khiến học sinh sẽ yêu thích và đón nhận môn Ngữ văn. Tuy nhiên sự mới mẻ và hấp dẫn song song với việc tiếp cận thể loại này chắc chắn không hề dễ dàng với cả giáo viên và học sinh. Những thách thức trong năm học tới với học sinh và giáo viên là không ít, học sinh học chương trình Ngữ văn 10 sẽ có rất nhiều những bỡ ngỡ trong tiếp cận nội dung, phương pháp học tập. Tương tự, giáo viên sẽ gặp những khó nhất định về cách dạy, về phương pháp tiếp cận để đạt được hiệu quả học tập như kì vọng. Nên thầy cô giáo và các em học sinh cần có những thay đổi và cố gắng mang tính bứt phá. Để đáp ứng được mục tiêu giáo dục mới, các hoạt động dạy học của giáo viên cũng cần hướng trọng tâm vào hình thành kĩ năng, đặc biệt, mỗi tiết học sẽ phải bám sát hoạt động giao tiếp. Chính vì thế để dạy tốt bài “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời” theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, yêu cầu giáo viên phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đổi mới các phương pháp dạy học và các phương pháp dạy học tích cực đặc 1
  7. biệt có lợi thế như dạy học theo đặc trưng thể loại, dạy học dự án, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học ứng dụng công nghệ thông tin… Từ những lý do trên, nên tôi đúc rút sáng kiến: Dạy bài “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời” theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong chương trình Ngữ văn 10 THPT (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) với mong muốn tạo niềm hứng thú cho các em khi đọc hiểu tác phẩm và qua đó góp phần khơi gợi, nuôi dưỡng và bồi đắp tình cảm thẩm mĩ cho các em, giúp các em tự làm giàu tâm hồn mình; tự hào và phát huy các nét đẹp văn hóa, phong tục của dân tộc. II. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 1. Mục đích - Đề ra những giải pháp thích hợp để Dạy bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong chương trình Ngữ văn 10 THPT (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tạo cho các em cơ sở tiếp cận các tác phẩm sử thi dân gian theo đặc trưng thể loại, vốn văn hóa, phong tục tập quán sinh hoạt của địa phương để từ đó có thêm hứng thú với bộ môn Ngữ văn. 2. Nhiệm vụ Nhiệm vụ cụ thể là xây dựng được nội dung dạy học và khắc phục những khó khăn dễ mắc phải khi đọc hiểu văn bản Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Trang bị, rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự học, tự trải nghiệm và sáng tạo, giảm áp lực trong học tập. Hình thành được tình cảm, niềm tin, ý thức trách nhiệm và phát huy được tính tích cực tự giác, thôi thúc học sinh có những hành động tích cực góp phần xây dựng quê hương, đất nước. - Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của đề tài. - Đưa ra một số số giải pháp Dạy bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong chương trình Ngữ văn 10 THPT (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) - Tiến hành thực nghiệm đề tài đang nghiên cứu. - Tổng kết kết quả thực nghiệm; lấy ý kiến từ học sinh, đồng nghiệp. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Học sinh khối 10 THPT học sách Ngữ văn Kết nối tri thức với cuộc sống. 2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung thực hiện nghiên cứu của đề tài là Bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần 2
  8. Mặt Trời trong chương trình Ngữ văn 10 THPT (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống). Đề tài tập trung nghiên cứu một số Giải pháp dạy bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong chương trình Ngữ văn 10 THPT. IV. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chung khi tôi thực hiện đề tài này là: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp điều tra quan sát. - Phương pháp khảo sát thực tế. - Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm. - Phương pháp đàm thoại. V. Thời gian thực hiện Đề tài này tôi hình thành ý tưởng, tiến hành khảo sát, phát triển, đánh giá, đúc rút sáng kiến và áp dụng năm học 2022-2023 VI. Kết cấu đề tài Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, nội dung của đề tài gồm các phần: - Cơ sở của đề tài (cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn). - Giải pháp dạy bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong chương trình Ngữ văn 10 THPT. - Giáo án và thực nghiệm sản phẩm. 3
  9. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở của đề tài 1. Cơ sở lý luận 1.1. Lý luận về chương trình giáo dục phổ thông 2018 Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Chương trình giáo dục trung học phổ thông 2018 giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới. Nhằm đổi mới, căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách, biện pháp đồng bộ để triển khai thực hiện, trong đó có việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Có thể nói, đây là chính sách của nhà nước thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lý chất lượng giáo dục phổ thông; đồng thời là cam kết của Nhà nước bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông đã có quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá của các chuyên gia cũng như các cơ quan có thẩm quyền, có uy tín trong ngành giáo dục, nó được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học; bảo đảm sự kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của nước ta, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các cấp học, lớp học với nhau và liên thông với các chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học. Đặc biệt Chương trình giáo dục phổ thông lần này được xây dựng theo hướng mở. 1.1.1. Mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, 4
  10. có ý thức chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. 1.1.2. Yêu cầu về phẩm chất và năng lực cần đạt Chương trình giáo dục phổ thông đặt ra ba yêu cầu cơ bản cần đạt về phẩm chất và năng lực, đó là: Thứ nhất, hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu như yêu đất nước, yêu con người; chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm. Thứ hai, hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi (năng lực chung cho tất cả các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển năng lực tự chủ, tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, …) và năng lực đặc biệt (năng khiếu) của học sinh. Thứ ba, căn cứ để xây dựng chương trình môn học, biên soạn sách giáo khoa và tài liệu hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá kết quả giáo dục học sinh, …phải dựa trên yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi. 1.1.3. Kế hoạch giáo dục Hệ thống các môn học của Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc. Trong một năm học, thời gian thực học các môn học của chương trình giáo dục phổ thông tương đương với 37 tuần, trong đó 35 tuần thực học dành cho các môn bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa và môn học tự chọn bắt buộc; 2 tuần thực học dành cho các môn học tự chọn và nội dung giáo dục của địa phương. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng xác định rõ định hướng về nội dung giáo dục, định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng hiện đại, đổi mới so với trước đây. Đồng thời cũng xác định rõ các điều kiện thực hiện chương trình, nêu rõ vai trò, trách nhiệm của nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, …Có thể nói, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là một đóng góp to lớn, quan trọng, góp phần quyết định chất lượng giáo dục phổ thông nói riêng, quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước nhà. 1.1.4. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn Ngữ văn Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với môn Ngữ văn rèn luyện đồng đều 4 năng lực: Đọc, viết, nói và nghe. Sẽ không còn tình trạng một học sinh viết rất hay nhưng nói dở; nói rất hay nhưng viết dở; đọc bài mà không hiểu hoặc nghe mãi vẫn 5
  11. chưa thông; SGK Ngữ văn lớp 10 theo Chương trình GDPT 2018 được xây dựng trên tinh thần phát triển năng lực cho HS và yêu cầu cần đạt, đó là HS là phải thành thạo cả 4 kỹ năng. SGK Ngữ văn không phân biệt các phân môn: Văn học- Tiếng Việt, Làm văn như trước đây mà tổng hòa làm một; sau mỗi bài học, những điều HS nhận lại được sẽ là tổng hợp và đồng đều cả 4 kỹ năng trên. Chương trình SGK Ngữ văn thực sự mới, góp phần thay đổi việc dạy- học Ngữ văn trong nhà trường; giúp giáo viên, HS thích môn Văn; đổi mới cách tiếp cận; chú trọng hình thành phẩm chất năng lực; tích hợp kiến thức ngôn ngữ và kiến thức văn học thông qua hoạt động; giúp phát huy tinh thần tự học của HS; khơi gợi khả năng sáng tạo của cả thầy và trò để từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả việc học Ngữ văn trong thời gian tới. 1.2. Lý luận về đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Trong báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng đinh: “Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. Theo tinh thần đó, các yếu tố của quá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới. Như vậy, nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu bức thiết của xã hội ngày nay đối với các môn học, là sự sống còn có tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo nguồn lực cho sự phát triển xã hội. Đổi mới phương pháp dạy học của người thầy bắt nguồn từ yêu cầu học tập của người học: chương trình đào tạo đòi hỏi người học phải chủ động nhiều hơn trong việc học, với nguồn tài liệu đa dạng và phong phú hơn. Sử dụng phương pháp học tập tích cực, người dạy đóng vai trò là “người hướng dẫn” giúp người học thu được kết luận đúng thông qua sự chỉ dẫn, khuyến khích cũng như thách thức họ đạt được mục đích học tập. Trực tiếp ứng dụng những kiến thức học được trong 6
  12. các cơ sở đào tạo vào thực tế sẽ giúp cho người học tiếp thu tài liệu tốt hơn và dần dần hình thành, phát triển thái độ, ý thức học tập cả đời. Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Việc sử dụng phương pháp dạy học phải gắn với các hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm, học trong lớp, học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học. 1.3. Lý luận về dạy học theo đặc trưng thể loại Thể loại văn học là phương thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn bản. Tên gọi thể loại của tác phẩm cho ta biết: phạm vi và phương thức tiếp xúc, tái hiện đời sống, hệ thống các phương tiện, phương pháp thể hiện tương ứng. Mỗi loại tác phẩm văn học lại có một phương thức kết cấu hình tượng văn học để phản ánh cuộc sống và biểu hiện tư tưởng của nhà văn. Dạy học tác phẩm văn chương phải theo đặc trưng thể loại. Đặc trưng thể loại của tác phẩm là điều kiện đầu tiên quyết định hiệu quả quá trình tiếp nhận của học sinh. Khi định hướng dạy học tác phẩm văn chương phải xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm, đối tượng tiếp nhận để tổ chức học sinh cảm thụ tác phẩm, từ đó tìm ra khả năng tác động đặc biệt của tác phẩm đó đối với học sinh. Những vấn đề chung trong quá trình phát triển lâu dài của văn học, loại thể là một yếu tố mà bên cạnh mặt biến động đổi thay lại có những yếu tố tương đối ổn định. Các tác phẩm của nhiều tác giả, ở nhiều thời đại, quốc gia đều khác nhau về nội dung, tư tưởng nhưng có những mặt gần gũi và đồng điệu cảm xúc của tâm hồn, về ý thức biểu hiện thế giới nội tâm. Những yếu tố tương đồng và tương đối ổn định đó trong văn học biểu hiện nhiều mặt và loại thể văn học là một yếu tố quan trọng. Thể loại văn học thuộc về ý thức, về cách thể hiện cuộc sống trong văn học cũng như cách cấu tạo và biểu hiện nội dung trong tác phẩm văn học cụ thể. Tác phẩm văn học tồn tại trong những hình thức của các thể loại văn học. Không có tác phẩm nào tồn tại ngoài hình thức quen thuộc của thể loại. Phân tích một tác phẩm về nội dung cũng như nghệ thuật không thể xem nhẹ đặc trưng thể loại. 7
  13. Tác phẩm văn học trong quan niệm của các nhà nghiên cứu là “công trình nghệ thuật ngôn từ do cá nhân nhà văn hoặc tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống và con người ”, là “sự phản ánh, khúc xạ, vang hưởng của đời sống hiện thực, là tấm gương phản ánh diện mạo lịch sử của một thời kì, đồng thời cũng là nơi dự báo, dự cảm về tương lai” (Phương pháp nghiên cứu và phân tích tác phẩm văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 8). Xuất phát từ quan niệm trên, có thể thấy rằng việc tìm hiểu – đọc hiểu – nghiên cứu một tác phẩm văn chương phải luôn chú ý đến mối liên hệ hữu cơ, mật thiết giữa văn học và đời sống xét từ bản chất, đối tượng và phương thức phản ánh của nó. Đặc trưng của từng thể loại văn học và sự tác động qua lại, mối quan hệ giữa các thể loại trong tiến trình phát triển của văn học là những vấn đề cơ bản của lý luận văn học. Dạy đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời” phải dựa trên đặc trưng của thể loại sử thi. Căn cứ vào đối tượng tiếp nhận (học sinh lớp 10, đang học cách tư duy văn học), căn cứ vào thời lượng dạy học, trong quá trình hướng dẫn HS, nên tập trung vào 2 vấn đề chủ yếu trong đặc trưng của thể loại sử thi. Đó là: Nhân vật trung tâm của sử thi là người anh hùng – mang sức mạnh, lí tưởng, khát vọng đại diện cho sức mạnh, lí tưởng, khát vọng của cả cộng đồng. Nghệ thuật sử thi: ngôn ngữ giàu nhạc điệu (ngôn ngữ giàu hình ảnh so sánh, phóng đại; ngôn ngữ trùng điệp; ngôn ngữ kịch), hình thức diễn xướng. Trước hết giáo viên cần giúp học sinh nắm vững cốt truyện sử thi qua hoạt động đọc (kể, tóm tắt văn bản) Khi cho học sinh đọc – hiểu, giáo viên yêu cầu các em tìm hiểu phần tóm tắt văn bản trong mục tiểu dẫn, sau đó hệ thống lại các sự kiện cơ bản. Ngoài ra trong phần giảng bình, giáo viên cần tập trung vào các chi tiết liên quan đến nội dung đoạn trích giúp học sinh có khả năng lí giải đầy đủ hơn một số vấn đề trong đoạn trích. Đối với học sinh, văn bản sử thi luôn gắn với môi trường diễn xướng, nó dùng để kể chứ không phải để đọc. Vì vậy trong quá trình đọc văn bản, tùy vào nội dung từng tác phẩm, đoạn trích, giáo viên cần tìm ra phương pháp đọc phù hợp để tạo nên sự hấp dẫn, tâm thế tiếp nhận tích cực cho học sinh. Giáo viên có thể phân vai cho học sinh đọc lời các nhân vật, đọc lời của người kể chuyện. Trong sử thi Tây Nguyên lời của người kể chuyện chính là tình cảm của nhân dân dành cho nhân vật anh hùng. Tuy nhiên thời lượng đọc hiểu trên lớp không đủ để đọc hết toàn văn bản. Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn đối thoại giữa Đăm Săn và Nữ Thần Mặt Trời thể hiện sự kịch tính của công cuộc chinh phục Nữ Thần và một phần đoạn cuối lời của người kể chuyện. 8
  14. Trong sử thi, các nhân vật được hiện lên qua các chi tiết miêu tả ngoại hình và chủ yếu qua lời nói, hành động. Đó chính là sự cụ thể hóa phẩm chất và tính cách, tâm lí nhân vật. Nhưng để làm rõ đặc điểm nhân vật sử thi, giáo viên cần thể hiện được vẻ đẹp phi thường của nhân vật sử thi. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực tiễn việc dạy và học môn Ngữ văn 10 ở các trường THPT hiện nay 2.1.1. Thuận lợi - Đội ngũ giáo viên dạy ở khối lớp 10 năm 2022-2023 được tạp huấn, trao đổi, học tập kịp thời, đầy đủ về kiến thức, kỹ năng, phương pháp để thực hiện tốt chương trình GDPT 2018. - Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ đến việc thực hiện chương trình giáo dục 2018. - Khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh và được vận dụng khá rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày đem lại hiệu quả thiết thực trong việc học tập của học sinh. - Trường có hệ thống máy tính được kết nối Internet để truy cập thông tin và phục vụ giảng dạy: 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên biết ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và công việc. - Được sự quan tâm của các cấp, các ngành đầu tư về CSVC, trang thiết bị dạy học cho các lớp tương đối đầy đủ. - Đối với môn Ngữ văn được áp dụng cho năm học 2022 – 2023 có nhiều văn bản mang hơi thở cuộc sống hiện đại đầy hấp dẫn. Trong đó, có nhiều tác phẩm văn học mới lần đầu tiên được đưa vào chương trình góp phần thu hút học sinh yêu văn chương và có năng lực sáng tạo. Không chỉ vậy, chương trình hoàn toàn mở, nguồn học liệu mở, phương pháp tiếp cận mở… phù hợp với tiêu chí hiện đại của xã hội. - Sách giáo khoa môn Ngữ văn mới với đặc điểm tổ chức theo trục kỹ năng, giúp giáo viên và học sinh hình dung được các kỹ năng cần đạt được. Các mức độ yêu cầu về năng lực, phẩm chất rõ ràng, điều này giúp người học có thể tự đánh giá được mức độ của bản thân sau khi kết thúc nội dung học. Đặc biệt, với chương trình sách giáo khoa mới, học sinh được chú trọng năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, điều này khiến học sinh sẽ yêu thích và đón nhận môn Ngữ văn. 2.1.2. Khó khăn - Gv còn lúng túng trong cách triển khai, tổ chức thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh qua các bài học, tiết học với kiến thức mới và lạ. 9
  15. - Học sinh thực hiện học tập dự án cần có các thiết bị CNTT nhưng chỉ có khoảng 1/3 hs có đủ các yêu cầu điều kiện tối thiểu để thực hiện bài tập. - Chương trình SGK mới mẻ và hấp dẫn song song với việc tiếp cận chắc chắn không hề dễ dàng với cả giáo viên và học sinh. Những thách thức trong năm học tới với học sinh và giáo viên là không ít như việc học sinh lớp 10 sẽ có rất nhiều những bỡ ngỡ trong tiếp cận nội dung, phương pháp học tập. - Ðội ngũ giáo viên dù đã được tập huấn, chuẩn bị về tâm thế, kỹ năng phục vụ cho chương trình mới, nhưng còn nhiều “độ vênh” khi bước vào trực tiếp giảng dạy. - Giáo viên sẽ gặp những khó nhất định về cách dạy, về phương pháp tiếp cận để đạt được hiệu quả học tập như kì vọng, các thầy cô giáo và các em học sinh cần có những thay đổi và cố gắng mang tính bứt phá. 2.1. 3. Nguyên nhân Nguyên nhân nào khiến môn Ngữ văn trở nên kém hấp dẫn là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Theo nhiều giáo viên dạy Ngữ văn, sở dĩ môn học này mất đi giá trị, chỗ đứng của nó như hiện nay một phần là do tác động ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khi đó, ở xã hội hiện đại, văn hóa nghe, nhìn đã chiếm ưu thế, văn hóa đọc đi xuống thì điều tất yếu xảy ra là học sinh không thích học môn Ngữ văn. Tuy nhiên, đó chỉ là nguyên nhân ở tầm vĩ mô. Ở một khía cạnh khác, có thể thấy môn Ngữ văn ngày càng mất đi sức hút là do định kiến của xã hội đối với các môn khoa học xã hội, trong đó có môn Ngữ văn. Nhiều phụ huynh cũng như học sinh đang có tâm lý nhìn nhận môn Ngữ văn chỉ là môn học thuộc bài, không cần phải tư duy quá nhiều, từ đó làm mất đi giá trị vốn có của môn học này. Có thể thấy, chương trình Ngữ văn trước đây chưa được đổi mới, khá nặng và còn hàn lâm về kiến thức. Nhìn trên tổng thể chương trình Ngữ văn bậc THPT trước đây có rất ít những tác phẩm văn học gần gũi với đời sống được đưa vào giảng dạy. Một số tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa như các bài về văn học trung đại khó, khô khan, không hấp dẫn đối với học sinh. Một nguyên nhân nữa xuất phát từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nhiều phụ huynh lo lắng nếu con theo đuổi môn Ngữ văn sẽ khiến cơ hội chọn ngành, nghề trong tương lai của con bị hạn chế. Trên thực tế, sau khi tốt nghiệp THPT, không nhiều học sinh chọn môn Ngữ văn để xét tuyển vào các ngành học, đặc biệt là đối với các ngành khoa học xã hội. Với chương trình mới, kiến thức mới, cách truyền thụ và lĩnh hội mới nên chắc chắn sẽ có nhiều điều khó khăn cho thầy và trò khi thực hiện việc dạy và học. 10
  16. Có thể thấy, Ngữ văn là môn học công cụ quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Thiết nghĩ, trong giai đoạn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như hiện nay, cần có giải pháp tổng thể để cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ Văn, để môn học này trở nên hấp dẫn, cuốn hút học sinh. 2.2. Thực tiễn dạy học bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời ở trường THPT hiện nay So với chương trình cũ, chương trình Ngữ văn mới phát triển hơn nữa tư tưởng dạy học tích hợp, thể hiện ở sự thống nhất của trục tích hợp, ở yêu cầu tích hợp triệt để và nhất quán đến mức cao nhất có thể giữa ngôn ngữ và văn học, giữa các kiểu loại văn bản và giữa các hoạt động giao tiếp. Ngoài ra, chương trình Ngữ văn còn chú ý thực hiện quan điểm tích hợp các nội dung liên môn và xuyên môn một cách hợp lí. Yêu cầu phân hoá theo năng lực, sở trường của cá nhân người học được coi trọng; ở THPT, phân hóa còn được thực hiện bằng việc cho HS tự chọn một số chuyên đề học tập. Năng lực ngôn ngữ được coi trọng và chú ý đến việc vận dụng trong giao tiếp, phục vụ trực tiếp cho đọc, viết, nói và nghe hơn là lý thuyết hàn lâm. Năng lực văn học thể hiện ở yêu cầu tiếp nhận các nội dung nhân văn, chú trọng việc hình thành và phát triển cách đọc hiểu văn bản văn học theo thể loại. Phương pháp dạy học cũng như đánh giá đều thay đổi theo mục tiêu giúp cho HS hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực. Kỹ năng đọc được hiểu theo nghĩa rộng, đầy đủ hơn với nhiều yêu cầu và mức độ khác nhau. Văn bản được chọn làm ngữ liệu đọc bao gồm văn bản văn học (chủ yếu là truyện, thơ, kịch, kí), văn bản nghị luận (nghị luận xã hội, nghị luận văn học), văn bản thông tin (văn bản thuyết minh, văn bản nhật dụng). Trong đó kĩ năng đọc văn bản văn học, được đặc biệt chú trọng. Tuy vậy cần chú trọng cân đối giữa việc dạy đọc văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; chú ý kết nối vấn đề đặt ra trong văn bản với các vấn đề của đời sống; chú ý kết nối dạy học đọc với dạy học viết, dạy nói và nghe. Kỹ năng viết bao gồm yêu cầu viết chữ, viết câu, viết đoạn và tạo ra được các kiểu loại văn bản, trước hết là các kiểu loại văn bản thông dụng, sau đó là một số kiểu loại văn bản phức tạp hơn. Việc luyện viết theo quy trình cũng là một yêu cầu quan trọng của kỹ năng viết. Các kỹ năng nói và nghe thể hiện ở khả năng trình bày, nói và nghe tự tin, có hiệu quả; từ nói đúng đến nói hay. Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy đọc, viết, nói và nghe. Tất cả các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung nêu trong Chương trình tổng thể đều được quan tâm trong dạy học và đánh giá thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. 11
  17. Chương trình Ngữ văn được xây dựng theo hướng “mở”. Theo đó, chương trình Ngữ văn mới không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể cần dạy mà chỉ quy định những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp; quy định một số kiến thức cơ bản, cốt lõi về văn học, tiếng Việt và một số văn bản có vị trí, ý nghĩa quan trọng của văn học dân tộc là nội dung thống nhất bắt buộc hoặc bắt buộc tự chọn đối với tất cả các bộ sách giáo khoa và HS toàn quốc. Giáo viên được lựa chọn sách giáo khoa, sử dụng một hay kết hợp nhiều sách, nhiều nguồn tư liệu khác nhau để dạy học trên cơ sở bám sát mục tiêu và đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình. Việc đánh giá kết quả học tập định kì (cuối kì, cuối năm, cuối cấp) không dựa vào các ngữ liệu đã học trong một cuốn sách giáo khoa Ngữ văn cụ thể mà lấy yêu cầu cần đạt nêu trong văn bản chương trình môn học làm căn cứ để biên soạn đề kiểm tra, đánh giá. Trên thực tế, môn Ngữ văn hiện nay không chỉ dạy phân tích, giảng bình một vài văn bản văn học trong chương trình mà thầy cô phải thay đổi cách dạy, dạy học sinh tập làm văn, hướng học sinh kết nối kiến thức và kỹ năng với cuộc sống qua 4 hoạt động chính. Đọc hiểu, Thực hành tiếng Việt, Viết, Nghe và Nói. Mục tiêu là giúp học sinh hiểu và vận dụng hiệu quả kỹ năng đọc hiểu văn bản bất kỳ cùng thể loại. Tuy nhiên, khi điểm đầu vào của học sinh ở mức chưa đến 5 điểm/môn, một tiết học 45 phút trên lớp có khi chưa đọc xong văn bản trong sách giáo khoa. Rất ít học sinh soạn trước bài ở nhà nên lên lớp, dạy vào bài luôn là các em không nắm được. Dành thời gian để đọc văn bản, hướng dẫn xong về đặc điểm thể loại là gần như hết giờ. Trước là học chay, bây giờ là học ứng dụng. Điều này vừa là thuận lợi khi tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên nhưng cũng đòi hỏi giáo viên trang bị thêm những kiến thức thực tế ngoài kiến thức sách vở để sẵn sàng giải đáp cho học sinh. Học sinh cũng phải tự trải nghiệm, tự học nhiều hơn mới có thể theo kịp chương trình. II. Giải pháp dạy bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh trong chương trình Ngữ văn 10 THPT (Sách Kết nối tri thức với cuộc sống) 1. Dạy học theo đặc trưng thể loại Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn 10 THPT (Kết nối tri thức với cuộc sống) đã được sắp xếp các bài theo thể loại nên khi tiến hành giảng dạy giáo viên cần thiết kế giờ dạy đúng với đặc trưng thể loại của văn bản. Dạy bài Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh chính là đưa ra kế hoạch bài dạy theo đặc trưng thể loại sử thi. Và giải pháp dạy học này sẽ giúp học sinh nắm được cốt lõi của văn bản, liên hệ và tích luỹ, rèn luyện, phát triển năng lực, phẩm chất qua những vấn đề đặt ra trong bài học. Các bước tiến hành như sau: 12
  18. 1.1. Cho học sinh nắm vững cốt truyện, sự kiện thông qua hoạt động kể và tóm tắt Khi cho học sinh đọc - hiểu giáo viên yêu cầu các em tìm hiểu phần tóm tắt văn bản trong mục tiểu dẫn, sau đó hệ thống lại các sự kiện cơ bản. Ngoài ra trong phần giảng bình, giáo viên cần tập trung vào các chi tiết liên quan đếm nội dung đoạn trích giúp học sinh có khả năng lí giải đầy đủ một số vấn đề trong đoạn trích. Tóm tắt sử thi Đăm Săn, giáo viên chú ý hơn tới nội dung Đăm săn khát khao mãnh liệt chinh phục được Nữ thần Mặt Trời. Điều này giúp học sinh nhận thức cuộc hành trình của chàng Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời là một cuộc hành trình đầy gian khổ, thể hiện khát vọng mãnh liệt chinh phục tự nhiên, phản đối tục Nối Dây (Chuê Nuê). Những chi tiết này là những gợi ý ban đầu giúp cho học sinh cắt nghĩa, lí giải trọn vẹn. Vì vậy việc tóm tắt văn bản sử thi là hoặt động cần thiết trong giờ dạy giúp học sinh nắm vững cốt truyện. Đối với học sinh, văn bản sử thi luôn gắn với môi trường diễn xướng, nó dùng để kể chứ không phải để đọc. Vì vậy trong quá trình đọc văn bản, tuỳ vào nội dung từng tác phẩm, đoạn trích giáo viên cần tìm ra phương pháp đọc phù hợp để tạo nên sự hấp dẫn, tâm thế tiếp nhận tích cực cho học sinh. Giáo viên có thể phân vai cho học sinh đọc lời các nhân vật, đọc lời của người kể chuyện. - Mục tiêu: + HS biết đọc văn bản sử thi theo phân vai đọc với giọng của người trần thuật và giọng của các nhân vật trong văn bản. + Nhận biết được bố cục và các sự kiện chính có trong văn bản, bước đầu nhận thức về phẩm chất của người anh hùng Đăm Săn. - Nội dung: + GV đưa ra những yêu cầu và nhiệm vụ học tập của học sinh khi tìm hiểu bài học. + GV chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm cử 01 nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận vấn đề. HS suy nghĩ, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Sản phẩm: video, powerpoint tóm tắt đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời” - Tổ chức thực hiện B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 13
  19. - GV nêu câu hỏi, vấn đề thảo luận, yêu cầu các nhóm tiến hành trao đổi, thảo luận và hoàn thành ở nhà. Yêu cầu HS các nhóm nộp sản phẩm trước tiết học và chọn 1 đến 2 sản phẩm “có vấn đề” để trình bày và thảo luận, đánh giá. B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện trao đổi, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ học tập. B3. Báo cáo kết quả và thảo luận: + GV xem sản phẩm của HS. Yêu cầu HS báo cáo kết quả. - Dự kiến sản phẩm HS: Đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời” xoay quanh cuộc phưu lưu của người anh hùng Đăm Săn. Đăm Săn một mình đi suốt nhiều ngày liền, vượt qua nhiều thử thách để chinh phục Nữ Thần Mặt Trời. Đăm Săn bày tỏ lòng mình với Nữ Thần Mặt Trời nhưng bị từ chối. Nữ Thần Mặt Trời cảnh cáo chàng sẽ chết khi mặt trời lên. Đăm Săn cùng ngựa trở về nhưng bị lún ở đầm lầy Rừng Đen. B4. Kết luận, nhận định: GV đánh giá, góp ý riêng cho từng nhóm để hoàn thiện nội dung của nhóm. Ví dụ minh hoạ: phụ lục 01 1.2. Tìm hiểu bối cảnh tác phẩm (đoạn trích) Để hs nắm được nội dung, nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích (thể loại sử thi) giáo viên sẽ hướng dẫn hs tìm hiểu bối cảnh theo các ý sau: - Bối cảnh của truyện là hoàn cảnh xung quanh nhân vật trong truyện. Địa điểm, thời gian và thời tiết đều là các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong truyện, và một bối cảnh được miêu tả thành công có thể giúp câu chuyện thêm thú vị, dẫn dắt người đọc bước vào thế giới hư cấu mà bạn tạo ra. - Bối cảnh sáng tác của một tác phẩm văn học, hoàn cảnh sáng tác không chỉ xác định thời gian sáng tác mà qua đó ta có thể xác định được giá trị nội dung, đối tượng mà tác phẩm phản ánh cũng như những tư tưởng, quan niệm mà nhà văn, nhà thơ muốn gửi gắm qua tác phẩm ấy. - Bối cảnh của đoạn trích “Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời” được thể hiện qua không gian và thời gian. - Không gian: theo chuyến phưu lưu của Đăm Săn, không gian sử thi mở ra từ cuộc sống con người trần thế đến cuộc sống các vị thần nhà trời. - Thời gian: thời gian thuộc về quá khứ một đi không trở lại của cộng đồng, gắn với xã hội cổ đại Ê-đê. 14
  20. 1.3. Người kể chuyện Tìm hiểu về người kể chuyện trong sử thi Đăm Săn, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu và trả lời qua câu hỏi như: *Người kể chuyện trong đoạn trích này là ai? *Hãy tìm hiểu một số thông tin về hình thức kể chuyện sử thi của người Ê-đê? *Em có nhận xét gì về thái độ của người kể chuyện qua đoạn trích “Đăm Săn đi bắt nữ thần mặt trời”? - Người kể chuyện trong đoạn trích này là ngôi kể thứ ba, không nói rõ là ai và không xuất hiện trong đoạn trích. - Hình thức kể chuyện sử thi của người Ê-đê: + Sử thi tồn tại dưới dạng truyền miệng và văn bản, nhưng phần lớn đều có nguồn gốc dân gian, có tác phẩm chỉ kể trong 1-2 đêm, nhưng cũng có tác phẩm phải kể kéo dài tới 4-5 ngày, đêm tùy theo trí tưởng tượng, trạng thái thăng hoa của người kể. Sử thi được truyền tải đến người nghe thông qua hình thức hát, kể, diễn xướng của nghệ nhân. Nghệ nhân kể, hát sử thi được coi là “báu vật sống” của dân tộc, họ là nghệ sỹ tổng hợp, là người sáng tạo tác phẩm, đạo diễn các tình huống, họ cũng là diễn viên tài năng, có thể diễn giọng nữ, giọng nam, giọng con quỷ, giọng thần tiên… đồng thời là người bình luận tính cách hay diễn biến câu chuyện… + Được kể theo lối hát nói, đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc biệt của người Ê-đê, trong đó người hát kể có một vị trí quan trọng trong việc gìn giữ, sáng tạo và diễn xướng, nhất là trong điều kiện chưa có chữ viết, các tác phẩm chỉ lưu truyền bằng phương thức truyền miệng. + Người Ê đê gọi người hát kể sử thi là pô khan. Pô nghĩa là thầy, là chủ, là người thạo việc; khan là chuyện xưa. Người hát kể sử thi phải có bề dày tri thức dân gian để có thể diễn giải một cách tinh tế những nội dung và sắc thái của sử thi đó. Họ là những người có giọng hát vang, khoẻ, biết nhiều làn điệu của thể loại hát nói để vận dụng cho phù hợp với các hoàn cảnh, các nhân vật trong tác phẩm, biết cách “diễn” bằng động tác, bằng nét mặt như diễn viên trên sân khấu. - Thái độ của người kể chuyện: + Niềm cảm phục, tự hào về người anh hùng khi kể về hành trình của Đăm Săn: chàng đã đến được nơi mình muốn nhờ khát vọng, ý chí bản lĩnh và sức mạnh phi thường. + Niềm thương tiếc Đăm Săn nhưng không nhuốm màu bi luỵ Sử thi Đăm Săn hùng tráng vang lên giữa ánh lửa nhà rông bập bùng, trong tâm thế cung kính của người nghe và kể sử thi. Điểm nhìn trần thuật lúc này bị chi phối bởi 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0